Nhóm yếu tố tác động và kỹ năng tự học của sinh viên

 Học tập là quá trình không ngừng phát triển và nâng cao, học tập tiếp thu kiến thức là trách

nhiệm của mỗi sinh viên cần nhận thức được vai trò học tập của bản thân và không ngừng phấn đấu,

nâng cao tinh thần ý thức tự học tập, lãnh ngộ và chiếm hữu tri thức. Học tập trên trường lớp chưa đủ

điều kiện về thời gian để sinh viên nắm vững, am hiểu, vận dụng kiến thức mình đã học và việc tự học

để hệ thống hóa và mở rộng kiến thức là rất cần thiết. Tự học là kỹ năng mà sinh viên cần nghiêm túc

thực hiện với kỹ năng tự học hiệu quả đáp ứng yêu cầu của giáo dục và đào tạo bậc đại học.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nhóm yếu tố tác động và kỹ năng tự học của sinh viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 26 – Tháng 01/2021 51 NHÓM YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ KỸ NĂNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN Impact factors and self-learning skills of student ThS. Lê Thanh Sang 1 1 Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, Long An, Việt Nam le.sang@daihoclongan.edu.vn Tóm tắt — Học tập là quá trình không ngừng phát triển và nâng cao, học tập tiếp thu kiến thức là trách nhiệm của mỗi sinh viên cần nhận thức được vai trò học tập của bản thân và không ngừng phấn đấu, nâng cao tinh thần ý thức tự học tập, lãnh ngộ và chiếm hữu tri thức. Học tập trên trường lớp chưa đủ điều kiện về thời gian để sinh viên nắm vững, am hiểu, vận dụng kiến thức mình đã học và việc tự học để hệ thống hóa và mở rộng kiến thức là rất cần thiết. Tự học là kỹ năng mà sinh viên cần nghiêm túc thực hiện với kỹ năng tự học hiệu quả đáp ứng yêu cầu của giáo dục và đào tạo bậc đại học. Abstract — Learning is a process of continuous development and improvement, learning to acquire knowledge is the responsibility of each student to be aware of their own learning role and constantly strive and improve their spirit and awareness of self-study, enlightenment and possession of knowledge. Studying in school and class is not enough time for students to master, understand, apply the knowledge they have learned and self- study to systematize and expand knowledge is very necessary. Self-study is a skill that students need to seriously implement with effective self-study skills to meet the requirements of university education and training. Từ khóa — Tự học, kỹ năng tự học, self-study, self-study skills. 1. Đặt vấn đề về tự học Giáo dục bậc đại học hoàn toàn khác biệt với đào tạo các cấp khác, yêu cầu cao và đòi hỏi khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên với thời lượng lớn. Trường đại học là nơi cung cấp những yếu tố, công cụ cần thiết giúp sinh viên tiếp nhận nền tri thức chuyên môn qua bài giảng của giảng viên, giáo trình, học liệu, từ đó giúp sinh viên chủ động trong học tập, nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn trong giải quyết các vấn đề liên quan. Tự học là vấn đề cốt lõi dẫn đến thành công của sinh viên sau này, kiến thức lĩnh hội từ giảng viên, từ việc học đại học không phải là ít nhưng lượng kiến thức đó vô cùng khiêm tốn với nền tảng tri thức nhân loại, cùng những đòi hỏi mới trong điều kiện xã hội phát triển cùng những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng mà nhà trường, giảng viên đôi khi còn chưa cập nhật kịp xu hướng đó một cách tức thời vào nội dung giảng dạy, học tập. Vì thế, việc tự học là mục tiêu nhiệm vụ cả đời mà nền tảng cho những kỹ năng, tư duy tự học được hướng dẫn, bồi dưỡng từ giảng viên để sinh viên thay đổi ý thức hệ về nhận thức, tư duy của việc tự học là rất cần thiết như lời khuyên của Lenin: “Học, học nữa, học mãi.” Tự học là một thuộc tính vốn có của con người, là con đường phát triển nội lực của mỗi cá nhân, của cả dân tộc, là động lực chính của quá trình giáo dục - đào tạo. Việc tự học cần thiết đối với sinh viên, vì nó không chỉ trang bị kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, mà còn hình thành năng lực tự học, thích ứng với cuộc sống ngày càng phát triển. Kỹ năng tự học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trong quá trình học tập rèn luyện của sinh viên ở trường đại học mà còn có ý nghĩa trong suốt cả quá trình công tác sau này. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa thì bản thân mỗi người phải phát huy nội lực tự học, tự tìm tòi nghiên cứu, độc lập, sáng tạo để thích ứng được với xã hội học tập - học thường xuyên và học suốt đời. Sinh viên các trường đại học hiện nay còn nhiều hạn chế về kỹ năng tự học, tự nghiên cứu. Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên đã trở thành yêu cầu cấp bách, một nhiệm vụ quan trọng trong công tác đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung các cấp bậc và giáo dục đại học nói riêng. 2. Nội dung vấn đề tự học của sinh viên đại học TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 26 – Tháng 01/2021 52 2.1. Bản chất việc tự học của sinh viên Hoạt động tự học của sinh viên là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo dưới sự hướng dẫn trực tiếp hay gián tiếp của giảng viên nhằm chiếm lĩnh những tri thức khoa học, những thành tựu công nghệ bằng hành động của bản thân và đạt được mục tiêu của giáo dục đào tạo và phát triển. Hoạt động tự học là một hoạt động tìm ra ý nghĩa làm chủ kỹ xảo nhận thức, tạo ra cầu nối nhận thức trong tình huống học tập; tự biến đổi và làm phong phú bản thân bằng cách tìm tòi và xử lý thông tin từ môi trường sống xung quanh: tự tìm kiến thức bằng hành động của chính bản thân, cá nhân hoá việc học tập đồng thời hợp tác với bạn bè trong cuộc sống cộng đồng, lớp học dưới sự huớng dẫn của giảng viên hoặc các hội nhóm học tập có cố vấn học tập hay hỗ trợ chuyên môn nhằm giải quyết các vướng mắc phát sinh trong tiếp cận tri thức cũng như bảo đảm rằng tri thức tự lĩnh hội là phù hợp và đúng đắn. Đặc trưng của hoạt động tự học khác hẳn các hoạt động khác. Hoạt động tự học không chủ yếu hướng vào làm biến đổi khách thể của hoạt động (tri thức, kinh nghiệm, kỹ xảo),... những phương thức hành vi, những giá trị mà chủ yếu hướng vào làm biến đổi chủ thể của hoạt động – biến đổi nhận thức, hành vi và xu hướng học tập của sinh viên. Tự học của sinh viên là hoạt động mang tính chất nghiên cứu qua việc tự tìm tòi, tự phát hiện, tự nghiên cứu, tự chủ động học hỏi ở mức độ cao. Như vậy, trong hoạt động tự học của sinh viên thì việc tích cực trong nghiên cứu, độc lập trong nhận thức không tách rời vai trò tổ chức, điều khiển, giám sát, kiểm tra và điều chỉnh của giảng viên để bảo đảm tính thống nhất trong việc dạy và học trong phạm vi chuyên đề nhằm tạo ra chất lượng và hiệu quả của giáo dục và đào tạo. 2.2. Kỹ năng tự học của sinh viên đại học 2.2.1. Khái niệm kỹ năng và kỹ năng tự học: Kỹ năng là “cách thức thực hiện hành động đã được chủ thể tiếp thu, được đảm bảo bằng tập hợp các tri thức và kỷ xảo đã được lĩnh hội”. Nói cách khác, kỹ năng chính là khả năng sử dụng tri thức vào hành động một cách có hiệu quả trong những điều kiện xác định. Kỹ năng còn được hiểu là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế. Kỹ năng tự học của sinh viên là khả năng thực hiện một cách có hiệu quả các hoạt động tự học, các thao tác tự học bằng cách lựa chọn và thực hiện các phương thức hành động phù hợp với hoàn cảnh nhất định, chủ động tìm kiếm những giải pháp khắc phục hạn chế khả năng tự học nhằm đạt được mục đích nhiệm vụ học tập đặt ra. 2.2.2. Kỹ năng bổ trợ tự học của sinh viên: Kỹ năng lập kế hoạch cho việc tự học: Lập kế hoạch tự học là biết xây dựng cho bản thân một chương trình học tập hợp lý, có lộ trình, mục đích từng giai đoạn, thời kỳ trên cơ sở khoa học và phù hợp với bản thân. Để lựa chọn lộ trình, thứ tự nội dung kiến thức tự học, sinh viên phải có kỹ năng phát hiện, chọn lọc và thứ tự ưu tiên những nội dung tự học, sắp xếp những thiết bị hỗ trợ như máy tính, dụng cụ thực hành,và bố trí thời gian cho từng việc một cách hợp lý để sinh viên vẫn bảo đảm kế hoạch học tập chính thức và nội dung tự học là nhiệm vụ học tập của sinh viên. Kỹ năng tổ chức việc tự học của bản thân: Kỹ năng đọc: đọc là kỹ năng đặc trưng của tự học. Có nhiều loại tài liệu học, tham khảo, nhiều sách khác nhau, do đó sinh viên phải có kỹ năng đọc sách tốt, khai thác thông tin, kiến thức từ nhiều nguồn sách, nhằm tiếp thu lĩnh hội tri thức. Sinh viên phải trang bị cho mình những tri thức về phương pháp, cách thức làm việc độc lập với sách qua những nghiên cứu của thành tựu như Triết học, Tâm lý học, Giáo dục TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 26 – Tháng 01/2021 53 học, Logic học... và xây dựng cho bản thân một cách đọc phù hợp và tích lũy được nhiều nhất kiến thức từ việc đọc sách, tài liệu. Kỹ năng logic trong hệ thống hóa kiến thức: Là kỹ năng tập hợp nhiều yếu tố đơn vị tri thức cùng nhóm, cùng chức năng hay có mối quan hệ hay liên hệ chặt chẽ với nhau làm thành một thể thống nhất. Biết phân tích tổng hợp, xâu chuỗi từng nội dung chính thành tổ hợp hệ thống hoá logic dựa trên kết quả điểm tiếp cận cấu trúc hệ thống và có thể trình bày bằng bảng hay sơ đồ hệ thống và trình bày theo logic nhất định. Kỹ năng làm đề cương xeminar: Xeminar là hình thức học tập đặc biệt, trong đó một tập thể sinh viên thảo luận với nhau trên cơ sở có sự chuẩn bị trước về vấn đề, nội dung có liên quan đến nội dung học tập dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Việc chuẩn bị trước một vấn đề, một nội dung là sự tự giác, trách nhiệm riêng của bản thân sinh viên nhằm phát huy tối đa tính độc lập sáng tạo thông qua việc sưu tầm tư liệu, trình bày thảo luận và bảo vệ quan điểm của mình trước các phản biện khác. Hình thức này còn giúp sinh viên trưởng thành về cả lập trường, quan điểm khoa học, tính kiên trì, cẩn thận, tỉ mỉ đặc biệt rèn luyện đức tính trung thực về kết quả nghiên cứu của mình. Điều này chỉ đạt kết quả mong muốn khi sinh viên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về vấn đề có liên quan. Kỹ năng ôn tập tổng hợp kiến thức: Kỹ năng ôn tập tổng hợp kiến thức là khả năng thực hiện có hiệu quả các hoạt động ôn tập. Việc xâu chuỗi kiến thức một cách có hệ thống, gắn kết những kiến thức có liên quan mở rộng nội dung, chủ đề học tập nhằm mục đích cũng cố kiến thức đã học, kiến thức đó cũng là nền tảng cho việc tiếp thu lĩnh ngộ những tri thức phía sau. Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá bản thân: Nhiệm vụ của tự học, tự nghiên cứu của sinh viên không chỉ dừng lại ở chỗ lĩnh hội tri thức mà phải biết kiểm tra - đánh giá kết quả của sự lĩnh hội đó. Tự đánh giá trong hoạt động tự học của bản thân giúp sinh viên phát hiện những sai sót, tìm ra nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến hiệu suất của quá trình tự học, tự nghiên cứu. Từ đó cần phải điều chỉnh kịp thời bằng cách bổ sung, nếu cần phải thay đổi cả phương pháp, kỹ xảo để phù hợp với tình huống tự học. Tự kiểm tra, tự đánh giá, tổng kết kinh nghiệm với thái độ khách quan. Việc tự kiểm tra, tự đánh giá cần được nghiêm túc tiến hành thường xuyên theo từng kỳ, từng môn, từng nội dung cụ thể. Tự kiểm tra đánh giá thường xuyên việc tự học thông qua kết quả học của bản thân bằng nhiều cách khác nhau: so sánh các góc độ nhận xét, đánh giá một vấn đề, nội dung trước và sau khi tự học, so sánh tỷ lệ kiến thức đã biết, chưa biết với những bài viết, nội dung có tính khoa học, tính thực tế ứng dụng cao, qua những bài kiểm tra, bài thi, từ đó tự đánh giá kết quả việc tự học của bản thân và so sánh nhận xét về kết quả đó từ nhóm bạn, giảng viên hay những người có am hiểu chuyên môn xung quanh. 