Những kỹ năng giao tiếp và giao lưu
Kỹ năng giao tiếp
•Giao tiếp có noí/không nói.
•Lắng nghe tích cực
•Diễn tả cảm xúc; phản hồi (không đổ lỗi) và nhận phản hồi
Kỹ năng phủ định/từ chối
•Phủ định và kềm chế xung đột
•Những kỹ năng xác quyết
•Những kỹ năng từ chối
Lòng trắc ẩn
•Khả năng lắng nghe và thông hiểu nhu cầu và hoàn cảnh người khác và
diễn tả sự thông hiểu đó
Hợp tác và làm việc theo nhóm
•Biểu lộ sự trân trọng với đóng góp của người khác và những phong cách
khác
•Đánh giá khả năng và đóng góp của mình cho nhóm
Kỹ năng tranh biện
•Những kỹ năng thuyết phục và tạo ảnh hưởng
•Những kỹ năng tạo động lực và làm việc trên mạng
83 trang |
Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 10/12/2023 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Những bài học về cuộc sống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã giải quyết
êm thắm mọi việc là đã gởi một thông điệp của sự hòa giải và tri ân. Bằng cách này
chúng ta duy trì mối liên hệ của mình , củng cố các kết nối và giải quyết được
những vần đề phát sinh.
58
Bài Học Về Cuộc Sống
www.hoctoancapba
hệ thống này để giải quyết êm thắm mọi chuyện. Nghĩ về những va chạm xãy ra trong các
mối quan hệ của mình. Hòa bình bắt đầu với mỗi chúng ta và thỉnh thoảng chúng ta cần đi
một bước đầu tiên. Như Gandhi đã nói, “Chúng ta phải thực hiện những thay đổi mà
chúng ta muốn nhìn thấy ở người khác.”
59
Bài Học Về Cuộc Sống
www.hoctoancapba
§24. Phương Pháp Tăng Cường Trí Nhớ
Có nhiều cách để tăng cường trí nhớ của bạn và áp dụng chúng càng nhiều thì hiệu quả
càng tăng!
Trí nhớ là cơ chế nhờ nó bạn có thể lưu trữ, duy trì, và truy xuất thông tin. Trông đơn
giản, nhưng quá trình thật là phức tạp trong đó liên hệ đến nhiều phần khác nhau trên não
bộ.
Như với nhiều chức năng khác của cơ thể, câu nói “ sử dụng nó hoặc mất nó” áp dụng
thích đáng cho bộ não chúng ta. Bạn tập luyện và nuôi dưỡng nó càng nhiều với một thực
đơn hợp lý và các thói quen lành mạnh, bạn càng xử lý và
ghi nhớ thông tin hiệu quả hơn.
Trước khi tìm hiểu cách thức tăng cường trí nhớ, chúng ta
cũng cần biết cách trí nhớ hoạt động như thế nào.
Chẳng hạn đây là những phần của não bộ được sử dụng cho
trí nhớ :
• Hồi hải mã (hippocampus) là cấu tạo nguyên thủy sâu bên
trong não bộ có vai trò rộng lớn và duy nhất là xử lý thông
tin thành trí nhớ
• The hạch hạnh nhân (amygdale) là phần hình quả hạnh
gần hippocampus, nhằm xử lý tình cảm và giúp in dấu
những ký ức liên quan đến tình cảm.
• The cerebral cortex (vỏ não), tùy theo loại xử lý thông tin gì , như ngôn ngữ, cảm nhận
giác quan hoặc giải toán, có vai trò lưu trữ ký ức dài hạn nhất trong những vùng khác
nhau của nó.
Trí nhớ cũng đòi hỏi sự liên kết giữa các nơron thần kinh
trong mạng lưới của nó, gồm hàng triệu tế bào được kích hoạt
bằng chất hóa học não bộ gọi là chất dẫn truyền thần kinh.
Ký ức có thể ngắn hạn hoặc dài hạn. Trong trí nhớ ngắn hạn,
não bộ của bạn lưu trữ thông tin một vài giây hoặc vài phút.
Nó có khả năng giữ lại trung bình vào khoảng 7 mục một lúc.
Trí nhớ dài hạn liên quan đến loại thông tin đòi hỏi một nỗ lực có ý thức để lưu giữ và sau
đó nhớ lại. Trong đó gồm sự học thi, những dữ kiện thực tế, hoặc các sự kiện cá nhân;
như là lần đầu tiên bạn đi được xe đạp, hoặc nhở lại phim bạn ưa thích. Một loại khác của
trí nhớ dài hạn là trí nhớ thuộc thủ tục, bao gồm những kỹ năng và những công việc
thường ngày mà bạn làm quá thường đến nổi chúng không đòi hỏi phải nhớ lại một cách
có ý thức.
