Những cái cần để trưởng thành

(WTT) –Một cách đơn giản, sự trưởng thành về tâm lý cũng được hiểu như sự

trưỏng thành về mặt tình cảm. Vì thiếu trưởng thành về tâm lý, nên nhiều người

tuy tăng triển, lớn mạnh về thể lý, nhưng vẫn chưa trưởng thành vềtình cảm.

Những thái độ vô trách nhiệm, sự hờn giận, nóng nẩy, và câu nệ, chấp nhất. Một số hành động

của sự thiếu trưởng thành này như thiếu tế nhị, và thiếu

cẩn trọng đến độ để tình cảm và những rung động tình

cảm bột phát một cách hết sức bừa bãi, lấn át cả lý trí

và trí tuệ.

pdf7 trang | Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Những cái cần để trưởng thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những cái cần để trưởng thành (WTT) – Một cách đơn giản, sự trưởng thành về tâm lý cũng được hiểu như sự trưỏng thành về mặt tình cảm. Vì thiếu trưởng thành về tâm lý, nên nhiều người tuy tăng triển, lớn mạnh về thể lý, nhưng vẫn chưa trưởng thành về tình cảm. Những thái độ vô trách nhiệm, sự hờn giận, nóng nẩy, và câu nệ, chấp nhất. Một số hành động của sự thiếu trưởng thành này như thiếu tế nhị, và thiếu cẩn trọng đến độ để tình cảm và những rung động tình cảm bột phát một cách hết sức bừa bãi, lấn át cả lý trí và trí tuệ. 1. Phát triển thể lý: Về thể lý, con người phát triển nhất ở vào tuổi 13 tới 19. Không những phái nam, mà cả phái nữ cũng thế. Người Việt Nam có câu: “Gái mười bẩy, bẽ gẫy sừng trâu”, để nói lên sự tăng trưởng và dồi dào sức lực trong thời gian cơ thể phát triển này. Không những các cơ bắp trong người tăng trưởng, mà còn cả đến tri thức cũng theo đà tăng triển. Chính vì thế, ở vào tuổi 15, một trẻ vị thành niên có đủ lý lẽ và hiểu biết để tranh biện với những người lớn tuổi về những đề tài xẩy ra chung quanh cuộc sống bao gồm chính trị, văn hóa, giáo dục, và xã hội. Nhưng theo cơ thể học và vạn vật học, thì sự phát triển ấy còn kéo dài cho tới 25 tuổi. Lý do vì ở tuổi 25, các sụn tiếp hợp ở các đầu khớp xương ngừng tăng trưởng. Do đó, cơ thể con người không tăng trưởng nhiều về chiều cao. Ngược lại, tăng trưởng bề ngang sau tuổi này. 2. Phát triển sinh lý: Thời gian phát triển về cơ thể cũng là thời điểm phát triển về sinh lý. Đúng ra, thân xác con người phát triển cũng chỉ nhằm mục đích tiến đến việc thực hiện hành động sinh lý. Vì tất cả sự chuẩn bị và tăng trưởng của các phần thân thể đều dẫn tới việc con người có thể hoàn tất được mục đích bảo vệ giống nòi là sinh sản con cái. Do đó, sự phát triển cơ thể của một em bé gái là chuẩn bị cho vai trò làm mẹ. Và sự phát triển cơ thể của một em bé trai là để chuẩn bị cho vai trò làm cha sau này. Kinh nguyệt của em bé gái ở vào tuổi 12 hoặc 13, những giấc mơ xuất tinh của em bé trai cũng ở lứa tuổi này là những dấu hiệu của tình trạng tăng trưởng, và chuẩn bị cho nhu cầu sinh lý. Ngoài ra, trong thời gian cơ thể phát triển ở tuổi này, nhũ hoa của phái nữ cũng được tăng triển như một dấu hiệu cần thiết cho vai trò làm mẹ sau này của nữ giới. 3. Phát triển tâm lý: Song song với sự phát triển về thể lý và sinh lý, sự phát triển về tâm lý của tuổi này cũng không ngoài mục đích thu hút và hấp dẫn lẫn nhau trong cuộc sống, và để hoàn tất việc duy trì nòi giống. Sức cuốn hút của tình yêu vừa do những thao thức và thèm khát của dục tính, vừa là những khao khát của tình cảm. Từ ngữ yêu và hành động yêu, do đó, thường khó tránh khỏi bị lạm dụng và bị thôi thúc bởi những khao khát và thèm muốn sinh lý. Do sức quyến rũ và thu hút của nhu cầu sinh lý, tình yêu trở thành một hấp lực lạ lùng đến độ nó có khả năng thắng vượt tất cả. Sự gắn bó mật thiết giữa yêu và dục chúng Sự phát triển về tâm sinh lý tuy có thể nhìn dưới hai khía cạnh, nhưng nó lại gắn liền và xen lẫn với nhau đến độ thật khó lòng tách rời khỏi tình yêu yếu tố tính dục, và dục tính lại không bị chi phối và gắn liền với tình yêu. Cũng một