Những đặc điểm và xu hướng phát triển cơ bản của kinh tế các nước đang phát triển năm 2005

Dòngvốn FDI vào cácnền kinhtế đang phát triển, đặc biệt là cácnền kinh

tếthịtrường mới nổi lên trong năm 2005 đã gia tăng,thậm chí còn vượt cảmức kỷ

lụccủanăm trước khủng hoảng tài chính châu Ánăm 1997.Nếu như trước đây

chủyếu nguồn vốn đầutưlà từcác nước tưbản phát triển sangcác nước đangphát

triển thì hiện nay đã có thêm các luồngvốntừ cácnước đang phát triển đầutư

sanglẫn nhau, góp phần đẩymạnh luồngvốn tài chính vào cácnước đáng phát

triển.

Thống kêcủa UNCTAD cho thấy sau 3năm giảm sút,lượngvốn FDI trên

toàncầu đãbắt đầutăngtừnăm 2004 trong đólượngvốn chảy vào cácnước đang

phát triểntăng 40%, đạt 233tỷ đôlaMỹ, đặc biệt trong các khuvực như khai thác

nguyên liệu, sản xuất điện, điện tử vàdịchvụ.

Cácnền kinhtế đang ở châu Á và châu ĐạiDương là điểm đếnhấpdẫn

đầutư, đạtmứctăng trưởng thu hút FDI cao nhấttới 46%, trong đó Trung Quốc,

Hồng Kông, Singapo là nhữngnơi thu hút nhiều nhất. Tínhgộplại Trung Quốc và

Ấn Độ đã chiếmtới 45% FDI đổ vào châu Á. Trongnăm 2004, Trung Quốc đứng

đầu cácnước đang phát triển đã thu hút được 61tỷ đôlaMỹ, chỉ sauMỹ (96tỷ

đôla) và Anh (78tỷ đôla), đưatổngsốvốn đầutư đạt 600tỷ đôlaMỹ. Chỉ riêng 8

tháng đầunăm 2005 đã cóhơn 530 nghìn công ty cóvốn đầutưnước ngoài đăng

ký thànhlậptại Trung Quốc.Dự đoáncảnăm 2005, FDI vào Trung Quốc tuy có

giảm xuống còn 50tỷ đôlaMỹ nhưnglại là xuhướng ổn định lâu dài giúp Trung

Quốc thoát khỏilệ thuộc vào xuất khẩu và đầutư.Vớitốc độtăng trưởng kinhtế

8-9%/năm và dânsố 1,3tỷ người,Trung Quốc cósứchấpdẫnlớncảvề hàng xuất

khẩulẫn thị trường tiêu thụsản phẩm.Sựtăngtốchội nhập khuvực đặc biệt là

nhữngnỗlựccủa Trung Quốc và Ấn Độvới phần cònlạicủa châu Á đã làm cho

cácnước trong khuvựctăngcường hoặc ít nhất là duy trì đượclợi thếso sánhcủa

mình.Dựa trên các xuhướng này mà Ngân hàng phát triển châu Ádự báo dòng

vốn đầu tưvào khuvực sẽ đạt tốc độtăngbình quân 30%/năm trong3nămtới.

Giải thích xuhướng DFI chuyểnmạnh sang cácnền kinhtế đang phát

triển, ông Supachai Panetchpakdi,Tổng Thư ký UNCTAD chorằng “Thựctế FDI

chảy vào cácnước đang phát triểnmạnh lên cho thấysức épcạnh tranh đã khiến

các côngtyxuyên quốc giaphảităngcường tìm kiếm cơhội đầu tư ở các nền kinh

tếmớinổi lên cótốc độ phát triển kinhtế cao đểcắt giảm chi phí. Giá nguyên liệu

thô tăngcao,nhất là dầumỏcũng là nhân tốkích thích dòng vốn FDI chảyvào các

nền kinh tế đangphát triển giàu tài nguyên thiên nhiên”.

