Trong thựctế, hoạt động khai thác diễn ra không chỉ ở các bãi đã khoanh định. Các
xángcạp cát thường xuyên di chuyển và khai thác trên khắp đoạn sông. Việc đánh giá
khốilượng khai thác thựctế là việc làm không đơn giảnbởi có nhiều doanh nghiệp
cùng khai thác trênmột đoạn sông, tài nguyênlấy khỏi lòng sông đôi khi được chuyển
sang ngay cho cáccơsở kinh doanh trung gian. Ngay trongmột công ty, việc quản lý
sản lượngkhai thác của từng xángcạpcũnglà vấn đề
Nhằm xác định khốilượng đã khai thác, trong phần tính toán này chúng tôidựa vào
bềmặt địa hình lòng sông xâydựng chotừng khuvực ứngvới ba thời điểm: tháng
7/1995, tháng 8/1999, tháng 5/2004.Sửdụngkỹ thuật GIS để tính toán khốilượng:lấy
bềmặt địa hìnhcủa thời điểm sau (bềmặt UPPER) trừ đibềmặt địa hình thời điểm
trước (bềmặt LOWER)sẽ xác định được khốilượng cát đã khai thác theo các giai đoạn
(Bảng 3).
Bảng 3. Khối lượng khai thác trong giai đoạn 1995-1999, 1999-2004 (m
3
)
Khu vực 1995-1999 1999-2004Tổng
TânUyên 1.121.796 1.121.796
Cù lao Bình Chánh 2.808.744 637.781 3.446.525
Cù lao Rùa 828.162 1.158.809 1.986.971
Hóa An 250.498 1.698.392 1.948.890
Cộng 3.887.404 4.616.778 8.504.182
Giai đoạn 1995-1999, việc khai tháctập trung ở khuvực cù lao Bình Chánhvới
2.808.744m
3
, ít nhất ở khuvựccầu Hóa An (250.498m
3
).Tổng khốilượng khai thác
trong giai đoạn này là 3.887.404m
3
(tính đến tháng 8/1999). Trong báo cáo chính thức
của các doanh nghiệp thìtổngsảnlượng khai thác đến đầunăm 1999 là 3.084.928m
3
(tính đến tháng 1/1999), thấphơn sovới tính toán khoảng 800.000m
3
. Nhưvậy,kết quả
tính toán khá phùhợpvới báo cáo, ước tínhtừ tháng 1 đến tháng 8/1999, các doanh
nghiệp khai thác khoảng 100.000 m
3
/tháng.
Tổng khốilượng khai thác trong giai đoạn 1999-2004 là 4.616.778m
3
. Việc khai
tháctập trung vào các khuvực Hóa An, cù lao Rùa và Tân Uyên.Nếu tínhcảlượng cát
khai thácnạo vét ở khuvực Hóa An-cầu Ghềnh và sông Cái (cù lao Phố) thì khốilượng
khai thác toàn mỏBắccầu ĐồngNai sẽlớn hơn.
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nhìn lại hoạt động khai thác mỏcát bắc cầu đồng nai, tỉnh Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÌN LẠI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
MỎ CÁT BẮC CẦU ĐỒNG NAI, TỈNH ĐỒNG NAI
HÀ QUANG HẢI
Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Mỏ cát Bắc cầu Đồng Nai có nguồn gốc trầm tích sông được hình
thành từ trước khi có đập thủy điện Trị An. Cho đến khi ngưng khai thác (năm
2004), mỗi năm mỏ cát này đã cung cấp hàng triệu m3 cát vàng chất lượng tốt
để sản xuất bê tông và xây dựng các công trình cao cấp trong khu vực.
Từ năm 1995 đến 2004, các doanh nghiệp khai thác mỏ này đã lấy vượt trữ
lượng được phép, khai thác gần 3.000.000 m3. Khai thác không tuân thủ các
quy định về độ sâu khai thác, khoảng cách xa bờ là nguyên nhân trực tiếp gây
ra tai biến xói lở bờ sông. Việc quản lý hoạt động khai thác chưa hiệu quả là
nguyên nhân gián tiếp gây tác động xấu tới môi trường khu vực.
