John Knope là người bạn khá thân của tôi ở Portland, Oregon.
Câu chuyện đầu tư của John thì khá bình thường, bình thường
như khoảng 80 - 90% người Mỹ vào chơi với thị trường chứng
khoán và mất tiền. John luôn luôn nhắc lại kỷ niệm này với một
chút hài hước của con người rất thận trọng với các cuộc phiêu
lưu tài chánh để rồi cuối cùng vướng vào một mẻ khá lớn.
Tôi quen John trong những năm cuối của thập niên '70s tại câu
lạc bộ bóng bàn. Lúc đó John đã tốt nghiệp đại học Oregon (U of
O) với mảnh bằng liberal arts và việc làm mà John chọn cũng rất
thích hợp cho một cựu hippy: Mùa hè thì John đi cất nhà với một
người bạn làm nghề xây cất, 6 tháng mùa mưa thì John bay sang
thành phố Katmandu, Nepal để làm nghề thầy giáo dạy tiếng Anh
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Những bài học kinh nghiệm, thất bại và thành công của những nhà đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những bài học kinh nghiệm, thất
bại và thành công của những NĐT
1/ Bài học đầu tay: Mua cao bán thấp
John Knope là người bạn khá thân của tôi ở Portland, Oregon.
Câu chuyện đầu tư của John thì khá bình thường, bình thường
như khoảng 80 - 90% người Mỹ vào chơi với thị trường chứng
khoán và mất tiền. John luôn luôn nhắc lại kỷ niệm này với một
chút hài hước của con người rất thận trọng với các cuộc phiêu
lưu tài chánh để rồi cuối cùng vướng vào một mẻ khá lớn.
Tôi quen John trong những năm cuối của thập niên '70s tại câu
lạc bộ bóng bàn. Lúc đó John đã tốt nghiệp đại học Oregon (U of
O) với mảnh bằng liberal arts và việc làm mà John chọn cũng rất
thích hợp cho một cựu hippy: Mùa hè thì John đi cất nhà với một
người bạn làm nghề xây cất, 6 tháng mùa mưa thì John bay sang
thành phố Katmandu, Nepal để làm nghề thầy giáo dạy tiếng Anh.
Đi đi về về và chọn một lối sống đơn giản, John cũng có một ít
tiền trong trương mục tiết kiệm. Rồi những năm đầu thập niên
70s, khi nền kinh tế Hoa Kỳ bỗng tăng trưởng mạnh, mỗi cuối
tuần khi gọi sang thăm ông bố đang về hưu ở Florida thì ông bố
lại nói rất nhiều về tiền kiếm được trên thị trường chứng khoán
trong tuần và lời khuyên cuối của mỗi tuần của ông bố vẫn
thường là: Nên mua growth fund XXY. John bảo rằng anh ta có
nhiều chuyện để quan tâm hơn là tìm thắng lợi trên thị trường
chứng khoán, và cho đến một ngày !
Đó là dịp John từ Portland bay sang Florida thăm ông bố, vì là
mua vé stand-by, giờ chót hãng máy bay mới tìm ra một chỗ cho
John và may mắn hơn nữa là John được ngồi hạng nhất: First
Class ! Ngồi ghế rộng, được phục vụ 1st class, bên cạnh một big
shot bận business suit, đọc Wall Street Journal, John thật là chới
với với cái cơ duyên; rồi trong chuyến bay xuyên nước Mỹ, có dịp
nói chuyện với con người thành công đi máy bay hạng nhất bên
cạnh, John rất ngạc nhiên khi nghe tên của cái mutual funds mà
bố anh ta lập đi lập lại bao nhiêu lần được người láng giềng ngồi
first class khuyên John nên mua. Không biết đó là cơ duyên hay
là thần tài gõ cửa - nói theo kiểu Á Đông của chúng ta. John tự
nhủ: It's too much of a good thing ! Ngay khi về lại Portland, John
kéo hết số tiền tiết kiệm trong trương mục để mua shares của
mutual fund XXY. Rất tiếc là cuộc vui không ở với John bao lâu vì
sau khi mua, mỗi buổi sáng khi đọc giá trên báo thì giá của cái
mutual fund nổi tiếng nọ cứ từ từ đi xuống thấp hơn và thấp hơn.
