Nhận thức về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Sư phạm ngoại ngữ, trường Đại học Đồng Tháp

Trường Đại học Đồng luôn khuyến khích sinh viên (SV) tham gia

nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) của SV Khoa

SP Ngoại Ngữ vẫn chưa đạt được những thành tựu đáng kể. Bằng phương pháp thu

thập dữ liệu là phiếu khảo sát (questionnaire) SV Khoa SP Ngoại ngữ, và phỏng vấn

trực tiếp giảng viên hướng dẫn SV NCKH, bài viết sẽ làm rõ nhận thức về ý nghĩa, vai

trò và những khó khăn thường gặp trong hoạt động NCKH; từ đó đề xuất những giải

pháp nhằm góp phần nâng cao ý thức và năng lực NCKH cho SV Khoa SP Ngoại ngữ

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nhận thức về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Sư phạm ngoại ngữ, trường Đại học Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
88 NHẬN THỨC VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM NGOẠI NGỮ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP SV. Đặng Thị Cẩm Bình ThS. Lê Nhựt Long Tóm tắt. Trường Đại học Đồng luôn khuyến khích sinh viên (SV) tham gia nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) của SV Khoa SP Ngoại Ngữ vẫn chưa đạt được những thành tựu đáng kể. Bằng phương pháp thu thập dữ liệu là phiếu khảo sát (questionnaire) SV Khoa SP Ngoại ngữ, và phỏng vấn trực tiếp giảng viên hướng dẫn SV NCKH, bài viết sẽ làm rõ nhận thức về ý nghĩa, vai trò và những khó khăn thường gặp trong hoạt động NCKH; từ đó đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao ý thức và năng lực NCKH cho SV Khoa SP Ngoại ngữ. 1. Mở đầu Hoạt động NCKH của SV nói chung là quan trọng và cần thiết bên cạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tại các trường đại học, cao đẳng. Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, thì hội nhập về giáo dục - đào tạo, xây dựng và phát triển năng lực NCKH là mộttrong những yêu cầu cấp thiết của giáo dục đại học hiện nay. Ngày 1 tháng 6 năm 2012, Bộ GD&ĐT đã ban hành thông tư số 19/2012/TT- BGDĐT [1] quy định về hoạt động NCKH của SV trong các cơ sở giáo dục đại học thay thế cho quyết định số 08/2000/QĐ-BGDĐT [2] ngày 30/3/2000 đã nêu rõ mục tiêu hoạt động NCKH SV là: Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, góp phần bồi dưỡng và phát triển nhân tài cho đất nước. (1) Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng NCKH độc lập của SV, hình thành năng lực tự học cho SV. (2) Góp phần tạo ra tri thức và sản phẩm cho xã hội. Đồng thời công văn trên cũng đưa ra yêu cầu cần đạt về hoạt động NCKH SV là: (a) Phù hợp với khả năng và nguyện vọng của SV. (b) Phù hợp với mục tiêu, nội dung đào tạo của trườngđại học. (c) Phù hợp với định hướng hoạt động khoa học và công nghệ của trường đại học. (d) Kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học, có tính mới và sáng tạo. Tại trường Đại học Đồng Tháp, hoạt động NCKH được nhà trường quan tâm chỉ đạo kịp thời về định hướng, chủ trương, kế hoạch văn bản pháp quy. Theo quyết định 352/2011–QĐ-ĐHĐT-KHCN [3] quy định về Quản lý khoa học công nghệ trong Trường Đại học Đồng Tháp ngày 22/6/2011 cũng nêu rõ vị trí, vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ: (1) Hoạt động KH&CN là một trong những nhiệm vụ chính, nhiệm vụ cơ bản bắt buộc của các tập thể, cá nhân trong trường Đại học Đồng Tháp. (2) Hoạt động KH&CN vừa phục vụ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường vừa là hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, đưa thành tựu khoa học, kết quả nghiên cứu vào phục vụ phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương và khu vực. 89 Hằng năm nhà trường cùng với các khoa đào tạo đều có xây dựng kế hoạch hoạt động KH&CN và tổ chức cho SV đăng kí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Từ năm 2004 đến năm 2015, toàn trường có 233 đề tài cấp cơ sở của SV, trong đó có 19 đề tài đạt giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” gồm 1 giải nhì, 1 giải 3 và 17 giải khuyến khích [4]. Tuy nhiên, về phía