Những bịnh tâm thần ảnh hưởng tình cảm (Mood Disorders)

Bịnh này do sự xáo trộn của chất Norepinephrine và chất Seretonin ở

não bộ. Phụ nữ bị bịnh này gắp hai lần nam giới, hơn phân nửa bị bịnh này

vào lứa tuổi 20 tới 50, tuy nhiên tất cả mọi lứa tuổi đều có thể bị bịnh này,

và 1/4 trường hợp xảy ra khi bịnh nhân gặp biến cố trong cuộc sống (mất sở,

ly dị, người thân mất.). 3/4 trường hợp bịnh tự nhiên xảy ra, không có lý do

chính đáng. Bịnh có tính chất di truyền. Khoảng chừng 10% dân số bị bịnh

này. Ở những quốc gia có đời sống khó khăn, con số này có thể cao hơn

nhiều.

Triệu chứng của bịnh này là mất thú vui trong cuộc sống (ahedonia),

xáo trộn giấc ngủ (mất ngủ hay ngủ lu bù) và xáo trộn khẩu vị (biến ăn), mệt

mỏi trong người, chậm chạp trong suy nghĩ và hành động. Bịnh nhân còn có

những suy nghĩ tự ti (poor self esteem), mặc cảm tội lỗi và thậm chí có

những suy nghĩ muốn tự tử. Nam giới thì có triệu chứng bực tức nhiều hơn

là buồn nản. Từ đó dễ sanh ra lạm dụng rượu và bạo động gia đình. Rượu và

trầm cảm là 2 mối nguy lớn dẩn đến bạo động gia đình. Ở người Á châu,

triệu chứng bịnh buồn nản thường biểu hiện ở cảm giác đau toàn thân mặc

dù đi khám nhiều bác sĩ mà không tìm ra nguyên nhân bịnh ở cơ thể. Nhiều

bác sĩ hiểu lầm tưởng bịnh nhân giả bộ bịnh và gán cho bịnh nhân cái tên là

bịnh tưởng tượng gây ra sự hoang mang cho bịnh nhân.