Thiết bị định vị vệ tinh (GPS), máy đo sâu hồi âm (Echosounder), kỹ thuật hệ
thông tin địa lý (GIS) và máy khoan Air-lift là các công cụ hữu hiệu trong thăm
dò mỏ cát lòng sông. Bản đồ địa hình đáy sông được xây dựng bằng kỹ thuật
GIS là cơ sở để khoanh định bãi cát, định hướng cho công tác khoan, đánh giá
trữ lượng địa chất và khối lượng cát khai thác ở từng khu vực. Bản đồ này cũng
là tài liệu quan trọng sử dụng trong giám sát, chỉ đạo, cũng như kiểm tra hoạt
động khai thác.
Cát sông Đồng Nai là trầm tích lòng hiện đại đã tích tụ từ trước khi có đập thủy điện
Trị An. Các tài liệu lịch sử (ảnh hàng không, bản đồ) cho thấy, ở chế độ tự nhiên, sông
Đồng Nai từ Trị An đến cầu Cát Lái thuộc vùng đồng bằng ngập lụt và đồng bằng thủy
triều. Khi chảy qua hai vùng đồng bằng này, hoạt động bồi tụ chiếm ưu thế đã tạo nên
các bãi bồi dần lấp đầy lòng sông. Đáy sông nhiều nơi nông cạn, tàu bè qua lại khó khăn
khi thủy triều xuống.
Trầm tích lòng phân bố suốt chiều dài sông đã hình thành các mỏ cát có trữ lượng
đáng kể. Trong những năm qua các mỏ cát này đã cung cấp hàng triệu m3 cát xây dựng
có chất lượng tốt, phục vụ cho việc xây dựng các khu đô thị, khu chế xuất, các hệ thống
giao thông, cầu, cảng trong thành phố.
Đến năm 2004, việc khai thác mỏ cát sông Đồng Nai đã chấm dứt do khai thác quá
trữ lượng cho phép, hơn nữa hoạt động khai thác gây sạt lở nhiều đoạn vách bờ sông [1,
3].
Thiết nghĩ, đã đến lúc cần xem xét lại hoạt động khai thác cát lòng sông từ khâu
thăm dò đánh giá trữ lượng địa chất, trữ lượng khai thác đến đánh giá tác động môi
trường, làm cơ sở đề xuất ý kiến, góp phần xây dựng các quy định cụ thể cho các hoạt
động thăm dò và khai thác loại hình mỏ cát lòng sông.
Những nội dung trình bày trong bài báo này được tổng hợp từ các công trình nghiên
cứu địa chất môi trường khu vực, các công trình thăm dò và đánh giá tác động môi
trường hoạt động khai thác cát lòng sông mà tác giả đã tham gia với tư cách là chủ biên
hoặc thành viên từ năm 1993 đến nay.
GIỚI THIỆU
Dựa vào đặc điểm địa chất mỏ và địa chất khu vực có thể phân chia mỏ cát lòng sông
Đồng Nai từ Tân Uyên đến Cát Lái thành hai mỏ riêng biệt:
1) Mỏ cát Bắc cầu Đồng Nai, kéo dài từ Bến Trâu (Tân Uyên) đến cầu Đồng Nai,
nơi sông Đồng Nai chảy trên đồng bằng ngập lụt. Các thân cát có dạng kéo dài, dày 5-
15 m. Kích thước hạt cát trung bình đến thô, cát rất sạch, có màu vàng, xám vàng,
không bị nhiễm mặn. Cát phân bố trong lòng sông hẹp (rộng 200-300 m), vách bờ nhiều
đoạn dốc đứng, cao tương đối 4-7 m so với mực nước. Cấu tạo vách bờ là các trầm tích
bở rời gồm hai phần: dưới là các lớp cát sét, cát sạn, trên là sét bột,sét.
