Ngày 26/12/2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã kí Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT). Trong
CTGDPT môn Tự nhiên và Xã hội (TN&XH) là môn học bắt buộc ở bậc Tiểu học.
Năm học 2020 - 2021 CTGDPT mới bắt đầu thực hiện từ lớp 1. Trong bối cảnh đó
việc chỉ ra những điểm mới trong môn TN&XH lớp 1 và nghiên cứu các biện pháp để
nâng cao hiệu quả bồi dưỡng giáo viên dạy học môn TN&XH lớp 1 đáp ứng yêu cầu
chương trình phổ thông mới là hết sức cần thiết.
8 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 839 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Những điểm mới của chương trình môn Tự nhiên & Xã hội Lớp 1 và việc bồi dưỡng giáo viên dạy học môn Tự nhiên & Xã hội Lớp 1 đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu hội thảo khoa học 91
NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA CHƯƠNG TRÌNH MÔN TN&XH LỚP 1 VÀ
VIỆC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY HỌC MÔN TN&XH LỚP 1 ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG
ThS. Thái Thị Đào - ThS. Lê Thị Ánh Nga
Khoa Tiểu học, Trường CĐSP Nghệ An
1. Đặt vấn đề
Ngày 26/12/2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã kí Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT). Trong
CTGDPT môn Tự nhiên và Xã hội (TN&XH) là môn học bắt buộc ở bậc Tiểu học.
Năm học 2020 - 2021 CTGDPT mới bắt đầu thực hiện từ lớp 1. Trong bối cảnh đó
việc chỉ ra những điểm mới trong môn TN&XH lớp 1 và nghiên cứu các biện pháp để
nâng cao hiệu quả bồi dưỡng giáo viên dạy học môn TN&XH lớp 1 đáp ứng yêu cầu
chương trình phổ thông mới là hết sức cần thiết.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1 Những điểm mới về chương trình (CT) môn TN&XH lớp 1 mới so với
chương trình hiện hành
a. Bảng so sánh CT môn TN&XH mới với CT hiện hành:
Điểm SS Chương trình mới Chương trình hiện hành
Thời
lượng
- Mỗi tuần 2 tiết
- Tổng thời lượng cả năm: 70 tiết
- Thời lượng trong từng chủ đề:
+ Gia đình: 13 %
+ Trường học: 14 %
+ Cộng đồng địa phương: 16 %
+ Thực vật và động vật: 16 %
+ Con người và sức khỏe: 20%
+ Trái đất và bầu trời: 11 %
+ Đánh giá định kỳ: 10 %
- Mỗi tuần 1 tiết
- Tổng thời lượng cả năm: 35 tiết
- Thời lượng trong từng chủ đề:
+ Chủ đề con người và sức khỏe: 10 bài, mỗi bài 1 tiết
+ Chủ đề xã hội: 11 bài, mỗi bài 1 tiết
+ Chủ đề tự nhiên: 14 bài, mỗi bài 1 tiết
Mục tiêu - Mục tiêu chung: Góp phần hình thành,
phát triển ở học sinh tình yêu con người,
thiên nhiên; đức tính chăm chỉ; ý thức bảo
vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng
đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài
sản; tinh thần trách nhiệm với môi trường
sống; các năng lực chung và năng lực khoa
học.
