Nhu cầu văn hóa tinh thần của học sinh THPT Hà Nội nhìn chung không có gì
khác thường so với đại bộ phận giới trẻ và học sinh THPT cả nước hiện nay, chủ yếu vẫn
là mong muốn được hưởng thụ và sáng tạo, được thể hiện, phát huy thiên hướng, năng
lực, sở trường riêng của mình. Do có điều kiện tốt hơn, nên sở thích, nhu cầu, đòi hỏi về
văn hóa tinh thần của học sinh THPT Hà Nội có phần cao hơn; tính chất, mức độ cũng
khác hơn so với học sinh THPT ở các tỉnh thành khác.
13 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nhu cầu văn hóa tinh thần của học sinh Trung học phổ thông Hà Nội hiện nay (Qua khảo sát một số trường THPT trên địa bàn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lí, nuôi dưỡng của cha mẹ
suốt quá trình ăn học, song dường như học sinh THPT Hà Nội càng về những năm cuối cấp
càng có xu hướng suy nghĩ độc lập, không muốn bị “quản chế” bằng vật chất, tiền bạc mà
mong muốn một sự “giao lưu”, gắn kết nhiều hơn về tinh thần với các bậc cha mẹ. Các câu
trả lời đã hé mở một thực tế: các em thực sự cần được các bậc cha mẹ coi trọng, ghi nhận
như một thanh niên, một thành viên chính thức trong gia đình. Các em đã có chính kiến, có
các suy nghĩ nghiêm túc về sự phù hợp hay không phù hợp trong cách thức lo toan, giáo
dục con cái của chính các gia đình, các bậc cha mẹ.
Ngoài sự mong muốn khẳng định vai trò, vị thế trong gia đình, học sinh THPT Hà Nội
còn có nhu cầu bộc lộ thái độ, cảm xúc, ý kiến riêng của bản thân về nhiều vấn đề, trong đó
có các kiểu người, các lối sống, thái độ ứng xử của con người trong cuộc sống. Các ý nghĩ,
trạng thái cảm xúc, sự yêu ghét, hài lòng hay khó chịu trước một biểu hiện không đẹp, một
lối sống thực dụng nào đó của các em hoàn toàn là riêng tư, tự nhiên và thành thật, do các
em tự cảm. Điều này cho thấy không phải do học sinh THPT Hà Nội vì bận chú tâm vào
việc học hành mà ít để ý, quan tâm tới các vấn đề về đạo đức, lối sống, văn hóa, xã hội,
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 7/2016 141
nhân sinh, nhất là với những vấn đề của cuộc sống, những con người, những biểu hiện xảy
ra hàng ngày, xung quanh mình, mà ngược lại. Xin xem bảng dưới đây:
Bảng 4: Thái độ, biểu hiện của học sinh THPT Hà Nội trước các vấn đề văn hóa,
xã hội và nhân sinh
Đúng Không đúng Phân vân Không trả lời
TT Thái độ, biểu hiện Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
1
Bạn cảm thấy vui, thoải mái sau
khi làm được một việc khó khăn,
sáng tạo được một cái gì đó
449 92,6 16 3,3 17 3,5 3 6,0
2
Được học tập, lao động, sáng tạo,
hưởng thụ là niềm vui của bạn
392 80,8 31 6,4 61 12,6 1 2,0
3
Bạn thích được chăm sóc những
người thân trong gia đình.
400 83,0 34 7,1 48 10,0
4
Bạn thấy khó chịu với người có
thái độ, cử chỉ thiếu tôn trọng
người khác
389 80,5 73 15,1 21 4,3
5
Mỗi khi giúp đỡ người gặp khó
khăn, hoạn nạn, bạn cảm thấy
rất vui
422 87,4 37 7,7 34 5,0
6
Bạn thấy tự hào về quê hương,
đất nước
363 75,2 50 10,4 70 14,5
7
Bạn rất hâm mộ những người
sành điệu, sử dụng hàng hiệu.
146 30,2 247 51,1 90 18,6
8
Bạn cảm thấy khó chịu với những
người hay nói tục, chửi thề
284 58,8 105 21,7 93 19,3
9
Bạn không thích sống cùng
người thiếu gọn gàng, ngăn nắp
302 62,5 75 15,5 106 21,9
10
Bạn không thích những người
“Sống đến đâu, hay đến đó”.
302 62,5 101 20,9 80 16,6
11
Bạn phản đối những người vụ
lợi trong tình yêu.