Những mẹo giúp tăng cường trí nhớ của bạn:
60
Bài Học Về Cuộc Sống
www.hoctoancapba
1. Tập luyện trí não của bạn. Cách tốt nhất để tập luyện trí não bạn là tham gia vào
những kinh nghiệm mới hoặc tiếp nhận trước những kích thích giác quan thay đổi. Khi
bạn bẽ gãy những gì thường nhật hoặc làm những gì thử thách, bạn tạo ra một lộ trình mới
cho não bộ. Ví dụ tập viết hoặc ném bóng vào rỗ bằng cánh tay không thuận , hoặc đến sở
làm bằng một lộ trình hoàn toàn khác thường ngày. Tiếp nhận những kích thích giác quan
có thể là ngữi một mùi hương lạ trong khi lắng nghe một bản nhạc nào đó. Để khuấy động
hoạt động não bộ bằng một cách khác, bạn có thể chọn một việc gì
mà bạn đã làm rất quen, thuộc lòng, như đánh răng, và thay đổi
một cách có ý thức cách bạn làm chúng.
Có một sự kiện ai cũng biết là người nào tham gia vào những hoạt
động đòi hỏi sự vận động của trí óc , như đọc sách, viết văn, và
chơi bài, có thể làm chậm lại sự suy thoái của loại ký ức dài hạn
thường xãy ra khi về già.
2. Chú ý. Thật khó để nhớ điều gì đó nếu bạn không bao giờ học tập nó ngay lần đầu. Mất
vào khoảng 8 giây tập trung chủ ý để xử lý một mẫu thông tin qua hồi hải mã (hippocam-
-pus) và gởi nó đến trung tâm ký ức thích hợp. Nếu bạn không tập trung, hoặc xao nhãng,
hoặc làm nhiều việc cùng một lúc, cơ may bạn phục hồi thông tin đặc biệt này sẽ không
tồn tại. .
3. Kết hợp nhiều giác quan như có thể. Trong khi có nhiều phong cách học tập khác
nhau, như nhìn, nghe, tiếp xúc, cho dù bất kỳ thể loại nào, bạn có thể kết hợp tất cả phong
cách trong tiến trình cố gắng nhớ việc gì đó. Nếu bạn là một người học bằng mắt, bạn có
thể đọc to lên, ngay cả theo một nhịp điệu để dễ nhớ hơn. Nếu bạn là người học bằng tai,
hãy tạo ra một hình ảnh trong trí bạn hoặc vừa nhìn hình vừa đọc to lên. Liên hệ các thông
tin với màu sắc, kết cấu, mùi vị cũng rất có ích.
4. Tổ chức thông tin. Một cách tốt để nhớ những điều mới mẻ là tạo ra những liên hệ và
kết nối thông tin với những gì bạn đã biết. Xây dựng trên những gì bạn đã biết sẽ giúp bạn
nhớ những điều mới tiếp thu. Cũng thế, viết ra những điều quan trọng vào vở, lịch hoặc
dán lên tường, rồi tổ chức lại thông tin theo một cách hợp lý để lưu giữ nó.
5. Ôn thường xuyên và học cho đến nhừ. Ôn lại những gì bạn đã học trong ngày , và ôn
chúng thường xuyên. Khi bạn ôn và thuộc nhừ các thông tin, nó trở nên gắn kết vào vùng
ký ức và do đó rất dễ để nhớ lại. Cách này cũng hiệu quả hơn là chỉ cố nhồi nhét.
6. Sử dụng các mẹo nhớ. Các mẹo nhớ là công cụ hoặc kỹ thuật giúp nhớ những thông
tin khó khăn. Các học sinh quen với những bài thơ ngắn hoặc câu văn ngộ nghĩnh mà thầy
cô đặt ra, giúp chúng nhớ những chất hóa học, những công thức lượng giác . . . Chúng là
những manh mối liên kết thông tin với hình ảnh , một câu văn, một từ giúp ta dễ nhớ
thông tin đó. Ví dụ: để nhớ số ngày trong tháng, ta liên kết chúng với các khớp của bàn
61
Bài Học Về Cuộc Sống
www.hoctoancapba
tay, hay dùng câu văn có vần sau để nhớ những tháng có 30 ngày: "Tháng 4 có 30 ngày,
Mười một, Sáu, Chín, có ai không rành”. Khi bạn liên kết thông tin với những hình ảnh
sống dộng hoặc bất thường càng tốt thì bạn càng dễ nhớ lại chúng
khi cần.