- Mục tiêu chung: Giúp HS có một số kiến
thức cơ bản về con người và sức khỏe và
một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự
nhiên và xã hội;
Kỷ yếu hội thảo khoa học92
Nội
dung
1. Chủ đề “Con người và sức khỏe”
- Các bộ phận bên ngoài của cơ thể người
- Các giác quan
- Giữ cho cơ thể khoẻ mạnh và an toàn
1. Chủ đề “Con người và sức khỏe”
1.1 Cơ thể người
- Các bộ phận bên ngoài của cơ thể người
- Các giác quan
1.2 vệ sinh, phòng bệnh
- Vệ sinh cơ thể, phòng bệnh ngoài da
- Vệ sinh các giác quan, phòng bệnh cho
các giác quan
- Vệ sinh răng miệng, phòng bệnh răng
1.3 Dinh dưỡng
- Ăn uống đầy đủ
2. Chủ đề Gia đình
- Thành viên và mối quan hệ giữa các thành
viên trong gia đình
- Nhà ở, đồ dùng trong nhà; sử dụng an toàn
một số đồ dùng trong nhà
- Sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn
nắp
2. Chủ đề Xã hội
2.1 Cuộc sống gia đình
- Các thành viên trong gia đình
- Nhà ở và các đồ dùng trong gia đình
- Vệ sinh nhà ở
- An toàn khi ở nhà
3. Chủ đề Trường học
- Cơ sở vật chất của lớp học và trường học
- Các thành viên và nhiệm vụ của một số
thành viên trong lớp học, trường học
- Hoạt động chính của học sinh ở lớp học và
trường học
- An toàn khi vui chơi ở trường và giữ lớp
học sạch đẹp
- An toàn trên đường
2.2 Trường học
- Các thành viên trong lớp học
- Các đồ dùng trong lớp học
- Vệ sinh lớp học
- An toàn trên đường đi học
4. Chủ đề Cộng đồng địa phương
- Quang cảnh làng xóm, đường phố
- Một số hoạt động của người dân trong
cộng đồng
- An toàn trên đường
2.3 Địa phương
- Thôn, xóm, xã hoặc đường phố, phường
nơi đang sống
- An toàn giao thông
5. Chủ đề Thực vật và động vật
- Thực vật và động vật xung quanh
- Chăm sóc, bảo vệ cây trồng vật nuôi
3. Chủ đề Tự nhiên
3.1 Thực vật và động vật
- Một số cây, con vật thường gặp
6. Chủ đề Bầu trời và trái đất
- Bầu trời ban ngày, ban đêm
- Thời tiết
3.2 Hiện tượng thời tiết
- Nắng, mưa, gió
- Trời nóng, trời rét
Kỷ yếu hội thảo khoa học 93
b. Nhận xét về những điểm mới trong chương trình môn TN&XH
1) Về thời lượng: Chương trình môn TN&XH lớp 1 mới tăng 01 tiết/tuần (cả năm
tăng 35 tiết), thời lượng giữa các chủ đề quy định theo tỷ số % số tiết, chương trình
không quy định rõ % số tiết của các mạch nội dung trong chủ đề. Đây là nội dung mở
của chương trình. Việc phân bố tiết trong từng mạch nội dung của chủ đề do sự chủ
động bố trí sắp xếp của bộ môn, của mỗi nhà trường khác nhau. Với chương trình hiện
hành thì quy định bắt buộc mỗi chủ đề có bao nhiêu bài, mỗi bài tương ứng với 1 tiết.
2) Về mục tiêu: Mục tiêu của CT môn TN&XH mới nêu lên những phẩm chất chủ
yếu, các năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học mà môn học góp phần hình
thành và phát triển (quán triệt định hướng CT phát triển theo năng lực). Mục tiêu của
CT môn TN&XH hiện hành bao gồm các thành phần: kiến thức, kĩ năng và thái độ
mà môn học góp phần hình thành cho HS (thể hiện CT được phát triển theo nội dung).
3) Về nội dung: Nội dung chương trình môn TN&XH lớp 1 mới được cấu trúc
thành 6 chủ đề là: Gia đình, Trường học, Cộng đồng địa phương, Thực vật và động
vật, Con người và sức khỏe, Trái Đất và bầu trời. Còn chương trình môn TN&XH lớp
1 hiện hành được cấu trúc thành 3 chủ đề: Gia đình, Trường học, Quê hương.
Tuỳ theo từng chủ đề, nội dung giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống; giáo dục các
vấn đề liên quan đến việc giữ gìn sức khoẻ, bảo vệ cuộc sống an toàn của bản thân,
gia đình và cộng đồng, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai, giáo dục tài chính...