Đánh giá chung: cát trong mỏ Bắc cầu Đồng Nai có chất lượng tốt nhất vùng, đạt tiêu
chuẩn sản xuất bê tông và xây dựng các công trình cao cấp. Tuy vậy, môi trường địa
chất mỏ rất nhạy cảm với hoạt động khai thác.
2) Mỏ Nam cầu Đồng Nai, kéo dài từ cầu Đồng Nai đến Cát Lái, nơi sông Đồng Nai
chảy trên đồng bằng thủy triều. Các thân cát thường phân bố tập trung ở những khúc
uốn, dày 10-20 m. Kích thước hạt cát trung bình đến mịn, màu xám, xám đen, một vài
nơi bị
nhiễm mặn yếu. Cát phân bố trong lòng sông và khúc uốn rộng (500-1.700 m). Vách
sông cấu tạo bởi các trầm tích bở rời chủ yếu là sét, sét bột, cao tương đối so với mực
nước triều kiệt 1,0-1,5 m.
Đánh giá chung: cát trong mỏ Nam cầu Đồng Nai có chất lượng trung bình, đáp ứng
xây dựng các công trình dân dụng. Hoạt động khai thác cát lòng sông ít ảnh hưởng đến
môi trường khu vực.
Trong bài báo này tác giả tập trung trình bày các nội dung liên quan tới mỏ cát Bắc
cầu Đồng Nai, nơi có các đặc điểm môi trường tự nhiên nhạy cảm với hoạt động khai
thác cát lòng sông.
Hình 1. Sơ đồ phân bố bãi cát mỏ Bắc cầu Đồng Nai
I. TÓM TẮT LỊCH SỬ KHAI THÁC MỎ
Khai thác cát lòng sông Đồng Nai đã có từ trước năm 1975. Tuy vậy sản lượng khai
thác trong giai đoạn này nhỏ hơn nhiều so với lượng cát bổ cập hàng năm.
Công trình thủy điện Trị An ngăn sông Đồng Nai vào năm 1988, từ đó một khối
lượng lớn cát bị giữ lại trong hồ. Trong giai đoạn 1988-1991, sản lượng cát khai thác từ
lòng sông Đồng Nai vẫn còn hạn chế, các bãi bồi tụ từ trước khi có đập đã gây trở ngại
cho giao thông thủy, hàng năm các cơ quan quản lý đường sông thường xuyên phải nạo
vét khơi thông luồng lạch để tàu bè qua lại dễ dàng.
Hoạt động khai thác cát lòng sông gia tăng từ năm 1992, khi vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam bắt đầu được quy hoạch. Năm 1993, mỏ cát Bắc cầu Đồng Nai có ba doanh
nghiệp được Bộ Công nghiệp nặng cấp giấy phép khai thác với sản lượng 450.000
m3/năm. Thực tế năm 1994 các doanh nghiệp này khai thác tới 854.662 m3 và 9 tháng
đầu năm 1995 khai thác 969.988 m3. Như vậy, sản lượng khai thác gấp 2 lần so với sản
lượng cấp phép, trong khi trữ lượng mỏ cát chưa được đánh giá đầy đủ, chưa có đánh
giá tác động môi trường đối với hoạt động khai thác. Ở một số đoạn sông (như cù lao
Rùa) khai thác đã làm sạt lở bờ sông, biến động luồng lạch...
Từ tháng 6 đến tháng 10/1995, thực hiện chỉ thị của Bộ Công nghiệp nặng và UBND
các tỉnh Sông Bé, Đồng Nai, các doanh nghiệp đã tiến hành thăm dò mỏ cát làm cơ sở
cho việc xây dựng đề án khai thác bổ sung.
