Nhân tố tác động đến việc triển khai thực tiễn khoa học mở tại các trường đại học

Khoa học mở (Open Science) là một cách tiếp cận mới nổi trong

thực hiện nghiên cứu khoa học, trong đó toàn bộ thông tin của một dự

án nghiên cứu đều được cung cấp cho cộng đồng miễn phí thông qua

internet. Khoa học mở làm thay đổi cách thức thực hiện và chia sẻ kết

quả nghiên cứu của các nhà khoa học cũng như thay đổi các hoạt động

học thuật khác có liên quan. Khoa học mở sẽ trở thành một nhân tố quan

trọng trong nghiên cứu khoa học trong tương lai cũng như xây dựng

sự nghiệp học thuật cho các cá nhân. Internet và phương tiện truyền

thông mới đã mở ra cơ hội cho hình thức khoa học mở đương đại này

(Scheliga & Friesike, 2014). Khoa học mở là một nhân tố quan trọng

trong các dự án quản lý thông tin tại các trường đại học. Dựa trên quan

sát thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu, tác giả trình bày quan điểm về

những nhân tố tác động đến sự sẵn sàng trong triển khai thực tiễn khoa

học mở tại các trường đại học.

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nhân tố tác động đến việc triển khai thực tiễn khoa học mở tại các trường đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC TRIỂN KHAI THỰC TIỄN KHOA HỌC MỞ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TS. Ngô Thị Huyền1 1. GIỚI THIỆU Khoa học mở (Open Science) là một cách tiếp cận mới nổi trong thực hiện nghiên cứu khoa học, trong đó toàn bộ thông tin của một dự án nghiên cứu đều được cung cấp cho cộng đồng miễn phí thông qua internet. Khoa học mở làm thay đổi cách thức thực hiện và chia sẻ kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cũng như thay đổi các hoạt động học thuật khác có liên quan. Khoa học mở sẽ trở thành một nhân tố quan trọng trong nghiên cứu khoa học trong tương lai cũng như xây dựng sự nghiệp học thuật cho các cá nhân. Internet và phương tiện truyền thông mới đã mở ra cơ hội cho hình thức khoa học mở đương đại này (Scheliga & Friesike, 2014). Khoa học mở là một nhân tố quan trọng trong các dự án quản lý thông tin tại các trường đại học. Dựa trên quan sát thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu, tác giả trình bày quan điểm về những nhân tố tác động đến sự sẵn sàng trong triển khai thực tiễn khoa học mở tại các trường đại học. 2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC MỞ Theo Neylon & Wu (2009), “tính mở” được cho là sức mạnh to lớn của phương pháp khoa học. Thông qua nghiên cứu mở và phân tích cẩn trọng, các mô hình có thể được tinh chỉnh, cải thiện hoặc bác bỏ. 1 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG - Hồ Chí Minh. 120 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Các nhà khoa học có nhu cầu chia sẻ kết quả nghiên cứu, thảo luận các ý tưởng và phân tích lại/sử dụng lại dữ liệu của người khác. Chính những nhu cầu này đã dẫn đến sự cần thiết của việc giao tiếp và sự cởi mở giữa các nhà nghiên cứu. Điều này lý giải cho thực tiễn số lượng ngày càng tăng của các tạp chí khoa học, sách, hội thảo, hội nghị chuyên đề. Đây là những cách thức giúp các nhà khoa học có cơ hội giao tiếp với nhau. Tuy nhiên những cách thức giao tiếp truyền thống này có những hạn chế như thời gian, khoảng cách địa lý, số lượng các cá nhân có thể trao đổi với nhau. Ngay từ đầu luôn có sự tranh luận giữa nhu cầu để hợp tác, trao đổi giữa các nhà khoa học và mong muốn nhận được sự thừa nhận về những thành tựu cá nhân. Có sự lo ngại các kết quả đạt được sẽ bị lấy mất bởi những