Theo quan niệm chuyên chế, lãnh đạo là điều khiển công việc theo ý muốn của mình để đạt mục tiêu do mình đặt ra. Trong trường hợp này, người lãnh đạo thường dùng những biện pháp cưỡng bức như dọa nạt, trừng phạt, mà không chú trọng đến nguyện vọng, nhu cầu của người dưới quyền.
Theo quan niệm dân chủ: lãnh đạo là dìu dắt và điều khiển công việc để đạt mục tiêu mong muốn. Như vậy lãnh đạo là hoạt động có ảnh hưởng tới người khác để tạo ra tinh thần hợp tác, sự tự nguyện vui vẻ đảm đương nhệm vụ và đặt mục tiêu mà mọi người đều công nhận là hấp dẫn.
Hai quan niệm tuy nhấn mạnh những sắc thái khác nhau của lãnh đạo nhưng đều nói lên hai nhân tố chung của nó là hiện tượng nhóm và quá trình ảnh hưởng của nhóm. Lãnh đạo là một hiện tượng, phải có ít nhất là hai người trở lên mới xuất hiện sự lãnh đạo. Lãnh đạo liên quan đến quá trình ảnh hưởng, người lãnh đạo trước hết có ảnh hưởng tới người dưới quyền, để đạt mục đích là tập hợp mọi người và động viên thức đẩy họ đạt được những mục tiêu chung.
21 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1789 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Những đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương IV
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO
TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
I. LÃNH ĐẠO TRONG TỔ CHỨC
1. Khái niệm về lãnh đạo:
Theo quan niệm chuyên chế, lãnh đạo là điều khiển công việc theo ý muốn của mình để đạt mục tiêu do mình đặt ra. Trong trường hợp này, người lãnh đạo thường dùng những biện pháp cưỡng bức như dọa nạt, trừng phạt, mà không chú trọng đến nguyện vọng, nhu cầu của người dưới quyền.
Theo quan niệm dân chủ: lãnh đạo là dìu dắt và điều khiển công việc để đạt mục tiêu mong muốn. Như vậy lãnh đạo là hoạt động có ảnh hưởng tới người khác để tạo ra tinh thần hợp tác, sự tự nguyện vui vẻ đảm đương nhệm vụ và đặt mục tiêu mà mọi người đều công nhận là hấp dẫn.
Hai quan niệm tuy nhấn mạnh những sắc thái khác nhau của lãnh đạo nhưng đều nói lên hai nhân tố chung của nó là hiện tượng nhóm và quá trình ảnh hưởng của nhóm. Lãnh đạo là một hiện tượng, phải có ít nhất là hai người trở lên mới xuất hiện sự lãnh đạo. Lãnh đạo liên quan đến quá trình ảnh hưởng, người lãnh đạo trước hết có ảnh hưởng tới người dưới quyền, để đạt mục đích là tập hợp mọi người và động viên thức đẩy họ đạt được những mục tiêu chung.
+ Có thể nói lãnh đạo là sự ảnh hưởng và cách xử sự của một số người trong mỗi nhóm hoặc tổ chức, đặt ra mục tiêu, vạch ra con đường để đạt tới những mục tiêu đó và tạo ra những qui tắc xã hội trong nhóm
+ Lãnh đạo là sự tác động vào con người với tư cách là những cá nhân hoặc những tập hợp người nhất định nhằm thiết lập,củng cố, duy trì và phát triển các quan hệ và thể chế đảm bảo cno cá nhận và các tập hợp nguời ấy hoạt động có hiệu quả nhất
Phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý
Cán bộ lãnh đạo
+ Khả năng đề ra đường lối chính sách.
+ Khả năng xác định mục tiêu lâu dài
+ Khuyến khích cỗ vũ gây ảnh hưởng đến con người.
+ Gắn liền với thay đổi tìm hướng đi mới
Cán bộ quản lý
+ Khả năng tổ chức thực hiện
+ Xác định mục tiêu ngắn hạn kế hoạch tác nghịệp cụ thể hóa
+ Giám sát kiểm tra đánh giá việc thực hiện.
+ Sử dụng con người.
+ Gắn liền với sự ổn định, hiệu lực thực thi kêt quả cụ thê
Lãnh đạo được hiểu là sự tác động như một nghệ thuật hay một quá trình đến con người sao cho họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Chức năng chủ yếu của lãnh đạo là động viên thúc đẩy nhằm khai thác tiềm năng của con người vì mục tiêu của tổ chức.