Tháng 11/1995, Hội đồng Xét duyệt trữ lượng khoáng sản Nhà nước đã tiến hành
đánh giá và phê chuẩn trữ lượng cát lòng sông Đồng Nai. Bộ Công nghiệp đã cấp phép
khai thác cho các doanh nghiệp đến năm 1999. Bộ Khoa học, Công nghệ & Môi trường
cũng đã xét duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường đối với hoạt động khai thác cát
sông Đồng Nai.
Đầu năm 1999, tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương có quyết định tạm ngưng khai
thác để đánh giá lại trữ lượng mỏ. Trên cơ sở trữ lượng khai thác vẫn còn, các doanh
nghiệp tiếp tục được cấp phép khai thác. Hoạt động khai thác gia tăng cùng với việc
khai thác quá giới hạn cho phép đã làm một số đoạn vách bờ sạt lở, gây phản ứng trong
dân cư sống ven sông.
Cho đến cuối năm 2004, việc khai thác đã đình lại, chỉ còn một số nơi khai thác nạo
vét như các vùng Hóa An - Cầu Ghềnh, cù lao Phố.
II. TRỮ LƯỢNG KHOÁNG SẢN
Năm 1995, khi triển khai công trình “Thăm dò trữ lượng cát lòng sông Đồng Nai” [4]
các tác giả đã áp dụng một số kỹ thuật mới như: đo địa hình lòng sông bằng thiết bị đo
sâu hồi âm (Echosounder), định vị các điểm đo bằng hệ định vị toàn cầu (GPS), sử dụng
máy khoan Air-lift để xác định bề dày lớp cát, ứng dụng kỹ thuật hệ thông tin địa lý
(GIS) để tính toán khối lượng cát và xử lý các loại bản đồ. Trong các đợt khảo sát năm
1999 và 2004, các kỹ thuật này tiếp tục được hoàn thiện và nâng cao [1]. Các dữ liệu
của ba lần khảo sát (1995, 1999, 2004) được xử lý trong môi trường GIS là cơ sở để
đánh giá hoạt động khai thác tại mỏ cát Bắc cầu Đồng Nai trong thời gian qua.
1. Trữ lượng khoáng sản theo báo cáo đánh giá
Theo báo cáo đánh giá [4], mỏ cát Bắc sông Đồng Nai gồm 10 bãi cát, trong đó chỉ
tính trữ lượng cho 8 bãi (bãi III.2 và III.3 ở gần cầu Hóa An và cầu Ghềnh không được
phép khai thác). Các bãi cát được xác định dựa vào địa hình (nơi có bãi bồi tụ), tài liệu
lỗ khoan và kết quả phân tích. Trữ lượng các bãi cát tính đến độ sâu tương ứng trình bày
trong Bảng 1.
Bảng 1. Trữ lượng cát theo kết quả thăm dò (tính đến tháng 7/1995)
Khu vực Tên bãi
Độ sâu tính
(m)
Trữ lượng C1 (m3)
Trữ lượng C2
(m3)
Tổng
Tân Uyên I.1 -10 889.621 889.621
I.2 -10 2.791.630
I.3 -10 1.169.950
Cù lao
Bình
Chánh
I.4 -10 937.480
4.899.460
II.1 -10 1.851.410
II.2 -10 171.353 Cù lao Rùa
II.3 -10 1.035.610
3.058.373
Hóa An III.1 -8 2.377.000 2.377.000
Cộng 9.396.953 1.827.101 11.224.454
2. Trữ lượng xét duyệt
Cát lòng sông là một loại hình mỏ đặc biệt, việc khai thác thường có tác động mạnh
đến môi trường, vì vậy trữ lượng khai thác là trữ lượng chỉ được tính trong điều kiện
khai thác không ảnh hưởng đến môi trường (chủ yếu không gây sạt lở bờ sông). Như
vậy, ngoài việc khoanh định các bãi cát cách bờ một khoảng cách an toàn (khoảng cách
xa bờ đối với mỏ cát Bắc cầu Đồng Nai là 50 m), phải xác định độ sâu khai thác hợp lý,
tức là độ sâu khai thác đảm bảo không gây sạt lở vách bờ.
