Nhiễm rubella trong thai kỳ

Rubella là một loại vi rút thuộc nhóm RNA, gây ra bệnh

phát ban, lây truyền qua đường hô hấp nên có thể gây ra

các vụ dịch lớn. Bệnh này còn được gọi với tên khác là

bệnh sởi Đức.

Hãy cảnh giác với Rubella (google image)

Nhiễm vi rút Rubella ở người không mang thai thường

không nặng nề, bệnh thoáng qua giống như nhiễm cúm

hoặc sốt phát ban. Nhưng nếu phụ nữ mang thai trong giai

đoạn đầu mắc bệnh mà chưa được miễn dịch với bệnh này

sẽ rất dễ lây truyền sang cho con, gây bất thường bẩm sinh.

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nhiễm rubella trong thai kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhiễm rubella trong thai kỳ Rubella là một loại vi rút thuộc nhóm RNA, gây ra bệnh phát ban, lây truyền qua đường hô hấp nên có thể gây ra các vụ dịch lớn. Bệnh này còn được gọi với tên khác là bệnh sởi Đức. Hãy cảnh giác với Rubella (google image) Nhiễm vi rút Rubella ở người không mang thai thường không nặng nề, bệnh thoáng qua giống như nhiễm cúm hoặc sốt phát ban. Nhưng nếu phụ nữ mang thai trong giai đoạn đầu mắc bệnh mà chưa được miễn dịch với bệnh này sẽ rất dễ lây truyền sang cho con, gây bất thường bẩm sinh. Trường hợp nào có thể lây truyền cho con? Đầu tiên các bà mẹ cần hiểu rằng, chỉ những người bị nhiễm lần đầu mới có nguy cơ bị lây nhiễm cho con còn các trường hợp đã từng bị nhiễm trước đó hay đã được tiêm phòng từ trước khi có thai thì ít có nguy cơ lây nhiễm cho con. Nói cách khác, là nguy cơ gây ra thai bất thường là rất thấp. Cần phân biệt giữa nguy cơ lây nhiễm và nguy cơ gây thai bất thường. Vi rút có thể lây nhiễm cho thai nhi do từ mẹ truyền qua bánh rau để vào bào thai nhưng không phải tất cả các trường hợp thai bị lây nhiễm đều có thể bị bất thường. Tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang bào thai tuỳ thuộc rất nhiều vào thời điểm bị mắc bệnh. Nếu người mẹ bị nhiễm Rubella trong ba tháng đầu thì tỷ lệ lây nhiễm lên tới 80%, nếu nhiễm khi thai 13 - 14 tuần, tỷ lệ lây nhiễm là 54%, khoảng 20% vào cuối quý 2 và 100% vào những tháng cuối thai kỳ. Tỷ lệ gây bất thường thai là 90% nếu mẹ bị nhiễm trước 11 tuần, 33% khi 11 - 12 tuần, 11% lúc 13 - 14 tuần và 24% lúc 15 - 16 tuần. Sau 16 - 18 tuần thì hầu như rất ít trường hợp bị bất thường cho thai nhi. Nếu người mẹ đã được miễn dịch, dù là tự nhiên (đã từng bị mắc bệnh) hay sau tiêm phòng vắc xin thì có thể bảo vệ được thai nhi trong buồng tử cung, tuy không phải là tuyệt đối. Những bất thường có thể gây ra cho thai Đối với mắt của thai nhi, có thể gây ra đục thuỷ tinh thể, glocome, nhãn cầu nhỏ (hay còn gọi là thiên đầu thống) bẩm sinh. Trên tim gây ra ống động mạch và hẹp động mạch phổi. Trên hệ thần kinh trung ương gây ra não bé, viêm não, màng não bẩm sinh và khi sinh ra, con sẽ bị chậm phát triển tinh thần và trí tuệ. Trên gan thận gây ra vàng da, gan lách to. Trên tai gây điếc bẩm sinh. Ngoài ra, còn có thể gặp một số bất thường khác như thai chậm phát triển trong tử cung. Cần phân biệt giữa nguy cơ lây nhiễm và nguy cơ gây thai bất thường (google image) Xử trí khi thai phụ bị nhiễm rubella Rất nhiều trường hợp, phụ nữ đang mang thai bị nhiễm rubella mà không biết xử trí thế nào. Việc xử trí cần phân tích trên từng trường hợp cụ thể, dựa trên tuổi thai khi thai phụ bị sốt và phát ban cùng tình trạng miễn dịch của thai phụ. Có hai xét nghiệm thường được làm khi một người nghi ngờ bị nhiễm rubella, đó là xét nghiệm IgG chứng tỏ đã mắc từ lâu và IgM là bằng chứng chứng tỏ mới bị mắc bệnh. Nếu mẹ đã được miễn dịch và tuổi thai trên 12 tuần (trước đó đã nhiễm rubella hoặc đã được tiêm phòng) thì không cần làm thêm xét nghiệm nào nữa vì khả năng thai nhi bị bất thường là rất thấp. Nếu mẹ đã được miễn dịch và tuổi thai dưới 12 tuần, cần làm xét nghiệm kháng thể IgM. Nếu dương tính, chứng tỏ mới bị nhiễm rubella và nguy cơ bất thường cho thai vào khoảng 8%. Việc quyết định đình chỉ thai nghén tuỳ thuộc vào quyết định của người mẹ. Nếu chưa được miễn dịch mà lại bị sốt và phát ban khi tuổi thai dưới 18 tuần, cần xét nghiệm IgG và IgM. Nếu IgM, IgG dương tính, chứng tỏ mẹ mới bị mắc bệnh. Nếu IgM âm tính, IgG dương tính chứng tỏ đã bị mắc từ lâu và lần sốt, phát ban này không phải do rubella. Trong trường hợp mới mắc thì có nguy cơ gây thai bất thường còn nếu đã mắc từ lâu, nguy cơ cho thai sẽ ít hơn. Nếu nhiễm rubella vào lúc tuổi thai từ 18 đến 20 tuần thì tỷ lệ gây bất thường thai rất nhỏ và nếu có, thường là gây điếc cho thai. Nhiễm rubella sau 20 tuần thì ít nguy hiểm vì rất ít khi gây bất thường cho thai. Thực tế, rất nhiều thai phụ đến rất muộn sau khi đã mắc bệnh. Những trường hợp này nếu có xét nghiệm thì IgM cũng thường đã âm tính còn IgG sẽ dương tính. Do vậy, rất khó có thể kết luận là nhiễm rubella từ trước hay sau khi có thai nên cũng rất khó để khẳng định thai nhi có bị ảnh hưởng hay không. Lời khuyên cho chị em Do hậu quả của nhiễm rubella để lại rất nặng nề nên nếu bị bệnh trong thời kỳ mang thai, tất cả các phụ nữ trước khi dự định có thai cần đi tiêm phòng rubella. Thời điểm tiêm tốt nhất là ba tháng trước khi dự định có thai vì vắc xin phòng bệnh thuộc loại vắc xin sống giảm độc nên cần có thời gian để cơ thể trung hoà hết vi rút. Trường hợp mắc bệnh khi đang mang thai, cần phải đi khám ngay để các bác sĩ đưa ra tư vấn chẩn đoán tốt nhất. Nếu đến muộn, nhiều khi rất khó để chẩn đoán được là mắc lần đầu hay đã mắc bệnh trước đó và gây khó khăn cho việc chữa trị. PGS. TS Nguyễn Viết Tiến - Ths Hồ Sỹ Hùng BV Phụ Sản Trung ương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf90_6378.pdf
Tài liệu liên quan