Phân biệt giữa thủ lĩnh và lãnh đạo theo các khía cạnh sau đây:
- Thủ lĩnh: thực hiện sự điều hoà quan hệ giữa cá nhân trong nhóm không chính thức, còn lãnh đạo thực hiện sự điều chỉnh quan hệ xã hội chính thức của nhóm với tư cách là một tổ chức xã hội.
- Thủ lĩnh thường xuất hiện một cách tự phát, còn lãnh đạo được bổ nhiệm hoặc bầu ra. Hoạt động của lãnh đạo có mục đích dưới sự kiểm soát của các cơ cấu khác nhau của xã hội.
- Tính ổn định: Lãnh đạo có tính ổn định cao hơn thủ lĩnh.
- Lãnh đạo điều hành các quan hệ xã hội bằng quy chế, hệ thống pháp luật…còn thủ lĩnh thường đặt lệ, theo lệ do nhóm ước lệ.
- Lãnh đạo có thể là một nhóm người, còn thủ lĩnh là một cá nhân.
Như vậy thủ lĩnh và lãnh đạo đều có chức năng điều khiển hoạt động chung của nhóm và điều chỉnh mối quan hệ trong nhóm nhưng bằng các phương thức khác nhau . Một bên là bắt buộc, một bên là tự giác.
2. Ê kíp lãnh đạo
Thuật ngữ ê kíp dùng để chỉ tập hơp người cùng thực hiện công việc chung với sự tương hợp tâm lý cao.
“Ê kíp là một nhóm người làm việc ăn ý với nhau”
Tâm lý học lãnh đạo quản lý xác định: Ê kíp là một nhóm người cùng nhau tiến hành một hoạt động chung trong đó các thành viên có chức năng và trách nhiệm rõ ràng, có sự tương hợp tâm lý cao và phối hợp hành động chặt chẽ.
Ê kíp lãnh đạo thực chất là một nhóm người lãnh đạo, quản lý, điều hành công việc và các quan hệ xã hội trong nhóm. Hoạt động của Ê kíp lãnh đạo dựa trên nền tảng nhiệm vụ chính trị của tổ chức, mục đích và lợi ích của nhóm, của sự tương hợp tâm lý và phối hợp hành động chặt chẽ ở mức độ cao.
Để nhận diện là một êkíp lãnh đạo, người ta thường căn cứ vào một số dấu hiệu sau đây:
- Thống nhất về động cơ, mục đích hoạt dộng ; đây là sự biểu hiện cơ bản của tương đồng về tâm lý của các thành viên trong một êkíp lãnh đạo. Có cùng mục đích chung nhưng quan trong hơn phải có hệ thống động cơ nhằm đạt mục đích thống nhất với nhau.
- Thống nhất cao về lợi ích : Lợi ích là hạt nhân của bất kỳ ê kíp lãnh đạo nào Lợi có thể là tinh thần, có thể là vật chất song phải có sự điều hoà phù hợp và thống nhất. Sự điều hoà về lợi ích không công bằng thường là nguyên nhân dẫn đến trình trạng không hình thành ê kíp, ê kíp hỏng và tổ chức tan rã.
- Thống nhất về nhu cầu thành đạt;
Nhu cầu thành đạt sẽ trở thành động lực thúc đẩy các thành viên trong lãnh đạo phối hợp hành động, giúp họ năng động tìm tòi các biện phápquản lý chuyên môn một cách có hiệu quả.
- Thống nhất trong tìm tòi và sử dụng các biện pháp và phương pháp quản lý nhằm đảm bảo cho các tác động của lãnh đạo đến đối tượng quản lý thể hiện được ý chí chung của ban lãnh đạo phù hơp với quy luật khác quan.
- Có sự phân công nhiệm vụ và bố trí công việc khoa học phù hợp với năng lực sở trường của mỗi thành viên trong êkíp. Điều này cho phép mỗi thành viên phát huy tối đa tiềm năng của mình và tạo điều kiện cho sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cá nhân trong êkíp lãnh đạo, tạo sức mạnh tổng hợp của lãnh đạo.
- Vai trò thủ trưởng trong êkíp lãnh đạo được đề cao:
Thủ trưởng trong ê kíp lãnh đạo có vai trò tổ chức, điều khiển, kiếm tra, đánh gía hoạt động của các thành viên một cách công bằng và khách quan. Khi vai trò của thủ trưởng được đề cao, được coi là linh hồn của một êkíp lãnh đạo thì ê kíp lãnh đạo hoạt động đồng bộ và có hiệu quả.