Bảng 2 dưới đây là trữ lượng cát đã được Hội đồng Xét duyệt trữ lượng khoáng sản
phê chuẩn ngày 25/11/1995, ứng với độ sâu được phép khai thác cho từng khu vực.
Bảng 2. Trữ lượng cát được xét duyệt (tính đến 7/1995)
Khu vực Tên bãi Độ sâu tính (m)
Trữ lượng C1
(m3)
Trữ lượng C2
(m3)
Tổng
Tân Uyên I.1 -7 315.000 315.000
I.2 -7 1.538.000
I.3 -7 231.000
Cù lao
Bình
Chánh
I.4 -7 132.000
1.901.000
II.1 -8 576.000
II.2 -8 10.000 Cù lao Rùa
II.3 -8 597.000
1.183.000
Hóa An III.1 -8 2.377.000 2.377.000
Cộng 5.329.000 437.000 5.776.000
Trên cơ sở trữ lượng phê chuẩn, Bộ Công nghiệp đã cấp phép khai thác cho các
doanh nghiệp thuộc tỉnh Đồng Nai và Sông Bé với sản lượng 1.200.000 m3/năm (mỗi
tỉnh được khai thác 600.000 m3/năm.)
3. Khối lượng khai thác thực tế
Trong thực tế, hoạt động khai thác diễn ra không chỉ ở các bãi đã khoanh định. Các
xáng cạp cát thường xuyên di chuyển và khai thác trên khắp đoạn sông. Việc đánh giá
khối lượng khai thác thực tế là việc làm không đơn giản bởi có nhiều doanh nghiệp
cùng khai thác trên một đoạn sông, tài nguyên lấy khỏi lòng sông đôi khi được chuyển
sang ngay cho các cơ sở kinh doanh trung gian. Ngay trong một công ty, việc quản lý
sản lượng khai thác của từng xáng cạp cũng là vấn đề…
Nhằm xác định khối lượng đã khai thác, trong phần tính toán này chúng tôi dựa vào
bề mặt địa hình lòng sông xây dựng cho từng khu vực ứng với ba thời điểm: tháng
7/1995, tháng 8/1999, tháng 5/2004. Sử dụng kỹ thuật GIS để tính toán khối lượng: lấy
bề mặt địa hình của thời điểm sau (bề mặt UPPER) trừ đi bề mặt địa hình thời điểm
trước (bề mặt LOWER) sẽ xác định được khối lượng cát đã khai thác theo các giai đoạn
(Bảng 3).
Bảng 3. Khối lượng khai thác trong giai đoạn 1995-1999, 1999-2004 (m3)
Khu vực 1995- 1999 1999-2004 Tổng
Tân Uyên 1.121.796 1.121.796
Cù lao Bình Chánh 2.808.744 637.781 3.446.525
Cù lao Rùa 828.162 1.158.809 1.986.971
Hóa An 250.498 1.698.392 1.948.890
Cộng 3.887.404 4.616.778 8.504.182
Giai đoạn 1995-1999, việc khai thác tập trung ở khu vực cù lao Bình Chánh với
2.808.744m3, ít nhất ở khu vực cầu Hóa An (250.498 m3). Tổng khối lượng khai thác
trong giai đoạn này là 3.887.404 m3 (tính đến tháng 8/1999). Trong báo cáo chính thức
của các doanh nghiệp thì tổng sản lượng khai thác đến đầu năm 1999 là 3.084.928 m3
(tính đến tháng 1/1999), thấp hơn so với tính toán khoảng 800.000 m3. Như vậy, kết quả
tính toán khá phù hợp với báo cáo, ước tính từ tháng 1 đến tháng 8/1999, các doanh
nghiệp khai thác khoảng 100.000 m3/tháng.