được thể hiện ở mức độ đơn giản và phù hợp. Ví dụ: Chủ đề: Thực vật và động vật ở
lớp 1, không chỉ thể hiện rõ mối liên quan giữa con người và tự nhiên qua việc chăm
sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi ở mà còn tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, bảo
vệ sự đa dạng sinh học.
Phương
pháp DH
- Sử dụng phối hợp linh hoạt các phương
pháp dạy học (PPDH) tích cực và tăng cường
sử dụng các kỹ thuật DH tích cực. Chú trọng
tổ chức hoạt động học cho HS một cách tích
cực, chủ động, sáng tạo để phát triển phẩm
chất, năng lực cho HS
- Chú trọng khai thác những kiến thức, kinh
nghiệm của HS về cuộc sống xung quanh
- Chú trọng tổ chức, hướng dẫn HS học
thông qua quan sát, nêu thắc mắc, đặt câu
hỏi, tìm tòi phát hiện ra những kiến thức mới
- Tăng cường tổ chức cho học sinh học thông
qua trải nghiệm
- Tổ chức cho HS học thông qua tương tác
- Sử dụng phối hợp các PPDH tích cực để
tổ chức hoạt động dạy cho GV để HS nắm
được kiến thức, rèn kỹ năng và hình thành
thái độ cho HS
- Chú trọng tổ chức, hướng dẫn HS học
thông qua quan sát, nêu thắc mắc, đặt câu
hỏi, tìm tòi phát hiện ra những kiến thức
mới
- Tăng cường tổ chức HĐ thực hành
KT ĐG Kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực Kiểm tra đánh giá kiến thức
Kỷ yếu hội thảo khoa học94
So với chương trình hiện hành, chương trình TN&XH lớp 1 tinh giản một số nội
dung khó, đồng thời cập nhật hoặc đưa vào một số nội dung mới thiết thực với học
sinh.
+ Những nội dung đã tinh giảm: không dạy các nội dung về đơn vị hành chính
(làng, xã/phường; huyện/quận; tỉnh/thành phố); điều chỉnh một số yêu cầu cần đạt về
an toàn để tránh trùng lặp với môn Đạo đức.
+ Những nội dung mới được đưa vào nhằm tạo cơ hội cho học sinh tìm tòi khám
phá môi trường TN&XH xung quanh đồng thời làm tăng tính cập nhật, thực tiễn và
ứng dụng của những kiến thức cơ bản cốt lõi trong chương trình môn học. Dưới đây
là những mạch nội dung mới trong từng chủ đề của chương trình môn TN&XH lớp 1
năm 2018:
+ Chủ đề “Gia đình” có mạch nội dung mới là: Sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng
ngăn nắp.
+ Chủ đề “Trường học” có mạch nội dung mới là: An toàn khi vui chơi ở trường.
+ Chủ đề “Cộng đồng địa phương” có mạch nội dung mới là: Một số hoạt động
của người dân trong cộng đồng (giới thiệu được tên, thời gian diễn ra một lễ hội truyền
thống có sự tham gia của học sinh, gia đình và người dân của cộng đồng; kể được một
số công việc của các thành viên trong gia đình và người dân cho lễ hội đó; bày tỏ được
cảm xúc khi tham gia lễ hội đó).
+ Chủ đề “Cộng đồng địa phương” có mạch nội dung mới là: Chăm sóc và bảo vệ
cây trồng, vật nuôi.
+ Chủ đề “Con người và sức khỏe” có mạch nội dung mới là: Giữ cho cơ thể khỏe
mạnh và an toàn (Tích hợp giáo dục giới tính và phòng tránh bị xâm hại)
+ Chủ đề “Bầu trời và trái đất” có mạch nội dung mới là: Bầu trời ban ngày và
ban đêm.
4) Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Với CT mới về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chú trọng đến việc tổ
chức hoạt động học cho học sinh, xem học sinh làm được gì qua hoạt động học. Còn
với chương trình hiện hành chú trọng đến việc dạy của giáo viên, xem học sinh biết
được điều gì qua hoạt động học.