- Êkíp không tồn tại vĩnh viễn:
Sự tồn tại của êkíp lãnh đạo phụ thuộc vào mục tiêu hoạt động chung và người đứng đầu êkíp. Khi mục tiêu hoạt động thay đổi thì, thủ trưởng thay đổi, êkíp mới lại được hình thành. Khi thay đổi người lãnh đạo cao nhất, bộ máy quản lý sẽ có những xáo trộn. Đây là điều hợp lý.
Trong thực tế có ê kíp lãnh đạo tích cực và ê kíp lãnh đạo tiêu cực. Điều đó phụ thuộc vào động cơ của ê kíp. Động cơ ê kíp lãnh đạo tiêu cực thì nhằm thoả mãn nhu cầu lợi ích cá nhân, cụa bô của các thành viên , động cơ ê kíp lãnh đạo tích cực không chỉ dừng ở chỗ đáp ứng nhu cầu cá nhân của các thành viên mà còn đáp ứng đòi hỏi cả tập thể và của xã hội.
II.NĂNG LỰC TỔ CHỨC CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO
1.Khái niệm:
Năng lực là khái niệm dùng để chỉ những đặc điểm tâm lý, nhân phẩm của cá nhân nào đó đảm bảo cho cá nhân ấy họat động được và hoạt động có hiệu quả trong một hoặc một số lĩnh vực nhất định.
Năng lực lãnh đạo quản lý là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân nhất định, tham gia và đảm bảo cho họ có thể chí huy, điều khiển, điều hành các công việc tổ chức khác nhau mang lại hiệu quả. Đó là tòan bộ những đặc điểm và phẩm chất tâm lý cần có và phải có để người lãnh đạo có thể và đảm nhận tốt vai trò của mình, có thể và thực hiện tốt chức năng của mình với tư cách là người chỉ huy, người đứng đầu tổ chức “người họat động chính trị, chuyên môn, giáo dục”.
Những đặc điểm tâm lý như vậy thường không có sẵn trong cá nhân, mà phải được tạo ra, hình thành bằng giáo dục, bằng họat động
Nhà quản lý phải thực hiện nhiều chức năng quản lý như tổ chức, họach định, kiểm tra, trong đó tổ chức là chức năng đặc biệt quan trọng
Năng lực tổ chức có ý nghĩa rất quan trọng đối với hiệu suất lao động của người lãnh đạo.Trong điều kiện giống nhau về nguồn lực, môi trường người lãnh đạo nào có năng lực tổ chức tốt, người đó sẽ gặt hái nhiều thành công hơn.
2. Cấu trúc của năng lực tổ chức.
Dựa theo quan điểm của tâm lý học nhân cách khi nghiên cứu nhân cách người lãnh đạo có thể mô tả cấu trúc năng lực tổ chức của người lãnh đạo như sau
Nhà tổ
chức giỏi
Các đặc điểm chung
Các đặc điểm chuyên biệt
Các đặc điểm cá biệt
Nhà tổ chức
Cấu trúc năng lực tổ chức của người lãnh đạo
- 2.1Các đặc điểm chung.
Đó là những chức năng tâm lý phổ biến của mọi cá nhân.
Đây là những đặc điểm làm cơ sở, nền tảng cho cho sự hình thành năng lực tổ chức ở người lãnh đạo. Các đặc điểm này bao gồm xu hướng cá nhân, sự đào tạo về hoạt động tổ chức và những phẩm chất chung cần thiết.
+ Xu hướng cá nhân:
Nổi bật trước hết ở lý tưởng, lập trường giai cấp, tính tư tưởng và đạo mới
+ Sự đào tạo về hoạt động tổ chức.
Bao gồm vốn kiến thức văn hóa và khoa học (chuyên môn, và nhất là khoa học quản lý) cùng kinh nghiệm tương ứng với yêu cầu của công tác được giao.
+ Một số phẩm chất chung cá nhân:(Gọi là chung vì cả những người không có năng lực tổ chức cũng có thể có phẩm chất này)
Sự nhanh trí
Tính cởi mở
Óc suy xét sâu sắc
Tính tích cực hoạt động
Óc sáng kiến
Tính kiên trì
Tính tự kiềm chế
Khả năng làm việc bền lâu
Tính Tổ chức, tính tự lập
Những phẩm chất kể trên có thể phát triển cao hay thấp ở từng người, song không thể thiếu được một phẩm chất nào.
Những phẩm chất rất quan trọng trong đặc điểm chung cấu thành năng lực tổ chức là sự linh hoạt mềm dẻo của trí tuệ,
Tính kiên quyết, sự tự kiềm chế, thể hiện ý chí của nguời lãnh đạo. Người lãnh đạo có ý chí sẽ có sư hăng hái, có khát vọng mong muốn thành đạt.
Khả năng quan sát và óc sáng tạo là yếu tố không thể thiếu trong năng lực tổ chức của người lãnh đạo. Khả năng quan sát giúp người lãnh đạo thu nhận thông tin qua đó nắm bắt được cái chung, cái toàn thể để hiểu cái riêng cái cụa bộ một cách sâu sắc.
Óc sáng tạo là yếu tố giúp người lãnh đạo có những giải pháp trong những tình huống độc đáo xẩy ra. Óc sáng tạo luôn giúp người lãnh đạo tìm ra cái mới, đổi mới phương thức làm việc để nâng cao hiệu quả của mình .
2.2. Các đặc điểm chuyên biệt:
Đây là những phẩm chất tâm lý đặc biệt, nếu không có nó thì không có năng lực tổ chức
Các đặc điểm chuyên biệt của năng lực tổ chức gồm:
+ Sự nhạy cảm về tổ chức (linh cảm tổ chức, hay trực giác tổ chức)
Thứ nhất: là sự tinh nhạy về tâm lý: Nhận biết được phẩm chất và năng lực của người khác, đồng cảm với người khác
Thứ hai: sự khéo léo ứng xử về mặt tâm lý
Thứ ba: có đấu óc tâm lý- thực tế, tức là biết đặt mỗi người vào vị trí thích hợp để đóng góp tốt nhất nhiều nhất cho công việc chung
+ Khả năng lan truyền nghị lực và ý chí khơi dậy ở mọi người tính tích cực họat động
Thể hiện khơi dậy ở người khác lòng nhiệt tình, yêu cầu cao đối với bản thân, năng lực thuyết phục cảm hóa mọi người
+ Hứng thú đối với hoạt động tổ chức
Người có hứng thú tổ chức là thường tự mình đứng ra tập hợp, tổ chức mọi người khi có việc của đòan thể, công tác chuyên môn với bất kỳ công tác xã hội nào. Trong việc tổ chức này, họ không đòi hỏi lợi lộc mà chủ yếu là do nhu cầu, có hứng thú tổ chức.
2.3. Các đặc điểm cá biệt:
Đây là những phẩm chất tâm lý đảm bảo cho người lãnh đạo thực hiện chức năng đặc trưng nhất của mình là chỉ huy, Lọai năng lực này không nhiều và không phải ai cũng có, nó bao gồm:
+ Tầm vực công tác: Là thể hiện ở trên nhiều lĩnh vực. Thể hiện ba mức độ
Tầm vực chung ( trên nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, quan sự, kinh tế)
Tầm vực riêng (Chỉ có thể tổ chức tập hợp người trong một lĩnh vực nhất định, chẳng hạn chỉ huy quân đội thì giỏi nhưng sang quản lý kinh tế thì kém)
Tầm vực hẹp (ngay trong một lĩnh vực cũng chỉ tổ chức thực hiện được ở một mặt nào đó ) Ví dụ: quản lý tổ chức sản xuất thì giỏi nhưng kinh doanh lại kém.
Trên thực tế người lãnh đạo có có năng lực tổ chức ở tầm vực chung thường ít hơn so với người lãnh có năng lực tổ chức ở tầm vực riêng và tầm vực hẹp.
Những hạn chế về tầm vực công tác đếu có thể khắc phục được thông qua công tác và sự rèn luyện trong thực tế
+ Giới hạn lứa tuổi: Có người lãnh đạo có thể tập hợp tổ chức được nhiều người thuộc nhiều lứa tuổi, nhưng có người chỉ hợp với một độ tuổi nào đó. Đó là giới hạn lứa tuổi trong hoạt động tổ chức của họ tạo ra. Có 3 giới hạn sau:
Không bị hạn chế về lứa tuổi. Đó thường là người đứng tuổi
Bị hạn chế về lứa tuổi. Rơi vào tuổi thanh niên
Có sự lựa chọn về lứa tuổi.Thường thấy người cao tuổi.
