Nhiệt trị liệu: Hiệu quả cho điều trị thẩm mỹ

Chúng ta vẫn thường nghe đến những thuật ngữ như

phương pháp paraffin hay chiếu tia hồng ngoại trong trị

liệu thẩm mỹ. Một vài trong chúng ta thường tỏ ra băn

khoăn về tác dụng thực sự của những phương phápnày.

Trên thực tế, đây là những phương pháp trị liệu đã được

khoa học và y khoa chứng nhận, có tác dụng hiệu quả đối

với con người. Chúng được gọi chung bằng cái tên “Nhiệt

trị liệu”.

Nhiệt trị liệu (tiếng Anh: thermotherapy) là phương pháp

điều trị của vật lý trị liệu, trong đó sử dụng các tác nhân

gây nhiệt để mang lại hiệu quả điều trị. Tùy theo nhiệt độ

của tác nhân gây nhiệt, chia thành 2 loại: nhiệt nóng (có

nhiệt độ từ trên 37oC đến khoảng 45-50oC) và nhiệt lạnh

(thường dưới 15oC). Hiện tại, nhiệttrị liệu đang được ứng

dụng phổ biến tại các trung tâm thẩm mỹ trị liệu, các spa và

clinic.

pdf12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Nhiệt trị liệu: Hiệu quả cho điều trị thẩm mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhiệt trị liệu: Hiệu quả cho điều trị thẩm mỹ Chúng ta vẫn thường nghe đến những thuật ngữ như phương pháp paraffin hay chiếu tia hồng ngoại… trong trị liệu thẩm mỹ. Một vài trong chúng ta thường tỏ ra băn khoăn về tác dụng thực sự của những phương pháp này. Trên thực tế, đây là những phương pháp trị liệu đã được khoa học và y khoa chứng nhận, có tác dụng hiệu quả đối với con người. Chúng được gọi chung bằng cái tên “Nhiệt trị liệu”. Nhiệt trị liệu (tiếng Anh: thermotherapy) là phương pháp điều trị của vật lý trị liệu, trong đó sử dụng các tác nhân gây nhiệt để mang lại hiệu quả điều trị. Tùy theo nhiệt độ của tác nhân gây nhiệt, chia thành 2 loại: nhiệt nóng (có nhiệt độ từ trên 37oC đến khoảng 45- 50oC) và nhiệt lạnh (thường dưới 15oC). Hiện tại, nhiệt trị liệu đang được ứng dụng phổ biến tại các trung tâm thẩm mỹ trị liệu, các spa và clinic. Nhiệt nóng - Tác dụng lớn Nhiệt nóng có tác dụng rất lớn đối với cơ thể con người. Chúng được biết đến với những tác dụng như: Phản ứng vận mạch: Nhiệt nóng gây giãn động mạch nhỏ và mao mạch tại chỗ, có thể lan rộng ra một bộ phận hay toàn thân. Tác dụng giãn mạch làm tăng cường tuần hoàn, làm giảm co thắt, giảm đau, tăng cường dinh dưỡng và chuyển hóa tại chỗ, từ đó có tác dụng giảm đau đối với các chứng đau thần kinh. Với hệ thần kinh cơ: Nhiệt nóng có tác dụng an thần, điều hòa chức năng thần kinh, thư giãn cơ co thắt, điều hoà thần kinh thực vật…do đó có tác dụng tốt với các chứng đau mãn tính gây co cơ. Tác dụng giảm đau: Mức độ giảm đau của điều trị nhiệt phụ thuộc vào loại đau và nguyên nhân đau. Tác dụng giảm đau do các cơ chế: Tăng cường tuần hoàn tại chỗ làm nhanh chóng hấp thu các chất trung gian hóa học gây đau như bradykinin, prostaglandin…Kích thích nhiệt nóng được dẫn truyền theo các sợi thần kinh to sẽ ức chế cảm giác đau được dẫn truyền theo các sợi thần kinh nhỏ và làm thư giãn cơ. Hiện nay, nhiệt nóng được chỉ định sử dụng trong giảm đau, giảm co thắt cơ trong các chứng đau mãn tính như: đau thắt lưng, đau cổ vai cánh tay, đau thần kinh tọa, đau cơ… Tăng cường dinh dưỡng tại chỗ cho vết thương, vết loét lâu liền, làm nhanh liền sẹo; Làm giãn cơ để phục vụ các kỹ thuật trị liệu khác như xoa bóp, vận động…Tuy nhiên, không nên dùng nhiệt nóng với các ổ viêm đã có mủ, viêm cấp, chấn thương mới đang xung huyết, các khối u ác tính, lao, vùng đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu, giãn