Khoa SP Ngoại ngữ, tuy NCKH được cấp lãnh đạo khoa, giảng viên thường xuyên kêu gọi, khuyến khích bằng nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là đối với SV có ý định sẽ tiếp tục theo học các chương trình sau đại học, nhưng số lượng SV tham gia NCKH chưa đáng kể, dường như chưa thực sự quan tâm đúng mức về vai trò quan trọng của NCKH, và được biết cũng chưa có SV nào của Khoa từng đạt được các giải thưởng về NCKH. Chính vì vậy, bài nghiên cứu sơ bộ này sẽ tìm hiểu những nhận thức, quan điểm của SV và cả những khó khăn mà SV có thể gặp phải trong quá trình triển khai hoạt động NCKH; từ đó, bước đầu đề xuất giải pháp nhằm góp phần khắc phục khó khăn, hình thành và phát triển năng lực NCKH cho SV Khoa SP Ngoại ngữ. 2. Nội dung chính 2.1. Đối tượng, công cụ nghiên cứu Chúng tôi sử dụng bảng câu hỏi (questionnaire) với 11 câu hỏi liên quan đến những khó khăn, trở ngại mà SV gặp phải trong quá trình triển khai thực hiện đề tài NCKH. Đối tượng khảo sát là SV năm II Khoa SP Ngoại ngữ (chuyên ngành Sư phạm Tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh, năm học 2015-2016). Chúng tôi phát ra 100 phiếu trong giờ nghỉ giữa tiết học và thu về được 78 phiếu hợp lệ. Ngoài ra, chúng tôi phỏng vấn trực tiếp 19 giảng viên đã từng tham gia hướng dẫn SV NCKH. Câu hỏi phỏng vấn liên quan đến những vấn đề, trở ngại mà SV gặp phải và những đề xuất khắc phục các khó khăn thường gặp. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Nhận thức của SV về NCKH Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết SV đã nhận thức được: - Hoạt động NCKH là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với SV; nó rèn luyện cách nhìn khách quan đối với các vấn đề khoa học, nâng cao kiến thức chuyên môn và năng lực tư duy, sáng tạo, độc lập suy nghĩ cho bản thân. - NCKH là hoạt động rất cần thiết, rất mong muốn tham gia NCKH, nhưng còn e ngại phải tốn nhiều thời gian, công sức làm ảnh hưởng đến kết quả học tập chuyên môn. - Một số SV không chủ động tham gia NCKH vì chưa thật tự tin về năng lực NCKH của bản thân. Tuy vậy, một số SV cũng thừa nhận rằng họ chưa thực sự mặn mà với NCKH bởi nó không cải thiện nhiều cho điểm số các môn học trong chương trình chính quy, hay nói cách khác hoạt động NCKH chỉ là khuyến khích, tự nguyện, không bắt buộc, và không tác động trực tiếp đến điểm số tín chỉ cần tích lũy của chương trình đào tạo, không ảnh hưởng gì đến kết quả xét tốt nghiệp ra trường hoặc thứ hạng loại tốt nghiệp. 90 2.2.2. Khó khăn khi tham gia NCKH Dựa vào biểu đồ trên, kết quả cho thấy: Khoảng 41/78 (chiếm tỉ lệ 52.56%) SV cho biết thỉnh thoảng gặp khó khăn khi lựa chọn đề tài, và 40/78 (51.29%) thỉnh thoảng gặp phải khó khăn khi phân tích đề tài nghiên cứu. Có 40/78 (51.29%) SV thỉnh thoảng gặp phải vấn đề không biết phân tích đề tài, và số SV đôi khi không biết lựa chọn và thiết kế phương pháp là 46.15%; đôi khi thiếu kinh nghiệm, cơ hội tiếp cận khoa học là 46.15%. Sinh viên thường xuyên gặp phải những khó khăn như sau: không biết xây dựng giả thuyết đề tài; thiếu kinh nghiệm, cơ hội nghiên cứu; không biết tìm kiếm tài liệu tham khảo. Giai đoạn triển khai nghiên cứu, trình bày kết quả nghiên cứu và báo cáo nghiệm thu chiếm tỉ lệ khá cao. Đặc biệt, xây dựng bản khảo sát là một khó khăn lớn đối với SV. Cụ thể: 35.90% thường xuyên không biết xây dựng giả thuyết khoa học; 30.76% thường xuyên không biết tìm kiếm tài liệu tham khảo; thiếu kinh nghiện, cơ hội tiếp cận khoa học (29.49% thường xuyên); xây dựng bản khảo sát (38.46% thường xuyên); 41.02% thường xuyên không biết trình bày kết quả và 38.46% gặp khó khăn khi báo cáo nghiệm thu. 2.2.3. Ý kiến của giảng viên Kết quả phỏng vấn giảng viên hướng dẫn, SV thường gặp những vấn đề sau: SV vẫn còn mơ hồ, chưa thực sự nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động NCKH đối với bản thân và nhà trường, vì vậy còn mang tâm lý đối phó và không thực sự đầu tư thời gian, công sức đối với hoạt động NCKH cũng như là môn học bắt buộc 91 Phương pháp