pdf12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Những bịnh tâm thần ảnh hưởng tình cảm (Mood Disorders), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những bịnh tâm thần ảnh hưởng tình cảm (Mood Disorders) Phần 1 Bịnh xáo trộn về tình cảm có thể chia làm 3 loại: (1) buồn nản hay trầm cảm (major depression), (2) chu kỳ vui-buồn quá độ hay tình cảm lưỡng cực (manic depressive disorder) và (3) lo âu (anxiety disorder). Bịnh buồn nản (Major Depression) Định Nghĩa: Bịnh này do sự xáo trộn của chất Norepinephrine và chất Seretonin ở não bộ. Phụ nữ bị bịnh này gắp hai lần nam giới, hơn phân nửa bị bịnh này vào lứa tuổi 20 tới 50, tuy nhiên tất cả mọi lứa tuổi đều có thể bị bịnh này, và 1/4 trường hợp xảy ra khi bịnh nhân gặp biến cố trong cuộc sống (mất sở, ly dị, người thân mất...). 3/4 trường hợp bịnh tự nhiên xảy ra, không có lý do chính đáng. Bịnh có tính chất di truyền. Khoảng chừng 10% dân số bị bịnh này. Ở những quốc gia có đời sống khó khăn, con số này có thể cao hơn nhiều. Triệu chứng của bịnh này là mất thú vui trong cuộc sống (ahedonia), xáo trộn giấc ngủ (mất ngủ hay ngủ lu bù) và xáo trộn khẩu vị (biến ăn), mệt mỏi trong người, chậm chạp trong suy nghĩ và hành động. Bịnh nhân còn có những suy nghĩ tự ti (poor self esteem), mặc cảm tội lỗi và thậm chí có những suy nghĩ muốn tự tử. Nam giới thì có triệu chứng bực tức nhiều hơn là buồn nản. Từ đó dễ sanh ra lạm dụng rượu và bạo động gia đình. Rượu và trầm cảm là 2 mối nguy lớn dẩn đến bạo động gia đình. Ở người Á châu, triệu chứng bịnh buồn nản thường biểu hiện ở cảm giác đau toàn thân mặc dù đi khám nhiều bác sĩ mà không tìm ra nguyên nhân bịnh ở cơ thể. Nhiều bác sĩ hiểu lầm tưởng bịnh nhân giả bộ bịnh và gán cho bịnh nhân cái tên là bịnh tưởng tượng gây ra sự hoang mang cho bịnh nhân. Thí dụ: Cô B, một phụ nữ Á châu, 28 tuổi, hơn 2 tuần nay cô cảm thấy sa sút trong việc làm. Cô là một nhân viên kế toán giỏi của ngân hàng. Cô đã li dị với chồng đã gần một tháng nay. Thời gian đầu, cô có thể chống cự lại nỗi buồn và ở lại sở làm thêm giờ (overtime). Hai tuần nay, cô ngủ không ngon giấc, sáng dậy cảm thấy mệt mỏi trong người. Cô không tha thiết trong công việc làm đẹp người như trước nữa (không trang điểm, quần áo không ủi...). Trong sở, cô không thể tập trung tư tưởng vào những con số. Hồ sơ bị ối động, chồng chất trên bàn. Cô trở nên cau có, gây sự bực dọc cho đồng nghiệp. Về nhà, cô không còn sức dọn dẹp nhà cửa. Bạn bè gọi, cô không muốn nhấc điện thoại lên và nhiều khi bỏ ăn cơm tối. Những tư tưởng tự tử cứ lẩn quẩn trong đầu cô như bầy muỗi đói. Đôi lúc cô muốn kết liễu cuộc đời vì cô mất hết niềm hy vọng (hopeless). Cô xin nghỉ việc và nguyên ngày chui rúc trong phòng. Cô ngày càng ốm đi, với nhiều cơn nhức đầu, đau ngực và nhức mỏi. Gia đình lo âu nên dẫn cô đi khám bác sĩ. Lần đầu tiên đi khám bác sĩ gia đình, cô B bị mặc cảm và ngần ngại không nói cho bác sĩ biết hoàn cảnh gia đình và những triệu chứng buồn nản của cô. Trong 15 phút gặp mặt và khai bịnh với bác sĩ gia đình, cô B chỉ khai những cơn nhức đầu, đau ngực và nhức mỏi. Bác sĩ cho thuốc và cho cô B đi thử nghiệm máu và tim. Mọi kết quả đều bình thường. Cô B uống thuốc giảm đau mà không hết bịnh. Lần sau, bác sĩ hỏi kỹ hơn và chẩn bịnh buồn nản và giới thiệu cô cho bác sĩ tâm thần (psychiatrist) để điều trị. Cách chữa trị: Cách chữa trị hữu hiệu nhứt của bịnh buồn nản là dùng thuốc điều hòa các chất hóa học kể trên của não bộ kèm với tâm lý trị liệu (psychotherapy). Hiện nay có rất nhiều nhóm thuốc trị bịnh buồn nản. Nhóm Tricyclic Antidepressant gọi tắt là TCA (thí dụ như Amitriptyline) là nhóm thuốc ra đời khoảng thập niên 60-70. Phản ứng phụ của nhóm này là có thể làm giảm áp huyết nên bịnh nhân, nhứt là người lớn tuổi hay bị chóng mặt nếu dùng liều lượng cao, ngoài ra còn làm khô miệng. Nhóm mới hơn là nhóm SSRI (Serotonin Reuptake Inhibitor) chuyên về ổn định chất Serotonin (thí dụ như Fluoxetine, Paroxetine, Sertraline, Citalopram). Gần đây