Tuyến giáp trạng là một tuyến nội tiết quan trọng điều hòa nhiều hoạt động
sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Khi rối loạn chức năng tuyến giáp có thể gây
ra các bệnh cường tuyến giáp trạng, suy tuyến giáp trạng,bướu lành tuyến giáp
trạng và ung thư tuyến giáp trạng rất nguy hiểm.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Những bệnh tuyến giáp trạng thường gặp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những bệnh tuyến giáp trạng thường gặp
Tuyến giáp trạng là một tuyến nội tiết quan trọng điều hòa nhiều hoạt động
sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Khi rối loạn chức năng tuyến giáp có thể gây
ra các bệnh cường tuyến giáp trạng, suy tuyến giáp trạng, bướu lành tuyến giáp
trạng và ung thư tuyến giáp trạng rất nguy hiểm.
Cơ chế hoạt động của tuyến giáp trong cơ thể
Giáp trạng (thyroid) là một tuyến nội tiết hình móng ngựa, nằm ở trước cổ,
tiết ra chất nội tiết tố thyroxin (T4) có vai trò điều hòa sự phát triển của các cơ
quan, thúc đẩy sự hoạt động, trưởng thành của mọi tế bào. Sự hoạt động của tuyến
giáp được điều hòa bởi tuyến yên theo cơ chế như sau: tuyến yên tiết ra chất TSH
(thyroid stimulating hormon), thúc đẩy tuyến giáp trạng tiết ra T4. Khi nồng độ T4
trong máu giảm, tuyến yên lại tiết thêm TSH, thúc đẩy tuyến giáp tiết đủ lượng T4
cần thiết. Ngược lại nếu nồng độ T4 trong máu đã đủ hoặc cao thì tuyến yên tiết ít
TSH đi, theo đó tuyến giáp sẽ tiết ít T4 phù hợp với nhu cầu cơ thể. Do đó khi có
rối loạn về thần kinh và thể dịch, sẽ dẫn đến các bệnh của tuyến giáp. Dưới đây
xin đề cập tới các bệnh thường gặp của tuyến giáp.
Thiểu năng hay là suy tuyến giáp trạng (hypothyroidism).
Vì một lý do nào đó, tuyến giáp trạng bị suy, không thể tiết đủ T4, mặc dù
tuyến yên có tiết thật nhiều TSH, khi đó xét nghiệm máu sẽ thấy kết quả là T4
thấp và TSH tăng cao. Bệnh xảy ra tự nhiên, hoặc sau phẫu thuật cắt một phần
tuyến giáp... Biểu hiện suy giáp trạng khởi phát với các dấu hiệu rất mơ hồ: bệnh
nhân thấy mệt mỏi, buồn ngủ, trí nhớ giảm sút, táo bón, nhức mỏi bắp thịt, khan
tiếng, phụ nữ thấy chảy máu ở âm đạo bất thường; phù nhẹ mặt và mắt, da khô,
bủng; Sau khoảng vài tháng thấy mọi hoạt động thể lực và tinh thần trì trệ hẳn; ăn
uống mất ngon; tóc khô và rụng nhiều; đặc biệt bệnh nhân có thể bị hôn mê đột
ngột; tuyến giáp có thể to lên hoặc không to. Điều trị suy giáp trạng bệnh nhân cần
phải kiên trì uống thuốc thyroxin theo chỉ định của bác sĩ, sau khoảng vài tuần,
bệnh nhân sẽ bình phục, song có thể phải điều trị kéo dài suốt đời.
Cường tuyến giáp trạng (hyperthyroidism): là do tuyến tiết ra quá nhiều
chất T4, với các dấu hiệu: bệnh nhân thấy tinh thần luôn căng thẳng, mất ngủ, tính
tình thất thường, lúc nóng nảy hung đồ, khi thì thờ ơ lãnh đạm; tay chân run rẩy,
chịu đựng thời tiết nóng kém, hay vã mồ hôi; ăn nhiều mà vẫn sút cân, suy nhược
cơ thể, hồi hộp đánh trống ngực, khó thở, ở phụ nữ thấy kinh ra ít; mắt to và lồi
dần; có khi bệnh nhân chỉ gặp các triệu chứng như sút cân, yếu mệt, buồn sầu; một
số bệnh nhân khác lại thấy những triệu chứng về tim nổi trội như: loạn nhịp tim,
suy tim..., tuyến giáp có thể phì to hoặc không to; xét nghiệm thấy T4, TSH trong
máu tăng; chụp tuyến giáp với iod phóng xạ thấy tuyến giáp hấp thụ chất iodine
nhiều hơn bình thường...