pdf9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Những đặc điểm và xu hướng phát triển cơ bản của kinh tế các nước đang phát triển năm 2005, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững trụ cột của công nghệ phần mềm đang quốc tế hoá. Sau một thời gian dài tập trung phát triển kinh tế ở trong nước, đến nay một số nước đang phát triển đã trở thành các nhà đầu tư hàng đầu. Trường hợp Hàn Quốc là một ví dụ tiêu biểu. Trong một số lĩnh vực như công nghiệp đóng tàu, điện thoại di động và xe ôtô, Hàn Quốc năng động đang cạnh tranh ngang tài, ngang sức với Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu. Hàn Quốc muốn trở thành một Thuỵ Sĩ đóng vai trò trung tâm ở Đông Bắc Á. Các công ty của Hàn Quốc như Hyundai, Samsung… đang hướng ra bên ngoài đầu tư và gia tăng xuất khẩu. Chiến dịch hướng ngoại của các công ty được chính phủ Hàn Quốc động viên bằng khẩu hiệu “Đầu tư ra nước ngoài là yêu nước”. Năm 2005, Hàn Quốc đã trở thành nhà đầu tư ra nước ngoài lớn nhất ở châu Á, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ thu hút đầu tư của Hàn Quốc mạnh nhất. Còn ở Việt Nam hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết có 119 dự án của Việt Nam đang hoạt động ở 30 nước và khu vực trên thế giới với tổng số vốn đăng ký đạt 229,5 triệu đôla Mỹ. Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cũng đang dấy lên một xu hướng chuyển hoạt động của các công ty dịch vụ tài chính toàn cầu tới các nước có chi phí thấp. Một kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy có khoảng 70% công ty dịch vụ tài chính đã chuyển hoạt động của họ sang các nước có chi phí thấp hơn nên đã tiết kiệm được 40%-50% chi phí và dự kiến trong 5 năm tới có thể tiết kiệm được 16 tỷ đôla Mỹ chi phí hàng năm. Các công trình nghiên cứu được tiến hành đối với 62 ngân hàng và công ty bảo hiểm trên toàn cầu cho thấy 90% đầu tư ra nước ngoài của họ là thuộc các lĩnh vực công nghệ thông tin, chế biến, tài chính, hành chính và nguồn nhân lực. Các nước Ấn Độ, Nam Phi, Trung Quốc, Singapore là điểm đến hấp dẫn nhất. Các nước đang nổi lên như Philippin, Mêhicô, Côxta Rica cũng thu hút sự chú ý của các công ty dịch vụ tài chính quốc tế. Năm 2005 cũng ghi nhận sự tăng giá dầu lửa đã giúp các nước xuất khẩu dầu tăng ít nhất 4 lần thu nhập. Điều đó khiến cho các nước thuộc Tổ chức xuất khẩu dầu lửa (OPEC) tìm cách ưu tiên đầu tư phát triển trong nước. Các nước thành viên của OPEC chủ yếu là A-rập Xê-út, Iran, Irawcs và Cô-oét,, các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Cata, Nigiêria, Inđônêxia, Libi, Vênêduêla được hưởng lợi từ việc tăng giá dầu nhiều nhất. Khác với các cú sốc dầu lửa năm 1974 và 1980 khi các nước này đòng loạt sử dụng lợi nhuận để đầu tư mua các cổ phiếu phương Tây hay gửi vốn của họ vào các ngân hàng, nay các nước xuất khẩu dầu ưu tiên chiến lược đầu tư trong nước vào các hệ thống thăm dò và khai thác dầu khí, các dự án kinh tế xã hội hoặc trả các khoản nợ. Đó là trường hợp của Nigiêria, Inđônêxia, Ả-rập Xê-út. Nghiên cứu mới đây của Viện Tài chính quốc tế (IIF) cho thấy trong năm 2005, mức tăng trưởng của các nước vùng Vịnh là 24,8% và dự báo các