Những bất thường ở ngực

Tôi là phụ nữ ở tuổi 42, thông thường trước khi có kinh ngực tôi

thường căng và đau khi vô tình đụng mạnh vào. Đó là điều bình thường xảy

ra kể từ ngày tôi bắt đầu hành kinh đến giờ. Nhưng điều lạ là gần đây lúc sau

khi hành kinh xong, ngực tôi vẫn đau dù không có dấu hiệu căng tức. Xin

bác sĩ vui lòng tư vấn vì sao có tình trạng này. Chân thành cảm ơn. Nguyễn

Thị Lộc (nthiloc@.)

2. Ngực của tôi thỉnh thoảng hay bị nhói đau, tôi thấy rất khó

chịu, có khi vài ngày cũng có khi cả tháng mới bị 1 lần, tôi không biết

hiện tượng như vậy có sao không? Tôi từng có khối u ở ngực trái và đã

được phẫu thuật cắt đi năm 2003 ở Bệnh viện Ung bướu.

(thuythuy_le76@.)

pdf19 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Những bất thường ở ngực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những bất thường ở ngực Hiện tượng đau ở ngực 1. Sau khi sạch kinh, ngực vẫn đau. Vì sao? * Tôi là phụ nữ ở tuổi 42, thông thường trước khi có kinh ngực tôi thường căng và đau khi vô tình đụng mạnh vào. Đó là điều bình thường xảy ra kể từ ngày tôi bắt đầu hành kinh đến giờ. Nhưng điều lạ là gần đây lúc sau khi hành kinh xong, ngực tôi vẫn đau dù không có dấu hiệu căng tức. Xin bác sĩ vui lòng tư vấn vì sao có tình trạng này. Chân thành cảm ơn. Nguyễn Thị Lộc (nthiloc@...) 2. Ngực của tôi thỉnh thoảng hay bị nhói đau, tôi thấy rất khó chịu, có khi vài ngày cũng có khi cả tháng mới bị 1 lần, tôi không biết hiện tượng như vậy có sao không? Tôi từng có khối u ở ngực trái và đã được phẫu thuật cắt đi năm 2003 ở Bệnh viện Ung bướu. (thuythuy_le76@...) 3. Dạo này em hay thấy xuất hiện những cơn đau ở phần ngực trái ngang với phần ức, theo kiểu đau nhói lên khoảng 1-2 giây rồi hết, khoảng 5 giây sau lặp lại. Gần đây mật độ xuất hiện nhiều hơn trước, bình thường chỉ nhói lên như kiến cắn, nhưng có lúc lại thấy đau điếng. Khi tắm em có sờ nhưng không thấy có gì bất thường cả. Em hơi lo lắng về điều này, xin bác sĩ cho em biết những triệu chứng trên có liên quan đến bệnh gì không, có cần phải đi khám hay không? Trần Thị Trúc Hà (trantruc_ha@...) 4. Thưa bác sĩ, khi nằm ngủ hay nghỉ ngơi, khi vặn mình hay xoay người tự nhiên ngực bên trái em đau thắt lên rồi lại thôi. Xin bác sĩ tư vấn giúp em đó là triệu chứng gì và làm sao trị dứt. Cảm ơn bác sĩ (sniffing90@...) - BS Huỳnh Hồng Hạnh trả lời chung các câu hỏi trên như sau: Đau vú rất thường gặp ở phụ nữ, thống kê cho thấy 70% phụ nữ từng bị đau vú trong cuộc đời mình. Đau vú có thể xảy ra ở 1 bên hay 2 bên vú, ở cả phụ nữ còn hành kinh và đã mãn kinh nhưng thường gặp hơn ở lứa tuổi 40-50. Có thể đau cách quãng hay đau liên tục ở một vùng đặc biệt hay có khi đau cả 2 bên vú. Mức độ đau nặng nhẹ thay đổi tùy theo người nhưng không phải tất cả các trường hợp đều cần điều trị. Mặc dù đau vú thường