tĩnh mạch da. Các phương pháp điều trị nhiệt nóng Nhiệt dẫn truyền Paraffin Paraffin là một hỗn hợp có nhiều hydrocacbua từ dầu hỏa. Paraffin dùng trong điều trị là loại tinh khiết, trung tính, màu trắng, không độc. Khi sử dụng thường pha thêm một ít dầu paraffin để tăng cường độ dẻo, không bị giòn gẫy. Paraffin có nhiệt dung cao, nhiệt độ của khối paraffin nóng giảm rất chậm, nên có thể truyền cho cơ thể một lượng nhiệt lớn trong thời gian tương đối dài. Do vậy nhiệt do paraffin truyền có thể vào tương đối sâu. Nhiệt do paraffin cung cấp là nhiệt ấm, tức là khi ép miệng paraffin nóng vào da sẽ gây kích thích tăng tiết mồ hôi, nhưng mồ hôi này vẫn còn đọng lại làm cho da luôn ấm, mềm mại và tăng tính đàn hồi (các phương pháp nhiệt khác gây bốc hơi mồ hôi làm cho da khô và giòn). Điều trị bằng paraffin không bị bỏng: khi paraffin nóng chảy ở nhiệt độ 52- 53oC tiếp xúc với da, ngay lập tức lớp paraffin tiếp xúc sẽ đọng lại và giảm nhiệt độ tạo thành một lớp màng ngăn cách giữa paraffin nóng với da nên không bị gây nóng. Ngoài ra, hiện nay còn có các phương pháp nhiệt dẫn truyền khác như các loại túi nhiệt (hot pack). Đây là các túi cao su hoặc polime bên trong đựng các chất tạo nhiệt dùng để chườm đắp vào vị trí đau. Người ta thường dùng các chất tạo nhiệt như: Túi paraffin: Cho paraffin vào túi, đuổi hết khí rồi dán kín, khi dùng đem túi ngâm vào nước nóng 80oC cho đến khi paraffin nóng chảy hết thì lấy ra để một lát cho lớp ngoài nguội bớt thì dùng. Túi silicat: Dùng silicat khô cho vào túi vải, khi ngâm vào nước các phân tử silicat hút nước làm túi vải phồng ra, khi đó đem túi đun trong nước cho đến nhiệt độ 50 – 60oC thì đem ra dùng. Sau điều trị treo túi ở nơi khô thoáng cho cát khô. Túi gel đặc biệt: Trong túi chứa một loại chất gel đặc biệt, bình thường ở dạng lỏng bên trong có một nút bấm tạo phản ứng dây chuyền. Khi dùng đem bấm nút trong túi để tạo phản ứng sinh nhiệt làm túi nóng lên đồng thời chất gel bị kết tủa thành chất bột mềm, khi túi nguội đem đun túi trong nước sôi cho đến khi chất kêt tủa trở lại hoàn toàn trạng thái lỏng ban đầu thì đem ra dùng. Nước nóng: Dùng nước nóng nhân tạo hoặc nước nóng tự nhiên ở các suối nước nóng. Ngâm tắm nước nóng toàn thân ngoài các tác dụng cải thiện chức năng tuần hoàn, hô hấp, thư giãn thần kinh, thư giãn cơ, còn là một biện pháp có hiệu quả trong điều trị các chứng đau mãn tính ở nhiều vị trí trong cơ thể như: viêm da dây thần kinh, viêm da khớp… Nhiệt bức xạ hồng ngoại Bức xạ hồng ngoại là bức xạ ánh sáng không nhìn thấy có bước sóng trong khoảng từ 400.000nm đến 760nm, nguồn phát có nhiệt độ càng cao thì bức xạ ra tia hồng ngoại có bước sóng càng nhỏ. Là bức xạ có nhiệt lượng cao nên còn gọi là bức xạ nhiệt. Do đó tác dụng của hồng ngoại chủ yếu là tác dụng nhiệt, vùng da chịu tác động nhiệt của hồng ngoại sẽ giãn mạch đỏ da giống như các phương pháp nhiệt khác, nên có tác dụng giảm đau chống viêm mãn tính, thư giãn cơ. Nhiệt cơ học - siêu âm Âm là những dao động cơ học của vật chất trong môi trường giãn nở. Sóng siêu âm là sóng dọc, tức là dao động cùng chiều với chiều lan truyền sóng. Siêu âm chỉ truyền trong môi trường giãn nở (trừ chân không). Sóng âm tạo nên một sức ép làm thay đổi áp lực môi trường. Tại một vị trí nào đó trong môi trường, ở nửa chu kỳ đầu của sóng áp lực tại đó tăng, trong nửa chu kỳ sau lại giảm gây ra hiệu ứng cơ học của siêu âm. Sự sinh nhiệt trong tổ chức do tác dụng của