Già hóa dân số đang trở thành xu hướng chung trên thế giới. Bên cạnh
những ý nghĩa về mặt xã hội thì già hóa dân số cũng gắn liền với các vấn đề mà
hầu hết các quốc gia phải đối mặt: an sinh xã hội, chi phí chăm sóc y tế, Với
bản thân người cao tuổi, họ gặp khá nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt họ
phải đối mặt với các thách thức sức khỏe đặc biệt. Nhiều người cao tuổi đang
mất đi khả năng sống một cách độc lập vì họ bị hạn chế về vận động, yếu về thể
chất hoặc các vấn đề về sức khỏe tâm thần khác mà đòi hỏi phải có sự chăm sóc
lâu dài. ệnh mất trí nhớ tuổi già lzheimer là một trong số đó. ây là căn bệnh
gần như kh ng có khả năng chữa khỏi. iện nay, số lư ng người cao tuổi bị mất
trí nhớ lzheimer ngày càng nhiều. ản thân người bệnh và gia đình c a họ rất
cần sự h tr t phía bệnh viện và nhân vi n c ng tác x hội để tư vấn sức khỏe,
tâm lý cũng như chăm sóc y tế. r n thực tế, số lư ng người bị bệnh lzheimer
đư c điều trị ở bệnh viện hiện v n chưa tư ng xứng với số bệnh nhân thực tế
ngoài cộng đ ng. o đó, rất cần các giải pháp c a ngành y tế và các c quan
ban ngành có li n quan nhằm h tr tốt nhất cho nhóm người cao tuổi bị bệnh
Alzheimer này.
17 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 21/05/2022 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 2
Nội dung tài liệu Nhu cầu chăm sóc y tế cho người cao tuổi bị bệnh Alzheimer, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoa ão khoa. Đã có hơn 2 triệu người
cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ; hơn 1,7 triệu người được lập
sổ theo dõi sức khỏe. Hầu hết các bệnh viện đều có chính sách ưu
tiên khám và chăm sóc sức khỏe đối với người cao tuổi,Tuy
nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại trong công tác chăm sóc sức khỏe cho
người cao tuổi hiện nay như: Nhiều tỉnh chưa hướng dẫn và triển
khai chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, chưa bố trí được kinh
phí thực hiện thông tư cho người cao tuổi tại trạm y tế xã phường;
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, bác sỹ, điều dưỡng còn thiếu
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN -
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HÀNH
ISBN: 978-604-73-4701-8
- 129 -
và yếu nên khó khăn trong khám sức khỏe định kỳ, tư vấn, tuyên
truyền và phổ biến kiến thức phòng và chữa bệnh cho người cao
tuổi tại cộng đồng; Hệ thống bệnh viện ở Việt Nam về cơ bản là để
đáp ứng các trường hợp bị bệnh cấp, bệnh nặng, sau đợt cấp thì cho
về nhà. Với những nhóm tuổi trẻ thì không có vấn đề gì lớn, tuy
nhiên với người già thì như vậy chưa đủ, dự trữ sức khoẻ của người
già rất kém, sau giai đoạn cấp cần có giai đoạn điều trị nâng cao sức
khoẻ, phục hồi chức năng để người già có thể tái hoà nhập cộng
đồng; Vấn đề chăm sóc giảm nhẹ trước khi mất cũng rất cần đối với
người cao tuổi. Nhiều bệnh viện tại các thành phố lớn hiện nay đang
trong tình trạng quá tải; Ngân sách y tế có hạn, trong khi chi phí
chăm sóc y tế cho người già rất tốn kém [Hoài Nam, 2014]. Ông
Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, kế hoạch
hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết: “Chi phí điều trị cho người cao tuổi
thường cao gấp 8-10 lần người trẻ, mặc d số người cao tuổi chiếm
10% dân số nhưng sử dụng tới trên 50% chi phí điều trị mỗi năm.
Việc kiểm tra định kỳ sức khỏe cho người cao tuổi ở tuyến
xã/phường cũng chỉ là kết hợp các đợt khám từ thiện của các bệnh
viện và cũng chỉ bao phủ được khoảng 30-40% người cao tuổi” [Vũ
Anh, 9/6/2014].