không kết hợp với ung thư vú, khi có dấu hiệu bất thường ở vú như liệt kê dưới đây, bạn nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa ngay: một cục hay mảng ở vú, khối ở nách, tiết dịch núm vú, thay đổi da vú hay núm vú (co rút núm vú, dấu da cam), thay đổi hình dạng núm vú (tụt núm vú, to núm vú). Khi bị đau vú kéo dài, bạn cần lưu ý 2 vấn đề: đau có liên quan chu kỳ kinh hay không, chỉ bị đau 1 bên hay đau cả 2 bên vú. Cũng nên ghi nhận thêm mức độ đau nhiều hay ít và ghi nhớ ngày hành kinh cũng như ngày hết kinh. Đau vú chia làm 2 loại: đau vú liên quan chu kỳ kinh và đau vú không liên quan chu kỳ kinh. Đau vú không liên quan chu kỳ kinh như đa số các bạn đã đặt câu hỏi có thể xuất phát thật sự từ vú hay ngoài vú. Đau vú xuất phát từ vú có thể do phẫu thuật trước đó như trường hợp của bạn thuythuy_le76 hay bệnh lý lành tính của vú như thay đổi sợi bọc tuyến vú, viêm vú, chấn thương. Đau ngoài vú có thể do tổn thương các phần lân cận như cơ, xương, khớp như viêm sụn sườn trong hội chứng Tietze, đau thắt ngực hay sỏi. Điều trị bao gồm: nghỉ ngơi, chế độ ăn ít chất béo, bớt muối, cữ cà phê, giữ cân nặng hợp lý, có thể dùng kháng viêm nonsteroid,vitamin E, B1, B6, dầu anh thảo. 5. Ung thư vú thường xuất hiện ở độ tuổi nào? Chào bác sĩ Hạnh, xin bác sĩ vui lòng cho biết ung thư vú thường xuất hiện ở độ tuổi nào? Tôi năm nay 35 tuổi. Tôi muốn hỏi bác sĩ về nhưng biểu hiện của ung thư vú trong độ tuổi của chúng tôi. (Aiduc75@...) 6. Xin bác sĩ cho biết những dấu hiện cơ bản nhất để nhận biết ung thư vú? Có phải khi có những cơn đau xuất hiện ở vùng ngực là có nguy cơ mắc bệnh không? (Ngoc Bich) - Xin chào hai bạn. Ung thư vú thường xuất hiện ở độ tuổi trên 40, tuy nhiên vẫn có thể gặp ung thư vú ở lứa tuổi trẻ hơn. Dấu hiệu thường gặp nhất của ung thư vú là cục cứng ở vú, chiếm 80% trường hợp. Các dấu hiệu khác bao gồm thay đổi kích thước hay hình dạng vú, co rút da, tụt núm vú, tiết dịch núm vú tự phát từ một lỗ. Để tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú, cần đi khám sức khỏe và làm xét nghiệm định kỳ cho dù các bạn cảm thấy trong người hoàn toàn khỏe mạnh Khi tế bào ung thư xâm lấn vào mạch bạch huyết của da, biểu hiện giống như viêm và được gọi là ung thư vú dạng viêm. Khi đó, da vú trở nên đỏ, sưng lên, nóng, đau và có thể sần sùi như da trái cam. Một biểu hiện khác của ung thư là bệnh Paget vú. Núm vú của bệnh nhân giống như bị chàm, đỏ, đóng vảy, ngứa, nóng rát và có thể bị đau. Khoảng 50% bệnh nhân bệnh Paget vú có bướu vú kèm theo. Nói chung, để tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú, cần đi khám sức khỏe và làm xét nghiệm định kỳ cho dù các bạn cảm thấy trong người hoàn toàn khỏe mạnh. Nên tự khám vú mỗi tháng để cảm nhận cơ thể bình thường của mình và gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi có các dấu hiệu sau: bất kỳ một cục cứng trong vú hoặc trong nách; một vùng dày lên không mất/không mềm sau sạch kinh; thay đổi kích thước, hình thái hoặc độ cân xứng của núm vú; da dày lên, sưng hoặc chỗ lõm vào trong tuyến vú; đỏ, tróc vảy núm vú hoặc da vú; đau nhói đầu vú hoặc trong vú; tiết dịch núm vú có máu, xảy ra tự nhiện hoặc đè ép; hiện tượng co núm vú: quẹo, đẩy ra hướng khác, lún vào trong. 