Dân chủvà thực hiện dân chủlà nhu cầu khách quan của con người. dân chủ đồng thời là
1 hình thái nhà nước, 1 chế độXH, trong đó thừa nhận vềmặt pháp luật những quyền tự
do, quyền dân chủ, quyền bình đẳng của nhân dân, dân chủ được thực hiện hóa cơchếxã
hội thực thi trong cuộc sống. Mà theo quan niệm của HồChí Minh Dân Chủcó nghĩa là “
Dân là chủ”, “ dân làm chủ” và hơn thếnữa “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nhà nước
do nhân dân làm chủ. Sau cách mạng tháng 10 Nga thành công(1917) đã mởra 1 thời đại
mới, lần đầu tiên trong lịch sửloài người, nhân dân đã giành lại quyền lực thực sựcủa
mình. Nhưvậy dân chủlà 1 phạm trù lịch sử, khi gắn với chế độnhà nước. dân chủsẽ
mất đi khi nào trong xã hội không còn giai cấp. Dân chủcòn là thành quả đấu tranh của
nhân dân lao động chống áp bức, bóc lột, đòi quyền tựdo, quyền làm chủcủa mình.
Dân chủXHCN là nền dân chủcho đại đa sốnhân dân lao động, phục vụcho đại
đa số
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Những câu ôn thi môn mac lenin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG CÂU ÔN THI MÔN MAC LENIN
Câu 1) mối quan hệ giữa biện chứng giữa vật chất và ý thức? ý nghĩa phương pháp luận
của việc nắm vững vấn đề này?
Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức. theo triết học duy vật biện chứng thì:
- vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và
là nguồn gốc sinh ra ý thức. não người là dạng vật chất cao có tổ chức của thế giới
vật chất, là cơ quan phản ánh để hình thành ý thức. ý thức tồn tại vào hoạt động
thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh thế giới khách quan.
- Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào não người, là hình ảnh của thế giới
khách quan. Thế giới khách quan là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung
của ý thức.
Ý thức có tính độc lập tương đối so với vật chất, tác động trở lại vật chất..
- ý thức có tính năng động, sang tạo nên thông qua hoạt động thực tiễn của con người
có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm ở một mức độ nhất định các điều kiện vật chất, góp phần
cải biến thế giới khách quan. Ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan thì có tác dụng
thúc đẩy thực tiễn của con người trong cải tạo thế giới. ngựợc lại, ý thức sẽ kìm hãm hoạt
động thực tiễn cải tạo thế giới của con ngừoi nếu không phản ảnh đúng thế giới khách
quan.
- Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất, thong qua hoạt động thực tiễn của con
người dù đến mức độ nào chăng nữa vẫn pảhi dưa trên sự phản ánh thế giới vật chất và
các điều kiện vật chất khách quan.
Ý nghĩa phương pháp luận của việc nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa vật chất
và ý thức: trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải luôn luôn xuất phát
từ thực tế khách quan, tôn trọng quy luật khách quan, hành động tuân theo quy luật khách
quan. Nghĩa là phải có quan điểm khách quan trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Ý thức có tính độc lập tương đối, có thể tác động trở lại vật chất thong qua hoạt
động thực tiễn của con người. vì vậy, phải thấy được vai trò tích cực của nhân tố ý thức,
trong việc sử dụng có hiệu quả nhất các điều kiện vật chất hiện có.
Cần tránh việc tuyệt đối hóa vai trò duy nhất của vật chất trong quan hệ giữa vật
chất và ý thức. nghĩa là cần chống lại” chủ nghĩa khách quan” thái độ thụ động, trông
chờ, ỷ lại vào điều kiện vật chất.
Cần chống lại bệnh chủ quan, duy ý chí, tuyệt đối hóa của vai trò của ý thức, tinh
thần, hạ thấp, đánh giá không đúng vai trò của các điều kiện vật chất trong hoạt động
thực tiễn.
Câu 2) nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến?
