Một quán cà phê được nhiều người yêu thích sau khi thay
đổi cách bán hàng và phương thức kinh doanh, lập tức trở
nên vắng khách. Nếu là một chủ doanh nghiệp, bạn phải làm
gì để tránh rơi vào tình trạng tương tự như vậy?
Cà phê là sự lựa chọn để tiếp thêm năng lượng của nhiều người.
Bạn có thể đun nước sôi một cách dễ dàng, nhưng lại hoàn toàn
không biết cách nướng một chiếc bánh mì thế nào cho ngon.
Đó cũng là lý do tại sao nhiều người thích vào quán để nhấm
nháp và thưởng thức hương vị của tách cà phê do những chuyên
gia giỏi pha, hơn là tự tay pha lấy cho mình.
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Những điểm cần chú ý khi thay đổi phương thức kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những điểm cần chú ý khi thay đổi
phương thức kinh doanh
Một quán cà phê được nhiều người yêu thích sau khi thay
đổi cách bán hàng và phương thức kinh doanh, lập tức trở
nên vắng khách. Nếu là một chủ doanh nghiệp, bạn phải làm
gì để tránh rơi vào tình trạng tương tự như vậy?
Cà phê là sự lựa chọn để tiếp thêm năng lượng của nhiều người.
Bạn có thể đun nước sôi một cách dễ dàng, nhưng lại hoàn toàn
không biết cách nướng một chiếc bánh mì thế nào cho ngon.
Đó cũng là lý do tại sao nhiều người thích vào quán để nhấm
nháp và thưởng thức hương vị của tách cà phê do những chuyên
gia giỏi pha, hơn là tự tay pha lấy cho mình.
Nhất là nếu quán cà phê đó lại nằm ở một vị trí thích hợp và tiện
nghi, nó còn là sự lựa chọn để gặp gỡ và ký kết các dự án, hợp
đồng kinh doanh. Vậy điều gì sẽ xảy ra, khi tất cả những gì đã trở
nên quá quen thuộc với bạn trong quán cà phê này bỗng chốc
biến đổi một cách nhanh chóng?
Đầu tiên là họ thay đổi hình thức trang trí cửa hàng. Họ cho rằng
cách trang trí như thường ngày đã trở nên quá cũ kỹ và lạc hậu,
cần phải cải tiến theo hướng hiện đại hơn. Trong khi họ không hề
biết rằng sự cổ điển mới là nét đặc trưng và hấp dẫn đối với
khách hàng.
Tiếp theo là thái độ phục vụ của nhân viên trở nên thiếu niềm nở
khi khách hàng yêu cầu xin thêm một chút đá, một thìa đường
hay một chút váng cà phê. Họ còn sỗ sàng trả lời khách hàng là
tất cả những yêu cầu thêm này đều phải trả bằng tiền. Việc này
đã khiến khách hàng trở nên rất bực bội. Nhiều người đã nghĩ
đến việc tìm một quán cà phê khác làm điểm dừng dân cho thói
quen thưởng thức cà phê vào mỗi buổi sáng của họ.
Cuối cùng là giá cho một tách cà phê tăng cao đột biến mà không
hề có sự báo trước cho khách hàng. Khi được hỏi lý do, các nhân
viên của quán cà phê này đã rất lúng túng khi giải thích rằng, đó
là do chi phí tăng cao, và việc áp dụng thẻ giảm giá đối với khách
hàng thường xuyên đã khiến lợi nhuận của cửa hàng bị sụt giảm
đáng kể. Khách hàng cảm thấy lý do đưa ra không được thỏa
đáng. Một vị khách không giữ được sự tức giận, đã thốt lên: nếu
việc tặng thẻ khuyến mãi cho khách hàng thường xuyên là lý do
tăng giá sản phẩm, ông ta sẵn sàng không nhận tấm thẻ đó.
Với tất cả những sự thay đổi này, quán cà phê dần mất khách.
Ngay cả lượng sinh viên mà thường ngày vẫn hay vào quán để
chống lại cơn buồn ngủ khi phải học hành thi cư cử liên miên
cũng giảm dần vì túi tiền của họ không để đáp ứng cho sự tăng
giá quá cao đó.