Những giới hạn lứa tuổi này có thể khắc phục được
+ Tính cơ động trong tác phong công tác:
Để tập hợp người khác, có người dùng lý luận, quan điểm tư tưởng của mình, có người dùng hành động, tấm gương của bản thân, lại có người dùng nhiệt tình, cử chỉ điệu bộ hấp dẫn. Một số kết hợp cả mấy cach thức này. Điều này phụ thuộc phong thái cá nhân của người tổ chức
Đặc biệt khí chất in dấu ấn rất rõ rệt lên tính cớ động trong tác phong cống tác của mỗi người
Có 4 kiểu khí chất cơ bản . Từ đó có bốn kiểu nhà tổ chức sau đây:
- Người tổ chức – tính nóng .
- Người tổ chức - linh hoạt.
- Người tổ chức - tính đằm.
- Người tổ chức - tính trầm
Mỗi kiểu người tổ chức trên đều có mặt mạnh và mặt hạn chế, Không có kiểu nào xấu hay tốt cả. Phải tuỳ yêu cầu của công tác tổ chức, quản lý mà chọn kiểu người cho phù hợp. Rõ ràng có công tác thì người tổ chức – linh họat là rất phù hợp, nhưng có công tác cần tới những người tổ chức tính đằm thì hay hơn.
Trong cuộc sống, có một số người lộ rõ năng khiếu tổ chức từ rất sớm. Nếu biết phát hiện kịp thời, có kế hoạch đào tạo rèn luyện cac năng khiếu này thì sẽ có một số tài năng tổ chức. Nói chung, năng lực tổ chức không phải do bẩm sinh, di truyền mà chủ yếu thông qua hoạt động tổ chức, quản lý thực tế mới có được.
3.Biểu hiện của năng lực tổ chức:
Năng lực tổ chức được biểu hiện qua các hoạt động sau đây:
- Xây dựng kế hoạch toàn diện cho bộ máy:
Bao gồm các hoạt động, các mối quan hệ và các nguồn nhân lực như: Nhân sự, chuyên môn, cơ sở vật chất, phân công lao động, xác định các điều kiện thực hiện và thiết lập các quan hệ trong và ngoài, trên và dưới nhằm tranh thủ tối đa sự hợp tác của các bộ phận cũng như bộ máy với các cơ quan đơn vị khác.
- Hiện thực hoá kế hoạch:
Từ kế hoạch đến hiện thực hoá là một quá trình, thường xuyên có nhiều biến đổi do những điều kiện khách quan và chủ quan chi phối. Vì vậy cần thiết phải có sự điều chỉnh về kế hoạch và thúc đẩy nhân viên thực hiện đúng kế hoạch . Người có năng lực tổ chức thường có những biểu hiện:
+ Luôn bám sát các nhiệm vụ các mục tiêu, các hoạt động chung để điều chỉnh và triển khai kế hoạch.
+ Khơi dậy tiềm năng sáng tạo của của các thành viên, cơ quan bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau.
+ Tạo mọi điều kiện để ứng dụng có hiệu quả những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào công tác tổ chức và hoạt động quản lý cũng như hoạt động được thực hiện trong cơ quan, đơn vị .
+ Quan tâm đến các mối quan hệ đa dạng trong các cơ quan đơn vị mình nhằm đảm bảo cho các bộ phận, các cá nhân có sự phối hợp với nhau một cách tốt nhất trong khi thực hiện các hoạt động chung.
- Kiểm tra đánh giá :
Kiểm tra đánh giá được xem là như một khâu để khép kín trong hoạt động tổ chức. Kiểm tra đánh giá khác qua, công bằng, chình xác, kịp thời sẽ đảm bảo cho sự sắp xếp trình tự công việc, sắp xếp đúng người, đúng năng lực chuyên môn đồng thời phát huy được ý thức của các cá nhân, các bộ phận trong bộ máy.
Tóm lại: năng lực tổ chức của người lãnh đạo là điều kiện quan trọng để người lãnh đạo thực hiện tốt vai trò quản lý của mình đối với bộ máy. Năng lực này được hình thành từ những đặc điểm vốn có của người lãnh đạo phù hợp với yêu cầu hoạt động quản lý thực tiễn của người lãnh đạo.