391 81,0 62 12,8 30 6,2
12
Bạn đồng tình với quan điểm
cần sống thử trước hôn nhân
163 33,7 248 51,3 72 14,9
13 Bạn rất thích xem bói, rút quẻ 129 26,7 267 55,3 87 18,0
14
Bạn tin vào lời thỉnh cầu các
đấng thần linh mỗi khi đi lễ
156 32,3 212 43,9 115 23,8
15
Bạn không thích những người
phủ định các giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc
328 67,9 74 15,3 81 16,8
142 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI
Tham gia trả lời câu hỏi này có 485 học sinh, đa số các em đều chọn ô đúng trong tất
cả 15 ý hỏi, nghĩa là các em đều xác nhận rằng mình có ý nghĩ, tâm trạng ấy khi tiếp xúc,
va chạm với các kiểu người, các vấn đề, hiện tượng tâm lí, xã hội đang hiện tồn trong đời
sống hôm nay. Ý hỏi 1: Bạn cảm thấy vui, thoải mái sau khi làm được một việc khó khăn,
sáng tạo được một cái gì đó, có số lượng xác nhận đúng cao nhất, 449 học sinh, chiếm tỉ lệ
92,6%. Điều này một mặt cho thấy các em có tinh thần tự ý thức, tự trọng cao, không ỷ lại,
không vơ vào những gì không thuộc về bản thân, biết vượt qua chính bản thân mình; mặt
khác, đã có ý thức coi trọng giá trị, công sức, thành quả của sự sáng tạo đó. Các ý hỏi 2, 3,
4, 5, 6 về các lĩnh vực khác nhau (sống có ích, chăm sóc người thân, sự tôn trọng, giúp đỡ
người khác, niềm tự hào dân tộc...) cũng có kết quả trả lời đúng cao như thế. Việc trả lời
các câu hỏi trên vừa là sự khẳng định, vừa là cách thức để các em tự lắng nghe và kiểm
nghiệm chính mình. Rõ ràng là tuy chưa trưởng thành, vẫn còn nhiều thay đổi, nhưng sâu
thẳm trong cốt cách, tâm hồn các em vẫn luôn sẵn có các đức tính, phẩm chất tốt đẹp, đáng
quý ấy.
Về việc bày tỏ thái độ, quan điểm trước một số hiện tượng, kiểu người trong xã hội
hiện nay, chẳng hạn khi được hỏi: Bạn không thích sống cùng người thiếu gọn gàng, ngăn
nắp (ý hỏi 9); Bạn không thích những người “sống đến đâu hay đến đó” (ý hỏi 10); Bạn
không thích những người phủ định những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc (ý hỏi
15), số trả lời đúng (302, 302, 328) vẫn vượt trội so với số không đúng và phân vân. Vấn
đề ở đây không chỉ là thích hay không thích, sống cùng những người như vậy đương nhiên
là bực bội, khó chịu, phiền toái, mà là chính các em cũng sợ rằng lâu dần sẽ bị ảnh hưởng,
lây nhiễm các quan điểm, lối sống ấy. Do vậy, từ các câu trả lời đúng, có thể thấy rằng học
sinh THPT Hà Nội đã dám thẳng thắn, công khai bày tỏ sự không đồng tình, không chấp
nhận các kiểu người, kiểu sống như vậy.
Liên quan đến vấn đề khá “nóng”, thu hút sự quan tâm không chỉ của thanh niên sinh
viên mà còn của nhiều học sinh THPT Hà Nội hiện nay là sự hâm mộ người sành điệu
dùng hàng hiệu và một số quan điểm “hiện đại”, “phóng khoáng” trong tình yêu, tác giả
luận án đã sử dụng đồng thời cả các ý hỏi xuôi và ngược. Với hai ý hỏi ngược, ý 7: Bạn rất
hâm mộ những người sành điệu, sử dụng hàng hiệu, và ý 8: Bạn đồng tình với quan điểm
cần sống thử trước hôn nhân, số lượng tán thành/ phản đối lần lượt là 146/247 và 163/248.