7. Nang tuyến vú là gì? Nang có phát triển thành ung thư không? Cách đây 3 tháng em bị đau tại một chỗ cố định ở vú trái, khi em để nhẹ tay vào chỗ đó thì đau đến khó thở, nếu không để tay vào thì không đau. Do không có điều kiện nên 2 tuần sau em mới đi khám thì chỗ đau khi để tay vô vẫn còn thốn nhưng không còn đau đến khó thở nữa. Khi đi khám, bác sĩ có siêu âm nhưng không thấy khối u, bác sĩ khám cho em có sờ vào vú và nói là em bị nang, bán thuốc cho em 1 tuần và dặn còn đau thì tái khám, không thì thôi. Đến nay khi em sờ vào chỗ đau đó vẫn còn thốn. Vậy theo bác sĩ em bị bệnh gì? (trankhanhngan@...) - Nang vú là túi chứa dịch, gây ra khi mô tuyến và mô đệm phát triển quá mức gây tắc nghẽn ống tuyến sữa, làm ống tuyến giãn ra, tạo thành nang. Có thể có 1 hay nhiều nang trong vú. Nang vú có thể gây đau, làm người phụ nữ cảm thấy lo lắng nhưng thường là lành tính. Thường gặp ở lứa tuổi còn hành kinh từ 30-40 tuổi, thường biến mất sau khi mãn kinh trừ phi có dùng nội tiết tố thay thế. Nang vú có thể là biểu hiện của thay đổi sợi bọc tuyến vú. Nguyên nhân chưa rõ, có thể do tăng estrogen. Chẩn đoán nang vú dựa vào khám lâm sàng tuyến vú, siêu âm, xét nghiệm tế bào. Siêu âm cũng có thể giúp phát hiện phần đặc trong nang, một dấu hiệu nghi ngờ ác tính. Nhũ ảnh thường ít áp dụng, ngoại trừ vài tình huống đặc biệt. Triệu chứng bao gồm: khối mềm tròn hay bầu dục, di động tốt; đau hay căng ở vùng vú có nang; tăng kích thước khi gần đến ngày hành kinh; giảm kích thước sau giai đoạn hành kinh; không cần điều trị nang vú trừ phi nang lớn hay, hay kèm theo các dấu hiệu khó chịu khác. Có thể hút dịch để chẩn đoán, vừa điều trị. Nếu dịch không không giống máu và nang xẹp hoàn toàn, không cần điều trị tiếp và hẹn tái khám định kỳ. Nếu hút ra dịch giống máu hay nang không xẹp hẳn, có thể xét nghiệm tế bào dịch này, đồng thời cân nhắc khả năng phẫu thuật. Các phương pháp khác: phẫu thuật áp dụng trong một số trường hợp như nang vú tái phát nhiều lần hay nang chứa dịch như máu, mặc áo ngực có tác dụng nâng đỡ tốt, tránh cà phê, không ăn mặn. 8. Sẹo lồi sau khi mổ gây ngứa, có mùi hôi, có gì nguy hiểm không? Tôi mổ bướu cách nay khoảng 10 năm và bị sẹo lồi ngay chỗ mổ ửng đỏ, hay bị ngứa, gần đây có mùi hôi. Xin bác sĩ hướng dẫn cách điều trị, rất cảm ơn. Võ Thị Tuyết Mai (hhuubhcta@...) - Sẹo lồi là sự tăng sinh mô sợi lành tính, thường do đáp ứng quá