7. Thực hành những thói quen sức khoẻ lành mạnh.
Tâp thể dục đều đặn. Nó giúp dưỡng khí đến não bạn nhiều hơn
và giảm nguy cơ rối loạn, như tiểu đường và bệnh tim mạch. Sức
khỏe kém, dù thuộc dạng nào, cũng ảnh hưởng xấu đến trí nhớ. Do
đó, hãy nghĩ ngơi đầy đủ, ăn uống thích đáng. Giấc ngủ là cần thiết
vì nó giúp tập trung và suy nghĩ minh mẩn, trong khi ăn uống đúng
cách giúp não bộ được nuôi dưỡng đầy đủ.
8. Duy trì thái độ tích cực và tạo động lực. Khi bạn tích cực trong việc học tập và kinh
qua những điều mới mẻ, tự động trí nhớ bạn sẽ tăng cường. Trái lại, nếu bạn tự cho mình
có trí nhớ tồi, bạn thực sự ngăn cản khả năng nhớ của não bộ mình. Duy trì một thái độ
tích cực và kỳ vọng vào thành tựu tương lai.
Bằng cách liên kết những mẹo trên vào công việc thường ngày của bạn, bạn có thể tăng
cường trí nhớ của mình một cách đáng kể. Không chỉ bạn sẽ học tập và lưu trữ nhiều hơn
khi ở trường hoặc khi đi làm, bạn còn thành tựu mỹ mãn hơn trong quan hệ cá nhân và
nghề nghiệp.
62
Bài Học Về Cuộc Sống
www.hoctoancapba
§25. Tạo Ra Động Lực Cho Mình
- 5 mẹo giúp bạn
"Người nào không thể tạo ra động lực cho mình phải bằng lòng
với sự tầm thường dù bạn có tài năng đến đâu."
Andrew Carnegie
Để có thể tạo ra động lực cho chính mình ta phải có khát vọng và ước mơ làm một việc gì
đó và tâm nguyện để thực hiện cho được điều đó.
Đôi khi tự bắt mình tiến lên và thành tựu những gì mình mơ ước
thì rất khó. Khuynh hướng tự nhiện là thoái thác, rề rà. Cuộc sống
hình như cũng dễ chịu, trơn tru kia mà. Việc làm đã có, nhà cửa
đã có, máy truyền hình để xem, xe hơi để đi- quá oách!
Tôi có thể thấy được là chúng ta sẽ tìm ra nhiều nguyên cớ để
chưa bắt đầu chương trìng tập thể dục mỗi ngày, đọc một cuốn
sách mới hoặc chùi rửa nhà tắm.
Sự thật là chúng ta sinh ra từ thói quen và công việc thường nhật.
Tuy nhiên, mỗi khi chúng ta tự cho phép mình có thói quen làm
một việc gì đó , điều đó không còn là một cuộc đấu tranh và cuối
cùng chúng ta sẽ không còn hưởng thụ nó.
Khi còn bé, hầu hết chúng ta không thích tắm hoặc chải răng nhưng khi việc này đã trở
thành thói quen, chúng ta không còn nghĩ về nó, chúng ta chỉ làm như máy.
Vậy thì ta có thể làm gì để tạo ra động lực cho chính mình để đạt được mục tiêu của
mình?
Khởi đầu chúng ta phải tập tư duy phê phán và tự hỏi mình điều gì sẽ xãy ra nếu chúng ta
không hình thành một thói quen đặc biệt. Điều gì là hậu quả nếu chúng ta xao nhãng việc
làm này?
Đây là vài mẹo giúp chúng ta thẳng tiến:
1. Xác định mình muốn gì.
Thật là khó để tạo ra động lực nếu bạn không có chương trình hay mục tiêu. Đặt ra mục
tiêu và xác định cách thức xem bạn thực hiện như thế nào. Sau đó cắt ra những phần nhỏ
để khỏi bị choáng và dễ hoàn tất từng giai đoạn hơn.
2.Theo dõi tiến bộ của mình.
Dành một quyễn vỡ ghi lại tiến độ và tiến bộ của mình. Nhờ đó bạn đo lường được bạn đã
thành tựu đến đâu và thêm động lực để tiến tới.
3.Dán ảnh và khẩu hiệu lên tủ lạnh hoặc đâu đó để tự nhắc nhở và duy trì động lực.
