Những bệnh lý dễ gây biến chứng tâm thần

Rối loạn tâm thần có thể làm nặng thêm bệnh nhưng ngược lại

bệnh tật quá nặng cũng có thể dẫn tới tổn thương tâm thần, mặc dù

trước đó họ hoàn toàn lành mạnh

Người ta đã thấy, có những người chỉ cần một cú sốc về tinh

thần có thể làm cho sức khỏe của họbị suy sụp một cách tàn tạ mà

mức độ bệnh tật của họ không ghê gớm đến như vậy. Nhưng

ngược lại người ta cũng thấy có những trường hợp bệnh tật lại dẫn

tới biến chứng tâm thần mặc dù trước đó họ hoàn toàn lành mạnh

về tâm thần. Đó thường là những bệnh ngoài sức chịu đựng của

con người như: bệnh nan y, chi phí điều trị tốn kém, kết quả điều

trị mong manh. Việc xuất hiện một bệnh tâm thần dạng như thế

người ta gọi là bệnh tâm thần thứ phát sau một bệnh lý cơ thể khác.

Chúng ta cần chú ý về mặt tâm thần với những bệnh như vậy.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Những bệnh lý dễ gây biến chứng tâm thần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biến chứng tâm thần là bệnh tâm thần thứ phát sau một bệnh lý cơ thể khác. Những bệnh lý dễ gây biến chứng tâm thần Rối loạn tâm thần có thể làm nặng thêm bệnh nhưng ngược lại bệnh tật quá nặng cũng có thể dẫn tới tổn thương tâm thần, mặc dù trước đó họ hoàn toàn lành mạnh… Người ta đã thấy, có những người chỉ cần một cú sốc về tinh thần có thể làm cho sức khỏe của họ bị suy sụp một cách tàn tạ mà mức độ bệnh tật của họ không ghê gớm đến như vậy. Nhưng ngược lại người ta cũng thấy có những trường hợp bệnh tật lại dẫn tới biến chứng tâm thần mặc dù trước đó họ hoàn toàn lành mạnh về tâm thần. Đó thường là những bệnh ngoài sức chịu đựng của con người như: bệnh nan y, chi phí điều trị tốn kém, kết quả điều trị mong manh. Việc xuất hiện một bệnh tâm thần dạng như thế người ta gọi là bệnh tâm thần thứ phát sau một bệnh lý cơ thể khác. Chúng ta cần chú ý về mặt tâm thần với những bệnh như vậy. Nhồi máu cơ tim Đứng đầu bảng trong những bệnh có tỷ lệ cao gây ra các tổn thương tinh thần là bệnh nhồi máu cơ tim. Đây là một bệnh nặng nhất trong các bệnh của hệ tim mạch bởi nó có thể gây ra tử vong rất nhanh chóng. Bệnh diễn biến nhanh và gây ra cho người bị nạn một sự hoảng loạn về tinh thần cấp độ lớn. Người ta cho là chính sự ngộp thở đến hoảng sợ của bệnh, cảm giác đau thấu tim làm cho người bệnh cực kỳ sợ và cảm thấy mình như chết đến nơi. Đây được coi là hai nguyên nhân gây ra sự hoảng loạn tinh thần. Điều này còn được kéo dài cho tới vài ngày sau điều trị. Các rối loạn tâm thần mà nó có thể gây ra là rối loạn lo âu, trầm cảm, hoảng loạn tinh thần đến cực điểm. Chính vì thế ngoài việc can thiệp về những thủ thuật chuyên môn thì an ủi, động viên tinh thần người bệnh có một giá trị cực lớn. Trấn an sự lo âu bằng việc giải thích sự tiến triển có lợi của bệnh là một phương thức được cho là cần thiết. Việc sử dụng các thuốc an thần trong các trường hợp này được cho là lợi đơn lợi kép: vừa làm giảm mức độ biến chứng của nhồi máu cơ tim, vừa làm giảm tổn hại đến sức khoẻ tâm thần. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Là bệnh có ảnh hưởng nặng nề đối với hệ tâm thần. Đây là bệnh viêm phù nề phế quản mạn tính theo mùa và gây ra sự tắc nghẽn đường thở nghiêm trọng. Có ba yếu tố có thể gây ra tổn thương tinh thần cho bệnh nhân đó là: sự tái đi tái lại của bệnh làm cho bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và chán nản, sự thiếu hụt khí ôxy do bệnh và sự tăng nồng độ của khí carbonic làm thay đổi tính phản ứng của hệ thần kinh tâm lý. Tinh thần và tâm lý không phải là một cơ quan tồn tại hiện hữu trong cơ thể, nó chỉ là một sản phẩm của hoạt động thần kinh trung ương. Cơ thể là một khối thống nhất, vì vậy sự tác động của bệnh tật trên hệ tâm thần và ngược lại sự điều biến của tâm thần tới chu trình bệnh tật là điều như không có gì lạ. Greenberg, D.B. và Halperin, P đã nghiên cứu và thấy rằng sự thiếu ôxy mạn tính do sự tắc nghẽn đường thở có thể gây ra các rối loạn cảm xúc. Thiếu ôxy làm thay đổi hoạt tính của hệ thần kinh. Thiếu ôxy làm thần kinh dễ bị kích thích (trong giai đoạn đầu). Điều này chính là những yếu tố tạo thuận cho các rối loạn tâm thần. Và người ta cũng đã chứng minh được sự tái cung cấp đầy đủ ôxy có thể thay đổi phần nhiều những rối loạn dạng lo âu của người bệnh. Sự gia tăng khí carbonic và sự ngộp thở như bị cái gì chẹn vào cổ là những nguyên nhân gây ra những cơn hoảng loạn tinh thần. Vì rằng trong những đợt nặng lên của bệnh thì sự xuất hiện những cơn khó thở là chuyện không hề hiếm. Sự khó thở đến “chết” làm cho