Cho đến một ngày, khi đọc báo thấy những tin tức kinh tế thật thê
thảm, tỷ lệ thất nghiệp mọi nơi đều rất cao, số người thất nghiệp
tiếp tục gia tăng và những dự đoán cho tình trạng kinh tế trong
những ngày tháng sắp tới thật là bi đát, giá của mutual fund XXY
xuống như là chạy xuống triền núi không đáy. Trong cái khung
cảnh bi đát ấy, John bán hết những shares của mutual funds XXY
mà anh ta có. Điều kỳ lạ lại xảy ra là không bao lâu sau đó, John
phát giác ra rằng anh ta đã bán ngay ở cái thời điểm mà giá của
XXY thấp nhất và sau đó thì giá của XXY shares từ từ đi lên.
Tôi rời Oregon để dọn về Nam Cali vào cuối tháng 10 năm 1987,
2 tuần sau ngày Thứ Hai Đen. Trong bữa tiệc farewell party, trong
nhóm bạn thân đến dự có John và bà xã. Nhân lúc các bạn bè nói
về chuyện thị trường sụp đổ vào ngày 17 tháng 10 (1987), tôi đề
nghị John kể câu chuyện mua cao bán thấp của anh ta.
Câu hỏi là quý vị thực sự biết được bao nhiêu người mua ngay ở
trên chóp đỉnh của thị trường và bán ở mức thấp nhất như John
đã làm ở đầu thập niên 70s, trong kỳ market crash năm 2000.
Riêng cá nhân tôi thì biết khá nhiều, và xin được trình bày trong
phần tới.
2/ Thị trường sụp đổ - một nỗi quan tâm
Trái với sự suy luận thông thường, thị trường chứng khoán sụp
đổ trong một bối cảnh làm nhiều người ngạc nhiên nhất: nó xảy
ra vào lúc nền kinh tế đang chạy ở mức tối đa.
Một cách tổng quát, diễn tiến đưa đến sự sụp đổ xảy ra như sau:
- Nền kinh tế đang trên đà phát triển
- Chính quyền liên bang tiếp tục chính sách dễ dãi tín dụng để
giúp cho doanh nghiệp có cơ hội bành trướng
- Nền kinh tế đi vào mức toàn dụng (full employment): Tất cả
những ai đi tìm việc đều có việc làm
- Báo chí tiếp tục loan báo tin tức hồ hỡi về thị trường chứng
khoán: đỉnh cao (market top) tiếp tục mở ra liên tục.
- Thị trường chứng khoán trở thành đề tài thảo luận hàng ngày tại
các bàn cà phê ở sở
- Một số những nhà cố vấn đầu tư đã bị "cuốn theo chiểu gió" để
quên đi nhừng bài học căn bản về lượng tính trị giá của cổ phần
công ty qua trị giá sổ sách, tiền bán được trong năm (price to
sale) cái định luật căn bản lên cao thì sẽ xuống thấp của thị
trường và tin tưởng là con đường đi lên của thị trường chứng
khoán sẽ tiếp tục dài dài: It's different this time.
- Những người không đủ khả năng chịu đựng sự thua lỗ cũng
như những người thuộc loại bảo thủ nhất về tài chánh cuối cùng
cũng nhảy vào thị trường để có thể tham dự vào các cuộc thảo
luận về thị trường, về stock tips với các bạn cùng sở (go with the
Johns).
Thị trường không có người mới để mua sau khi nhóm người cuối
cùng gia nhập - không còn chỗ để lên cao vì thiếu người mua,
việc sắp tới là chiều đi xuống và thông thường thì nó không đi
xuống từ từ khi ở chóp đỉnh mà nó rớt xuống, rớt vỡ đầu mà tiếng
Anh gọi là "market crash".
3/ Thị trường chứng khoán là gì?
