Sau khi Luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2018 và có
hiệu lực thi hành, nhiều cơ sở giáo dục đại học trong cả nước đã và đang triển khai,
thực hiện. Tự chủ đại học không phải là vấn đề mới lạ ở nước ta, tuy nhiên, không phải
cơ sở giáo dục đại học nào cũng “bắt nhịp” một cách nhanh chóng để thành công,
nhiều cơ sở đại học vẫn đang trong tình trạng “loay hoay” nhằm tìm ra cách thức phù
hợp nhất cho mình trong quá trình phát triển. Bài viết đề cập đến nhân tố cốt lõi và có
ý nghĩa nền tảng trong tự chủ giáo dục đại học hiện nay đó là nhân tố con người, bao
gồm: các nhà quản lý, giảng viên cơ hữu, nhân viên.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nhân tố cốt lõi trong thành công của tự chủ giáo dục đại học ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
213
NHÂN TỐ CỐT LÕI TRONG THÀNH CÔNG CỦA
TỰ CHỦ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
Nguyễn Thị Nội
Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh -
Đại học Thái Nguyên
1- Đặt vấn đề
Sau khi Luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2018 và có
hiệu lực thi hành, nhiều cơ sở giáo dục đại học trong cả nước đã và đang triển khai,
thực hiện. Tự chủ đại học không phải là vấn đề mới lạ ở nước ta, tuy nhiên, không phải
cơ sở giáo dục đại học nào cũng “bắt nhịp” một cách nhanh chóng để thành công,
nhiều cơ sở đại học vẫn đang trong tình trạng “loay hoay” nhằm tìm ra cách thức phù
hợp nhất cho mình trong quá trình phát triển. Bài viết đề cập đến nhân tố cốt lõi và có
ý nghĩa nền tảng trong tự chủ giáo dục đại học hiện nay đó là nhân tố con người, bao
gồm: các nhà quản lý, giảng viên cơ hữu, nhân viên.
2- Nội dung
2.1. Một số khái niệm
Tự chủ giáo dục đại học
Tự chủ là “tự điều hành, quản lý mọi công việc của mình không bị ai chi
phối”1, theo đó, quyền tự chủ của một cơ sở giáo dục và đào tạo là quyền được tự tổ
chức, quản lý các hoạt động của cơ sở một cách chủ động, tích cực, sáng tạo nhằm
thực hiện chức năng, nhiệm vụ, sứ mệnh của cơ sở giáo dục và đào tạo. Quyền tự chủ
của cơ sở giáo dục và đào tạo được hiểu theo hai cấp độ: Cấp độ lớn là quyền tự chủ
của cơ sở giáo dục và đào tạo đối với quyền điều hành, kiểm soát của cơ quan quản lý
nhà nước về giáo dục và đào tạo. Cấp độ nhỏ hơn là quyền tự chủ trong nội bộ của cơ
sở giáo dục và đào tạo.
Nhân tố cốt lõi trong tự chủ giáo dục đại học
Nhân tố là một trong những điều kiện kết hợp với nhau để tạo ra một kết quả.
Nếu quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, có phương pháp khoa học, có ý chí vươn lên của chủ
thể khi gặp bất cứ một khó khăn, cản trở nào đều mang đến thành công. Trong số các
nhân tố tác động đó, có những nhân tố đóng vai trò cốt lõi trong suốt quá trình phát
triển của nguyên nhân dẫn đến kết quả.
Thành công trong tự chủ giáo dục đại học là kết quả của một chuỗi các nhân tố,
trong đó, con người là nhân tố cốt lõi của quá trình đó. Không chỉ có vai trò của các
nhà quản lý cơ sở giáo dục đại học mà bao gồm cả giảng viên cơ hữu, nhân viên. Mỗi
người trong số họ đảm nhận vai trò của các bộ phận khác nhau trong một hệ thống
phát triển chung của trường đại học. Với các cán bộ quản lý, họ giữ vai trò chủ thể
thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học. Họ đứng đầu các bộ phận và là
những người chịu trách nhiệm chính trong quá trình thực hiện ở các cơ sở giáo dục đại
học, bao gồm: Hội đồng trường, Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Trưởng, Phó khoa chuyên
1 Trung tâm từ điển học (1994), Tự điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội - Hà Nội - Việt Nam.
214
môn, Trưởng, Phó phòng chức năng, lãnh đạo các viện nghiên cứu trực thuộc cơ sở
giáo dục, lãnh đạo các trung tâm.