Nội dung:
- theo quan điểm siêu hình” về sự liên hệ”: những người theo quan điểm siêu hình
cho rằng, các sự vật và hiện tượng tồn tại một cách tách rời nhau, cái này bên
cạnh cái kia; giữa chúng không có sự phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau; có chăng chỉ
là những liên hệ hời hợt bên ngoài, mang tính ngẫu nhiên. Một số người theo quan
điểm siêu hình nếu có thừa nhận sự liên hệ và tính đa dạng của nó thì lại phủ nhận
khả năng chuyển hóa lẫn nhau giữa các hình thức liên hệ khác nhau.
- Theo quan điểm duy tâm về sự liên hệ: cơ sở của việc liên hệ, tác động qua lại
giữa các sự vật và hiện tượng là ở các lực lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức, cảm
giác của con người. chẳng hạn, béccơli coi cơ sở của sự liên hệ giữa các sự vật
hiện tượng là cảm giác; Hêghen thì tìm cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật
và hiện tượng ở ý niệm tuyệt đối.
- Theo quan điểm biện chứng về sự liên hệ: thế giới là 1 chỉnh thể thống nhất, các
sự vật, hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa
có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau. Liên hệ là khái niệm chỉ
phụ thuộc lẫn nhau, sự ảnh hưởng, tương tác và chuyên hóa lẫn nhau giữa các sự
vật, hiện tượng trong thế giới, hoặc giữa các mặt, các yếu tố của một quá trình,
một sự vật, hiện tượng.
- Theo triết học duy vật biện chứng, cơ sở của mối liên hệ phổ biến chính là thống
nhất vật chất của thế giới. bởi lẽ, mọi sự vật hiên tượng trên thế giới dù đa dạng,
phong phú khác nhau nhưng đều là những dạng tồn tạ cụ thể của thế giới vật chất.
ngay cả tinh thần, ý thức cũng là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao
là bộ óc người.
- Mối liên hệ phổ biến có tính chất: tính khách quan-nghĩa là mối liên hệ phổ biến
không phu thuộc vào ý muốn chủ quan của con người; tính phổ biến-nghĩa là tồn
tại cả tự nhiên, cả ở xã hội và tư duy của con người; tính đa dạng- rất nhiều mối
liên hệ như mối liên hệ bên trong và mối liên hệ như mối liên hệ bên trong và mối
liên hệ bên ngoài, mối liên hệ bản chất và mối liên hệ không bản chất..từ đó ta
thấy mối liên hệ có vai trò là cơ sở, điều kiện tồn tại và phát triển của mọi sự vật
hiện tượng.
Ý nghĩa:
- là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện trong nhận thức và hoạt động thực
tiễn.
- trong nhận thức sự vật phải nhận thức nó trong mối liên hệ qua lại giữa các
yếu tố, thuộc tính, các bộ phận cấu thành sự vật.
- trong hoạt động thực tiễn để cải tạo sự vật phải có các giải pháp đồng bộ,
toàn diện.
- cần phân loại đúng các mối liên hệ của sự vật trên cơ sở đó nhận thức đúng
chúng để thúc đẩy( hoặc kìm hãm) sự vật phát triển theo hướng phục vụ con
người.
câu 3) nội dung và ý nghĩa của phương pháp luận của quy luật từ những sự thay đổi về
lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại?
chất là một phạm trù triết học dung để chỉ tính quy định vốn có sự vật hiện tượng,
là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó mà không phải là cái khác. Như
vậy, chất với tư cách phạm trù triết học khác với khái niệm chất của các ngành khoa học
khác. Thuộc tính về chất là 1 khía cạnh nào đó về chất của một sự vật, nó được bộc lộ ra
trong mối liên hệ qua lại với sự vật khác. Mỗi sự vật có muôn vàn thuộc tính, mỗi thuộc
tính của sự vật cũng có 1 phức hợp những đặc trưng về chất của mình, khiến cho mỗi
thuộc tính lại trở thành 1 chất. với tư cách là những khía cạnh của chất được bộc lộ ra
trong các mối quan hệ , các thuộc tính của sự vật có vị trí khác nhau, trong đó, có thuộc
tính cơ bản và thuộc tính cơ bản. tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất cơ bản
của sự vật. ở mỗi sự vật chỉ có 1 chất cơ bản, đó là chất mà sự tồn tại hay mất đi của nó
quy định sự tồn tại hay mất đi của bản than sự vật.