mức của mô với chấn thương. Tần suất cao nhất xảy ra sẹo lồi là ở lứa tuổi 10-30 tuổi. Có 2 khái niệm sẹo phì đại và sẹo lồi: sẹo phì đại thường nhô lên khỏi mặt da, màu đỏ, hồng hay tím và cứng hơn da xung quanh, có thể ngứa hay đau. Sẹo phì đại thường chỉ khu trú trong phạm vi vết thương trong khi sẹo lồi có thể phát triển ra khỏi ranh giới vết thương.Thông thường sẹo phì đại giảm đi theo thời gian (6 tháng đến 1 năm) còn sẹo lồi không giảm, thậm chí lớn hơn. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa sẹo phì đại và sẹo lồi cũng không rõ rệt và có thể dùng qua lại 2 thuật ngữ này. Có nhiều phương pháp điều trị sẹo lồi như tiêm corticoid trong sẹo, áp hay phun nitơ lỏng, dán tấm chứa silicone dạng gel, phẫu thuật laser. Sẹo phì đại đáp ứng điều trị tốt hơn sẹo lồi. Nếu phối hợp các phương pháp điều trị sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, giảm tỉ lệ tái phát. Hiện nay, ở Bệnh viện Ung bướu đang áp dụng phương pháp sử dụng P32 để điều trị sẹo lồi mang lại hiệu quả tốt. 9. U sợi tuyến vú lành tính, có cần thiết phải mổ? Cách đây 5 tháng, tôi phát hiện mình có một u rất nhỏ, cứng tại đầu vú bên trái. Tôi đi khám tại Trung tâm Ung bướu Cần Thơ, siêu âm kết luận u vú (T) 4-5mm, nhũ ảnh kết luận BI-RADS II, chỉ định nhập viện mổ cắt. Tôi lo sợ và hỏi bác sĩ tại đây về khả năng u độc hay u lành, bác sĩ trả lời là cứ mổ cắt rồi sẽ tính tiếp. Tôi không nhập viện ngay mà lên Trung tâm y khoa Medic TP.HCM để chẩn đoán tế bào học (qua chọc hút bằng kim), kết luận u sợi tuyến lành của tuyến vú, bác sĩ ở đây có hai gợi ý: hoặc để yên hoặc về Cần Thơ mổ cắt. Đến nay tôi chưa cắt vì vẫn lo sợ. Tôi xin hỏi nếu cắt thì sẽ dễ gây biến chứng không vì khối u ở ngay đầu vú, lúc chọc kim lấy tế bào rất đau đớn? Tôi có phải làm xét nghiệm lại trước khi cắt không vì kết quả xét nghiệm cũ đã 5 tháng? Tôi nên cắt tại Cần Thơ hay lên TP.HCM? Hiện nay tôi tự nhìn vú thì chưa thấy thay đổi gì so với trước. Tôi 45 tuổi, có 2 con đã lớn. Rất mong nhận được lời khuyên quý báu của bás sĩ. Huynh Nguyet Anh (ohnanh@ctu.edu.vn) - Bướu sợi tuyến vú là một dạng bướu lành tính, thường không chuyển thành ung thư. Để xác định chẩn đoán, cần tiến hành “bộ ba chẩn đoán” bao gồm khám lâm sàng tuyến vú, xét nghiệm tế bào và chẩn đoán hình ảnh. Ở đây mặc dù chị đã được làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết và kết luận chẩn đoán là bướu sợi tuyến, vẫn nên tiến hành phẫu thuật sinh thiết trọn bướu và sau đó xét nghiệm giải phẫu bệnh bướu này. Các lý do bao gồm: tuổi của chị nằm trong độ tuổi thường gặp của ung thư vú, các xét nghiệm vẫn có độ sai biệt cho phép cho nên không thể loại trừ tổn thương ác tính 100% đối với khối u cứng như vậy được. Tóm lại, chị nên đến Trung tâm Ung bướu Cần Thơ để được hướng dẫn phẫu thuật, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của các bác sĩ ở đây rất tốt, chị có thể hoàn toàn tin tưởng các bác sĩ, không cần thiết phải lên TP.HCM. 10. Thay đổi sợi bọc tuyến vú là gì? Tôi 29 tuổi, đã lập gia đình và có con trai 3 tuổi. Từ khi có con tôi phát hiện có một cục u ở vú phải, đi khám ở Bệnh viện Ung bướu, bác sĩ chẩn đoán đó là bọc sữa vú phải và chỉ định tái khám sau khi ngưng cho con bú. 2 năm sau tôi tái khám và được chẩn đoán là thay đổi sợi bọc tuyến vú phải. Xin hỏi thay đổi sợi bọc là gì? Có cần phải điểu trị? Nếu không điều trị sau này có nguy cơ chuyển thành ung thư vú không? (hoanggiang_h@...) - Thay đổi sợi bọc là tình trạng thay đổi mô tuyến và mô đệm lành tính của vú. Đây là dạng tổn thương rất thường gặp, ảnh hưởng hơn 50% phụ nữ. Lứa tuổi cao nhất là từ 30 - 50 tuổi, tuy nhiên cũng có thể gặp ở lứa tuổi nhỏ hơn 30 tuổi. Các thay đổi này liên quan đến chu kỳ kinh và nội tiết tố estrogen và progesteron, do vậy các triệu chứng thường giảm đi sau khi mãn kinh trừ phi có dùng nội tiết tố thay thế. Đây không phải là yếu tố nguy cơ ung thư vú, tuy nhiên thay đổi sợi bọc có thể che lấp ung thư vú, làm tổn thương ác tính khó được phát hiện. Mức độ nặng nhẹ thay đổi tùy theo người. Một số phụ nữ bị đau nhẹ và không sờ thấy cục trong vú khi tự khám vú. Số khác bị đau nhiều hay có cảm giác căng cứng vú và sờ thấy nhiều cục trong vú. Đa số gặp ở các góc tư trên, ngoài của vú, tuy vậy có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của vú. Các mảng hay cục trong vú có thể tròn đều, di động hay dày, giới hạn không rõ. Các mảng hay cục này có thể tăng giảm kích thước theo chu kỳ kinh. Để xác định chẩn đoán, ngoài khám lâm sàng tuyến vú, có thể làm thêm các xét nghiệm như siêu âm, nhũ ảnh, xét nghiệm tế bào hay thậm chí sinh thiết nếu cần. Có nhiều phương cách điều trị thay đổi sợi bọc và thay đổi tùy vào mức độ nặng nhẹ của mỗi người. Có thể kể ra đây một vài phương cách như mặc áo ngực phù hợp, dùng dầu anh thảo, vitamin E. Tuy nhiên, cũng xin được khuyến cáo các bạn nên dùng thuốc theo toa bác sĩ và nên gặp bác sĩ chuyên khoa để có được những tư vấn và điều trị hợp lý, tuyệt đối đừng tự điều trị. 11. Làm sao để có bộ ngực khỏe mạnh, không bệnh tật? Thưa bác sĩ Hạnh, làm gì để có được một bộ ngực khỏe mạnh, không bệnh tật. Cần phải duy trì chế độ dinh dưỡng và tập luyện như thế nào để có được bộ ngực nói riêng và cơ thể khỏe mạnh nói chung? (ngochan18@...) Trước hết xin được cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi rất thú vị. - Bộ ngực là biểu tượng đồng thời là niềm kiêu hãnh của người phụ nữ. Đây là một cơ quan quý và nếu như “làm hư” bầu ngực sẽ khó có cơ hội để sửa chữa. Chính vì vậy chúng ta nên trân trọng, yêu quý và giữ gìn bộ ngực của chính mình. Thế thì làm thế nào để giữ bộ ngực tròn, đều và săn chắc? Xin được có