Chính vì vậy dạy học môn Tự nhiện và Xã hội lớp 1 cần phải đổi mới theo hướng:
- Lựa chọn, phối hợp, vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh
hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều
kiện cụ thể.
- Chú trọng khai thác những kiến thức, kinh nghiệm của học sinh về cuộc sống
xung quanh; phát huy trí tò mò khoa học, hướng đến sự phát triển các mối quan hệ tích
cực của học sinh với môi trường TN&XH xung quanh; hướng dẫn học sinh cách đặt
câu hỏi, cách thu thập thông tin và tìm kiếm các bằng chứng, cách sử dụng các thông
tin, bằng chứng thu thập được để đưa ra những nhận xét, kết luận mang tính khách
quan, khoa học.
- Tổ chức cho học sinh học thông qua quan sát. Đối tượng quan sát là các sự vật,
Kỷ yếu hội thảo khoa học 95
hiện tượng TN&XH từ tranh ảnh, vật thật, video, môi trường xung quanh. Hoạt động
quan sát nhằm phát triển ở học sinh các kĩ năng nhận xét, so sánh, phân loại, phân
tích, suy luận, khái quát hoá những gì đã quan sát được ở mức độ đơn giản.
- Tổ chức cho học sinh học thông qua trải nghiệm. Học sinh thực hiện các hoạt
động điều tra, khám phá, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống xung quanh, qua
đó, học cách giải quyết một số vấn đề đơn giản thường gặp; ứng xử phù hợp với sức
khoẻ, sự an toàn của bản thân và những người xung quanh; bảo vệ môi trường sống.
- Tổ chức cho học sinh học thông qua tương tác. Học sinh thực hiện các hoạt động
trò chơi, đóng vai, thảo luận, thực hành, xử lí tình huống thực tiễn để hình thành, phát
triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp và sự tự tin.
- Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định đối với
môn Tự nhiên và Xã hội. Ngoài ra, giáo viên có thể sáng tạo ra các đồ dùng dạy học
khác, phù hợp với nội dung học và đối tượng học sinh của lớp mình. Tăng cường sử
dụng công nghệ thông tin và các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại một cách phù
hợp và hiệu quả.
- Cần tạo hứng thú học TN&XH cho học sinh bằng việc tổ chức các trò chơi học
tập, xây dựng các tình huống kích thích, cuốn hút học sinh vào các hoạt động học tập.
2.2. Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng giáo viên dạy học môn TN&XH lớp 1 đáp
ứng yêu cầu chương trình phổ thông mới
2.2.1 Xác định đúng mục tiêu của việc bồi dưỡng
Mục tiêu chung: Bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học môn TN&XH lớp 1.
Trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện dạy học môn
TN&XH lớp 1 cho học viên trong bối cảnh mới; nâng cao phẩm chất, năng lực chung,
năng lực đặc thù cho họ.
Mục tiêu cụ thể: Học viên có thể:
- Trình bày, phân tích được đặc điểm và quan điểm xây dựng chương trình môn
TN&XH lớp 1 mới.
- Nêu được mục tiêu của chương trình môn TN&XH lớp 1 mới và phân tích được
yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực.
- Trình bày được nội dung giáo dục môn TN&XH lớp 1 mới.
- Thiết kế được kế hoạch dạy học và tổ chức dạy học hình thành và phát triển năng
lực theo yêu cầu cần đạt trong môn TN&XH lớp 1 mới.
- Phân tích được các hình thức, phương pháp và kĩ thuật kiểm tra đánh giá và xây
dựng được đề kiểm tra đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh trong chương trình
môn TN&XH lớp 1 mới.
2.2.2 Xây dựng nội dung bồi dưỡng
Nội dung bồi dưỡng tập trung vào việc hướng dẫn triển khai chương trình
môn TN&XH lớp 1. Cụ thể như sau:
- Nội dung 1: Tìm hiểu đặc điểm và quan điểm xây dựng chương trình môn
TN&XH lớp 1
Nội dung này cần đi sâu các vấn đề:
Kỷ yếu hội thảo khoa học96
+ Đặc điểm môn TN&XH lớp 1.