Với giảng viên cơ hữu, họ là những người đóng vai chính trong quá trình thực
thi các quyết sách của cơ sở giáo dục đại học. Bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy, nghiên
cứu khoa học hiện nay đã trở thành một giá trị học thuật có ý nghĩa quan trọng. Theo
đó, nghiên cứu khoa học không còn là nhiệm vụ bắt buộc đối với giảng viên mà nó trở
thành động lực để họ phấn đấu nhằm nâng cao chất lượng đời sống cho họ và gia đình
họ.
Với nhân viên là những người đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình thực hiện tự
chủ đại học từ công tác tổ chức trường đại học đến công tác đào tạo, hỗ trợ sinh
viên, Những chiến lược phát triển riêng của các trường đại học thông qua nội dung
chương trình giảng dạy, chất lượng các mặt hoạt động - yếu tố cho sự phát triển, tồn
tại của nhà trường rất cần sự đóng góp từ nguồn lực con người.
2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên trong các cơ
sở giáo dục đại học Việt Nam hiện nay
Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo qua hai năm học 2017-2018
và 2018-2019, tổng số cán bộ quản lý, giảng viên cơ hữu, nhân viên có sự thay đổi
nhẹ, từ 84.071 người (năm học 2017-2018) xuống 83.587 người (năm học 2018-2019).
Trong đó, số lượng giảng viên có số lượng thay đổi rõ nhất, năm học 2017-2018, tổng
số giảng viên trong các trường đại học là 74.991 người (công lập: 59.232 người; ngoài
công lập: 15.795 người). Trong đó, số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ là 20.198
người (chiếm 26,9%); trình độ thạc sĩ là 45.266 người (chiếm 60,36%); trình độ đại
học 9.495 người (chiếm 12,66%); trình độ khác là 32 người (chiếm 0,08%).
Nguồn: Thống kê giáo dục và đào tạo năm học 2018-2019
7
6
9
7
2
7
7
4
9
9
1
7
3
3
1
2
8
3
1
1
9
5
4
8
N Ă M H Ọ C 2 0 1 7 - 2 0 1 8 N Ă M H Ọ C 2 0 1 8 - 2 0 1 9
BIỂU ĐỒ SỐ LƯỢNG CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN
TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Cán bộ quản lý Giảng viên cơ hữu Nhân viên
215
Năm học 2018-2019, tổng số giảng viên trong các trường đại học là 73.312
người (công lập: 56.985 người; ngoài công lập: 16.327 người). Trong đó, số lượng
giảng viên có trình độ tiến sĩ là 21.106 người (chiếm 28,8%); trình độ thạc sĩ là 44.705
người (chiếm 60,98%); trình độ đại học là 7.489 người (chiếm 10,2%); trình độ khác
là 12 người (chiếm 0,02%).
Nguồn: Thống kê giáo dục và đào tạo năm học 2018-2019
Trong 5 năm gần nhất từ 2012 đến 2017 mỗi năm số giảng viên tăng (cơ học)
bình quân khoảng 5%, do đó, số giảng viên tăng thêm trong năm tới sẽ khoảng trên
3.000 người, trong đó số tăng mới này được xác định là hầu hết chưa được đào tạo
thạc sĩ. Tuy nhiên, nhìn biểu đồ trên, số lượng giảng viên đại học giữa hai năm học
2017-2018 và 2018-2019 cho thấy số lượng giảng viên đang có xu hướng giảm (từ
74.991 người xuống 73.312 người).
Theo các biểu đồ trên, trình độ giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học chưa
được cao, nhiều giảng viên vẫn chưa đạt trình độ chuẩn (tức là chưa đạt trình độ Thạc
sĩ). Thêm nữa, nhiều giảng viên còn yếu về năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm,
thiếu các hoạt động văn hóa – xã hội. Do đó, chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao
trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong khi đội ngũ giảng viên
được coi là nhân tố quyết định của sự thành công trong đào tạo.