vài lời khuyên với các bạn như sau: Tránh ánh nắng mặt trời. Ánh nắng mặt trời là tác nhân hàng đầu gây ra các nếp nhăn da, kẻ thù của sắc đẹp. Nếu bắt buộc phải phơi nắng, nên che chắn cẩn thận và thoa kem chống nắng SPF 30. Tránh phơi nắng quá lâu. Mặc áo ngực phù hợp, thống kê cho thấy 80% phụ nữ mặc áo ngực không đúng cách. Khi tập thể dục nên mặc áo ngực thể thao. Khi bạn chạy mà không mặc áo ngực, ngực của bạn sẽ bị tung lên xuống 2,6 inches (6,6cm) theo mỗi bước chân. Tắm nước lạnh sẽ giữ độ đàn hồi của da vú tốt hơn. Môn thể thao lý tưởng nhất để giữ vóc dáng đẹp của bộ ngực là bơi lội, tránh nằm sấp khi ngủ, luôn luôn đứng thẳng, tránh khiêng vật nặng, không mặc áo quá chật. Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho sức khỏe cũng như gìn giữ vẻ đẹp của bộ ngực là ăn ít chất béo, giàu protein vì protein cần cho sự săn chắc của cơ; ăn nhiều rau, trái cây, đặc biệt hành, tỏi, cà chua, cà rốt, bông cải, bắp cải; ăn nhiều chất xơ; hạn chế uống rượu; cữ trà, cà phê, sôcôla. 12. Sau phẫu thuật một tháng, sờ vào vết mổ thấy một cục cứng và đau, có cần phải quay lại tám khám liền không? Tôi có một người chị năm nay 29 tuổi. Tháng 3-2010 có đến Bệnh viện Ung bướu TP.HCM để khám thì bác sĩ nói là bị bướu sợi tuyến vú phải. Ngày 22-3 chị tôi đã tiến hành tiểu phẫu để lấy bướu. Nhưng nay sau một tháng vết mổ bên ngoài đã lành nhưng khi sờ vào ngay vết mổ đã lành đó thì thấy có một cục cứng và đau. Xin bác sĩ cho biết hiện tượng như vậy là sao và có cần phải khám lại trước thời gian 3 tháng như bác sĩ đã dặn không. Nếu để lâu có ảnh hưởng gì không? Rất mong bác sĩ tư vấn giúp. Xin trân trọng cảm ơn. Nguyễn Hà Phương Linh (vanle105@...) - Đau sau phẫu thuật rất thường gặp, chiếm hơn 50% các trường hợp. Do tổn thương mô và phản ứng viêm, mô bên dưới vết mổ trở nên cứng và đây là diễn tiến hay gặp sau mổ, có thể kéo dài khá lâu, có thể 6 tháng hoặc hơn. Bạn không nên lo lắng quá về tình trạng này và chỉ cần tái khám định kỳ đúng hẹn. 13. Chưa lập gia đình, tự nhiên ngực tiết sữa, vì sao? Thưa bác sĩ, em năm nay 30 tuổi, chưa lập gia đình và chưa từng có con. Cách đây 1 năm ngực em thỉnh thoảng tiết một ít nước, nếu nhiều thì có thể nhìn thấy màu trắng đục như là sữa, nếu ít thì như giọt mồ hôi. Xin bác sĩ cho biết đây là triệu chứng của bệnh gì, có nguy hiểm không và cách chữa trị như thế nào. Cám ơn bác sĩ. (HDhanhdinh.vn@...) - Tiết dịch núm vú là vấn đề thường gặp xếp thứ ba, sau dấu hiệu cục cứng ở vú và đau vú. Đa số tiết dịch núm vú thường không do ung thư.Tuy nhiên, phụ nữ bị tiết dịch núm vú nên gặp bác sĩ chuyên khoa, nhất là khi có các dấu hiệu sau: tiết máu hay dịch thanh màu đỏ, hồng hay nâu, tiết dịch tự nhiên, không do đè ép; tiết dịch kéo dài; tiết dịch 1 bên vú. Nguyên nhân tiết dịch núm vú: Tiết sữa núm vú là loại tiết dịch