Trước thực trạng này, một số giải pháp cũng được đưa ra nhằm
tăng cường nâng cao chăm sóc y tế cho người cao tuổi – đặc biệt là
người cao tuổi bị bệnh Alzheimer’s disease như phải tăng cường
hơn nữa hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi từ trung ương
đến địa phương; Nhà nước phải có các hành động cụ thể nhằm tăng
cường hệ thống y tế, dịch vụ y tế, mở rộng các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe có chất lượng
cho người cao tuổi; Ngành y tế cần tăng cường dịch vụ y tế và mở
rộng các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi; Xem xét hỗ trợ người
cao tuổi mắc bệnh hiểm nghèo và 100% chi phí khám chữa bệnh
cho người cao tuổi bằng thẻ bảo hiểm y tế từ 80 tuổi trở lên; Xây
dựng và tổ chức thực hiện các chương trình phòng bệnh, khám
PHẦN 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN
- 130 -
bệnh, chữa bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh Alzheimer’s disease và
các bệnh mạn tính khác; Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khoẻ cho
người cao tuổi; Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người cao tuổi;
Phát triển các cơ sở chăm sóc tại nhà cho người cao tuổi, đào tạo kỹ
năng chăm sóc người cao tuổi cho tình nguyện viên tại cộng
đồng; Bên cạnh các giải pháp về chăm sóc sức khỏe y tế thì điều
cần thiết là phải thành lập các bệnh viện chuyên khoa lão. Theo quy
hoạch phát triển của bệnh viện ão khoa Trung ương đã được Bộ Y
tế phê duyệt thì năm 2015 xây dựng Bệnh viện Lão khoa Trung
ương cơ sở 2 với quy mô 500 giường bệnh. Tiếp đến sẽ thành lập
bệnh viện Lão khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Thành lập khoa Lão khoa tại các bệnh viện (trừ bệnh viện nhi).
Thông thường, ở các nước, một bệnh viện đa khoa khoảng 2.000
giường, thì Lão khoa chiếm khoảng 500 giường, bao gồm: Khoa
điều trị bệnh cấp (ngắn hạn); Khoa điều trị trung hạn (chăm sóc sau
giai đoạn cấp, PHCN); Khoa điều trị dài hạn (chăm sóc giảm nhẹ);
Đội lão khoa di động.
Song song với các hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho
người cao tuổi, đặc biệt là người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer’s
disease thì trong lĩnh vực công tác xã hội bệnh viện cũng đã có
những tín hiệu đáng mừng. Ngày 23/5/2010, Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định phê duyệt “Đề án phát triển nghề công tác xã
hội giai đoạn 2010-2020”, với mục tiêu phát triển công tác xã hội
trở thành một nghề ở Việt Nam. Theo đó, Bộ Y tế cũng xây dựng
“Đề án phát triển nghề công tác xã hội trong lĩnh vực y tế giai đoạn
2011-2020”. Căn cứ trên thực tiễn để đánh giá và phân tích, Bộ Y tế
cho rằng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, công tác xã hội với mục
đích thực hiện sự điều chỉnh xã hội giúp thân chủ vượt qua hoàn
cảnh để hoà nhập và phát triển, do vậy cũng có một vai trò quan
trọng trong việc tạo nên sức khoẻ cho mỗi người. Các yếu tố ảnh
hưởng đến sức khoẻ bao gồm: hoàn cảnh và điều kiện sống; trình độ
học vấn và văn hoá; b ng nổ dân số - gia tăng nhu cầu chăm sóc sức
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN -
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HÀNH
ISBN: 978-604-73-4701-8
- 131 -
khỏe; trình độ phát triển khoa học, kỹ thuật Các giải pháp nhằm
tăng cường chăm sóc sức khỏe gồm có: nâng cao nhận thức của
người dân về chăm sóc sức khỏe; khuyến khích sự tham gia của
cộng đồng vào những hoạt động chăm sóc sức khỏe; tôn trọng sự tự
quyết và tự lực của cộng đồng đối với các hoạt động chăm sóc sức
khỏe; phổ cập các kỹ thuật thích hợp, thích ứng với khả năng chi trả
của người dân để tăng khả năng tiếp cận cho tất cả mọi người. Cả 4
giải pháp này đều cần có sự ứng dụng của công tác xã hội. Song
công tác xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng
mối quan hệ hài hoà giữa tinh thần và thể chất của người bệnh, giữa
người bệnh với người thân, giữa người bệnh với những người xung