cá nhân khác. Vấn đề này đã được giải quyết một phần khi, bắt đầu từ thế kỷ XVII, các nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của các tác giả đã được thiết lập, phổ biến rộng rãi và vẫn còn được sử dụng đến hiện nay như nộp tác phẩm mới cho một tạp chí, phản biện ẩn danh, xác nhận bằng cách xuất bản và phổ biến bởi kênh phân phối tạp chí. Hệ thống này cho phép các nhà nghiên cứu được công nhận là người thực hiện công việc, đóng góp cho kho lưu trữ chung. Các nhà nghiên cứu khác sử dụng và thừa nhận sự đóng góp đó. Tuy nhiên, cho đến những năm 1990, chi phí cho việc truy cập các sản phẩm khoa học và sự chậm trễ trong các phương pháp giao tiếp đã mang lại đặc quyền chỉ dành cho một số nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu. Từ những năm 1990, các công nghệ dựa trên nền tảng web đã tạo ra các công cụ cho phép các nhà nghiên cứu chọn sử dụng chúng để thoát khỏi những hạn chế của các nguyên tắc xuất bản truyền thống, để hướng đến sự cởi mở và cộng đồng. Thông qua việc chia sẻ với cộng đồng, các nhà khoa học và các nhà tài trợ nghiên cứu đã nhận ra tầm quan trọng của việc đảm bảo rằng các kết quả nghiên cứu được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp và công chúng – những người đóng góp nguồn lực cho việc thực hiện nghiên cứu. Điều này giúp giải quyết những hạn chế của cách thức giao tiếp truyền thống. Theo Meho (2007), có khoảng 90% các bài báo đã được xuất bản trong các tạp chí khoa học không bao giờ được trích dẫn. Có đến 50% các bài báo không 121PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ bao giờ được đọc bởi bất kỳ ai khác ngoài tác giả, người phản biện và biên tập viên tạp chí. Điều này tác động không nhỏ đến mong muốn sử dụng kết quả nghiên cứu để tạo ra những thay đổi của xã hội. Cùng với sự phát triển của internet, từ khoảng năm 1972, những cách thức hợp tác và truyền tải thông tin mới bắt đầu ra đời đã mang lại nhiều cơ hội cho các nhà khoa học. Email và các tài liệu có thể truyền tải dễ dàng, ví dụ như các tài liệu định dạng pdf, đã thay thế cho tài liệu in. Thay vì đọc những tạp chí in từ các thư viện, ngày nay người dùng có thể tải các bản tài liệu số trực tiếp về máy để sử dụng. Internet cũng làm thay đổi cách thức thực hiện nghiên cứu. Thay vì làm việc cô lập, riêng rẽ trong các phòng thí nghiệm, nơi đây đã trở thành nơi có thể “cộng tác”. Các nhà nghiên cứu có thể làm việc cùng nhau thông qua việc khai thác phần mềm cho phép họ sử dụng các thư viện từ xa, cộng tác với các đồng nghiệp từ xa, tương tác với các công cụ từ xa, phân tích dữ liệu và áp dụng các mô hình thử nghiệm. Khoa học mở mở rộng việc chia sẻ cho cộng đồng rộng lớn hơn. Các nhà nghiên cứu có thể chọn không chỉ chia sẻ thông tin với các đồng nghiệp trực tiếp mà còn với các nhà nghiên cứu ngoài nhóm nghiên cứu của họ. Cùng với sự phát triển của công nghệ, thực tiễn cho thấy sự gia tăng trong việc sử dụng internet, coi đây là một nguồn thông tin và tương tác khoa học (National Science Foundation, 2010). Chính điều này dẫn đến việc sử dụng các công cụ trên nền tảng web để giao tiếp giữa các nhà nghiên cứu và mở rộng cơ hội cho sự cởi mở trong khoa học, hướng tới cộng đồng rộng lớn hơn. Các dự án khoa học mở tồn tại thông qua và phụ thuộc vào internet và những trang web truy cập miễn phí đồng nghĩa với việc chúng có triển vọng để đạt được việc truy cập và trao đổi giữa các cá nhân rộng rãi. Thuật ngữ khoa học mở được đề cập đến lần đầu tiên trong số xuất bản đặc biệt của tài liệu “Khoa học, công nghệ và giá trị con người” (Science, Technology and Human Values) vào năm 1985. Tuy nhiên, tại thời điểm đó các tác giả chủ yếu nhấn mạnh vào sự không giới hạn, không che đậy kiến thức, phổ biến kiến thức cho cộng đồng thay vì tập trung vào những định ước nghiên cứu khoa học. Nielsen (2012) xem khoa học mở là một quá trình khi định nghĩa nó là việc chia sẻ tất cả dữ 122 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ liệu, ý tưởng, câu hỏi, ý kiến, kiến thức, tiến trình công việc và nhiều thứ khác khi nó xảy ra. Trong khi đó cộng đồng nói chung có khuynh hướng coi khoa học mở là sự truy cập mở vào dữ liệu. Nhìn chung khoa học mở đề cập đến thực tiễn cho phép truy cập mở miễn phí vào các nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học là một thuật ngữ bao gồm toàn bộ quá trình nghiên cứu từ thu thập ý tưởng, sản xuất dữ liệu chính, đến xuất bản các bài báo đã hoàn thành. Khoa học mở bao gồm nhiều khía cạnh, trong đó có thể kể đến: (1) xuất bản truy cập mở, (2) chia sẻ dữ liệu nghiên cứu, (3) xuất bản cập nhật nghiên cứu trực tuyến cũng như sử dụng phương tiện truyền thông xã hội vì nhiều lý do trong công việc nghiên cứu, như tìm kiếm thông tin nghiên cứu, quảng bá ấn phẩm và kết nối với các đồng nghiệp. Khía cạnh thứ nhất đề cập đến phong trào truy cập mở để xuất bản, được kích hoạt bởi nhiều tạp chí truy cập mở và kho lưu trữ trực tuyến. Khía cạnh này của khoa học mở cho phép các bài báo nghiên cứu được truy cập tự do mà không mất phí. Khía cạnh thứ hai cho phép khám phá cách thức kiến thức khoa học được tạo ra bằng cách cung cấp dữ liệu nghiên cứu chính, siêu dữ liệu, phương pháp và công cụ có sẵn trên internet. Dữ liệu rất cần thiết để nghiên cứu trong hầu hết các cộng đồng học thuật, nhưng không được chia sẻ một cách có hệ thống. Theo Russell (2010), dù muốn hay không, nhu cầu về tính mở và truy cập dữ liệu mở vẫn là sự thay đổi mà các nghiên cứu khoa học cần phải tiến hành trong thế kỷ XXI. Khoa học mở hỗ trợ khái niệm xuất bản truy cập mở các bài báo nghiên cứu và có nhiều tài liệu liên quan đến xuất bản truy cập mở. Tuy nhiên, khoa học mở không giới hạn trong xuất bản truy cập mở, mà mở rộng thực tiễn mở này để xuất bản bộ dữ liệu, quy trình làm việc, phương pháp, chi tiết về các quy trình nghiên cứu đang diễn ra. Khía cạnh thứ ba đề cập đến việc xuất bản trực tuyến, cập nhật kết quả của các nghiên cứu đang thực hiện được kích hoạt bởi các dịch vụ truyền thông xã hội trong thời đại truyền thông mới. Khoa học mở cho phép truy cập mở miễn phí vào các cập nhật nghiên cứu trên các trang truyền thông xã hội và có thể trước khi kết quả nghiên cứu được công 123PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ bố chính thức dưới dạng bài báo. Các công bố khoa học thể hiện kết quả của những nghiên cứu đã hoàn thiện về cơ bản vẫn đáp ứng được nhu cầu được chia sẻ của cộng đồng. Tuy nhiên, nghiên cứu là một quá trình không bao giờ tĩnh và kết quả có thể thay đổi trong quá trình thực hiện. Những thay đổi đó ít khi được chia sẻ kịp thời với cộng đồng. Các hình thức truyền thông học thuật mới xuất hiện cùng với sự phát triển của internet và công nghệ kỹ thuật số cho phép thực hiện “sự cởi mở” trong cộng đồng học thuật. Phong trào khoa học mở nổi lên trong thời đại mới này. 3. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC TRIỂN KHAI THỰC TIỄN KHOA HỌC MỞ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Không thể phủ nhận sự cần thiết của việc triển khai thực tiễn khoa học mở tại các trường đại học. Tuy nhiên sự sẵn sàng triển khai thực tiễn khoa học mở có thể bị tác động bởi một số yếu tố như được trình bày sau đây. Chính sách: Vai trò của các cấp lãnh đạo là rất quan trọng để xác định tầm nhìn, chính sách truyền thông và chiến lược triển khai xuyên suốt các trường đại học. Vai trò của quản lý cấp cao rất quan trọng trong việc thiết lập các hướng dẫn để khuyến khích thực hiện các chính sách khoa học mở sẽ được đưa vào thực tiễn trong các trường đại học. Do đó, vai trò của việc quản lý để thực hiện các chính sách cần phải được quan tâm. Đồng thời, Houghton, Swan & Brown (2011) nhấn mạnh vai trò quan trọng của các quỹ hỗ trợ nghiên cứu thuộc chính phủ trong việc thúc đẩy sự phát triển của các chính sách liên quan đến truy cập mở. Điều này cho thấy chính phủ đóng vai trò như người hỗ trợ và người ủng hộ phong trào triển khai thực tiễn khoa học mở, một lần nữa nhấn mạnh việc ra quyết định từ trên xuống (top-down) theo cấp bậc ở cấp quốc gia. Điều này liên quan đến việc thiết lập ngân sách để thúc đẩy thực tiễn khoa học mở trong các trường đại học thông qua các chiến lược phù hợp và bằng cách thúc đẩy xu hướng khoa học mở. Nguồn lực của tổ chức: Các vấn đề công nghệ như cơ sở hạ tầng và hỗ trợ công nghệ thông tin có thể ảnh hưởng đến sự sẵn sàng cho việc thực thi chính sách của khoa học mở trong các trường đại học. Al-Ansari 124 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ (2011) chỉ ra rằng việc thiếu sự hỗ trợ kỹ thuật và cơ sở hạ tầng công nghệ chưa hoàn thiện có thể tác động đến cơ hội cạnh tranh của các nhà nghiên cứu. Bên cạnh việc cung cấp cơ sở hạ tầng công nghệ phù hợp, hoạt động đào tạo tiếp tục cho các nhà nghiên cứu giúp họ có được những kỹ năng cần thiết để sử dụng các hệ thống mới và những chương trình có liên quan cũng cần được chú trọng. Không thể phủ nhận được lợi ích của việc chia sẻ dữ liệu nghiên cứu như cung cấp khả năng tiếp cận dữ liệu công khai cho công chúng, xác nhận kết quả nghiên cứu và tránh thu thập dữ liệu trùng lặp. Tuy nhiên có thể có những nhà nghiên cứu chưa bao giờ chia sẻ hoặc sử dụng lại dữ liệu nghiên cứu vì họ gặp phải nhiều rào cản như thiếu các kỹ năng để tạo ra các siêu dữ liệu chi tiết bên cạnh dữ liệu chính, thực thi các nguyên tắc bảo mật, sử dụng công cụ chia sẻ dữ liệu. Đồng thời việc triển khai các công nghệ bằng cách cung cấp phần cứng và phần mềm là không đủ nếu không có các chuyên gia thông tin được đào tạo bài bản. Các thư viện cần xác định lại vị trí của mình trong thực tiễn khoa học mở. Thư viện đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các trường đại học triển khai thực tiễn khoa học mở. Việc ban hành những chính sách khoa học mở phù hợp từ thư viện sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nhà nghiên cứu, cộng đồng nghiên cứu. Việc chuyển đổi các thư viện đại học thành trung tâm khoa học mở (Open Science Hub) đang trở thành một nhu cầu, một khuynh hướng của các trường đại học trên thế giới. Đây sẽ là đơn vị trung gian giữa các nhà nghiên cứu và môi trường thông tin phức tạp bên ngoài. Với những nguồn lực truy cập mở, các thư viện cần phải tìm kiếm những phương thức mới để phục vụ cho người sử dụng. Việc triển khai này có thể cần sự hỗ trợ từ bên ngoài để quản lý các chính sách khoa học. Hợp tác: Sự hợp tác giữa các bộ phận trong cùng một trường đại học và giữa các trường với nhau là cần thiết để đảm bảo thực tiễn khoa học mở được triển khai một cách hiệu quả. Sự hợp tác quyết định