Nhìn ảnh những nhân vật tăm tiếng đã thành tựu những gì bạn đang có hoài bão thực hiện
lúc nào cũng gây cảm hứng cho mình. Nhờ đó bạn sẽ thấy ước mơ có thể thực hiện được.
63
Bài Học Về Cuộc Sống
www.hoctoancapba
Cũng vậy, những khẩu hiệu nhỏ như “tiến lên dành mục tiêu”, “hãy thực hiện” có thể tạo
lực đẩy bạn cần.
4.Nhắc nhở mình tại sao bạn muốn điều này và tập trung vào kết quả cuối cùng.
Nếu bạn luôn tự nhắc mình là bạn phải dấn bước hoặc nhanh chân lên.
Có thể bạn đang đứng lại và thậm chí lùi trên con đường mình hoạch
định.
Tệ nhất là đôi khi bạn quên mất mình đã dự định đi đến đâu. Một chút
nhắc nhở sẽ làm bạn thức tỉnh và thêm năng lượng để trở lại con đường.
5.Tạo ra thói quen.
Một khi bạn đã thành tựu mục tiêu của mình , hãy tạo ra việc làm đó như một thói quen.
Như thói quen tập thể dục, thói quen ăn uống điều độ, hãy duy trì chúng. Nếu mục tiêu là
thăng tiến nghề nghiệp hoặc một sự kiện ngắn hạn , hãy duy trì thói quen tự tinh tiến. Một
khi nó đã ttrở thành thói quen, nó đã trở thành bản chất thứ hai của bạn và bạn không cẩn
phải nghĩ về nó nữa.
Mẹo thú vị:
Có một điểm thú vị cần biết nếu bạn quá cứng nhắc hoặc làm cùng một công việc gì đó
trong một thời gian dài. Trong trường hợp này bạn sẽ thấy tạo ra động lực rất khó khăn.
Nếu thế bạn nên bỏ đi và thỉnh thoảng nghĩ ngơi. Thay đổi điều kiện và thời khóa biểu
của công việc bạn đang làm. Như thế sẽ cho bạn cơ hội làm mới năng lượng của mình và
một cái nhìn mới tươi mát cho dự án.
64
Bài Học Về Cuộc Sống
www.hoctoancapba
§26. Tạo Tự Tin Như Thế Nào
Dù bạn nghĩ là bạn có thể hay nghĩ là không thể - bạn đều đúng
Henry Ford
Khi tôi còn là thanh niên khoảng hai mươi tuổi, một người bạn của tôi, một vận động
viên điền kinh lỗi lạc, cho tôi một lời khuyên đơn giản nhất mà sâu sắc nhất, làm thay đổi
phương cách tôi tự nhìn bản thân mình mãi mãi. Anh bảo tôi “Cậu phải nghĩ là mình vĩ
đại bởi vì không ai khác sẽ bảo là cậu vĩ đại.”
Điều đó có nghĩa là chúng ta, chính chúng ta, phải tạo dựng sự tự tin và không phụ thuộc ,
hoặc đợi chờ ai tán thưởng mình.
Các thức chúng ta tự nhìn mình quan trọng hơn cách thức người khác nhìn chúng ta.
Nếu chúng ta không học cách yêu mình và chấp nhận chính mình thì những gì người khác
nghĩ sẽ không có lợi gì cho ta.
Sau đây là vài mẹo để tạo dựng sự tư tin
• Nhận ra sự duy nhất của mình.
Hãy tin tưởng vào chính mình và biết rằng mình là một
cá thể duy nhất. Hay nói theo lời thơ của Walt Whitman :
"Kìa bạn đã đến đây- và một cuộc đời hiện hữu, với một
nhân diện của riêng mình
Rồi vỡ kịch đời vô cùng sẽ tiếp diễn- và bạn sẽ góp thêm
một vần thơ bé xinh."
Không có ai như bạn trên hành tinh này. Không ai trông
giống bạn, có cùng tài năng như bạn, kinh nghiệm như bạn hoặc tầm nhìn như bạn. Bạn
duy nhất và do đó bạn tồn tại nơi đây để đóng góp phần duy nhất của mình. Nếu mỗi
chúng ta tập trung vào những gì chúng ta sẽ dâng tặng cuộc đời để cùng nhau chia sẻ, thế
thì sẽ không có sự so sánh, ganh tỵ hoặc hối tiếc. Chúng ta ở trên đời này để đóng góp
“một vầng thơ”.
• Làm hết sức mình.
Khi bạn làm hết sức mình, bạn sẽ không thể không bằng lòng với chính mình và sự tự tin
sẽ bộc lộ qua mọi việc bạn làm.