Câu chuyện về quán cà phê nói trên đã cho thấy một điều rằng,
dù ở lĩnh vực kinh doanh nhỏ, khi quyết định thay đổi phương
thức bán hàng hay nâng giá sản phẩm, đều phải hết sức thận
trọng. Nếu không sẽ mất đi khá lớn lượng khách hàng trung
thành. Thậm chí một thương hiệu lớn đã có uy tín nhiều năm trên
thị trường, khi muốn thay đổi một yếu tố nào đó, cũng phải thăm
dò thái độ của khách hàng. Bởi vì, sự trung thành của khách
hàng không dễ gì mà có được.
Sau đây là ba vấn đề quan trọng cần lưu ý để tránh phải trả một
cái giá quá đắt cho sự thay đổi mà bạn đưa ra:
1. Hãy hỏi những khách hàng trung thành nhất của bạn rằng
liệu họ có chấp nhận sự thay đổi này không?
Không ai muốn phải trả thêm tiền cho sản phẩm/dịch vụ mà họ
vẫn thường mua, nhưng bạn có thể thông báo với họ do chất
lượng sản phẩm được nâng cao cao nên có sự tăng giá. Sau đó,
bạn chờ xem sự phản ứng của khách hàng đối với thông tin mà
bạn đưa ra như thế nào?
Bạn không nên thông báo ngay một cách công khai trước một
nhóm khách hàng lớn hoặc nhờ một nhóm khách hàng nào tư
vấn cho quyết định của bạn. Bạn chỉ cần thông báo một cách giản
dị trong một cuộc trò chuyện với khách hàng và giải thích sự thay
đổi gì sắp tới sẽ diễn ra. Bạn sẽ thấy vấn đề sẽ trở nên rất đơn
giản và nhanh chóng được giải quyết. Và thông qua sự bàn bạc,
thảo luận để cùng nhau tìm ra một phương pháp sáng tạo nhất sẽ
dễ dàng được khách hàng chấp nhận.
2. Thử nghiệm từng sự thay đổi một cách riêng biệt, chứ
không tiến hành đồng thời cùng một lúc mọi thay đổi
Làm như vậy có thể khiến bạn đánh giá sự tác động của từng
nhân tố riêng biệt đối với khách hàng và lý do khiến nó được
chấp nhận hay không. Nhìn chung tâm lý hầu hết mọi người là
đều không thích thay đổi những gì đã trở thành thói quen của
mình. Nếu như bạn tiến hành thay đổi đồng thời nhiều yếu tố, sẽ
rất khó khăn để bạn nhận ra được sự thay đổi nào là tốt, hữu ích
và sự thay đổi nào khách hàng không thể chấp nhận được và bạn
nên tránh.
Liệu việc tăng giá sản phẩm, thay đổi hình thức trang trí, loại bỏ
thẻ khuyến mãi đối với khách hàng thường xuyên... hay một nhân
tố nào khác mà cửa hàng cà phê đánh mất đi một lượng đáng kể
khách hàng trung thành? Câu trả lời chính xác nhất sẽ được đưa
ra nếu như bạn không bỏ qua bước hành động này.
3. Thừa nhận khi bạn mắc phải sai lầm
Quay trở lại câu chuyện quán cà phê nói trên, liệu những nhân
viên trong quán này có liên quan đến việc tăng giá sản phẩm
không? Có lẽ thái độ của họ đã phần nào nói lên một điều là
chính bản thân họ cũng không muốn điều đó xảy ra. Nếu khách
hàng muốn trút sự giận giữ thì hãy gặp ông chủ, chứ họ chỉ là
những người thừa hành mệnh lệnh. Nhìn chung, đối với mọi
trường hợp, việc tăng giá sản phẩm mà không đưa ra được lý do
thỏa đáng, sẽ là một quyết định sai lầm.
Giá của bạn đưa ra phải được dựa trên mặt bằng chung về giá cả
của sản phẩm/dịch vụ. Nếu mà nó quá cao, thì cái giá bạn phải
trả sẽ lớn hơn rất nhiều lợi nhuận mà bạn sẽ thu được, nhất là
khi khách hàng lại quay lưng lại với bạn.
Hãy luôn nhớ một điều là, hoạt động kinh doanh của bạn chỉ tồn
tại khi khách hàng sẵn sàng và có khả năng trả được tiền để mua
những gì mà bạn bán ra thị trường. Nếu không có khách hàng,
bạn sẽ phải tìm việc khác để làm. Vì vậy, hãy nhìn, lắng nghe và
rút ra những bài học cho mình, bởi vì chỉ có kinh nghiệm mới giúp
bạn khiến khách hàng quay lại để mua sản phẩm/dịch vụ của
mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20100907_nhung_diem_can_chu_2804.pdf