nước này sẽ đầu tư vào các cơ sở hạ tầng trong năm 2005-2006 là 140 tỷ đôla, so với mức 35 tỷ của hai năm trước, trong đó riêng A-rập Xê-út dự tính đầu tư 50 tỷ đôla Mỹ cho hệ thống lọc dầu và 13,5 tỷ đôla để đầu tư cho các chương trình xã hội và tăng lương cho tầng lớp hưu trí. 2. Các nguồn tài chính khác đang chuyển về các nước đang phát triển. Tiếp theo nguồn vốn FDI là nguồn tài chính hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế trong đó Công ty tài chính quốc tế (IFC) là một ví dụ. Đây là một tổ chức trực thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) chuyên hỗ trợ tài chính cho khu vực kinh tế tư nhân ở các vùng lãnh thổ và các quốc gia đang phát triển. Theo báo cáo mới nhất vừa được IFC công bố, trong năm tài chính vừa qua kết thúc vào ngày 30/6/2005, đầu tư của IFC ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đạt 740 triệu đôla Mỹ, mức kỷ lục từ trước tới nay. Đó là chưa kể tới 72 triệu mà IFC cho vay dưới dạng đồng tài trợ. Trung Quốc là thị trường lớn thứ 5 của IFC trên phạm vi toàn cầu đã nhận cam kết tài trợ là 19 dự án với tổng số vốn 400 triệu đôla Mỹ. Tiếp theo là 6 dự án về nông nghiệp, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Inđônêxia trị giá 157 triệu đôla; 5 dự án trong các lĩnh vực tài chính, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch của Philippin trị giá 102 triệu đôla; 2 dự án đầu tư và hỗ trợ xây dựng thị trường trái phiếu ở Thái Lan trị giá 67 triệu đôla. Cùng với việc tiếp nhận nguồn vốn FDI, các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các nền kinh tế đang phát triển còn là nơi thu hút nguồn tiền của những người lao động xuất khẩu hoặc nhập cư từ các nước giàu gửi về. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, trong 20 năm qua, số lao động nhập cư trên thế giới đã tăng gấp đôi, từ 105 triệu người năm 1985 lên 200 triệu người năm 2005 và nguồn vốn họ gửi về nước không ngừng gia tăng. Theo ước tính, năm 2005 những người lao động nhập cư đã gửi về đất nước họ 232 tỷ đôla Mỹ trong đó riêng các nước đang phát triển là 167 tỷ đôla năm 2005 so với 130 tỷ đôla năm 2004. Đó là phần đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP của các nước đang phát triển. Những nước được chuyển tiền về nhiều nhất là ở châu Mỹ Latinh, đứng đầu là Mêhicô. Tiếp theo là châu Á, đứng đầu là Ấn Độ, Philippin và Trung Quốc. Ở Việt Nam hiện nay, lượng ngoại tệ gửi về cũng đạt khoảng 3 tỷ đôla Mỹ/năm. Châu Phi cũng được chuyển về hàng năm số tiền 9,7 tỷ ơ-rô, trong đó Ma-rốc nhận trung bình trong 5 năm qua là 3,1 tỷ đôla/năm, đứng thứ tư trên thế giới về số lượng ngoại tệ nhận được từ ngoại kiều sau Ấn Độ, Mêhicô và Philippin. Trên cấp độ quốc tế, số tiền của những người lao động nhập cư gửi về nước trị giá gấp 2 lần viện trợ của các nước giàu giành cho các nước đang phát triển, đồng thời là nguồn tài chính thứ hai của thế giới đang phát triển sau các nguồn đầu tư trực tiếp. Tuy nhiên nếu tính cả những khoản tiền gửi không chính thức thì số tiền của người lao động nhập cư gửi về nước phải cao gấp 1,5 lần con số đã công bố. Dự đoán với nhu cầu ngày càng tăng nhân công lành nghề tại các nước phát