• Kiên trì.
Mọi người đều có khuyết điểm và chướng ngại phải vượt qua. Đừng để chúng xói mòn
lòng tự tin của bạn. Hãy coi chúng như những cơ hội mài giũa lòng quyết tâm và rôi sẽ
kiên trì tiếp tục.
• Vượt qua nghịch cảnh.
Vượt qua nghịch cảnh sẽ tạo dựng và củng cố lòng tự tin. Những bài ca, những tác phẩm
65
Bài Học Về Cuộc Sống
www.hoctoancapba
nghệ thuật và văn học vĩ đại nhất đã được viết bởi những người đã trải qua những vực sâu
của tuyệt vọng, mất mát và trống rỗng, và rồi đã vượt qua được chúng. Trải qua nổi buồn
và mất mát, và rồi đứng lên trên chúng như đoá sen đỏ thắm vươn thẳng khỏi bùn nhơ, sẽ
mang đến hi vọng và thắng lợi. Kinh nghiệm này sẽ làm bạn vươn xa và trở thành chính
mình nhiều hơn.
• Thành tựu điều gì đó.
Đặt ra mục tiêu cho mình và rồi nỗ lực để đạt được chúng. Sự tự tin sẽ lên cao khi bạn
biết mình có thể làm được những gì mình quyết tâm. Việc này sẽ khiến bạn tiến lên không
ngừng.
• Tách biệt mình khỏi sự kiện.
Bạn không phải là những gì xãy ra với bạn, cũng không phải cách thức người khác nhìn
bạn. Nói cách khác, bạn không được xác định bởi những gì xãy đến với mình cũng không
được xác định bởi cách thức người khác nhìn mình. Bạn là mẫu người do chính mình tự
chọn - một người có cá tính, phẩm cách và tự tin.
• Đương đầu nỗi sợ hãi.
Không có gì tàn phá sự tự tin của bạn mau hơn là đầu hàng nổi sợ hãi. Mỗi người cảm
nhận nổi sợ hãi ở những thời điểm khác nhau; vì chúng ta là con người, tuy nhiên nếu
dám đương đầu với tình thế bằng lòng quả cảm và đĩnh đạc sẽ củng cố nhân cách và tạo
dựng lòng tự tin.
• Đẹp dáng không bằng tự tin.
Mot số người quyến rũ nhất thế giới không thấy an tâm và thiếu tự tin. Marilyn Monroe
được coi là một phụ nữ quyến rũ nhất, gợi cảm nhất thế giới, vậy mà bà thiếu một nhân
sinh quan lành mạnh. Bà để cho những yếu tố bên ngoài lung lạc một cách sai lầm lòng tự
tin của mình. Vẻ ưa nhìn giúp bạn thấy bằng lòng với chính mình, nhưng điêu đó không
đủ.
• Học cách tự động viên mình.
Tất cả chúng ta đều có lúc thối chí, lúc hoài nghi, bối rối và bấp bênh. Khi điều đó xãy ra,
chúng ta phải học cách phục hồi lòng tự tin của mình. Cách thứ nhất: nhớ rằng mỗi người
ai cũng đều trải qua những giây phút như thế trong cuộc đời. Cách nữa là nhớ lại những
thành tựu đã gặt hái được trong quá khứ, hình dung ra những kết quả sẽ đạt được, và vững
tin tiên tới. Đừng quên là "Trăm hay không bằng quen tay".
Lòng tự tin tuyệt đối cần yếu cho thành công trong bất cứ lãnh vực nào. Muốn đạt được
nó bạn phải hành động, học tập, hoàn thành và kiên trì.
66
Bài Học Về Cuộc Sống
www.hoctoancapba
§27. Tha thứ và Buông xả
Khả năng biết tha thứ và buông xả những tổn thương đã qua là một trong những thách
thức quan yếu nhất mà nhiều người trong chúng ta phải đương đầu trên con đường tìm
đến sự an lạc cá nhân.
Dù điều này là không dễ dàng, nhưng tuyệt đối cần thiết nếu muốn được một sự lành
mạnh tình cảm và tâm trí lâu dài.
Tha thứ có thể được định nghĩa như là sự quyết định bỏ đi những bất mãn, sân hận, hoặc
những ý định trả thù , kết quả của một sự xúc phạm, tổn thương, vi phạm chống lại bạn.
Tha thứ một người nào đó không có nghĩa là khước từ trách nhiệm của người tổn thương
bạn, cũng không có nghĩa làm giảm bớt, hoặc biện minh hành động ấy. Điều đó có nghĩa
là mong muốn tha thứ mà không bỏ qua hoặc bào chữa những gì họ làm, và rồi buông xả.