ai sẽ chịu trách nhiệm về các thủ tục và sáng kiến thực thi chính sách của khoa học mở. Ngân sách và tài trợ: Việc thiếu ngân sách phân bổ được coi là một trở ngại cho việc thực hiện triển khai thực tiễn khoa học mở hoặc bất kỳ chính sách nào khác. Tài chính cũng được coi là một nguyên 125PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ nhân gây căng thẳng cho nhiều tổ chức học thuật, ảnh hưởng đến sự sẵn sàng. Để các công bố khoa học được truy cập mở, các tác giả có thể phải trả một khoản chi phí xử lý bài viết cho các tạp chí. Điều này là một trở ngại đối với những nghiên cứu không nhận được sự tài trợ của các quỹ hỗ trợ nghiên cứu hoặc cơ quan chủ quản. Pinfield (2010) chỉ ra rằng các quỹ hỗ trợ nghiên cứu cần thiết lập các chính sách để hỗ trợ mạnh mẽ truy cập mở và chia sẻ dữ liệu. Đồng thời họ cũng cần xây dựng các hệ thống nhằm đảm bảo các chính sách này được triển khai trong thực tiễn. Nỗi lo ngại về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ: Mặc dù các nhà nghiên cứu có thái độ tích cực về giá trị của sự cởi mở, nhưng một vấn đề mà họ lo ngại đó là mâu thuẫn có thể có giữa việc chia sẻ thông tin miễn phí và các công ty, các tổ chức mong muốn có được lợi tức đầu tư của họ thông qua bằng sáng chế hoặc bảo vệ sở hữu trí tuệ khác. Trên thực tế, một số nhà nghiên cứu sợ rằng sự cởi mở hơn có thể dẫn đến việc họ bị mất đi cơ hội công bố khi bị những người khác lợi dụng dữ liệu có thể truy cập công khai để tạo thành các sản phẩm khoa học trước. Điều này được củng cố bởi kết quả nghiên cứu của Wald (2009). Truy cập mở vào thông tin và cộng tác mở đòi hỏi phải kiểm soát ý tưởng, kiến thức, dữ liệu và khẳng định quyền sở hữu trí tuệ. Trên thực tế, mong muốn làm chủ các sản phẩm nghiên cứu là không có gì đáng ngạc nhiên. Việc chia sẻ dữ liệu mang lại những lợi ích cho cộng đồng khoa học nói chung nhưng có thể ảnh hưởng đến danh tiếng cá nhân của nhà nghiên cứu. Các rào cản khác đối với khoa học mở có thể liên quan đến mối quan tâm về chất lượng của các tạp chí truy cập mở, bản quyền liên quan đến tự lưu trữ và lo ngại về việc hiểu sai kết quả nghiên cứu của cộng đồng. Nhận thức về khoa học mở: thực tế cho thấy hiện nay vẫn chưa có kế hoạch rõ ràng để giúp những người làm giáo dục, các nhà nghiên cứu, cán bộ thư viện, các bên liên quan nhận thức được thực tiễn khoa học mở. Khoa học mở vẫn còn là một khái niệm và thực tiễn non trẻ. Do đó, quan điểm và nhận thức của các bên liên quan có thể khác nhau. Mỗi cá nhân có thể tạo ra mối liên kết giữa khoa học mở và những hoạt động khác dựa trên nền tảng hiểu biết riêng của mình. Nghiên cứu của Grubb & 126 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Easterbrook (2011) chỉ ra rằng có nhiều nhà nghiên cứu có những nỗ lực để tham gia vào xu hướng “mở” trong khoa học nhưng họ vẫn còn khá mơ hồ về ý nghĩa của nó. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho việc thực thi chính sách khoa học mở. Chính vì vậy, cần có hoạt động giúp nâng cao nhận thức về khoa học mở cho các nhà nghiên cứu và các bên liên quan. 4. KẾT LUẬN Khoa học mở có tiềm năng trở thành một thực tiễn cho sự tham gia của cộng đồng với khoa học, mang đến cho họ cái nhìn tích cực về nghiên cứu khoa học và kết quả của nghiên cứu cũng như cung cấp cho các nhà nghiên cứu một phương thức mới để truyền đạt về công việc của họ. Khoa học mở có thể xây dựng dựa trên các xu hướng mới nổi trong các nhà nghiên cứu và thành viên của cộng đồng sử dụng các công cụ truyền thông xã hội và