hơn có loại thuốc mới làm ổn định chất Serotonin lẫn Norepinephrine gọi là SNRI Serotonin Norepinephrine Reuptake Inhibitor như là Venlafaxine hay Duloxetine. Nhóm này có khả năng trị trầm cảm và đau nhức. Nhóm thuốc SSRI có phản ứng phụ ảnh hưởng đường ruột (làm xót ruột, nên uống thuốc sau bữa ăn) và sinh lý (giảm ham muốn, mất cường dương). Thông thường phản ứng phụ giảm dần sau một thời gian uống thuốc liên tục. Khi bịnh nhân khá hơn, giảm liều thuốc có thể làm giảm phản ứng phụ. Bịnh trầm cảm dễ đưa đến tâm trạng mất hết hy vọng và suy sụp tinh thần. Bịnh nhân thường có những tư tưởng bi quan không muốn sống. Khi mới cho thuốc bác sĩ nên thận trọng vì đôi khi phản ứng phụ làm bịnh nhân khó chịu đưa đến ý muốn tự vận. Đôi lúc bịnh nhân mang sẵn ý định tự vận nhưng khi bị trầm cảm nặng họ không có nghị lực thực hiện hành động đó đến khi bịnh khá hơn họ đủ sức thực hiện hành động tự tử. Vì thế bịnh này phải cần được theo dõi kỷ. Cũng ví lý do này, trị liệu tâm lý nên đi đôi với điều trị bằng thuốc men. Bịnh nhân phải uống thuốc bao lâu? Những nhóm thuốc trị về bịnh buồn nản không có hiệu quả tức thời mà bắt đầu hiệu nghiệm sau 3-4 tuần. Nhiều bịnh nhân hiểu lầm uống thuốc trong thời gian vài ngày thấy không bớt nên bỏ thuốc. Nếu lần đầu tiên bị bịnh thì bịnh nhân phải uống thuốc trong vòng 6 tháng để tránh bịnh tái phát (relapse). Nếu sau khi bỏ thuốc sau 6 tháng mà bịnh tái phát thì phải uống thuốc dài hạn. Sau khi bịnh được điều trị thì bịnh nhân có thể uống thuốc liều thấp hơn để giữ cho bịnh đừng tái phát và tránh phản ứng phụ. Trong những tháng đầu mới bị bịnh thì tâm lý trị liệu rất cần thiết để giúp bịnh nhân phục hồi tư tưởng lành mạnh. Ngoài ra tâm lý trị liệu còn giúp bịnh nhân nói ra những bứt rứt dồn nén (repression) trong tâm tư. Khi những sự dồn nén được phát biểu thì bịnh nhân cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Thí dụ có nhiều bịnh nhân không khóc được và sau khi sự dồn nén được giải tỏa thì họ có thể khóc nức nở và sau đó cảm thấy dễ chịu hơn. Có nhiều trường hợp bịnh nhân dùng đủ loại thuốc mà không hết bịnh phải nhờ tâm lý trị liệu mới giảm bịnh. Tóm lại: -Bịnh buồn nản do sự xáo trộn của các chất hóa học trong não bộ và những triệu chứng của bịnh này ngoài ý muốn của bịnh nhân. Bịnh nhân không phải lười biếng hoặc không chịu cố gắng. -Ở những người Á châu, bịnh này hay kèm theo những triệu chứng mệt mỏi đau nhức mà không có nguyên nhân căn cứ trên cơ thể. Đây không phải là bịnh tưởng tượng vì bịnh nhân đau đớn thật sự. -Thuốc trị bịnh buồn nản không có hiệu nghiệm nhất thời, cần phải dùng liên tục trong 3-4 tuần mới bắt đầu thấy hiệu nghiệm. Uống không liên tục sẽ bị phản ứng phụ nhiều hơn. -Cách trị liệu hữu hiệu nhứt là phối hợp thuốc men với tâm lý trị liệu. Đôi khi uống thuốc không trị không dứt bịnh. -Thống kê cho biết thời gian đang bình phục có nhiều vụ tự tử xảy ra vì bịnh nhân có sức để thực hiện quyết định nên gia đình cần thận trọng quan sát. Nếu bịnh nhân có ý định tự tử thì nên gọi cho bác sĩ biết hoặc dẫn bịnh nhân đến phòng cấp cứu để gặp bác sĩ. Bịnh chu kỳ vui buồn quá độ (Manic Depressive disorder) Định Nghĩa: Bịnh này còn gọi là bịnh Tình cảm lưỡng cực (Bipolar disorder). Hiện nay khoa học chưa biết rõ nguyên nhân của bịnh này. Bịnh này có thể do sự xáo trộn của màn (membrane) của tế bào thần kinh làm nảo bộ dể bị kích động. Màn của tế bào thần kinh đống vai trò rất quan trọng vì nó có chức năng điều hòa sự ra vào của chất Sodium và Calcium. Sự ra vào của những chất này tạo ra xung động thần kinh (nervous impulse) và giúp não bộ thực hiện chức năng của nó. Khi màng thần kinh mất sự điều hòa thì có thể tạo ra bịnh vui buồn quá độ hoặc bịnh kinh phong (seizure), tùy vào những vùng của não bộ bị xáo trộn. Bịnh Manic depression có tính cách di truyền, nếu cha hoặc mẹ bị bịnh thì xác suất ở người con là 25%. Triệu chứng của bịnh này là có chu kỳ (cycle) vui-buồn-vui hoặc buồn-vui-buồn. Trong lúc vui thoái quá (mania), bịnh nhân tin