lượng là một phạm trù triết học chỉ tính quy định vốn có của sự vật hiện tượng về
mặt quy mô, trình độ phát triển, biểu thị con số các thuộc tính, các yếu tố..cấu thành sự
vật. lượng được thể hiện bằng số lượng, đại lượng trình độ, quy mô, nhip điệu của sự vận
động và sự phát triển- tức là được thể hiện trong các thuộc tính không, thời gian của các
sự vật, hiện tượng.
lượng đổi dẫn đến chất đổi: bất kì sự vật hiện tượng nào cũng có chất và lựong.
Trong qúa trình vận động và phát triển, chất và lượng của sự vật cũng biến đổi. sự thay
đổi của lượng và của chất không diễn ra độc lập đối vơi nhau mà quan hệ chặt chẽ vơi
nhau. Nhưng không phải bất kì sự thay đổi nào của lượng cũng thay đổi lập tức làm thay
đổi căn bản về chất của sự vật. lượng của vật có thể thay đổi trong 1 giới hạn nhất định
mà không vượt quá giới hạn cho phép. Giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa
làm thay đổi về chất mà sự thay đổi đó gọi là Độ.
Độ là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó là
khoảng giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất. Những giới
hạn mà khi thay đổi về lượng dẫn tới thay đổi về chất đó người ta gọi là điểm nút. Hay
nói cách khác, điểm nút là điểm tới hạn mà sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi căn bản
về chất của vật.
Sự thay đổi về chất do những thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là bước nhảy
Chất mới ra đời tác dụng trở lại tới sự thay đổi của lượng.
Ý nghĩa:
- đối với nhận thức : để có tri thức đầy đủ về sự vật, ta phải nhận thức cả mặt
lượng và mặt chất của nó.
- Đối với hoạt động thực tiễn: phải dựa trên việc hiểu đúng đắn vị trí, vai trò và ý
nghĩa của mỗi loại thay đổi(chất và lượng) đê hoạt động có hiệu quả. Chống
khuynh hướng”tả” khuynh, chủ quan, nóng vội, chưa có sự tích lũy về lượng đã
muốn thực hiện bước nhảy về chất. hoặc coi nhẹ sự tích kũy về lượng chỉ bước
nhảy dẫn đến phiên lưu, mạo hiểm. chống khuynh hướng”hữu” khuynh, bảo thủ,
trì trệ, ngại khó khăn không dám thực hiện bước nhảy về chất khi đã có đủ tích
lũy về lượng. Muốn duy trì sự vật ở trạng thái nào đó phải nắm được giới hạn
độ, không để cho lượng thay đổi vượt quá giới hạn của độ.
Câu 4)học thuyết hình thái kinh tế - xã hội: là 1 phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử
chỉ xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định, với 1 kiểu QHSX đặc trưng xã hội đó, phù
hợp với 1 trình độ nhất định của lực lượng sản xuất với 1 kiến thức thượng tầng tương
ưng được xây dựng trên những QHSX ấy. hình thái kinh tế xã hội mang tính trừu tượng
và áp dụng cho mọi xã hội. Mỗi hình thái KTXH dựa trên 1 trình độ KT, KT nhất định và
phù hợp với nó là 1 kiểu QHSX, trên đó xây dựng một kiến trúc thượng tầng tương ứng.