Tha thứ là một sự chọn lựa. Đó là một tiến trình bộc lộ và buông xả sự sân hận , trong khi
lấy lại niềm hi vọng và tiến lên trong cuộc sống. Khi chúng ta tha thứ, chúng ta từ chối
vai trò của nạn nhân và buông bỏ sự khống chế và quyền lực của người xúc phạm, hoặc
tình huống xúc phạm đã xãy ra cho chúng ta. Chúng ta chọn lựa thái độ không cho phép
sự hận thù, sự tổn thương hoặc hành vi sai trái quyết định cuộc sống chúng ta.
Làm thế nào chúng ta có thể tha thứ và buông xả?
Bắt đầu bằng cách nhận thức điều gì đã tổn thương hoặc xúc phạm bạn. Trong khi
khước từ những xúc phạm có thể là điều đầu tiên bạn muốn làm, nhưng tốt hơn là bạn nên
chấp nhận điều đó đã xãy ra. Hãy quán xét nó; ghi lại các thức bạn phản ứng, và những
tác hại của nó đối với sức khỏe và hạnh phúc của bạn. Hãy chỉ ra rõ ràng điều gì không
thể chấp nhận được đối với tình huống.
Tìm kiếm một góc nhìn rộng rãi hơn về sự cố xãy ra. Hãy thử tìm hiểu người kia. Sự
xúc phạm có cố ý không, hay chỉ là vô ý hoặc vô tình? Có lẽ người đó không biết là họ
xúc phạm bạn, hoặc là chính họ đang đau khổ vì một điều gì đó. Họ có làm thế vì tính ích
kỹ, khinh súât, hoặc do tình cảnh nào bên dưới bắt buộc? Đôi khi duyệt qua quá trình cố
gắng tìm hiểu hiện trạng cũng ném một chút ánh sáng mới mẻ khiến ta nhìn rõ vấn đề và
do đó làm giảm đi sự tổn thương. Cũng có thể là do bạn quá nhạy cảm vào lúc đó. Những
xúc cảm tổn thương chắc chắn có tính chủ quan. Có thể ngày đó bạn gặp xui xẻo hoặc họ
không may mắn.
Nếu bạn biết được rằng hành động xúc phạm là cố ý, xấu xa và mục đích là làm hại bạn,
thế thì bạn có thể phải ‘đóng khung lại’ vần đề. Đóng khung lại là một kỹ thuật theo đó
bạn thay đổi quan điểm nhận thức hoặc tình cảm mà bạn có qua tình thế rồi đặt nó vào
trong một khung cảnh qui chiếu khác. Ví dụ, có thể y thuộc nhóm người cố ý làm hại
người khác vì nghĩ rằng như thế sẽ làm nỗi khổ niềm đau của mình sẽ vơi đi. Họ bắn ra
những mũi tên độc địa vào bất kì ai đang đứng trước mặt. Nếu bạn có khả năng làm điều
67
Bài Học Về Cuộc Sống
www.hoctoancapba
này thì bạn đã sẵn sàng bắt đầu tiến trình tha thứ và buông xả.
Đối diện và ôm lấy xúc cảm . Cũng như nhận thức biến cố, hãy nhận thức cơn sân hận,
sự phiên muộn, nhưng không trói buộc vào chúng. Thực tập những kỹ thuật xả căng thẳng
(thư giãn) như yoga, thiền vipassana, thở sâu, hoặc bất cứ kỹ thuật nào mà bạn cảm thấy
thư giãn, an ủi. Sử dụng những chiến thuật thuộc về nhận thức như viết nhật ký, hoặc nói
chuyện với bậc thiện tri thức, cũng rất là bỗ ích.
Trong những nghiên cứu gần đây về sự chiến thuật đương đầu với sự tha thứ, người ta
khám phá ra rằng người đàn ông đáp ứng tích cực khi coi tha thứ là một thách thức với
mình, và tiêu cực khi nó liên hệ với sự đương đầu tình cảm. Đối với phụ nữ, tuy nhiên,
người ta thấy kết quả là ngược lại: tích cực khi liên hệ với sự đương đầu tình cảm và sự
chấp nhận, và tiêu cực khi liên hệ đến sự lẫn tránh. Do đó , dựa trên kết quả nghiên cứu
này, nếu bạn là nam giới, hãy tiếp cận sự tha thứ như là một thử thách, một mục tiêu phải
hoàn thành. Nếu bạn là phụ nữ, hãy chọn giải pháp chấp nhận, hoặc thông hiểu, và trắc ẩn
sẽ khiến bạn dễ thành công hơn.