rằng mình là người phi thường vượt chúng, có nhiều năng lực, có thể làm chuyện không ai làm được, ngủ ít, suy nghĩ và nói nhiều, tăng hoạt động xã hội, xài tiền như nước, hoạt động sinh lý hỗn tạp, không phân biệt (sexual promiscuity), hay cau có và dễ bị phân tâm. Sau một thời gian có nhiều năng lực như vậy, bỗng nhiên bịnh nhân rơi vào tâm trạng buồn nản mệt mỏi như kể ở phần bịnh buồn nản. Chu kỳ vui-buồn đó nếu không trị sớm, bịnh nhân có thể bị điên loạn (psychotic), thí dụ như tin rằng mình là Chúa giáng thế xuống cứu rỗi trần gian. Có những trường hợp bịnh nhân bị chứng bịnh này lần đầu tiên chỉ có tâm trang buồn nản xuất hiện trước mà chưa có tâm trạng vui quá độ. Khi uống thuốc trị trầm cảm thì trong người thấy rất khó chịu rồi sau đó mới xuất hiện triệu chứng vui quá độ (mania). Cho nên khi bịnh nhân có cảm giác bất thường nên thông báo cho bác sĩ biết. Thí dụ: Anh X là một sinh viên đại học, 25 tuổi, đã 3 ngày nay anh ta thức trắng đêm và tin rằng anh không cần ngủ. Anh ta cảm thấy sinh lực dồi dào mặc dù chỉ ăn có một bữa. Anh ta nghĩ ra nhiều đồ án (project) mới cùng một lúc và viết ra trên cả chục tờ giấy. Anh tin rằng mình có thể thay đổi được sự nghèo đói trên thế giới và dự định sẽ hợp mặt với tổng thống Bush trong ngày gần đây để giới thiệu đồ án của anh. Anh từng là người nhút nhát không dám nhìn thẳng mặt phụ nữ, bây giờ thì người đẹp nào anh cũng xáp lại nói chuyện và mời đi ăn. Anh xài hết tiền trong nhà băng trong vòng 2 ngày để mua sắm những vật không cần thiết và bao những cô gái ngủ với anh. Một tuần lễ sau, anh bỏ học vì tin rằng những giáo sư đại học không đủ trí khôn để dạy anh. Anh càng ngày càng nói nhiều và nói nhanh đến nỗi không ai hiểu được anh. Gia đình thấy không ổn nên dẫn anh tới bịnh viện. Hiện tượng như trên, danh từ chuyên môn gọi là mania. Nếu không trị sớm mania sẽ dẫn đến buồn nản (depression) hoặc điên loạn (psychosis). Điên loạn gồm có ảo tưởng (tin mình là thánh nhân, tin mình có nhiều thần lực), ảo thính (nghe tiếng nói trong đầu) và ảo thị (nhìn thấy những vật không có thật). Cách chữa trị: Bịnh này chỉ có cách trị duy nhứt là dùng thuốc. Nếu bịnh nhân bị bịnh nặng không tin rằng mình có bịnh và từ chối uống thuốc thì cần phải bị bắt buộc nhập viện để điều trị. Hiện nay có ba nhóm thuốc trị bịnh này: (1) Lithium, (2) nhóm thuốc trị kinh phong (Divalproex Sodium, Carbamazepine, Lamotrigine...) và (3) nhóm thuốc mới trị điên loạn (Olanzapine, Risperidone, Quetiapine, Aripripaxole..). Bịnh nhân uống Lithium thường phải thử máu vì khi nồng độ Lithium trong máu quá cao sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ (ói mửa, đi đứng không vững), khi nồng độ quá thấp thì không trị dứt bịnh. Lithium và nhóm thuốc trị kinh phong thường làm tay chân bị run. Nhóm thuốc mới trị điên loạn atypical antipsychotics có khuynh hướng gây ra cao mỡ và cao đường trong máu Một số bịnh nhân sau khi cơn vui thoái quá được ổn định cần phải qua một thời gian ngắn tâm lý trị liệu để giải quyết những vấn đề ưu phiền xảy ra trong lúc bị bịnh (thí dụ như xung đột gia đình) để giúp bịnh nhân gia nhập lại với gia đình và xã hội. Ngoài ra tâm lý trị liệu giúp bịnh nhân nhìn nhận những triệu chứng phát khởi của mania để ngăn chận kịp thời. Bịnh nhân có ý tưởng tự tử (thí dụ vì xấu hổ) cần phải qua tâm lý trị liệu để giải quyết những ưu sầu trong tâm hồn. Tóm lại: -Bịnh chu kỳ vui buồn quá độ (manic depressive disorder) là do sự mất điều hòa của não bộ và những hành động và suy nghĩ xảy ra ngoài ý muốn và sư kiềm chế của bịnh nhân. -Bịnh này cần phải uống thuốc dài hạn, nếu không, thời gian tình cảm ổn định bình thường sẽ bị rút ngắn lại và chu kỳ vui-buồn sẽ xảy ra nhanh hơn và nặng hơn. Khi bịnh nặng, bịnh nhân có thể bị điên loạn. -Nếu bịnh nhân có ý định tự tử sau cơn mania, cần nên nhập viện và phải được điều trị bằng tâm lý trị liệu song song với thuốc men.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf82_338.pdf
  • pdf81_1695.pdf
Tài liệu liên quan