Tổng khối lượng khai thác trong giai đoạn 1999-2004 là 4.616.778 m3. Việc khai
thác tập trung vào các khu vực Hóa An, cù lao Rùa và Tân Uyên. Nếu tính cả lượng cát
khai thác nạo vét ở khu vực Hóa An-cầu Ghềnh và sông Cái (cù lao Phố) thì khối lượng
khai thác toàn mỏ Bắc cầu Đồng Nai sẽ lớn hơn.
III. HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
Khai thác cát lòng sông thuộc mỏ Bắc cầu Đồng Nai chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới môi
trường tự nhiên bởi lẽ lòng sông ở đây hẹp, uốn khúc mạnh, vách bờ sông dốc đứng, cấu
tạo vách bờ là các trầm tích bở rời gắn kết yếu [2]. Chính vì những lý do đó, bộ Khoa
học, Công nghệ & Môi trường đã yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc Luật
môi trường trong hoạt động khai thác mỏ.
1. Nội dung cơ bản của báo cáo đánh giá tác động môi trường
Trong báo cáo “Đánh giá tác động môi trường đối với hoạt động khai thác cát sông
Đồng Nai” [5] các nội dung sau đây đã được trình bày rõ:
- Chỉ được khai thác đến độ sâu tối đa quy định cho các khu vực, cụ thể cù lao
Bình Chánh là -7 m và cù lao Rùa và Hóa An là -8 m
- Khoảng cách xa bờ là 50 m
- Lấy cát từng lớp từ trên mặt xuống sâu, không khoét sâu tạo vách đứng ở đáy
sông
- Khống chế sản lượng của các doanh nghiệp bằng cách khống chế lượng xáng
cạp sử dụng và thường xuyên kiểm soát lượng cát xuất khỏi khu vực khai thác
- Thành lập Trạm liên hiệp Kiểm soát khai thác cát và môi trường cho toàn tuyến
sông.
Ngày 19/6/1995, UBND tỉnh Đồng Nai đã có quyết định số 1208/QĐ-UBT thành lập
Trạm Kiểm tra khai thác cát trên sông Đồng Nai (đoạn phía trên cầu Hóa An) trên cơ sở
nội dung cuộc họp bàn về tổ chức quản lý khai thác cát của Sở Công nghiệp Đồng Nai
và Sở Công nghiệp Sông Bé. Trạm kiểm tra này có chức năng giám sát hoạt động khai
thác tài nguyên cát và các quy định về môi trường liên quan tới khu mỏ nêu trên.
2. Hoạt động khai thác thực tế
Thực tế hoạt động khai thác diễn ra rất phức tạp, các xáng cạp có thể khai thác ở mọi
vị trí, miễn là tại đó có cát. Việc kiểm tra khai thác cát dưới lòng sông không đơn giản
do các moong khai thác nằm dưới lớp nước dày. Các cơ quan chức năng chỉ có thể xác
định vị trí xáng cạp cách xa bờ, nhưng rất khó xác định độ sâu khai thác, muốn biết phải
tiến hành đo đạc. Ở những nơi cát có chất lượng tốt, các xáng cạp có thể móc rất sâu, lợi
dụng ban đêm các xáng cạp có thể khai thác cát sát chân vách bờ.
Hình 2. Mặt cắt MC. 03, ở Tân Uyên
Hình 3. Mặt cắt MC. 45, cù lao Bình Chánh
Hình 4. Mặt cắt MC. 93, cù lao Rùa
Hình 5. Mặt cắt MC.127, ở Hóa An
Ghi chú: Các mặt cắt ngang có hướng từ bờ phải sang bờ trái
So sánh tài liệu đo đạc địa hình các năm 1995, 1999 và 2004, có thể nhận thấy lòng
sông bị biến động mạnh, có rất nhiều hố sâu bất thường xuất hiện. Có thể lấy một số ví
dụ như sau:
- Ở Tân Uyên, tại mặt cắt MC.03 (Hình 2), đáy sông năm 1995 sâu 4 m, năm 1999
sâu 9 m, năm 2004 lạch sâu tới 17 m áp sát bờ trái. Sự hình thành lạch sâu là nguyên
nhân gây sạt lở mạnh mẽ bờ trái ở đoạn sông này.