Đi đến buông xả và tiến lên. Trước hết nhớ rằng hành động tha thứ đem lại lợi lạc cho
bạn hơn là cho người khác. Tiếp theo, tha thứ và buông xả sẽ mất thời gian, vì thế bạn
phải kiên nhẫn. Chắc chắn là khó khăn khi bạn rạch ròi giữa những gì bạn cảm thấy về
mặt tình cảm với những gì hợp lý bạn phải hành động.
Tuy nhiên, nếu bạn bỏ ra năng lượng để tập trung vào
lợi lạc mà sự tha thứ và buông xả đem lại, bạn có thể dễ
dàng tiến lên trong cuộc sống.
Buông xả có thể được đĩnh nghĩa là: “Một kết hợp của
sự chấp nhận, nhưng không chối bỏ, sống trong hiện tại
và hướng về tương lai mà không hối tiếc quá khứ, và
mong mỏi tiến lên và vượt qua”
Các nhà nghiên cứu và khoa học đã phát hiện những lợi
ích sức khoẻ khi tha thứ. Các nghiên cứu của họ đã chỉ
ra rằng những hậu quả thể chất và tình cảm có thể sinh
ra khi bạn ôm lấy thù hận và cay cú. Những hậu quả như
phiền não, suy sụp, cảm thấy cuộc sống mình thiếu ý nghĩa và mục đích, cũng như sự mất
mát các mối liên hệ quí giá với gia đình và bạn bè trở thành một giá quá cao phải trả khi
ôm mãi nỗi bất mãn.
Nhờ tư vấn chuyên nghiệp nếu cần. Nếu bạn thấy tha thứ và buông xả quá khó khăn,
nhất là hành động xúc phạm gây chấn thương, hoặc đang tiếp diễn, thế thì hãy đến nhờ sự
trợ giúp của một nhà trị liệu, giúp bạn quán xét cảm xúc và đi sâu vào nhận thức. Dù có
mất thì giờ nhưng không thể nào so sánh với sự bình lặng của tâm và niềm vui cuộc sống
mà bạn phải tìm lại.
68
Bài Học Về Cuộc Sống
www.hoctoancapba
Những lợi ích của Tha thứ và Buông xả.
Gia tăng hạnh phúc và sức khỏe, từ đó cải thiện hệ tim mạch và thần kinh và
bệnh tật.
Phục hồi những tư tưởng, cảm xúc và thái độ tích cực lạc quan và thăng hoa
tổng trạng tâm lý hưng phấn.
Gia tăng lòng trắc ẩn, sự thông cảm.
Giảm bớt stress, lo âu, suy sụp và khổ đau mãn tính.
Giảm nguy cơ lạm dụng rượu và chất kích thích.
Hoạt động tốt hơn trong sự nghiệp, giáo dục, và nghề nghiệp.
Gia tăng hy vọng và sự lạc quan cho tương lai.
Cuối cùng, hành động tha thứ sẽ giải phóng bạn khỏi những tổn thương, ký ức và xiềng
xích quá khứ. Ngược lại, không tha thứ là đầu hàng trước sự kềm chế của kẻ khác và cho
phép hiện tại bị quá khứ ăn mòn. Nếu chúng ta chọn không tha thứ, chúng ta đã đưa
những sân hận và cay đắng từ quá khứ vào tương lai, tự tước đoạt những an lạc , sức khỏe
và hạnh phúc mà chúng ta đáng được hưởng. Cuối cùng thì sự trả thù ngọt ngào nhất là
một cuộc đời sống tốt.
69
Bài Học Về Cuộc Sống
www.hoctoancapba
§28. Thể thao và Phát Triển Nhân Cách
"Tinh thần, ý chí chiến thắng, và ý chí muốn vượt trội là những điều bền bĩ.
Những chất lượng này quan trọng hơn những biến cố xãy ra nhiều "
Vince Lombardi
Thể thao đóng góp cho sự phát triển nhân cách như thế nào?
Cũng như triết lý và nghệ thuật giúp ta phát triển những giá trị tinh
thần, trí tuệ và tình cảm của chúng ta, thể thao giúp phát triển thể lực.
Chúng ta cần sự quân bình giữa tâm trí, thân xác và tinh thần để cảm
thấy hưng phấn và hoạt động tốt nhất.