Nghiên cứu khoa học có vai trò quan trọng trong việc nâng cao trình độ khoa
học của người giảng viên, nó có tác dụng tích cực trong chất lượng đào tạo, đồng thời
khẳng định thương hiệu của cơ sở giáo dục trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Nghiên cứu
khoa học được coi là tiêu chí hàng đầu để đánh giá thành tích của mỗi giảng viên của
các cơ sở giáo dục trên thế giới, nhưng đối với Việt Nam hiện nay, nhiều trường đại
học chưa quan tâm vấn đề này.
Trong thời gian qua, hoạt động nghiên cứu khoa học ở nhiều trường đại học
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau kể cả trường công lẫn trường tư còn yếu cả về chất
lượng và số lượng, hoạt động chính chủ yếu là giảng dạy. Theo thống kê, số bài báo
đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước hoặc các công trình được công bố ở các
cấp độ khác nhau trên đầu giảng viên đại học cho thấy, có rất nhiều giảng viên đại học
có học vị tiến sĩ, phó giáo sư hoặc tham gia giảng dạy rất lâu năm nhưng hầu như
không có được nhiều công trình nghiên cứu tương xứng hoặc chưa thực hiện được một
công trình nào. Thêm nữa, số trường cơ sở giáo dục đại học có bài báo được công
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
40000
45000
50000
Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Khác
Năm học 2017-2018
Năm học 2018-2019
216
nhận quốc tế (có bài báo ISI/SCOPUS) rất khiêm tốn, mặc dù, số lượng giảng viên và
chức danh khoa học tương đối lớn. Nhìn chung, số lượng các công trình nghiên cứu
khoa học của giảng viên tại các cơ sở đào tạo đại học đều ít, chất lượng chưa cao, chưa
tương xứng với tiềm năng của họ.
2.3. Thực trạng “di động nghề nghiệp” của cán bộ quản lý, giảng viên, nhân
viên trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam hiện nay
Trong phạm vi bài viết này, tác giả sử dụng thuật ngữ Di động nghề nghiệp để
đề cập đến việc các cá nhân có sự thay đổi cơ hội nghề nghiệp trong quá trình công
tác. Họ có thể chuyển nghề này sang nghề khác, hoặc có thể chuyển công tác từ đơn vị
này sang đơn vị khác mà vẫn giữ nguyên ngạch, bậc của mình.
Quá trình thực hiện tự chủ giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay đã và đang
triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục đại học. Qua 3 năm triển khai Nghị quyết 77, năm
2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành khảo sát thực tế, tổ chức Hội nghị tổng kết
đánh giá kết quả thực hiện, cụ thể: Tiến hành khảo sát thực tế tại 27 trường, trong đó
có 19 trường đã được giao thí điểm tự chủ (gồm 12 trường tự chủ trên 24 tháng, 7
trường tự chủ dưới 24 tháng tính đến tháng 6/2017) và 8 trường chưa tự chủ để đối
sánh kết quả. Kết quả cho thấy, Nghị quyết 77 đã tạo điều kiện cho các trường công
lập khi cam kết tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư
thì được thực hiện tự chủ về tất cả các phương diện: đào tạo và nghiên cứu khoa học;
tổ chức bộ máy và nhân sự; chính sách học bổng, học phí đối với sinh viên đối tượng
chính sách; đầu tư, mua sắm. Thực tế cho thấy việc thực hiện tự chủ tại các trường
bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, giúp giảm bớt các thủ tục hành
chính, tăng tính chủ động, linh hoạt trong các tổ chức thực hiện hoạt động của nhà
trường. Mô hình thí điểm tự chủ bước đầu được đánh giá tích cực, các trường đã có
những thành tựu nhất định và được xã hội công nhận.2
Thực tiễn đã chứng minh, một trường đại học muốn tuyển sinh được nhiều sinh
viên, học viên, nghiên cứu sinh cần đảm bảo những người học giỏi nghề và dễ dàng
trong tìm kiếm việc làm. Đây có thể coi là mắt xích quan trọng để xây dựng và phát
triển nhà trường đại học. Theo đó, không cần phải dành quá nhiều thời gian, công sức
và tiền bạc cho công tác tuyển sinh mà cơ sở giáo dục đó vẫn tuyển sinh đủ và thậm
chí vượt định mức. Chất lượng đầu vào cao sẽ là nguyên nhân dẫn chủ yếu quyết định
đến việc đào tạo ra những “sản phẩm” chất lượng cao. Tuyển sinh tốt sẽ tạo nhiều việc
làm cho cán bộ, giảng viên, thu nhập ắt hẳn sẽ tăng lên. Khi tài chính tốt, các cơ sở
giáo dục đại học sẽ dùng ngân sách nhà trường hỗ trợ cho giảng viên học tập nâng cao
trình độ, nhà trường chủ động trong phân bổ ngân sách và sử dụng ngân sách trong
nghiên cứu khoa học thúc đẩy số đề tài nghiên cứu tăng lên cả số lượng và chất lượng.