- Ở cù lao Bình Chánh tại mặt cắt MC.45 (Hình 3) đáy sông biến động phức tạp. Bề
mặt bãi cát tự nhiên năm 1995 sâu 3 m, năm 1999 khai thác tới độ sâu 14 m.
- Ở cù lao Rùa, tại mặt cắt MC.93 (Hình 4) đáy sông liên tục hạ sâu. Năm 1995 đáy
sông sâu 7-8 m, năm 1999 lạch sâu 10 m lệch về phía bờ trái, năm 2004 sâu 11 m.
- Ở Hóa An, nơi phân bố bãi cát III.1, theo giấy phép chỉ được khai thác tới độ sâu 8
m. Mặt cắt MC.127 (Hình 5) cho thấy đáy sông biến động phức tạp. Năm 1995, lạch sâu
16 m áp sát bờ phải. Năm 1999, hoạt động khai thác từ các bãi cát phía trên đã gần như
lấp đầy lạch sâu. Năm 2004, khai thác tạo lạch sâu 12,5 m lệch về bờ trái.
Bảng 4. So sánh khối lượng cát khai thác tại các khu vực
Khu vực Trữ lượng được khai thác
(m3)
Khai thác 1995-2004
(m3)
Chênh lệch
(m3)
Tân Uyên 315.000 1.121.796 -806.796
Cù lao Bình
Chánh
1.901.000 3.446.525 -1.545.525
Cù lao Rùa 1.183.000 1.986.971 -1.803.971
Hóa An 2.377.000 1.948.890 +428.110
Cộng 5.776.000 8.504.182 - 2.728.182
So sánh giới hạn được phép khai thác với giới hạn khai thác thực tế (Hình 2-5, Bảng
4) có thể dễ dàng nhận thấy ở tất cả các bãi, hoạt động khai thác đều vượt mức cho
phép. Riêng ở bãi III.1 (Hóa An) khối lượng còn lại gần nửa triệu m3, tuy vậy cho đến
lúc điều tra kết thúc khai thác (tháng 5/2004) vẫn còn 3 xáng cạp tiếp tục khai thác tại
đây.
Hoạt động khai thác không theo quy định về độ sâu, khoảng cách xa bờ và quy trình
khai thác là nguyên nhân chính gây tai biến xói lở bờ sông. Những nơi xói lở mạnh do
hoạt động khai thác là bờ trái vùng Tân Uyên, bờ trái vùng cù lao Bình Chánh, bờ phải
và bờ trái vùng cù lao Rùa.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Những quy định khai thác cát lòng sông về trữ lượng cho phép khai thác, độ sâu khai
thác tối đa và khoảng cách xa bờ cho từng khu vực trong thời gian qua của các cơ quan
quản lý là rất đúng đắn. Có thể xem đây là các thông số bắt buộc trong thăm dò đánh giá
trữ lượng và trong hoạt động khai thác các loại hình khoáng sản lòng sông. Hoạt động
khai thác cát lòng sông đúng quy định sẽ có tác động tích cực đến môi trường như giảm
thiểu xói lở bờ, khơi thông luồng lạch, nhất là ở những nơi lòng sông uốn khúc.
Các doanh nghiệp khai thác cát mỏ Bắc cầu Đồng Nai trong thời gian qua đã lấy
vượt trữ lượng được phép khai thác gần 3.000.000 m3. Khai thác không tuân thủ các nội
dung đã được nêu rõ trong giấy phép khai thác và trong báo cáo đánh giá tác động môi
trường như độ sâu khai thác, khoảng cách xa bờ là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai biến
xói lở bờ sông. Việc quản lý hoạt động khai thác chưa hiệu quả là nguyên nhân gián tiếp
gây tác động xấu tới môi trường khu vực.