Chơi thể thao không chỉ giúp về mặt thể chất mà còn hơn thế nữa. Nó
giúp xây dựng cá tính, dạy ta cách suy nghĩ chiến thuật, cách suy nghĩ
phân tích, những kỹ năng lãnh đạo, cách đặt ra mục tiêu và dám liều
lĩnh v. . . v. . . Và đó là những tính chất không thuộc lãnh vực thể chất.
Những người Hi lạp cổ xưa, đã mang đến chúng ta triết lý và nghệ thuật, cũng đề cao thể
thao một cách nghiêm túc.
Họ khuyến khích bọn thiếu niên, thanh niên, rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, sung sức và
duyên dáng. Họ còn tổ chức các cuộc tranh tài về chạy, nhảy, ném dĩa và ném lao và các
ngày hội thể thao ấy còn duy trì đến ngày nay và phát triển với qui mô toàn câu dưới tên
thế vận hội Olympic. Các thiếu nữ cũng tham gia hoạt động thể thao nhưng không đến
mực độ như nam giới và không tranh tài hơn thua.
Ngày nay thể thao và hoạt động thể lực giúp chúng ta thế nào?
Tham gia thể thao/hoạt động thể lực phát
triển 5 thành tố của một cơ thể sung sức :
sức mạnh, tốc độ, khéo léo, khả năng
chịu đựng và sự mềm dẽo.
Khi chúng ta bị căng thẳng do những vấn
đề cá nhân, áp lực của công việc, sự lo
âu, ngoài những lợi ích về thể chất, tập
luyện bằng cách chơi thê thao còn giúp giảm căng thẳng theo một cách thức được kềm
chế và lành mạnh.
Những lợi ích của tham gia thể thao và hoạt động thể lực gồm có:
• Chơi thể thao thật vui và thường là rẻ tiền
• Nâng cao tổng trạng dễ chịu.
• Giúp ngủ ngon và giảm lo âu.
• Làm đầu óc tươi tỉnh.
• Phát huy những kỹ năng vận động và mối liên hệ tinh thần/thân thể .
• Ngăn chặn suy sụp tinh thần.
• Giảm nguy cơ mắc những chứng bệnh như tiểu đường, tim mạch, thấp khớp . . .
70
Bài Học Về Cuộc Sống
www.hoctoancapba
Để tiếp tục phát triển và chăm sóc mọi mặt của con người mình, trong đó có tâm trí và
tinh thần, chúng ta phải chăm sóc đến mặt thể chất- đó là cơ thể của chúng ta.
71
Bài Học Về Cuộc Sống
www.hoctoancapba
§ 29. Tư Duy Phê Phán hoặc Lý Luận
Tư duy phê phán là quá trình thuộc trí tuệ để phân tích hoặc đánh giá thông tin. “Lý luận”
là năng lực suy nghĩ có lý, hoặc hợp lý.
Một khi bạn đã xây dựng được một nền tảng vững chắc hoặc một nhân sinh quan lành
mạnh, điều tiếp theo là phải có khả năng để tư duy phê phán hoặc lý luận.
Mỗi người đều suy nghĩ, tuy nhiên, ph ần nhiều suy
nghĩ của chúng ta chỉ là phản ứng, thiên kiến, thiếu
thông tin và thường là thành kiến. Cũng thế, thường
thường, cái suy nghĩ của chúng ta cũng lung tung và
không có phương pháp.
Tại sao chúng ta cần tư duy phê phán?
Để định giá được vai trò của chúng ta trong, và
những kết quả của bất cứ hành động mà chúng ta làm,
chúng ta phải có khả năng đánh giá và xác định được
điều gì đang xãy ra trong một tình huống nào đó.
Việc này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức cách suy
nghĩ của mình, tổng hợp các thông tin có sẵn, phân biệt giữa cái gì là sự kiện , điều gì là
ý kiến, và sau đó cân nhắc những kết luận tiềm năng.
Bằng cách suy nghĩ phê phán, thay vì phản ứng một cách cảm tính đối với một vấn đề,
chúng ta sử dụng những chiến thuật:
• Giúp chúng ta rút được kinh nghiệm
• Giúp ngăn cản không cho nó xãy ra lần nữa
• Cho ta một giải pháp hiệu quả, hợp lí
Chất lượng cuộc sống chúng ta có là kết quả của chất lượng tư duy của chúng ta.
Tư duy phê phán là tư duy có kỹ luật, tự giám sát, nhằm giải quyết vấn đề.
Đó là loại suy nghĩ dẫn đến tính phóng khoáng, đặt những sự vật trong tương quan, và có
một thái độ tích cực.
Khi c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_bai_hoc_ve_cuoc_song.pdf