+ Phân tích quan điểm xây dựng chương trình môn TN&XH lớp 1.
- Nội dung 2: Tìm hiểu mục tiêu của chương trình môn TN&XH lớp 1 và yêu cầu
cần đạt về phẩm chất, năng lực
Nội dung này cần đi sâu các vấn đề:
+ Mục tiêu chương trình môn TN&XH trong văn bản Chương trình môn TN&XH
2018.
+ Cấu trúc mục tiêu chương trình môn TN&XH theo định hướng về yêu cầu phát
triển phẩm chất và năng lực trong CT GDPT tổng thể ở cấp tiểu học.
+ Yêu cầu cần đạt về những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực khoa
học được thể hiện trong môn TN&XH lớp 1.
- Nội dung 3: Tìm hiểu nội dung giáo dục môn TN&XH lớp1
Nội dung này cần đi sâu vào các vấn đề:
+ Nội dung khái quát của chương trình môn TN&XH lớp 1 năm 2018.
+ So sánh cấu trúc nội dung chương trình môn TN&XH 2018 với cấu trúc nội
dung chương trình 2000 và rút ra nhận xét.
+ Những nội dung kế thừa, tinh giảm hoặc nội dung mới trong môn TN&XH lớp
1.
- Nội dung 4: Thực hiện dạy học hình thành và phát triển năng lực khoa học môn
TN&XH lớp 1
Nội dung này cần đi sâu vào các vấn đề:
+ Định hướng chung về phương pháp giảng dạy trong dạy học phát triển năng lực
trong môn TN&XH.
+ Định hướng chung về phương pháp hình thành và phát triển các phẩm chất chủ
yếu.
+ Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung, năng lực
khoa học.
+ Cách thiết kế một kế hoạch dạy học/ một chủ đề theo hướng phát triển năng lực
trong môn TN&XH lớp 1.
+ Thực hành thiết kế một kế hoạch dạy học/ một chủ đề theo hướng phát triển
năng lực trong môn TN&XH lớp 1.
Nội dung 5: Đánh giá môn TN&XH lớp 1 theo định hướng phát triển năng lực
+ Hình thức, phương pháp và kĩ thuật kiểm tra đánh giá, các bước kiểm tra đánh
giá theo định hướng phát triển năng lực HS.
+ Điểm khác biệt trong đánh giá môn TN&XH lớp 1 mới với môn TN&XH lớp 1
hiện hành.
+ Thiết kế câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực HS
2.2.3 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng TN&XH lớp 1
Thực hiện theo kế hoạch bồi dưỡng giáo viên của Bộ GD &ĐT. Bồi dưỡng theo
3 đợt:
+ Đợt 1: Bồi dưỡng giảng viên sư phạm chủ chốt và giáo viên tiểu học cốt cán về
Kỷ yếu hội thảo khoa học 97
bộ môn Tự nhiên và Xã hội
+ Đợt 2: Bồi dưỡng giáo viên tiểu học phụ trách giảng dạy môn TN&XH lớp 1
+ Đợt 3: Bồi dưỡng cán bộ quản lý việc giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội
2.2.4. Đổi mới mô hình tập huấn, bồi dưỡng giáo viên mônTN&XH lớp 1
Cần thay đổi mô hình tập huấn đó là theo mô hình kết hợp trực tiếp và qua mạng.
Các GV tham gia bồi dưỡng sẽ được tham gia học trực tuyến trước, sau đó mới tham
gia bồi dưỡng trực tiếp. Cách làm này phần nào sẽ khắc phục được nhược điểm “suy
giảm chất lượng” sau mỗi đợt giáo viên F1 tập huấn cho F2 rồi F2 tập huấn lại cho F3
của mô hình bồi dưỡng trực tiếp vẫn áp dụng trước nay.