Trong hình thái KTXH, QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là quan
hệ cơ bản, chi phối quyết định mọi quan hệ xã hội, là tiêu chuẩn quan trọng nhất, chỉ rõ
tính chất của các kiểu xã hội khác nhau. QHSX không phụ thuộc vào ý chủ quan của con
người mà chỉ phụ thuộc vào trình độ của những LLSX. Chỉ trên cơ sở những quan hệ SX
tương ứng với sự phát triển của trình độ LLSX mới giải thích được sự vận động phát triển
của các hình thái xã hội.LLSX – QHSX thống nhất trong quá trình SXXH và tạo thành
nền tảng vật chất của hình thái KTXH. Bên cạnh các QHSX là tiêu chuẩn khách quan để
phân biệt các hình thái KTXH, còn mối quan hệ biện chứng giữa cơ sơ hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng- mối quan hệ cơ bản để xác định diện mạo của các hình thái KTXH. Với
mỗi quan hệ đã làm cho xã hội được hiểu như 1 chỉnh thể toàn và 1 thể thống nhất biện
chứng giữa các yếu tố vật chất và tin thần, KT và chính trị, sự tác động biện chứng giữa
khách quan và chủ quan của xã hội. Những tác động đó tạo thành những quy luật cơ bản
của xã hội, trong cơ bản nhất là quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ của
LLSX; quy luật cơ sơ hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng; quy luật đấu tranh giai
cấp trong xã hội có giai cấp đối kháng và các quy luật KTXH..
Câu 6)các phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư:
Mục đích của 2 PP SX ra giá trị thặng dư: SX ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư
cho nhà TB. Phương tiện thủ đoạn tăng cương bó lột lao động làm thuê, cạnh tranh tiêu
diệt lẫn nhau, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuât, cải tiến SX.
Quy luật kinh tế của CNTB:
• Phản ảnh mục đích của nền SX và phương tiện đạt mục đích. Tạo ra ngày
càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản bằng cách tăng cường bóc lột
LĐ làm thuê.
• Quyết định sự phát triển phát sinh của CNTB. Một mặt nó thúc đẩy SX
TBCN phát triển nhanh chóng, mặt khác làm tăng mâu thuẫn cơ bản của
nền KT TBCN.
• SX QT thặng dư phản ánh QH giữa TB và LĐ, đây là quan hệ cơ bản
trong XHTB.
• Chi phối sự hoạt động của quy luật kinh tế khác.
Câu 10) giai cấp công nhân là sản phẩm của nền công nghiệp hiện đại, lực lượng đại
biểu cho sự phát triển của lực lượng sản xuất tiến bộ, cho xu hướng phát triển của lực
lượng SX tương lai; do vậy, về mặt khách quan nó là giai cấp có sứ mện lịch sử lãnh đạo
nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ chế độ TBCN, xóa bỏ mọi chế độ áp bức bóc lột và
xây dựng chủ nghĩa mới- XHCN và CSCN văn minh
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân có những đặc điểm khác về chất so với sứ
mệnh của giai cấp TS và so với tất cả các giai cấp khác.
Thứ nhất: về kinh tế, sứ mệnh của giai cấp công nhân đảm nhiệm nhằm mục tiêu
cuối cùng là xóa bỏ giai cấp, xóa bỏ chế độ tư hữu để xóa bỏ mọi hình thức người bóc lột
người.
Thứ 2: sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân khác hẳn về tính chất và mục đích
với sứ mệnh lịch sử của giai cấp trong các thời đại trước. giai cấp công nhân là tầng lớp
dưới của CNTB, không giải phóng được mình nếu không đồng thời giải phóng tất cả
quần chúng bị áp bức bóc lột.
Thứ 3: sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là sự nghiệp vừa mang tính chất
dân tộc, vừa mang tính chất quốc tế, phải kết hợp chặt chẽ giữa nghĩa vụ dân tộc và nghĩa
vụ quốc tế.