núm vú thường gặp nhất. Đa số tiết sữa xảy ra trong thời kỳ cho con bú hay do kích thích cơ học núm vú. Một số loại thuốc cũng gây tăng tiết prolactin gây tiết sữa. Prolactin là nội tiết tố do tuyến yên sản xuất ra, làm tuyến vú phát triển và khởi động quá trình tạo sữa. Một số u tuyến yên có thể gây tăng tiết prolactin quá mức, gây tiết sữa nhưng thường ở 2 bên vú. Đa số tiết máu hay dịch thanh (khoảng 90% trường hợp) xảy ra do tổn thương lành tính của vú như bướu nhú hay nhiễm trùng. Bướu nhú là một loại bướu phát triển trong ống tuyến, thường nằm gần núm vú. Một số nguyên nhân khác có thể gặp là thay đổi sợi bọc hay dãn ống tuyến (do tuổi tác hay chấn thương). Khoảng 10% trường hợp tiết dịch núm vú do ung thư vú gây ra. Thường thường tiết dịch núm vú do nguyên nhân ác tính chỉ ở 1 bên vú. Có thể kết hợp bệnh Paget vú. Các dấu hiệu của bệnh Paget vú là: núm vú bị cứng, đóng vảy, đỏ kéo dài; ngứa hay nóng núm vú và quầng vú; chảy máu hay thấm dịch ở núm vú và quầng vú. Điều trị tiết dịch núm vú tùy thuộc nguyên nhân, bao gồm điều trị nội khoa hay phẫu thuật. 14. Khối u có rễ nhiều thường là lành tính hay ác tính? Kính chào Phòng mạch online, tôi năm nay 35 tuổi, đã có 1 cháu 6 tuổi. Năm 2001 tôi phát hiện có khối u ở ngực trái, đã được phẫu thuật cắt bỏ khối u. Sau một thời gian tôi có cảm giác khối u có trở lại, nhưng không lớn và không gây đau nhức, trừ những ngày sắp đến kỳ kinh nguyệt. Khi cắt khối u, bác sĩ có nói là khối u có rễ nhiều, nhưng xét nghiệm thì có lẽ là lành tính, vì tôi không được nghe thông báo lại sau khi xét nghiệm. Xin cho hỏi tôi có nguy cơ bị ung thư vú hay không, gia đình tôi không có ai mắc bệnh ung thư. Xin cảm ơn bác sĩ. Hồng Mai - Theo tôi, bạn nên quay lại tái khám để được tư vấn rõ hơn về loại bướu của mình, khối u có rễ nhiều là từ dùng hết sức dân gian và về phương diện chuyên môn, không nói lên được gì nhiều. Nói chung có nhiều loại giải phẫu bệnh của bướu vú, mà sau khi phẫu thuật sinh thiết bướu, được gửi đi xét nghiệm mới trả lời được là loại gì. Có loại bướu lành tính hoàn toàn như bướu sợi tuyến và lấy bướu là đủ nhưng cũng có loại dễ tái phát như bướu diệp thể và do đó khi tiến hành phẫu thuật không phải là lấy bướu như thông thường mà phải lấy rộng ra hay trong một số trường hợp phải phẫu thuật cắt bỏ vú. Yếu tố nguy cơ ung thư vú bao gồm: - Bệnh sử tự nhiên của ung thư vú: phụ nữ bị ung thư vú 1 bên có nguy cơ bị ung thư vú bên kia - Tiền căn gia đình: nguy cơ mắc ung thư vú tăng lên nếu trong gia đình có mẹ, chị hay em gái ruột bị ung thư vú. Nguy cơ cao hơn nếu người thân đó bị ung thư vú trước tuổi 40. - Một số loại giải phẫu bệnh đặc biệt của bướu vú như tăng sản không điển hình, Carcinôm tiểu thùy tại chỗ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung bat thuong o nguc.pdf
Tài liệu liên quan