Cách thức tổ chức tập huấn cũng cần phải thay đổi: Cần tập huấn theo định hướng
phát triển năng lực người tham gia tập huấn. Thay vì việc báo cáo viên thuyết trình,
học viên tham gia tập huấn ngồi nghe thì báo cáo viên sẽ đưa ra vấn đề, tổ chức cho
học viên làm việc với tài liệu, thảo luận và đưa ra cách giải quyết vấn đề. Báo cáo viên
là người kết luận, chính xác hóa lại các vấn đề mà học viên đã tìm hiểu.
Cần tăng thời lượng thực hành, trải nghiệm, giảm thời lượng trình bày lý thuyết;
tạo cơ hội để học viên tham gia tập huấn được vận dụng lý thuyết đã được bồi dưỡng
vào thực tiễn giảng dạy của học viên.
2.2.5. Đổi mới đánh giá kết quả bồi dưỡng môn TN&XH lớp 1
Để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cần đánh giá năng lực học tập của học viên. Việc
đánh giá cần phối hợp đánh giá thường xuyên và đánh giá cuối khóa học. Cụ thể như
sau:
* Đánh giá thường xuyên
+ Học viên được đánh giá thông qua sự tích cực thực hiện các hoạt động, mức độ
tham gia và khả năng hợp tác với đồng nghiệp trong các hoạt động tập huấn, chất
lượng hoàn thành các nhiệm vụ trong các hoạt động.
+ Kết quả học tập của mỗi học viên được đánh giá tổng hợp mức độ hoàn thành
các nhiệm vụ và sản phẩm cuối khóa học viên cần đạt được.
* Đánh giá cuối khóa học
- Hoạt động cá nhân
+ Học viên tự suy ngẫm về những thu hoạch của bản thân qua đợt bồi dưỡng;
+ Suy nghĩ về ý tưởng, kế hoạch, kết nối những nội dung của chủ đề để vận dụng
vào thực tiễn, góp phần triển khai tốt việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên.
- Viết báo cáo thu hoạch
Học viên viết báo cáo thu hoạch theo gợi ý:
+ Những điều đã thu hoạch được trong khóa bồi dưỡng này? Dự kiến những khó
khăn và hướng khắc phục khi triển khai bồi dưỡng giáo viên môn TN&XH lớp 1 tại
địa phương?
+ Những nội dung nào trong đợt bồi dưỡng này có giá trị thực tiễn có thể vận dụng
vào quá trình thực hiện môn TN&XH lớp 1?
- Đánh giá thông qua các sản phẩm
+ Bài soạn “Kế hoạch dạy học” cho một chủ đề/bài học trong CT môn TN&XH
Kỷ yếu hội thảo khoa học98
lớp 1.
+ Đề kiểm tra và bản công cụ để đánh giá năng lực chủ yếu đã lựa chọn thông qua
chủ đề/bài học.
3. Kết luận
Chương trình môn TN&XH lớp 1 có nhiều điểm mới so với chương trình hiện
hành. Do đó việc bồi dưỡng giáo viên để đáp ứng yêu cầu của chương trình mới là một
yêu cầu cấp thiết. Các biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên dạy học
môn TN&XH lớp 1 vì vậy cũng được tiến hành theo một kế hoạch, được tính toán một
cách hợp lý và khoa học, từ những vấn đề cấp bách đến những vấn đề lâu dài.
Tài liệu tham khảo
1. Chương trình phổ thông tổng thể (2018), Bộ Giáo dục và Đào tạo
2. Chương trình môn TN&XH (2018), Bộ GD&ĐT
3. Kế hoạch 212 tổ chức bồi dưỡng triển khai thực hiện CTGDPTmới, ngày
20/3/2019, Bộ GD&ĐT
4. Tài liệu tập huấn hướng dẫn thực hiện chương trình môn TN&XH (2019), Bộ
GD&ĐT
5. Tài liệu tìm hiểu chương trình môn TN&XH (2019), Bộ GD&ĐT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_diem_moi_cua_chuong_trinh_mon_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_va.pdf