Trong bài viết “Nhân viên làm việc kém! Quét sạn hay đối
mặt?” vừa qua, VNS đã đề cập đến một vấn đề hiện đang rất
“nóng hổi” ở nhiều công ty. Bài viết nêu ra 4 lý do dẫn đến
tình trạng nhân viên làm việc kém, và câu hỏi là chúng ta
phải giải quyết tình trạng đó như thế nào, chọn cách đơn
giản là sa thải nhân viên hay chọn phương án đối mặt, phân
tích nguyên nhân gốc rễ của vấn đề để tìm ra những giải
pháp và quy trình thay đổi?
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Nhân viên làm việc kém? Cách phòng và chữa “bệnh”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhân viên làm việc kém? Cách
phòng & chữa “bệnh”
Trong bài viết “Nhân viên làm việc kém! Quét sạn hay đối
mặt?” vừa qua, VNS đã đề cập đến một vấn đề hiện đang rất
“nóng hổi” ở nhiều công ty. Bài viết nêu ra 4 lý do dẫn đến
tình trạng nhân viên làm việc kém, và câu hỏi là chúng ta
phải giải quyết tình trạng đó như thế nào, chọn cách đơn
giản là sa thải nhân viên hay chọn phương án đối mặt, phân
tích nguyên nhân gốc rễ của vấn đề để tìm ra những giải
pháp và quy trình thay đổi?
Tại buổi hội thảo “Quản lý nhân viên có hiệu suất làm việc kém”
vào ngày 4/7 vừa qua tại Khách sạn Kim Đô do VietnamSkills và
Talentlink hợp tác tổ chức, diễn giả Trịnh Thành Thịnh cùng trên
một trăm nhà quản lý của các công ty đã cùng thống nhất chọn
phương án đối mặt, bởi sa thải nhân viên chỉ là hành động xử lý
mang tính tiêu cực và tạm thời, không thể giải quyết tận gốc vấn
đề.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Không hiếm những công ty mỗi tháng cho vài nhân viên nghỉ việc.
Có lẽ công việc quá bận rộn và có phần chủ quan mà nhiều nhà
quản lý thường để “nước đến chân mới nhảy”, chuyện đã xảy ra
rồi mới bắt tay giải quyết tạm bợ và cứ để sự việc tiếp diễn lặp đi
lặp lại với nhiều nhân viên. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nếu
ngay từ đầu chúng ta có biện pháp phòng ngừa thì tình trạng
nhân viên làm việc hiệu suất kém hẳn sẽ giảm đến mức tối thiểu.
Vậy phải phòng bệnh như thế nào?
Trước khi thực hiện công tác Quản lý nhân viên hiệu suất kém -
Managing Individual Underperformance (MIU), chúng ta cần vạch
ra những giải pháp nhằm ngăn chặn việc nhân viên làm việc kém,
như:
Tiêu chí chọn nhân viên phải rõ ràng về kỹ năng, chú ý tìm
hiểu thái độ/tính cách của nhân viên ngay từ quá trình phỏng
vấn xem có phù hợp với môi trường làm việc và văn hóa của
công ty hay không.
Bản miêu tả công việc (Job description) phải cụ thể và chi
tiết, đúng người đúng việc.
Nêu rõ những quyền lợi và trách nhiệm của nhân viên trong
hợp đồng. Tiêu chí đánh giá là các chuẩn mực đo lường
hiệu quả của công việc như: SMART goal, những mục
tiêu/kết quả cụ thể. Việc xác định rõ những mục tiêu và tiêu
chí đánh giá trước với nhân viên sẽ giúp nhân viên hiểu rõ
về công việc và công ty, tránh đi tình trạng hiệu suất kém
trong công việc.
Luôn theo dõi để nhắc nhở và động viên nhân viên để họ
yên tâm làm việc; đối xử công bằng với mọi nhân viên,
không thiên vị ai.
Truyền đạt những kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm làm
việc để giúp nhân viên có thể hoàn thành tốt công việc của
mình.
Đãi ngộ (lương bổng, tưởng thưởng) xứng đáng với mức
cống hiến của nhân viên với công ty.
Quản lý cũng là bác sỹ
Đúng vậy, nhà quản lý cũng kiêm nhiệm chức trách một bác sỹ
trong công ty khi phải luôn sẵn sàng bắt mạch, chẩn đoán và
chữa bệnh tận gốc nếu xảy ra tình trạng nhân viên làm việc có
hiệu suất kém. Để “bắt mạch” nhân viên làm việc tốt hay không,
ngoài việc nhận biết từ hiệu quả công việc, hiệu suất làm việc
giảm sút như thế nào, người quản lý còn có thể dựa vào các dấu
hiệu qua thái độ của nhân viên như: mất tự tin, khác thường, thụ
động, thiếu trung thực, mất tập trung, không kiên nhẫn…
Sau khi “bắt mạch” vấn đề, chúng ta tiếp tục tìm hiểu nguyên
nhân qua bản thân nhân viên ấy cũng như những người xung
quanh để biết: do bản thân người ấy như kỹ năng kém, giao tiếp
kém, bị stress do áp lực công việc, sức khoẻ kém, hoàn cảnh gia
đình… hay do yếu tố khách quan như khối lượng công việc quá
mức, quy trình làm việc kém, trang thiết bị nghèo nàn, bị cô lập…
hoặc lý do khác như vì chính nhà quản lý thiếu động viên kèm
cặp. Xác định rõ nguyên nhân, chúng ta mới có thể đề xuất giải
pháp “chữa bệnh” thích hợp, một cách chính thức – thông báo rõ
cho nhân viên, hoặc không chính thức - ngấm ngầm “chữa bệnh”.
Cách “chữa bệnh” – cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên
tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể cũng như tùy theo đánh
giá của nhà quản lý về hiệu suất của nhân viên dựa trên mức
chuẩn. Nếu do kiến thức/năng lực chuyên môn/giao tiếp của nhân
viên kém thì người quản lý có thể cho người kèm cặp, hướng dẫn
trong một thời gian dự án nhất định, hoặc cho nhân viên theo học
một khóa học nâng cao kỹ năng chuyên môn. Nếu xuất phát từ
chuyện riêng như stress, sức khỏe hay vấn đề gia đình làm ảnh
hưởng, công ty nên có hành động giúp đỡ trong khả năng có thể,
hoặc cho nhân viên nghỉ phép một thời gian để giải quyết.
Còn nếu do yếu tố khách quan như bị giao việc quá mức, quy
trình làm việc kém, trang thiết bị nghèo nàn, bị cô lập, sếp thiếu
quan tâm… thì người quản lý cần xem lại quy trình hoạt động của
cả công ty và cách quản lý/chỉ đạo nhân viên của bản thân để từ
đó có những điều chỉnh thích hợp
Quản lý nhân viên không hề là việc dễ dàng, nhất là ở những
công ty lớn, vì vậy, việc chuẩn bị kỹ trong khâu tiền MIU
(phòng bệnh) để tránh xảy ra những trường hợp nhân viên
làm việc hiệu suất kém thực sự rất quan trọng. Một vị bác sỹ
nếu chữa bệnh giỏi hẳn sẽ rất được yêu mến, nhưng nếu bác sỹ
ấy còn biết cách hướng dẫn mọi người phòng bệnh tốt thì sẽ
càng được khâm phục. Chúc cho mỗi nhà quản lý chúng ta sẽ là
một “bác sỹ” giỏi trong công ty của mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_vien_lam_viec_kem_2609.pdf