2.3. Yếu tố chính ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên 2.3.1. Nhóm các yếu tố bên trong (nhóm yếu tố chủ quan): Ý thức tự học: ý thức việc tự học phụ thuộc vào nhận định mục đích, ý nghĩa, vai trò của việc tự học một cách đúng đắn và nghiêm túc. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến những kết quả tự học của sinh viên trong việc tự ý thức tổ chức, tự đánh giá – kiểm tra kết quả cũng như định hướng tiếp theo cho việc tự học về nội dung, thời gian và chọn lọc nội dung tự học. Thái độ tự học: thể hiện qua nhu cầu tự học, động lực, sự đam mê, niềm hứng thú, những thái độ tích cực, tự lực tự cường trong học tập, có sự say mê và tinh thần quyết tâm cao, khắc phục trở ngại, khó khăn, ưu tiên dành quỹ thời gian cho việc tự học với mục tiêu định hướng rõ ràng về kiến thức cần lĩnh ngộ trong quá trình tự học. Khả năng tự học: đóng vai trò cần thiết trong việc thực hiện kế hoạch tự học phù hợp với bản thân về nội dung kiến thức, khối lượng kiến thức và được lựa chọn dựa trên kết quả học tập để quyết tâm, phấn đấu. Để thực hiện tốt việc này, sinh viên phải tự thu thập, tìm kiếm tài TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 26 – Tháng 01/2021 54 liệu có nội dung liên quan, trang bị phương tiện tìm kiếm thông tin phù hợp với bản thân, lựa chọn môi trường tự học tối ưu nhất nhằm tăng khả năng tập trung cao nhất trong học tập khi đưa ra tiêu chí về nhu cầu kiến thức cần tích lũy trong ngắn hạn. Phương pháp tự học: có tính chất quyết định đến kết quả tự học, có sự phân phối thời gian hợp lý trong việc phân chia thời lượng tham khảo lý thuyết và thời lượng thực hành, giải bài tập, giải vấn đề hoặc liên hệ thực tiễn một cách hợp lý. Cùng với khả năng tư duy, khái quát, tổng hợp, phân tích, đánh giá là các yếu tố bên trong quyết định trực tiếp đến hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên. Yếu tố sức khỏe: Học tập là hoạt động trí óc, là kết quả của sự quan sát, lắng nghe có chọn lọc. Vì thế, việc tự học chịu sự tác động của sức khỏe. Sức khoẻ không tốt ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiếp thu, làm giảm khả năng tập trung, khả năng ghi nhớ kiến thức. Yếu tố sở thích: Sở thích quyết định sự hứng thú trong học tập của mỗi sinh viên, bất cứ sinh viên nào cũng sẽ học tốt hơn ở những môn học mà bản thân yêu thích. Trong khi đó việc học đại học với rất nhiều môn học và kiến thức, việc không yêu thích dẫn đến chán nản làm “níu chân, chùng bước” vấn đề đam mê tìm kiếm kiến thức từ tự học. 2.3.2. Nhóm các yếu tố bên ngoài (các yếu tố khách quan): Phương pháp giảng dạy của giảng viên: phải phù hợp với trình độ nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của mỗi sinh viên mới hình thành và phát triển kỹ năng tự học của sinh viên. Và khi kỹ năng tự học hình thành phải được rèn luyện và củng cố thường xuyên. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với trình độ nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên là yếu tố tác động trực tiếp đến việc rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên nhằm phát huy tính tích cực, tự giác độc lập sáng tạo của sinh viên. Công tác tổ chức, quản lý sinh viên tự học: có tác dụng tới quá trình hình thành rèn luyện, nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên. Giảng viên luôn cập nhật những phương pháp dạy học mới, thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, kiểm tra từng thời kỳ của sinh viên như tháng, kỳ học hay năm. Yếu tố gia đình: có vai trò rất lớn trong việc định hướng phát triển của mỗi sinh viên. Có thể nói, gia đình là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới việc tự học của sinh viên: Thứ nhất, truyền thống học tập của gia đình tạo nền tảng quan trọng, tạo động lực và cảm hứng thêm cho sinh viên có đam mê tìm tòi tự học và nghiên cứu. Thứ hai, không khí gia đình cũng ảnh hưởng tới học tập. Một gia đình vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc là động lực tinh thần giúp sinh viên tập trung vào việc học để đạt hiệu quả cao. Thứ ba, ảnh hưởng từ kinh tế gia đình, gia đình có điều kiện kinh tế tốt sẽ tạo cho sinh viên điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ, thuận lợi cho việc tự học, sinh viên sẽ có nhiều thời gian cho tự học hơn vì không phải vừa học – vừa làm trang trải cuộc sống sinh viên. 2.4. Cách thức khắc phục nhóm yếu tố bất lợi trong tự học của sinh viên Để khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý đến kết quả tự học, sinh viên không nên học quá nhiều trong trạng thái tâm lý căng thẳng. Đồng thời không tự tạo cho mình những áp lực thi cử. Tự tin vào bản thân, không sợ sai, không giấu dốt, mạnh dạn, thẳng thắng chia sẻ với giảng viên, bạn bè về những hạn chế bản thân và cần tìm kiếm sự hỗ trợ trong việc khắc phục những hạn chế đó. Có kế hoạch học tập cụ thể cho từng môn, từng nội dung học tập. Chú ý nghe giảng kỹ trên lớp và giờ tự học là củng cố và mở rộng kiến thức được chia sẻ trên lớp một cách đầy đủ nhất, không để xảy ra tình trạng dồn ứ bài tập, cần chủ động hoàn thành nội dung được yêu cầu, chủ động tìm kiếm những bài tập, tình huống liên quan để thực hiện, liên hệ thực tiễn nếu có thể để nắm vững kiến thức giáo khoa và am hiểu tính ứng dụng của chúng trong thực tế. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 26 – Tháng 01/2021 55 Chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, hợp lý kết hợp vận động thể thao tạo sức khỏe tốt về trí lực lẫn thể lực, luôn mang đến những năng lượng tích cực nội tại giúp sinh viên có hứng thú, đam mê hơn trong việc tự học. Chủ động tìm tòi các biện pháp học tập thú vị cũng như tính ứng dụng những kiến thức đó và chia sẻ với nhóm bạn, giảng viên nhằm cô động kiến thức của bản thân sinh viên cũng như những ghi nhận góp ý cho sinh viên hoàn thiện hơn và đó vừa là yếu tố duy trì vừa là yếu tố tạo động lực trong việc phát triển quá trình tự học của sinh viên. Tóm lại, việc hình thành và phát triển kỹ năng tự học của sinh viên chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Trong đó yếu tố chủ quan là cốt lõi, có tính quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến hành động và kết quả tự học của sinh viên. Yếu tố khách quan là điều kiện cơ sở nền tảng để hiệu quả tự học của sinh viên đạt mức độ cao hơn. Tuy nhiên xét về kỹ năng tự học, để hình thành, rèn luyện và nâng cao thì yếu tố chủ quan mới là điều kiện cần và đủ. Yếu tố bên trong quyết định trực tiếp đến hiệu quả hoạt động tự học. Mỗi sinh viên có một vốn tri thức, một trình độ tư duy khác nhau nên chỉ có tự học mới học hết tất cả những điều cần học vì chỉ có bản thân sinh viên mới biết rõ mình còn thiếu cái gì và cần học cái gì. 4. Kết luận Tự học và kỹ năng tự học là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học ở nhiều góc độ khác nhau. Đó là hệ thống những thao tác đảm bảo cho sinh viên sẵn sàng và có khả năng thực hiện hoạt động tự học đạt hiệu quả cao. Các thành tố tâm lý cơ bản trong kỹ năng tự học của sinh viên có mối liên hệ với nhau như: tính ý thức của hành động, việc vận dụng những tri thức, phương tiện vào hành động trong điều kiện mới và hoạt động đó phải đạt hiệu quả cao. Việc hình thành và rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên là một yêu cầu cấp thiết mà sinh viên phải nghiêm túc thực hiện và phát triển. Nền tảng kiến thức hiện đại luôn phát triển, đòi hỏi sinh viên phải tự học tập và tự cập nhật kiến thức mới liên quan để đáp ứng các yêu cầu cần có của một cử nhân tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] N.D.Cần, Tôi tự học, NXB Trẻ, 2017. [2] V.Dũng, Từ điển tâm lý học, Trung tâm Khoa học và Xã hội Nhân văn Quốc gia - Viện tâm lý học, NXB Từ Điển Bách Khoa, 2008. [3] Hồ Ngọc Đại, Tâm lý học dạy học, NXB ĐHQG Hà Nội, 2000. Ngày nhận: 09/12/2020 Ngày duyệt đăng: 14/01/2021

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhom_yeu_to_tac_dong_va_ky_nang_tu_hoc_cua_sinh_vien.pdf
Tài liệu liên quan