người bệnh bị hoảng loạn vô cùng, nhất là với những người thần kinh yếu. Và những gì quan sát được đã chứng minh điều này. Porzelius J. và Vest đã chứng minh là có khoảng 38% bệnh nhân bị hoảng loạn tinh thần do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Điều này không thể đổ lỗi cho người bệnh là có tiền sử mắc bệnh tâm thần từ trước. Bằng chứng là nếu điều trị hết bệnh thì hệ tinh thần trở lại bình thường mà không cần sử dụng đến thuốc tâm thần. Người ta cũng chứng minh, nếu sử dụng một số thuốc an thần như benzodiazepin để giảm lo âu thì không những có thể cắt được cơn lo âu mà còn có thể giảm được biến chứng làm nặng bệnh do lo âu quá mức gây ra. Biến chứng tâm thần là bệnh tâm thần thứ phát sau một bệnh lý cơ thể khác. Hội chứng ruột kích thích Đây là một bệnh có gắn chặt với tâm lý của bệnh nhân. Người ta thường cho là những dạng kích thích thần kinh và căng thẳng thần kinh là nguyên nhân gây ra bệnh. Điều này đúng. Nhưng có một thực tế nữa là bệnh đôi khi chính là nguyên nhân gây ra tổn thương trên hệ tâm thần. Cụ thể là bệnh càng nặng thì những rối loạn tâm thần càng nghiêm trọng. Ban đầu có thể người bệnh không bị lo âu quá mức, nhưng sau khi bệnh nặng lên thì mức độ lo âu lại tăng lên rõ rệt. Thêm vào đó, chỉ cần điều trị dứt điểm bệnh thì những rối loạn tâm thần tự rút lui. Việc xuất hiện những rối loạn tâm thần do bệnh không phải là không có bằng chứng. Người ta cho là sự kéo dài điều trị của bệnh, sự nhập nhằng trong cải thiện triệu chứng, sự tiêu chảy không thay đổi mặc dù đã cố gắng thay đổi chế độ ăn là những yếu tố điển hình nhất ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần. Người bệnh rất lo lắng và không thể hiểu được điều gì đang xảy ra trong cơ thể mình. Hậu quả của những yếu tố này là sự xuất hiện các biến cố tâm thần trên. Vì vậy điều có ích hơn trong những trường hợp này là việc sử dụng một thuốc trấn tĩnh an thần đặc hiệu đi kèm như sulpirid và giải thích cho bệnh nhân. Bệnh đái tháo đường Nếu chúng ta muốn điều chỉnh các rối loạn tâm thần cho người bệnh thì chúng ta cũng cần lưu ý tới bệnh đái tháo đường. Những biến cố thông thường của đái tháo đường như sự sút cân đến không ngờ, sự gầy rộc đi trong thấy, sự mệt mỏi rất vô cớ được cho là những yếu tố tác động trực tiếp tới sự khoẻ mạnh của hệ tâm thần. Theo những gì mà người ta quan sát thấy, những rối loạn tâm thần ở những bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường là khá lớn. Có tới 45% trong tổng số bệnh nhân bị mắc chứng rối loạn lo âu và có khoảng 33% số bệnh nhân tiểu đường bị bệnh trầm cảm đi kèm. Sự điều trị các triệu chứng của bệnh đái tháo đường là cần thiết. Nhưng việc xử lý các rối loạn tâm thần cũng không thể bỏ qua. Tùy từng trường hợp hay mức độ tổn thương tâm thần mà chúng ta có thể cho người bệnh sử dụng thuốc hay không. Và điều lưu ý là cần xử lý tốt các rối loạn tâm thần để làm tăng chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Suy thận mạn Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng của nhiều bệnh thận. Nó làm tích lũy nhiều rác thải và sản phẩm chuyển hoá trong cơ thể. Nhiều chất trong số này gây tổn thương hệ thần kinh trung ương và làm thay đổi những phản ứng của hệ tâm thần. Có thể kể ra đây như urê, các bazơ nitơ, các thể ceton... Sự tích lũy quá nhiều chất thải, phải nhập viện liên tục, phụ thuộc quá nhiều vào y tế được cho là những nguyên nhân có ảnh hưởng sâu sắc nhất tới chức năng tâm thần. Bạn đừng lạ nhé khi thấy người thân của mình đâm ra khó tính, hay cáu gắt. Bạn cũng đừng ngạc nhiên khi thấy người thân của mình trở nên nhặng xị và hay có những mâu thuẫn vô cớ. Đó chỉ là những biểu hiện rất chân thực của những rối loạn tâm thần mắc phải mà bản thân họ không hề muốn. Người ta thấy rằng, với những bệnh nhân bị suy thận mạn thì họ thường bị mắc thêm các rối loạn tâm thần như rối loạn lo âu và rối loạn cảm xúc. Thậm chí nhiều người trong số này phải dùng thêm các thuốc chống rối loạn tâm thần. Số người phải dùng đến thuốc trị tâm thần cao hơn so với các bệnh khác như nhồi máu cơ tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vào khoảng 1,5 - 3 lần. Vì thế, trong tiếp xúc với người bệnh, chúng ta không nên cáu gắt với họ. Nên nhớ, họ không bao giờ muốn thế. Song song với việc đó, kiên nhẫn, cố gắng nói chuyện giải toả và tạo bầu không khí hoà thuận là cách giảm thiểu gánh nặng tâm thần tốt nhất cho người bệnh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf57_1475.pdf
  • pdfnhung_benh_ly_de_gay_bien_chung_tam_than_6057.pdf
Tài liệu liên quan