triển và xu hướng di cư thế giới, lượng vốn trên đang ngày càng gia tăng đến nỗi trong các hội nghị quốc tế, Mỹ và các nước phát triển đã đặt thành vấn đề thảo luận nhằm giúp các nước đang phát triển sử dụng hợp lý nguồn vốn này bằng cách dễ dàng tiếp cận với các thiết chế tài chính để chi trả cho sự phát triển của mình. Theo những khảo sát vừa qua, thông thường các hộ gia đình dành phần lớn số tiền đó để mua bất động sản và tiêu dùng chứ chưa được kiểm soát và quản lý để đưa vào sản xuất, góp phần vào nguồn vốn phát triển trong nước. IV. KẾT LUẬN Trong thời gian qua những tiến bộ kinh tế đã tác động tới địa vị chính trị và vai trò của các nước đang phát triển. Hiện nay, nhóm những nền kinh tế đạt được các thành tựu phát triển như các nước châu Á – Thái Bình Dương gồm: Ấn Độ, Singpore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và Malaixia… Ở châu Mỹ Latinh có Mêhicô, Achentina, Brazin… Ở châu Phi có Nam Phi, Angiêri… đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn nhiều so với các nước tư bản phát triển. Những xu hướng kinh tế mới này đã tác động hết sức sâu sắc lên mọi lĩnh vực trên toàn thế giới, các quốc gia mới trỗi dậy đang nhanh chóng nỗ lực để đảm bảo một chỗ đứng mạnh trong đời sống chính trị thế giới. Ngoài các thể chế tài chính toàn cầu như WB, IMF, các nước đang phát triển còn có tiếng nói trong các tổ chức, diễn đàn quốc tế như Liên hiệp quốc, WTO, APEC… Tuy nhiên, tình trạng nghèo đói và khoảng cách giàu nghèo vẫn ngày càng gia tăng tiếp tục gây ra mối đe doạ to lớn đối với các nước đang phát triển luôn đứng ra ngoài lề của công cuộc phát triển chủ yếu là ở châu Phi, một số nước Nam Á, Trung Á và Mỹ Latinh. Châu Phi sẽ rất khó đạt được Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc nếu không đẩy mạnh cải cách. Châu lục này đang bị tụt hậu so với các châu lục khác trong việc tạo ra môi trường kinh doanh thân thiện. Theo Liên Hiệp Quốc, việc giải quyết tình trạng mất cân đối về kinh tế không chỉ tiến hành trong mỗi quốc gia mà còn giữa các quốc gia với nhau. Các chiến lược kinh tế - xã hội nên tập trung vào việc tiếp cận các nguồn lực, các dịch vụ xã hội và thị trường phải được kết hợp với các chương trình phát triển kinh tế. Nếu chỉ tập trung vào việc phát triển kinh tế mà không quan tâm đến các chương trình xã hội phù hợp thì khó có thể xoá bỏ được tình trạng nghèo đói trên thế giới. Tài liệu tham khảo 1. FDI chuyển sang các nước đang phát triển. Báo Đầu tư 5/10/2005. 2. Vai trò địa vị 20 năm tới của các nước đang phát triển, Tạp chí Các vấn đề quốc tế, TTXVN 5/2004. 3. Nhân tố Trung Quốc ngày càng quan trọng trong cục diện kinh tế thế giới. Tạp chí Nghiên cứu các vấn đề quốc tế (Trung Quốc) số 3/2005. 4. Word Economic Outlook 2005, September 2005, International Monetary Fund (IMF). 5. Website Báo Thời báo Kinh tế: www.vneconomy.com.vn 6. Website Báo Đầu tư: www.vir.com.vn 7. Website Báo Đầu tư: www.nhandan.org.vn 8. Các tạp chí Ngoại thương, Thời báo Tài chính, Thương mại… năm 2005. Trích Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới số 1/2006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf10xuhuong.pdf
Tài liệu liên quan