hành động tính dục nếu xảy ra giữa hai người yêu nhau người ta gọi đó những hành động và việc làm ân ái. Một việc làm thiêng liêng, đẹp đẽ, đáng ca tụng. Ngược lại, nó bị coi là thái độ hay hành động hiếp dâm, một hành động bẩn thỉu, dơ dáy, đáng nguyền rủa. Nhưng để trưởng thành về tâm lý, con người phải chờ đến khoảng 30 tuổi. Tuổi mà người Việt Nam gọi là “Tam thập nhi lập”. Cha ông ta qua kinh nghiệm đã để lại một nhận xét tâm lý phát triển rất hay, điều mà các nhà tâm lý Tây Phương bây giờ cũng phải công nhận. Một cô hay một cậu ta cũng có thể nhìn thấy trong tương quan của các cặp tình nhân, các cặp vợ chồng mới cưới. Tình yêu và tính dục của những người này khác với tình yêu và tính dục của những đôi vợ chồng già, vì điều mà người Việt Nam chúng ta thường gọi là sống với nhau vì tình nghĩa chứ không phải vì tình yêu thể xác dầu gì đi nữa, thì cũng phải chờ đến khoảng 30 mới chững chạc và được coi là trưởng thành về mặt tình cảm. Do đó, nói tới trưởng thành tâm lý, cũng chính là đề cập tới cung cách xử thế, thái độ của một người trong việc kiềm chế hay hoán chuyển những cảm xúc và tình cảm. Một cách đơn giản, sự trưởng thành về tâm lý cũng được hiểu như sự trưỏng thành về mặt tình cảm. Vì thiếu trưởng thành về tâm lý, nên nhiều người tuy tăng triển, lớn mạnh về thể lý, nhưng vẫn chưa trưởng thành về tình cảm. Những thái độ vô trách nhiệm, sự hờn giận, nóng nẩy, và câu nệ, chấp nhất. Một số hành động của sự thiếu trưởng thành này như thiếu tế nhị, và thiếu cẩn trọng đến độ để tình cảm và những rung động tình cảm bột phát một cách hết sức bừa bãi, lấn át cả lý trí và trí tuệ. Đối với những người ấu trĩ về tâm lý này thì ai làm sao mặc kệ, họ muốn ăn, muốn nói, muốn làm gì thì ăn, nói, và làm; không cần biết điều ấy là xấu hay tốt, nên làm lúc này hay nên làm lúc khác, nên thế này hay nên thế khác. 4. Phát triển tâm linh: Tuy nhiên, khi nói về sự hoàn chỉnh của một người, thì ngoài những yếu tố tâm sinh lý ra, chúng ta còn cần tới một sự phát triển khác nữa, đó là sự phát triển về mặt tâm linh. Sự trưởng thành tâm linh, do đó, là một trong những nét nổi bật của đời sống một người. Theo Hữu Lý Tình Cảm của Abert Ellis, niềm tin và tâm linh có một sức mạnh phi thường, chi phối mọi hoạt động của con người. Nó chính là kết tinh của một nền giáo dục, những ảnh hưởng của di truyền, của môi trường, và sự chi phối của niềm xác tín tôn giáo trong cõi siêu hình. Sức mạnh và ảnh hưởng của tâm linh không những đủ khả năng kìm hãm những đòi hỏi tự nhiên của bản năng, mà còn hướng tới những mục đích cao cả khác qua lăng kính tôn giáo. Điều này Freud cũng đá qua khi đề cập đến Siêu Ngã với cái nhìn Phân Tâm của ông. Nhờ sự trưởng thành tâm linh, con người mới biết làm chủ được bản năng, và làm chủ được những ước muốn, tình cảm về mặt tự nhiên. Về mặt tâm lý, niềm tin tôn giáo cũng có một sức mạnh lạ lùng có khả năng làm cho con người vui vẻ để mà chết, để mà hy sinh, và chấp nhận những thử thách lớn lao. Chính vì vậy, một khi tâm linh hay tôn giáo bị lợi dụng hoặc cắt nghĩa sai lạc, nó sẽ trở thành một động lực làm phát sinh những hành động cuồng tín. Điều này giải thích tại sao có những cuộc hy sinh, những cái chết mà ta gọi là cuồng tín. Nhưng cũng nhờ trưởng thành về tâm linh, ta có những đời sống đạo đức, và luân lý. Như vậy, khi đề cập đến sự trưởng thành của một người, ngoài việc phát triển về mặt thể lý, phát triển tâm sinh lý, ta còn cần đề cập đến sự hoàn chỉnh và trưởng thành tâm linh nữa. Nhưng riêng về sự trưởng thành tâm linh là điều không thể loại bỏ ảnh hưởng của tôn giáo. Tất cả làm nên một con người và cuộc sống hoàn chỉnh, tạo sự hài hòa cho con người. Thiếu một trong ba yếu tố ấy, cuộc sống con người sẽ không được hoàn hảo, nếu không muốn nói là bệnh hoạn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_cai_can_4684.pdf