quanh, giữa người bệnh với cơ sở y tế, Để làm được điều này,
người làm công tác xã hội phải tìm hiểu đặc điểm tâm lý, xã hội của
bệnh nhân, hoàn cảnh thực tế mà họ đang phải đối mặt cùng những
mong muốn của họ. Từ đó tìm ra sự hỗ trợ thích hợp dành cho thân
chủ. Nhân viên công tác xã hội tại bệnh viện sẽ là một thành viên
trong nhóm điều trị người bệnh. Nhân viên công tác xã hội có
nhiệm vụ tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, phương pháp chữa trị
thích hợp trên cơ sở thu thập thông tin về điều kiện sống, thói quen,
cá tính, đặc điểm tâm lý của bệnh nhân. Nhân viên xã hội còn thực
hiện các trợ giúp về tâm lý đối với người bệnh như trấn an, giảm áp
lực, tư vấn về điều trị, Nhân viên xã hội cũng có thể tham mưu về
kế hoạch xuất viện của bệnh nhân và theo dõi bệnh nhân sau khi ra
viện,...Công tác xã hội không đồng nghĩa với hoạt động từ
thiện. Nếu làm tốt công tác xã hội trong bệnh viện thì sẽ giảm được
vấn nạn “cò bệnh viện” cũng như sự không hài lòng của người bệnh
với cơ sở y tế; sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa người bệnh và
thầy thuốc; hỗ trợ thầy thuốc giảm bớt các áp lực công việc, nâng
cao hiệu quả điều trị. Như vậy, với người bệnh Alzheimer’s disease
và các thành viên chăm sóc trong gia đình, dưới sự hỗ trợ, tư vấn
của mạng lưới y tế và đội ngũ nhân viên xã hội làm trong lĩnh vực
bệnh viện sẽ giảm bớt những áp lực chăm sóc, áp lực tinh thần cũng
như tiếp cận được với các chính sách và dịch vụ hỗ trợ cần thiết.
PHẦN 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN
- 132 -
III. KẾT LUẬN
Thực trạng người cao tuổi đang tăng lên không ngừng và già
hóa dân số đã thực sự bắt đầu ở nước ta đặt ra cho ngành y tế những
vấn đề liên quan đến phát triển hệ thống chăm sóc y tế dành cho
người cao tuổi. Đặc biệt, với những căn bệnh mãn tính liên quan
đến độ tuổi, trong đó có căn bệnh Alzheimer’s disease thì việc đưa
ra các chương trình, hoạt động, dịch vụ hỗ trợ cho người bệnh và
gia đình của họ là hết sức cần thiết. Trước những khó khăn về điều
kiện cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sỹ, kinh phí điều trị, việc đáp
ứng được nhu cầu về chăm sóc y tế cho người cao tuổi bị bệnh
Alzheimer’s disease là điều không hề dễ dàng. Cùng với những cố
gắng trong nâng cao chất lượng của ngành y tế - cụ thể là hệ thống
các bệnh viện công, kết hợp với phát triển nghề công tác xã hội
trong bệnh viện, hy vọng trong tương lai không xa, những người
cao tuổi bị bệnh Alzheimer’s disease được hỗ trợ về chăm sóc y tế
một cách tốt nhất, giảm các tổn thương và đau đớn do căn bệnh gây
ra cũng như người thân của họ có thể được tiếp cận với các dịch vụ
công tác xã hội hỗ trợ, giúp họ giảm các áp lực về tinh thần cũng
như căng thẳng trong quá trình chăm sóc người bệnh Alzheimer’s
disease.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Anh (9/6/2014), Ngành y tế đang bỏ qu n người cao tuổi,
2. Thái Bình (14/11/2014), M i người cao tuổi sống tại cộng đ ng mắc 3
bệnh mạn tính,
3. Tiêu Bắc (2/8/2015), Người già mất trí nhớ cần đư c đến bệnh
viện!,
4. Bùi Thế Cường (2005), Trong miền an sinh xã hội – Nghiên cứu về tuổi
già ở đ ng bằng sông H ng, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
5. Hoài Nam (14/11/2014), Cần tăng cường dịch vụ y tế và x hội cho người
cao tuổi,
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN -
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HÀNH
ISBN: 978-604-73-4701-8
- 133 -
6. United Nations, Economic and Social Affairs (2009), Word population
ageing 2009, New York.
7. Tổng cục Thống kê (2009), Kết quả tổng điều tra dân số năm 2009.
8. Thông tấn xã Việt Nam (22/01/2008)
9. Family Caregiver Alliance, Bệnh lzheimer và cách chăm sóc.
10. Family Caregiver Resource Center Orange County, Tài liệu về bệnh
Azheimer.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhu_cau_cham_soc_y_te_cho_nguoi_cao_tuoi_bi_benh_alzheimer.pdf