tăng kỳ vọng về tính sẵn có của thông tin. Nó cũng có khả năng thu hút cộng đồng tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học, hỗ trợ hợp tác và đối thoại. Tuy nhiên, việc triển khai thực tiễn khoa học mở cũng mang lại những quan ngại cho các nhà nghiên cứu và cộng đồng. Tham gia vào khoa học mở đòi hỏi cả nhà nghiên cứu và cộng đồng sẽ phải điều chỉnh các thực tiễn hiện tại và phát triển các kỹ năng mới. Việc triển khai thực tiễn khoa học mở tại các trường đại học đòi hỏi xem xét cẩn trọng các yếu tố tác động đến quá trình này như (1) xây dựng chính sách khoa học mở và tìm kiếm ủng hộ của chính phủ ở cấp quốc gia để tạo ra sự thống nhất cho các trường đại học; (2) đáp ứng các nhu cầu về cơ sở hạ tầng công nghệ và đào tạo kỹ năng; (3) thúc đẩy hợp tác giữa các bộ phận trong cùng một cơ sở đào tạo cũng như giữa các cơ sở đào tạo với nhau; (4) hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu khoa học; (5) xây dựng hệ thống nguyên tắc và chính sách bảo vệ lợi ích của nhà nghiên cứu đối với các sản phẩm khoa học; (6) phổ biến thuật ngữ khoa học mở tại các trường đại học và nâng cao nhận thức của các bên liên quan về khoa học mở. Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả về những nhân tố tác động đến sự sẵn sàng triển khai thực tiễn khoa học mở tại các trường đại học. Vì vậy, những nghiên cứu về khoa học mở nói chung và trong bối cảnh của Việt Nam nói riêng cần phải được thực hiện để có những đánh giá khách quan dựa trên dữ liệu nghiên cứu. 127PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Al-Ansari, H. (2011). Application of information and communication technologies in special libraries in Kuwait. Electronic Library, 29(4), 457-469. 2. Grubb, A. & Easterbrook, S. (2011). On the lack of consensus over the meaning of openness: an empirical study. PLoS One, 6(8) [Online]. Available at https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/ journal.pone.0023420 [Accessed 01 September 2019]. 3. Houghton, J., Swan, A. & Brown, S. (2011). Access to research and technical information in Denmark. Available at: https://www.deff.dk/ uploads/media/Access_to_Research_and_Technical_Information_in_ Denmark.pdf [Accessed 01 September 2019]. 4. Meho, L. (2007). The rise and rise of citation analysis. Physics World, 29(1), 32. 5. National Science Foundation (2010). Science and engineering indicators 2010. Arlington, VA: National Science Board. 6. Nielsen, M. (2012). Reinventing discovery: the new era of networked science. Princeton, NJ: Princeton University Press. 7. Neylon, C. & Wu, S. (2009). Open science: tools, approaches and implications. Hawaii: World Scientific Publishing Company PTE Ltd. 8. Pinfield, S. (2010). Paying for open access? Institutional funding streams and OA publication charges. Learned Publishing, 23(1), 39-52. 9. Russell, M. (2010). The independent climate change emails review. [Online]. Available at REPORT.pdf [Accessed 01 September 2019]. 10. Scheliga, K. & Friesike, S. (2014). Putting open science into practice: a social dilemma? First Monday, 19(9) [Online]. Available at https:// firstmonday.org/article/view/5381/4110 [Accessed 01 September 2019]. 11. Wald, C. (2009). Scientists embrace openness. Science Careers. Available at https://www.sciencemag.org/careers/2010/04/scientists-embrace-openness [Accessed 01 Spetember 2019].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhan_to_tac_dong_den_viec_trien_khai_thuc_tien_khoa_hoc_mo_t.pdf
Tài liệu liên quan