Có nhiều phương pháp điều trị cường tuyến giáp như sau:
- Nội khoa: dùng thuốc có tác dụng ức chế sự tiết chất T4 của tuyến giáp
với thời gian dài từ 1-2 năm. Kết quả khoảng 30%-50% số bệnh nhân khỏi bệnh;
số còn lại thường tái phát trong vòng 6 tháng kể từ sau khi ngưng thuốc. Uống iod
phóng xạ: thường sử dụng cho bệnh nhân cao tuổi, hay bệnh nhân đã chữa bằng
thuốc uống nhưng bị tái phát. Iod phóng xạ có tác dụng ngăn sự tổng hợp chất T4
trong tuyến giáp trạng, ức chế các tế bào của tuyến giáp không thể sản sinh T4 như
bình thường. Nhưng sau khi điều trị với chất phóng xạ iod, tuyến giáp sẽ bị suy,
nên có khi phải dùng chất T4 để điều trị suốt đời.
- Phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp trạng: chỉ dùng cho những bệnh
nhân uống thuốc không hiệu quả, hay ngại điều trị bằng chất phóng xạ iod.
Ung thư tuyến giáp: Là bệnh ác tính của tuyến giáp với biểu hiện tuyến
giáp to nhanh trong thời gian ngắn và có các hạch nổi lên bất thường vùng xung
quanh; bệnh nhân kém chịu nóng, hay vã mồ hôi, luôn luôn trong trạng thái tinh
thần căng thẳng, mất ngủ, tính khí thất thường; tay chân run rẩy yếu đuối; ăn nhiều
mà vẫn sút cân; hoạt động mau bị mệt, hồi hộp, khó thở; phụ nữ thấy kinh ra ít.
Tùy theo thể loại ung thư mà có cách điều trị khác biệt: mổ cắt bỏ khối ung thư, xạ
trị, chạy điện hoặc sử dụng thuốc chống ung thư.
Bướu lành tuyến giáp: Là loại bệnh của tuyến giáp gặp nhiều nhất; tuyến
giáp to lên hoặc nổi u nổi cục, nhưng bệnh nhân vẫn làm việc bình thường, không
có dấu hiệu gì của bệnh cường hay suy tuyến giáp. Xét nghiệm máu thấy lượng T4
và TSH ở trị số bình thường. Có khi tuyến giáp cứ ngày một lớn lên rồi chèn ép
các cơ quan chung quanh làm cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu ở cổ, khó thở, khó
nuốt, hay ho. Có thể gặp các trường hợp bướu tuyến giáp như sau:
- Tuyến giáp to đều, không đau; tuyến to nhiều mất thẩm mỹ hoặc chèn ép
khiến bệnh nhân khó thở, ho, cần phải uống thuốc thyroxine để tuyến nhỏ lại,
thường sau 3-6 tháng có kết quả; song có thể phải dùng thuốc trong một thời gian
dài hoặc suốt đời để tuyến không lớn lên. Nếu dùng thuốc không kết quả cần phải
phẫu thuật cắt bỏ phần lớn tuyến, chỉ chừa lại một phần nhỏ để duy trì sản xuất
chất thyroxine.
- Tuyến to kiểu lổn nhổn: bệnh nhân thường không có triệu chứng, không
cần điều trị.
- Tuyến chỉ có một vị trí to tròn lên, còn lại cả tuyến giáp bình thường.
Trường hợp này cần theo dõi và sinh thiết xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện
sớm dấu hiệu ác tính của khối u để xử lý kịp thời.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_benh_tuyen_giap_trang_thuong_gap.pdf