Thứ 4: sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chỉ được hoàn thành khi xây dựng
xong xã hội mới, xã hội CSCN ở mỗi nước và trên toàn thế giới.
Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
• Địa vị kinh tế xã hội của giai cấp công nhân: địa vị KTXH khách quan của
giai cấp công nhân là giai cấp gắn liền với LLSX tiên tiến nhất dưới
CNTB. Với tính chất như vậy, nó là lực lượng quyết định phá vỡ QHSX
TBCN. Như vậy, sau khi dành chính quyền, giai cấp công nhân, đại biểu
cho sự tiến hóa tất yếu của lịch sử, là người duy nhất có khả năng lãnh đạo
xã hội xây dựng 1 phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức SX
TBCN. Về kinh tế là con đẻ của nền SX công nghiệp hiện đại rèn luyện,
đòan kết và tổ chức lại thành 1 lực lượng XH hùng mạnh, đại điện cho
LLSX tiên tiến mang tính chất xã hội hóa cao. Về xã hội, trong CNTB giai
cấp công nhân bị giai cấp tư sản áp bức bóc lột. vì sự sống còn cảu giai
cấp công nhân phải vùng dậy đấu tranh chống gíai cấp TS, lật đổ CNTB.
• Đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân: là giai của những
người lao động SX vật chất là chủ yếu, với trình độ trí tuệ ngày càng cao,
ngày có nhiều sang chế, phát minh được ứng dụng trong SX. Vì thế giai
cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất, có vai trò quyết định cho sự tồn
tại và phát triển của XH. Có lợi ích căn bản đối lập với lợi ích căn bản của
giai cấp TS, giai cấp công nhân xóa bỏ chế đọ tư hữu, xóa bỏ áp bức bóc
lột, giành chính quyền và làm chủ nghĩa XH. Do vậy, giai cấp công nhân
có tinh thần cách mạng triệt để. Có hệ tư tưởng riêng của giai cấp mình, đó
là CN M Le Nin phản ánh sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thực
hiện sứ mệnh lịch sử của mình để nhằm giải phóng xã hội, giải phóng con
người. giai cấp công nhân có đội tiên phong của mình là đảng cộng sản.
vừa có bản sắc dân tộc và chịu trách nhiệm trứơc hết với dân tộc mình,
vừa có quan hệ quốc tế, nên giai cấp công nhân mỗi nước đều là 1 bộ phận
k thể tách rời giai cấp công nhân các nước trên toàn thế giới. vì vậy giai
cấp công nhân mang bản chất quốc tế.
Câu 11)xay dựng nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN
a) Xây dựng nền dân chủ XHCN:
Dân chủ và thực hiện dân chủ là nhu cầu khách quan của con người. dân chủ đồng thời là
1 hình thái nhà nước, 1 chế độ XH, trong đó thừa nhận về mặt pháp luật những quyền tự
do, quyền dân chủ, quyền bình đẳng của nhân dân, dân chủ được thực hiện hóa cơ chế xã
hội thực thi trong cuộc sống. Mà theo quan niệm của Hồ Chí Minh Dân Chủ có nghĩa là “
Dân là chủ”, “ dân làm chủ” và hơn thế nữa “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nhà nước
do nhân dân làm chủ. Sau cách mạng tháng 10 Nga thành công(1917) đã mở ra 1 thời đại
mới, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, nhân dân đã giành lại quyền lực thực sự của
mình. Như vậy dân chủ là 1 phạm trù lịch sử, khi gắn với chế độ nhà nước. dân chủ sẽ
mất đi khi nào trong xã hội không còn giai cấp. Dân chủ còn là thành quả đấu tranh của
nhân dân lao động chống áp bức, bóc lột, đòi quyền tự do, quyền làm chủ của mình.