Số lượng 247, 248 em không đồng tình, không tán thành việc phải trở thành người sành
điệu, phải “thoáng” khi yêu vẫn là “quá bán” nếu tính trên tổng số trả lời. Tuy nhiên, chưa
tính đến số phân vân, con số 146 em hâm mộ người sành điệu, 163 em tán thành cần sống
thử trước hôn nhân đã đặt ra một vấn đề khác đáng quan tâm hơn. Dường như đã có sự
chuyển biến, thay đổi lớn trong quan niệm, nhận thức của học sinh THPT Hà Nội về vấn
đề giới tính, tình yêu, tình dục... Thích sành điệu, tán thành việc sống thử trước hôn nhân...,
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 7/2016 143
xét sâu xa, cũng có nghĩa là các em có nhu cầu hưởng thụ sớm, bản năng tính dục phát
triển mạnh. Tương tự như thế, thích nếm trải, thể nghiệm các cảm giác; tò mò, luôn cầu
may... đó là tâm lí chung của tuổi trẻ, trong đó có học sinh THPT. Khi được hỏi Bạn rất
thích xem bói, rút quẻ (ý hỏi 13) hay Bạn tin vào lời thỉnh cầu các đấng thần linh khi đi lễ
(ý hỏi 14), kết quả trả lời đúng 129 (26,7%), không đúng 267 (55,3%), phân vân 87 (18%)
ở ý 13 và 156 (32,3%), 213 (43,9%), 115 (23,8%) ở ý 14 có thể khiến nhiều người sửng
sốt. Có phải ngay cả thanh niên, học sinh THPT Hà Nội hiện nay cũng thiếu tự tin, hoang
mang trước những thay đổi khó lường của chính bản thân mình và cuộc sống, nên phải tự
an ủi bằng cách tin vào sự cầu phúc, cầu may hay các trò bói toán nhảm nhí mà chính các
em cũng biết là không có sơ sở khoa học và không thể xác thực? Trả lời câu hỏi này không
dễ. Nhưng bất luận đó là vì nguyên nhân gì, thì vẫn phải thừa nhận rằng, những thay đổi,
chuyển biến trong nhận thức và trong thực tế này đã tác động đáng kể đến đời sống văn
hóa tinh thần của học sinh THPT Hà Nội, đến các mối quan hệ tình bạn, tình yêu trong
sáng của tuổi học trò, đến quá trình học tập, phấn đấu, hoàn thiện nhân cách của các em.
3. KẾT LUẬN
Được sống và học tập trong môi trường văn hóa giáo dục của Thủ đô, nên nhu cầu văn
hóa tinh thần của học sinh THPT Hà Nội cũng cao hơn, các hình thức hoạt động cũng như
các sản phẩm văn hóa tinh thần được sáng tạo cũng nhiều hơn học sinh THPT ở các địa
phương khác. Tuy vậy, các em cũng có những áp lực riêng. Khi các điều kiện đáp ứng nhu
cầu văn hóa tinh thần nói chung của Thủ đô không theo kịp, tất sẽ hình thành mâu thuẫn.
Xét về mặt tích cực, đa số các em trưởng thành nhanh hơn về nhận thức, có quan điểm,
chính kiến rõ ràng, lối sống lành mạnh, nhưng xét ở khía cạnh tiêu cực, nó cũng đồng thời
làm nảy sinh nhiều biểu hiện, thái độ, hành động lệch lạc cần điều chỉnh uốn nắn. Và đây
có lẽ là điều các nhà tâm lí, văn hóa, giáo dục, các bậc cha mẹ, thầy cô chắc chắn phải tính đến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Gôntrarencô N.V (1980), Văn hóa tinh thần, (Hà Huy Bích và Phạm Văn Viết dịch, bản roneo).
2. Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
3. Mai Hải Oanh (2011), “Văn hóa tinh thần trong thời kỳ chuyển đổi loại hình xã hội”, Tạp chí
Văn hóa Nghệ thuật, số 325/2011.
4. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) (2010), Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Phạm Ngọc Trung (2010), Văn hóa thời đại toàn cầu, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
144 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI
SPIRITUAL CULTURE DEMAND OF HIGH SCHOOLS’
PUPILS IN HA NOI NOWADAYS
(BASING ON THE SURVEY AT SOME HIGH SCHOOLS IN HA NOI)
Abstract: Nowadays, in comparison with the majority of youths in Viet Nam, demand of
spiritual culture of high schools’ pupils in Ha Noi mainly focuses on expecting to enjoy,
create and expressing their knack and capacity. However, thanks to the better conditions,
most of high schools’ pupils in Ha Noi require higher than other localities.
Keywords: high schools’ pupils, demand of spiritual culture, enjoyment, creativity.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhu_cau_van_hoa_tinh_than_cua_hoc_sinh_trung_hoc_pho_thong_h.pdf