siêu âm là do hiện tượng cọ xát chuyển từ năng lượng cơ học sang năng lượng nhiệt. So với các tác nhân vật lý khác, siêu âm có thể làm tăng nhiệt độ ở mô sâu hơn và phạm vi chống chỉ định hẹp hơn. Sóng siêu âm có tác dụng đặc biệt với cơ thể con người: Lấy đi lớp biểu bì: Làm sạch là một bước đầu tiên khi làm đẹp. Không có bước này, mọi sự chăm sóc đều vô dụng. Sự chuyển động và tạo chân không (bọt) giúp loại bỏ các biểu bì già và chất nhờn trong lỗ chân lông. Làm sạch mụn: Chuyển động và khả năng tạo bọt của sóng siêu âm có thể dễ dàng lấy chất bẩn ra khỏi da. Khi mụn xuất hiện, không kể đến những vùng da bị viêm trong trường hợp chỗ viêm trở nên tệ hơn. Làm chắc da: Lấy lớp da chết. Sóng siêu âm giúp da hút ẩm và dinh dưỡng tốt hơn, việc massage thích hợp này làm cho da săn chắc hơn. Làm mờ vết thâm: Làm cho các tế bào nhiễm sắc tố bị tách ra khỏi các mô biểu bì và được các bạch cầu chuyển ra ngoài. Do đó, da sẽ trở lại sắc tố tự nhiên ban đầu. Tạo dáng cho cơ thể: Chúng ta biết, thừa cân là do quá nhiều mô mỡ tích tụ lại. Một điều may mắn cho chúng ta là những mô này tích tụ tại một số vị trí nhất định: hông, bắp đùi, lưng, eo, cánh tay, phần xương dưới ống chân. Nếu ta giảm cân tại các vùng đó, ta sẽ thấy sự thay đổi khá lớn. Phần đầu của các thiết bị sóng siêu âm được nhỏ để có thể điều trị trực tiếp và chính xác hơn các vùng thừa cân. Nhiệt lạnh - Phương pháp spa hiệu quả Việc sử dụng nhiệt lạnh trong điều trị thẩm mỹ ngày nay đã trở nên phổ biến. Một trong những lý do mà nhiệt lạnh được ưu tiên sử dụng trong lĩnh vực này là tác dụng lành tính của nó đối với cơ thể con người. Trên thực tế, cơ chế tác dụng của nhiệt lạnh được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Truyền nhiệt. Cơ chế mà đốt lạnh có thể phá huỷ tế bào là do sự truyền nhiệt rất nhanh đến da làm cho nhiệt độ tế bào hạ xuống nhanh và đột ngột. Tốc độ truyền nhiệt phụ thuộc vào sự chênh lệch nhiệt độ trong đó nitơ lỏng có nhiệt độ rất thấp (nhiệt độ sôi là -196oC) và da có nhiệt độ là 37oC. Vì vậy nếu dùng phương pháp phun nitơ lỏng lên da thì hầu như ngay lập tức nhiệt độ của da sẽ đạt tới -196oC. Giai đoạn 2: Huỷ hoại tế bào. Sau khi bị đóng thành băng, tế bào bị huỷ hoại trong khoảng thời gian nhiệt độ từ từ trở về bình thường. Nước ở ngoài tế bào biến thành đá gây ra một sự chênh lệch giữa trong và ngoài tế bào làm huỷ hoại tế bào. Trong quá trình tan đông, dịch nội bào sẽ thoát ra qua màng tế bào đã bị hư hại. Làm đông lạnh càng nhanh và tan đông càng chậm sẽ càng làm cho tế bào bị huỷ hoại nhiều. Để phá huỷ các tế bào sừng của da, nhiệt độ cần đạt là -0oC trở xuống, còn tế bào sắc tố chỉ cần khoảng -5oC là phá huỷ được. Điều này giải thích hiện tượng mất sắc tố sau khi áp lạnh lên da những người có da sẫm màu. Các tổ chức ung thư, để phá huỷ cần đạt nhiệt độ -50oC còn tổ chức lành tính chỉ cần từ -20oC đến -25oC. Giai đoạn 3: Quá trình viêm. Là quá trình đáp ứng của da đối với liệu pháp lạnh, biểu hiện là các ban đỏ, phù nề. Đây là sự phản ứng lại với tế bào tại chỗ. Khi dùng phương pháp nhiệt lạnh có thể gây tổn thương bóc tách màng đáy và tạo thành các mụn nước. Lưy ý: Không dùng phương pháp này cho những tổn thương vùng gần mắt, mí mắt. Không dùng cho bệnh nhân mẫn cảm với lạnh, mày đay do lạnh, có tiền sử bệnh raynaud, bệnh đông với globulin máu…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhiet_tri_lieu_hieu_qua_cho_dieu_tri_tham_my_1684.pdf
Tài liệu liên quan