Nếu bạn muốn làm quen với thị trường chứng khoán và tôi phải
cung cấp cho bạn một định nghĩa ngắn và gọn nhất thì tôi bảo
rằng: Thị trường chứng khoán là nơi dễ làm bạn mất tiền nhất, nó
rút tiền từ trong túi của bạn còn hay hơn là các sòng bài ở Las
Vegas, nơi mà tỉ lệ thua thắng là 2 trong 3, có nghĩa là chỉ có 1
trong 3 người ghé vào các sòng bài Las Vegas là người mang
chiến thắng trở về, trong khi tỉ lệ này là 1 trong 10 (*) cho những
người chọn con đường làm ăn lớn với tài mua thấp bán cao của
mình, đây tôi muốn nói về những day traders, những người cảm
thấy mình đã biết đủ về sự lên xuống của thị trường, đọc đủ sách
về stock trading. Con số 90% day traders mất tiền có thể làm
nhiều người ngạc nhiên nhưng sự thật là như vậy . Nếu đọc lại 2
phần đầu của bài viết này thì bạn thấy nó ngược đời làm sao đó.
Bạn thấy John đã cẩn trọng trong vấn đề tiền bạc thế nào và phải
đợi đến lúc nghe tin từ một người đáng tin hơn ông bố mình để
bỏ tiền và kết cuộc John đã sai khi mua, và khi bán cùng sai nốt.
Nếu bạn là người đã quyết định thử lửa với thị trường thì tôi có
một vài đề nghị sau đây:
- Hãy xem mình là một người học trò của thị trường chứng
khoán. Thử thách chính mình bằng cách viết xuống lý do mua và
lý do bán và giữ cái nhật ký này làm tài liệu học tập.
- Bỏ ra một vài giờ đế học những điều căn bản trong sự phân tích
đầu tư: Nếu bạn đi mua nhà để cho thuê thì những con số như
gross yearly rent multiple có ý nghĩa thì những danh từ Book
Value, Price to sales (yearly sales) không có gì là huyền bí cả.
- Nếu không có thì giờ để nghiên cứu charts và technical analysis
thì tìm một người bạn biết chút đỉnh về thị trường và giảng giải
cái 50-day moving average (50 DMA) này trong 5 phút . Đây
không phải là chỉ một vấn đề thuần tuý về con số mà nó cùng có
yếu tố tâm lý bên trong.
- Một dụng cụ giảm thương đau nơi chiến trường chứng khoán là
stop loss orders. Dụng cụ này rất đơn giản nhưng ít người dùng
nên không biết bao nhiêu là hậu quả thương đau đã xảy ra.
- Nếu sau một thời gian thử thách với thị trường và bạn có một
kết quả kỳ cục là sau khi bạn mua thì cái cổ phần này nó đi
xuống, liệu có nên tiếp tục bỏ cuộc chơi hay là nên tiếp tục . Nên
nhớ đây là một cuộc chơi giữa người bán và kẻ mua, câu hỏi
thích hợp là, làm thế nào để tôi trở thành người ngồi bên kia bàn
khi đầu tôi (muốn bán) thì tôi sẽ là người ngồi mua . Dễ thôi, đọc
lại bài viết này và bảo rằng tôi không muốn làm anh chàng John.
Xin mời bạn vào Barnes & Noble và kéo vài ba quyển sách với đề
tài contrarian investing, họ dạy bạn cách đi ngược lại đám đông,
buy on bad news, sell on good news . . . là những điều cơ bản
cho sách lược đầu tư.
- Sau mỗi lần chiến thắng và thấy thị trường rất đáng yêu, đề nghị
bạn đọc và tìm hiểu về thị trường càng nhiều càng tốt, lời khuyên
của ông Jim Rogers, giáo sư môn tài chánh và đầu tư của đại học
Columbia là: Bạn cần phải đọc và tìm hiểu thật nhiều thay vì học
lấy bằng MBA.
- Và lời khuyên cuối cùng là bạn chỉ là một rookie trong công cuộc
tranh đua suy đoán: cái stock này sẽ đi lên hay đi xuống, nếu
thua lỗ thì phải nghĩ đó là tiền học phí đóng cho thị trường. Và
ngay cả sau khi đóng trọn gói cho học phí, bạn vẫn còn tiếp tục
thua lỗ với trời chơi chua ăn này.
Ngày nào bạn đến với thị trường chứng khoán như là một trò
chơi với một món tiền nhỏ và không bị áp lực kiếm lời thì nguy cơ
thua lỗ do áp lực tài chánh sẽ giảm đi và cơ hội làm quyết định sẽ
giảm thiểu tối đa. Nên dặn lòng là bạn có một cái nghề để kiếm
tiền, và chứng khoán chỉ là một trò chơi và bạn là một tên tập sự.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_bai_hoc_kinh_nghiem.pdf