Từ đó sẽ tạo động lực cho các cán bộ, giảng viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục đại
học đó không ngừng cống hiến trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường đại
học.
Bên cạnh đó, không ít các cơ sở giáo dục đào tạo trong nước đang gặp phải
nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh. Nhiều trường đại học vì muốn thu hút sinh
viên vào học và để sinh viên dễ xin việc nên đã có suy nghĩ tạo điều kiện cho các sinh
viên của mình lấy được tấm bằng một cách dễ dãi. Điều này càng phổ biến hơn trong
2 Bộ giáo dục và Đào tạo: số 3757-BGĐT-GDĐH- Về trả lời kiến nghị Hiệp hội các trường ĐH,CĐ Việt Nam và
Trường Đại học Tôn Đức Thắng về thí điểm tự chủ đại học, ngày 23/09/2020.
217
những trường đại học top dưới, nơi mà nhà trường có suy nghĩ theo kiểu thí sinh kém
mới vào đây, dạy những cái cao siêu sinh viên không thể tiếp thu được và không thể
tốt nghiệp ra trường được. Một số nhà trường còn yêu cầu tỷ lệ sinh viên khá, giỏi, tỷ
lệ sinh viên thi đạt lần 1 là bao nhiêu phần trăm và coi đó là thước đo đánh giá chất
lượng giảng dạy của thầy cô nhưng lại không quan tâm tới năng lực và thái độ của sinh
viên trong quá trình học tập. Đặc biệt, nếu giảng viên có tư duy chấm đúng, coi chặt là
có thể bị khoa và nhà trường nhắc nhở vì gây khó dễ cho sinh viên. Điều này đã dẫn
đến một số trường hợp sinh viên đề nghị thay giảng viên vì học giảng viên đó gây áp
lực về bài vở hay trả lời câu hỏi trên lớp, và đặc biệt hơn là nhà trường lại đồng ý với
quan điểm này của sinh viên. Cuối cùng, những sinh viên sau khi tốt nghiệp hầu hết
đều thất nghiệp hoặc thất bại mặc dù cầm những tấm bằng khá, giỏi. Kết quả là càng
khó tuyển sinh vì bị mất danh tiếng và nguy cơ đóng cửa rất cao.
Những luẩn quẩn trong tuyển sinh sẽ dẫn đến hàng loạt các hệ lụy trong công
tác tổ chức của nhà trường đại học. Hiện nay, một thực tế đã và đang xuất hiện tình
trạng nhân lực của các cơ sở giáo dục đại học có thu nhập thấp di động sang các cơ sở
đại học có thu nhập tốt hơn. Tình trạng này xuất hiện chủ yếu ở những cán bộ, giảng
viên có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết với nghề, có thâm niên nghề nghiệp và có
nhiều công trình nghiên cứu khoa học chất lượng. Với những cơ sở giáo dục đại học
khó khăn trong tuyển sinh, định mức giảng dạy của giảng viên không được đảm bảo,
nhiều giảng viên bị trừ lương hằng tháng để bù vào số tiết thiếu hụt trong định mức
giảng dạy năm học. Nghiên cứu khoa học của giảng viên cũng không được động viên,
bù đắp xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra.
Bên cạnh đó, nhiều cơ sở giáo dục đại học đang thực hiện giảm biên, với lý do
là khi ngân sách hạn hẹp, khi tuyển sinh kém, khi các nguồn thu của nhà trường bị
giảm, cho nên cắt giảm là biện pháp hữu hiệu nhất. Theo lập luận của một số đại
diện lãnh đạo, giảm nhân sự tức là giảm gánh nặng tài chính cho nhà trường, chỉ có
như vậy nhà trường mới có khả năng tập trung cho những mục tiêu phát triển khác.