Trong khi chưa có những hướng dẫn cụ thể cho việc thăm dò, đánh giá trữ lượng và
khai thác khoáng sản cát lòng sông, chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:
1) Sử dụng thiết bị định vị vệ tinh (GPS), đo sâu hồi âm (Echosounder) và kỹ thuật
hệ thông tin địa lý (GIS) kết hợp với các lỗ khoan theo tuyến cho phép đánh giá trữ
lượng khoáng sản cát lòng sông một cách nhanh chóng, hiệu quả, đáp ứng những yêu
cầu trong kỹ thuật thăm dò mỏ.
2) Bản đồ địa hình đáy sông được xây dựng bằng kỹ thuật GIS là cơ sở để khoanh
định bãi cát, định hướng cho công tác khoan, đánh giá trữ lượng địa chất và khối lượng
khai thác. Bản đồ này cũng là công cụ hữu hiệu trong giám sát, chỉ đạo cũng như kiểm
tra hoạt động khai thác.
3) Các bãi cát (hay các thân quặng) sau khi đã được khoanh định và cấp phép cần
phải định giới rõ ràng như: đánh dấu trên bờ sông bằng các hệ thống cột mốc và trên
mặt nước bằng các phao sơn màu. Các hệ thống cột mốc phải có dấu mực nước chuẩn
và cách vách bờ sông ở những khoảng thích hợp để có cơ sở đánh giá mức độ xói lở bờ.
4) Khai thác nên tiến hành theo trình tự các bãi từ đầu nguồn đến cuối nguồn, bằng
cách này vừa thu hồi một lượng cát đáng kể di chuyển theo dòng chảy trong quá trình
khai thác vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động khai thác và môi
trường.
5) Các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động khai
thác khoáng sản và giám sát môi trường. Tại những nơi môi trường nhạy cảm, doanh
nghiệp phải có các cam kết bồi thường kinh tế cho cộng đồng dân cư trong trường hợp
khai thác gây thiệt hại đến tài sản của họ.
VĂN LIỆU
1. Hà Quang Hải (Chủ biên), 2000. Báo cáo đề tài khoa học cấp bộ: Ứng dụng phần
mềm tương thích của GIS để thành lập bản đồ địa hình đáy sông Đồng Nai đoạn Tân
Uyên - Biên Hòa. Lưu trữ Viện Tài nguyên & Môi trường, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.
2. Hà Quang Hải, 2003. Tai biến xói lở bờ sông chuỗi cù lao Bình Chánh - Rùa -
Phố ở hạ lưu sông Đồng Nai. TC Địa chất, A/278 : 34-40. Hà Nội.
3. Nguyễn Nhã Toàn, 2001. Những tác nhân chính ảnh hưởng tới quá trình xói lở bờ
sông Đồng Nai đoạn từ dưới đập Trị An đến Cát Lái. Địa chất, Tài nguyên, Môi trường
Nam Việt Nam, trang 248-254. Liên đoàn BĐĐC Miền Nam, TP Hồ Chí Minh.
4. Vũ Chí Hiếu (Chủ biên), 1995. Báo cáo kết quả thăm dò tính trữ lượng cát lòng
sông Đồng Nai, đoạn từ Tân Uyên đến Cát Lái. Lưu trữ Hội đồng Xét duyệt trữ lượng
khoáng sản. Hà Nội.
5. Vũ Chí Hiếu (Chủ biên), 1995. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường đối với
hoạt động khai thác cát sông Đồng Nai, đoạn từ Tân Uyên đến Cát Lái. Lưu trữ Bộ
Khoa học và Công nghệ. Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11 tcdb.pdf