III. UY TÍN CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO:
Khái niệm:
Theo nghĩa rộng nhất, uy tín được hiểu theo hai khía cạnh sau đây;
Quyền lực và sự tín nhiệm
Ảnh hưởng tới người khác, được người đó tôn trọng và khâm phục
Hiểu một cách khái quát, uy tín là ảnh hưởng của quyền lực và sức mạnh tinh thần của một cá nhân, một nhóm người đến các cá nhân khác khiến họ tin tưởng, nể phục mà tuân theo các yêu cầu của cá nhân và nhóm xã hội.
Uy tín của người lãnh đạo là sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố quyền lực và sự tín nhiệm, thiếu một trong hai yếu tố đó sẽ không có uy tín
Như vậy, uy tín của người lãnh đạo là sự ảnh hưởng của quyền uy và sức mạnh tinh thần của của người lãnh đạo đối với cấp dưới khiến cấp dưới tin tưởng, cảm phục và tuân theo các quyết định của người lãnh đạo.
Uy tín của người lãnh đạo, quản lý là sự thống nhất giữa những điều kiện khách quan với những nhân tố chủ quan.
Khách quan: Người lãnh đạo, quản lý nào cũng có một chức vụ quyền hạn và một trọng trách trong nhất định do tổ chức giao phó. Chế độ mới, uy tín của Đảng và nhà nước ta là điều kiện khách quan gắn bó mật thiết vời người lãnh đạo, là điều kiện quan trọng để lập uy tín cũa họ.
Chủ quan: Những phẩm chất và năng lực của người lãnh đạo trong trường hợp tương xứng với các yêu cầu, chức vụ mà họ đảm nhiệm. Ngược lại khi không có sự tương xứng này thì người lãnh đạo khó có thể xác lập được điều kiện cần thiết.
Khi phân tích uy tín của người lãnh đạo, cần chú ý tới các nhân tố tâm lý- xã hội khác có liên quan, như tâm thế của mọi người đối với người lãnh đạo, dư luận tập thể, bầu không khí đạo đức ở tập thể cơ quan, xí nghiệp; các quá trình thích nghi giao tiếp, cảm hoá, thuyết phục và bắt chước lẫn nhau trong từng đơn vị và tổ chức khác nhau.
2. Những yếu tố tâm lý hợp thành uy tín của người lãnh đạo.
2.1. Những yếu tố khách quan:
1- Phải có quyền lực và ưu thế rõ ràng do chức vụ được giao, được bổ nhiệm hay bầu cử hợp pháp quy định, quyền lực ở đây được hiểu là quyền hành theo nghĩa rộng là quyền hành và ưu thế về một mặt nào đó, trong một lĩnh vực nào đó.
2.Là cơ chế quản lý xã hội , sự tác động tới công tác tổ chức cán bộ, các điều kiện hoạt động giao tiếp của người lãnh đạo. Các yếu tố khách quan còn là trình độ nhận thức, tâm trạng, thái độ và lòng tin của tập thể. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến xây dựng uy tín của người lãnh đạo.
2. Nhóm các yếu tố chủ quan.
Thứ nhất : các nhóm yếu tố này trước hết là nhân cách người lãnh đạo, quản lý
Phải có năng lực và phẩm chất tương xứng với chức vụ được giao để thực thi quyền lực và hoàn thành nhiệm vụ
Thứ hai là phong cách quản lý có liên quan đến uy tín người lãnh đạo
Thứ ba: Phải có sự tín nhiệm và phục tùng tự nguyện của quần chúng và cấp dưới, từ đó mà có phạm vi ảnh hưởng và hoạt động sâu rộng, tương xứng với chức vụ được giao và phẩm chất và năng lực vốn có. Đây không phải là yếu tố hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quan nhưng nó có vai trò tiền đề quan trọng, có tính chất quyết định từ khách thể của hoạt dộng quản lý để người lãnh đạo quản lý giữ gìn và cũng cố uy tín của mình
Thứ tư : Người lãnh đạo quản lý luôn có ý thức đề cao tự phê bình và phê bình. Đây là yếu tố quyết định việc điều chỉnh và khôi phục và nâng cao uy tín người lãnh đạo.
Ngoài ra còn có các yếu tố
- Sự đánh giá cao của cấp trên, sự khâm phục ủng hộ của bạn bè, đồng nghiệp có ảnh hưởng làm tăng thêm uy tín, vững vàng thêm uy tín..