Dân chủ XHCN là nền dân chủ cho đại đa số nhân dân lao động, phục vụ cho đại
đa số
câu 12) Vấn đề tôn giáo dưới CNXH:
Tôn giáo là hình thái ý thức XH gồm những quan niệm dựa trên cơ sở đức tin và
sung bái những lực lượng siêu nhiên, cho rằng những lực lượng này quyết định, chi phối
số phận con người. Nguồn gốc tôn giáo phải tìm trong tồn tại xã hội, trong quan hệ giữa
người với tự nhiên là một trong những nguồn gốc của tôn giáo.
Thứ 1: sự bất lực và sợ hãi của con người trước những sức mạnh của giới tự nhiên
và trong các quan hệ xã hội.
Thứ 2: trong điều kiện xã hội có áp bức bóc lột giai cấp, những quy luât phát triển
của xã hội biểu hiện như là những lực lượng mù qquáng, trói buộc con gnười và thường
xuyên quyết định tới số phận con người. đó là một trong những nguồn gốc XH chủ yếu
của tôn giáo.
Ý thức tôn giáo bao gồm tâm lý tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo.trong đó tâm lý
tôn giáo đem lại cho hệ tư tưởng tôn giáo một tính chất đặc trưng, một sắc thái tình cảm.
hệ tư tưởng tôn giáo” thuyết minh” những hiện tượng tâm lý tôn giáo, khái quát làm cho
chúng biến đổi theo những chiều hướng nhất định.
Ý thức tôn giáo là phạm trù có tính chất lịch sử, nghĩa là nó ra đời và tồn tại trong
1 giai đoạn lịc sử nhất định. Mặt khác tôn giáo là một hình thái xã hội có tính tiêu cực. nó
Thực hiện chức năng hư ảo trong xã hội cần đề bù-hư ảo. Chức năng đó làm cho tôn giáo
có 1 đời sống lâu dài, một vị trí đặt biệt trong xã hội. tuy nhiên vì tôn giáo phản ánh nhu
cầu giải phóng của nhân dân muốn thoát khỏi sự áp bức của thế giới tự nhiên và những
thế lực thống trị của xã hội. tôn giáo là niềm an ủi, nhu cầu tình cảm, đáp ứng những nhu
cầu thiếu hụt trong cuộc sống của con người.
Quan điểm của chủ nghĩa Mac về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng:
Chủ nghĩa Mac giải quyết vấn đề tôn giáo mang ý nghĩa giải phóng con người, đem lại
“thiên đường” phục vụ cho con người, đây là 1 cuộc đấu tranh tư tưởng phức tạp lâu dài.
Điều kiện tiên quyết để khắc phục tôn giáo như 1 hình thái ý thức có tính tiêu cực là phải
xóa bỏ nguồn gốc xã hội của nó, nghĩa là phải tiến hành 1 cuộc cách mạng XH triệt để
nhằm cải tạo cả tồn tại XH lẫn ý thức XH. Cụ thể là: việc khắc phục những ảnh hưởng
tiêu cực của tôn giáo,phải gắn liền với quá trình cải tạo XH cũ, XD XH mới. hướng con
người vào XH tốt đẹp, chăm lo đời sống vật chất lẫn tin thần của con người, kiên quyết
đấu tranh chống lại mọi sự chia rẽ vì sự khác biệt tôn giáo. Tôn trọng, bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân. Việc vào đạo, chuyển đạo hay bỏ đạo
là quyền tự do của con người. thực hiện đoàn kết toàn dân, đoàn kết những người theo
hoặc không theo tôn giáo, những người theo các tôn giáo khác nhằm thực hiện công cuộc
xây dựng và bảo vệ tổ quốc. phân biệt 2 mặt chính trị và tư tưởng trong vấn đề tôn giáo
để có những hình thức và biện pháp giải quýết các mâu thuẫn 1 cách hợp lý. Mặt tư tưởng
thể hiện nhu cầu tín ngưỡng trong tôn giáo. Mặt chính trị thể hiện sự lợi dụng tôn giáo để
chống phá sự nghiệp CM XHCN của những phần tử đội lốt tôn giáo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mon_maclenin2_9659.pdf