Tuy vậy, bài toàn giảm nhân sự trong các cơ sở giáo dục đại không phải là bài toán
đơn giản vì nó còn liên quan đến rất nhiều vấn đề khác. Theo đó, các nhà trường rà
soát các vị trí việc làm, giảm các khoản thu nhập tăng thêm, cắt kinh phí hỗ trợ coi thi,
chấm thi, thừa giờ, Đứng trước hàng loạt những khó khăn đó, một số cán bộ quản
lý, giảng viên có trình độ cao, nhân viên có kinh nghiệm sẵn sàng xin chuyển công tác
218
sang các đơn vị mà họ cho là “dễ thở” hơn. Từ đây, nảy ra một vấn đề, đó là, những
cán bộ, giảng viên, nhân viên “hạt giống” có xu hướng lần lượt rời cơ sở giáo dục
trong niềm tiếc nuối của người học, và rất có thể những người gắn bó ở lại chưa chắc
đã trở thành những người làm việc tốt nhất, có trách nhiệm nhất để giúp cho nhà
trường đó phát triển. Thay vì đó, nếu những người đứng đầu các cơ sở giáo dục nhận
thức rõ và hành động phù hợp thông qua các chính sách “trọng người tài” sẽ tận dụng
được nhiều lợi thế trong quá trình phát triển.
“Có thực mới vực được đạo” – khi cuộc sống giảng viên vẫn còn những lo toan
về “cơm – áo – gạo – tiền” thì những bài giảng chất lượng, những công trình khoa học
tầm cỡ cũng bị lấn át bởi mưu sinh. Nhìn chung, mức thu nhập của giáo dục là thấp so
với các ngành nghề khác trong xã hội, nhưng nếu thu nhập không đảm bảo cho đời
sống thường ngày thì ắt hẳn họ phải tìm kiếm những cơ hội mới với những mức thu
nhập hấp dẫn hơn.
3- Kết luận
Tự chủ đại học hiện nay là cơ hội thể hiện vai trò chủ thể của trường đại học
trên thị trường giáo dục đại học. Mỗi cơ sở giáo dục đại học có chiến lược phát triển
riêng thông qua nội dung chương trình giảng dạy, chất lượng các mặt hoạt động
(nghiên cứu khoa học; hợp tác trong nước và quốc tế). Quyền tự chủ của các cơ sở
giáo dục và đào tạo thường có bốn nội dung cơ bản là: Tự chủ về tổ chức bộ máy, biên
chế, nhân sự; Tự chủ về thực hiện tuyển sinh, chương trình, giáo trình, quy trình đào
tạo; Tự chủ về tài chính; Tự chủ về liên kết, hợp tác trong đào tạo. Trong đó, tự chủ về
tài chính là vấn đề quan trọng nhất.
Các cơ sở giáo dục đại học cần nhận thức đúng đắn về vấn đề nhân tố cốt lõi
trong thành công của tự chủ giáo dục đại học hiện nay. Cần có những chính sách hợp
lý để nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần của các cán bộ quản lý, giảng
viên cơ hữu và nhân viên trong các nhà trường. Khi mức sống của cán bộ, giảng viên
tốt hơn, đảm bảo cho họ “sống khỏe” bằng chính nghề của họ, chắc chắn các cơ sở
giáo dục đại học sẽ “giữ chân” được những người giỏi, người tài, nhất là các trường
đại học ở top dưới hiện nay. Và, ngược lại, không coi trọng các nhân tố cốt lõi đó, các
cơ sở đại học này sẽ thiếu nguồn lực tinh nhuệ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD-ĐT (2017), Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong các cơ sở
giáo dục đại học giai đoạn 2017-2025, https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/khoa-
hoc-va-cong-nghe.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII, Nxb CTQG, Hà Nội.
3. Quốc hội khóa XIV - Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi
đồng (2018), Nguyễn Thu Hạnh, Đổi mới công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
đại học ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, Kỷ yếu hội thảo giáo dục
năm 2018 – Giáo dục đại học – chuẩn hóa và hội nhập quốc tế, Nxb. Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.473-tr.478.
4. Bruno Aguilera Brachet (2012), A higher education for the 21th centery:
European an US approaches, CES (Center for European Studies).
5. Varghese, N. V., & Martin, M (2013). Governance reforms and university
autonomy in Asia, Paris: International Institute for Educational Planning.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_to_cot_loi_trong_thanh_cong_cua_tu_chu_giao_duc_dai_hoc.pdf