- Phải có dáng bề ngoài thích hợp với chức vụ và quyền hạn được giao, có phong cách làm việc, sinh hoạt gương mẫu thu hút được sự chú ý và niềm tin của của mọi người.
Cần làm rõ mối quan hệ giữa uy tín cá nhân người lãnh đạo với uy tín của tổ chức mà người đó là đại diện. Chính uy tín của Đảng, nhà nước hay của đoàn thể là tiền đề và chuẩn bị uy tìn của mỗi người lãnh đạo, ngược lại uy tín của từng người lãnh đạo là cơ sở để củng cố và nâng cao uy tín của Đảng, nhà nước các đoàn thể và các tổ chức.Nếu uy tín của nhiều cán bộ giảm sút thì tất yếu sẽ làm giảm sút uy tín của của Đảng, nhà nước, các đoàn thể và tổ chức tương ứng của họ..
Trên cơ sở đó ta khẳng định: rằng uy tín lãnh đạo quản lý là một hiện tượng tâm lý xã hội. Đó không chỉ là phẩm chất riêng của mỗi chủ thể, của mỗi cá nhân đó là sự phản ánh thực chất các mối quan hệ xã hội. Đó là tài sản chung của tổ chức, đơn vị, là sự đánh giá và xác nhận quần chúng đối nvới quyền lực lãnh đạo.
3. Phân loại và biểu hiện của uy tín người lãnh đạo.
Uy tin dựa
trên khoảng cách
Uy
tin
gia trưởng
Uy tin kiểu công thần
Uy tín người lãnh đạo
Uy tin dựa trên quyền lực
Uy tin kiểu giả danh
Uy tin kiểu dạy khôn
Uy tin kiểu dân chủ
Uy tín đích thực
Uy tín giả danh
Uy tin kiểu công thần
Uy tin kiểu công thần
Thông thường người ta chia uy tín ra thành 2 loại: uy tín đích thực và uy tín giả danh. Trong thực tiễn quản lý, lãnh đạo, dư luận, cách nhận xét của quần chúng cũng theo chiều hướng phân loại như vậy.
a) Uy tín đích thực:
Uy tín đích thực là sự kết hợp một cách đặc biệt khách quan giữa những phẩm chất tư tưởng, chính trị, tâm lý đạo đức của người lãnh đạo, uy tín đích thực hình thành và phát triển thông qua hoạt động giao lưu của chủ thể và khách thể trong quản lý, lãnh đạo nhằm tích cực hoá quá trình đó
Uy tín đích thực được biểu hiện qua cơ sở sau đây:
- Người lãnh đạo luôn luôn đứng vững trên cương vị của mình. Trong hoạt động, trong cuộc sống cấp trên tín nhiệm cấp duới kính phục, tin tưởng phục tùng tự nguyện, đồng nghiệp ngưỡng mộ, ca ngợi.
- Những thông tin có liên quan đến việc quản lý lãnh đạo đều được chuyển đến đấy đủ, chính xác kịp thời cho người lãnh đạo
- Những quyết định quản lý đưa ra được cấp dưới thực hiện tự giác, nghiêm túc dù bất cứ dưới hình thức nào,
- Dù người lãnh đạo, quản lý vắng mặt ở cơ quan, đơn vị nhưng công việc vẫn tiến hành bình thường và mọi người vẫn mong đợi sự có mặt của người lãnh đao quản lý
- Dư luận quần chúng luôn đánh giá tốt người lãnh đạo.
- Kẻ thù, những người đối lập, những đối thủ có tầm cỡ tỏ ra kính nể, run sợ thậm chí khâm phục
- Người lãnh đạo luôn luôn có tâm trạng nhiệt tình, thoái mái trong công việc, có hiệu quả hoạt động rõ rệt. Hiệu quả này không chỉ ở mặt kinh tế- xã hội mà còn thể hiện trong sự đi lê, phát triển của tổ chức, của mỗi thành viên trong đơn vị.
- Những việc riêng của người lãnh đạo quản lý được mọi người quan tâmvới thái độ thiện chí và đúng mức.
- Khi người lãnh đạo chuyển sang công tác khác hoặc nghỉ hưu mọi người luyến tiếc, ngưỡng mộ, ca ngợi. Hình ảnh người lãnh đạo còn lưu lại trong mỗi thành viên.
b) Uy tín giả tạo:
- Uy tín giả danh dựa trên sự trấn áp bằng quyền lực:
Đây là trường hợp mà một số ngươi lãnh đạo dùng cách chứng tỏ cho cấp dưới thấy rõ uy thế quyền hạn của mình, và giữ cho cấp dưới luôn ở tình trạng căng thẳng vì lo sợ thi hành kỷ luật
Loại uy tín này rất tai hại vì nó không chỉ làm giảm hiệu quả lao động mà còn làm cho bầu không khí tâm lý trong cơ quan căng thẳng. Đố kỵ thiếu tin tưởng lẫn nhau. Mặt khác nó cũng làm mất đi tính độc lập sáng tạo của mọi người, tạo điều kiện cho một số kẻ xu nịnh xuất hiện.
- Uy tín giả danh dựa trên khoảng cách:
Loại uy tín này biểu hiện ở chỗ người lãnh đạo luôn tạo ra một sự cách biệt rõ ràng trong quan hệ với mọi người; đứng từ xa để chỉ đạo tránh tiếp xúc với nhân viên, muốn tỏ ra khó gần gũi và có chút ít gì bí ẩn. Họ sợ gần mọi người sẽ lộ tẩy những nhược điểm, non kém của bản thân. Loại người lãnh đạo này họ tự tách mình ra khỏi tập thể; không đi sâu sát thực tiễn nên dễ có quyết định sai lầm.
- Uy tín kiểu gia trưởng trịnh thượng:
Là kiểu người lãnh đạo luôn có thái độ trịnh thượng, nhiều khi dẫn đến coi thường mọi người, chỉ cho mình là giỏi giang thông minh nhất, bằng vẻ mặt, tư thế, cách làm ra vẻ quan trọng để đề cao mình, hạ thấp cấp dưới. Kiểu người lãnh đạo này thường dẫn đến phong cách lãnh đạo độc đoán, họ luôn tìm cách đẩy người mà họ không ưa kể cả những người có tài ra khỏi cơ quan. Họ muốn cấp dưới phục tùng một cách tuyết đối . Đây là kiểu người lãnh đạo rất khó tiếp nhận sự phê bình.
- Uy tín kiểu dân chủ giả hiệu:
Đây là kiểu người lãnh đạo bề ngoài tỏ ra dân chủ song thực chất là mỵ dân. Họ gây uy tín bằng cách tỏ vẻ hoà nhập với mọi người, mọi việc họ đều đưa ra bàn bạc, xin ý kiến song thực chất vẫn quyết theo ý mình. Kiếu tạo dựng uy tín này sẽ mất đi ý nghĩa của nguyên tắc dân chủ, mất đi tính sáng tạo của quần chúng.
- Uy tín kiểu công thần:
Đó là người lãnh đạo luôn lấy thành tích cũ của mình để thông báo, để tự ca ngợi mình. Họ muốn mọi người coi họ là mẫu mực lý tưởng. Đó là những người hoài cổ, thiếu học hỏi và đổi mới. Rất có thể trước đây họ có uy tín song hiện nay, do cương vị mới đòi hỏi họ phải tự hoàn thiện mình, song họ không muốn làm như vậy mà bằng cách duy nhất là công thần để củng cố địa vị.
- Uy tín giả danh kiểu dạy khôn.
Loại uy tín này thường có ở người lãnh đạo luôn muốn tỏ ra mình là một người thầy, người am hiểu nhất. Trong quan hệ với mọi người họ luôn nhồi nhét ra vẻ dạy khôn mọi người. Đây là kiểu uy tín giả danh theo kiểu thông thái rởm, tự tô vẻ đề cao mình.
- uy tín giả danh do mượn ô dù cấp trên.
Loại uy tín này ở những người luôn luôn mượn lợi cấp trên để trấn áp hoặc tạo ra mọi người tưởng mình là người gần gũi, được cấp trên tin tưởng. Trong bất kỳ trường hợp nào họ họ cũng khoe đã được gặp gỡ cấp trên hay được cấp trên tiết lộ cho biết một bí mật quan trọng nào đó. Thông thường họ là những người theo sát cấp trên để được cấp trên bổ nhiệm, lấy uy thế của cấp trên và quan hệ cấp trên đối với mình để xây dựng uy tín.
4. Con đường và biện pháp nâng cao uy tín người lành đạo.
a) Những con đường cơ bản:
- Tự phấn đấu rèn luyện.
Đây là con đường cơ bản nhất để tự nâng cao uy tín của mình. Tự phấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_4_52.doc