NCKH trong chương trình đào tạo chính quy. Do vậy mà kiến thức nền của SV về NCKH còn chưa vững chắc, còn mơ hồ; SV chỉ hiểu biết đại khái, qua loa, còn mang tính lý thuyết và chưa có trải nghiệm nên chưa thực sự hiểu rõ về ý nghĩa, vai trò thiết thực của NCKH. Kết quả là, SV còn nhiều lúng túng, hạn chế, khiếm khuyết trong quá trình xây dựng đề cương nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và các kĩ thuật tìm kiếm, khai thác, đọc tài liệu tham khảo và thu thập dữ liệu liên quan. Một vấn đề tiếp theo mà đa phần SV mắc phải là kĩ năng phân tích dữ liệu và trình bày kết quả nghiên cứu. Đặc biệt, văn phong diễn đạt sử dụng trong các báo cáo khoa học (kể cả tiếng Việt và tiếng Anh) bắt buộc phải là ngôn ngữ khoa học, nhưng đây quả là một thách thức lớn đối với SV chuyên ngành ngoại ngữ nói chung và nó cần phải được rèn luyện thường xuyên. Bên cạnh những vấn đề có tính chủ quan vừa nêu, SV còn phải đối mặt với những vấn đề khách quan như: (1) Nguồn tài liệu tham khảo từ thư viện trường còn hạn chế, hầu như ít được cập nhật thường xuyên những tài liệu mới, nhất là về chuyên ngành dạy và học ngoại ngữ, mà một số tài liệu trên mạng yêu cầu phải trả phí, gây khó khăn cho SV trong việc tìm kiếm tài liệu tham khảo; (2) khách thể (đối tượng) khảo sát không luôn luôn sẵn lòng hợp tác, hoặc miễn cưỡng tham gia và trả lời bảng câu hỏi khảo sát qua loa, chiếu lệ, khiến cho nhiều SV thực hiện NCKH cảm thấy nản lòng; và (3) kinh phí đầu tư cho đề tài NCKH cho SV còn thấp, chưa thực sự tạo thành động lực mạnh mẽ cho SV tham gia hoạt động này. 3. Kết luận và khuyến nghị Nhìn chung SV ý thức được vai trò quan trọng, cần thiết của hoạt động NCKH, nhưng vì những lí do chủ quan và khách quan, SV chưa thực sự đầu tư thích đáng cho hoạt động này. Theo đó, chúng tôi đề xuất một số phương pháp mang tính định hướng nhằm giúp SV Khoa SP Ngoại ngữ tham gia NCKH một cách tích cực và có hiệu quả hơn. Về phía SV: - Bản thân SV cần ý thức rõ sâu sắc rằng NCKH có giá trị lâu dài, nhất là đối với SV có kế hoạch học tiếp các chương trình sau đại học; do vậy, SV phải chủ động tìm hiểu, tham khảo và nâng cao hiểu biết của mình về lý thuyết NCKH học, nắm rõ nội dung và phương pháp nghiên cứu, tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hành NCKH về sau. - Khi chọn đề tài, SV cần cân nhắc chọn những đề tài có giá trị thực tiễn, phù hợp với khả năng, chuyên ngành đào tạo. - Cần có một quá trình chuẩn bị nghiêm túc và chu đáo trước khi bắt đầu một nghiên cứu khoa học, xác định mục đích, câu hỏi, phương pháp cũng như đối tượng nghiên cứu; SV cần chủ động liên lạc và tìm trợ giúp từ giảng viên hướng dẫn; cần phân bố thời gian của bản thân cho hợp lý để cân bằng giữa hoạt động học tập và nghiên cứu. - Không sợ thất bại, trong nghiên cứu khoa học, sai sót và thất bại là chuyện không thể tránh khỏi, vấn đề là bản thân SV cần lấy những thất bại đó để học hỏi, cố gắng hoàn thiện và tích luỹ kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực NCKH. - Các SV có cùng niềm đam mê khoa học có thể lập thành một nhóm, câu lạc bộ nhằm chia sẻ những khó khăn và giúp đỡ nhau thực hiện đề tài tốt hơn. Ngoài ra, làm việc nhóm cũng có thể giúp SV học hỏi và đưa ra nhiều ý tưởng mới mẻ. 92 Về phía khoa và nhà trường: - Nhà trường cần đầu tư thêm cơ sở vật chất, tài liệu, sách tham khảo, cơ sở dữ liệu điện tử cho SV (và cả giảng viên), liên kết hệ thống thư viện điện tử trong và ngoài nước, đặc biệt là cần cập nhật thường xuyên. - Tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho SV tham gia NCKH, giảm bớt áp lực học tập và thi cử, tạo điều kiện cho giảng viên và SV có cơ hội đi học hỏi thực tế để cập nhật kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm và áp dụng vào công tác nghiên cứu khoa học. - Cho phép, khuyến khích SV viết tiểu luận, nghiên cứu thay cho kì thi kết thúc học phần hiện nay. - Với đặc thù bộ môn, cho phép SV viết báo cáo tổng kết đề tài bằng ngoại ngữ chuyên ngành của SV nhằm tăng cơ hội sử dụng ngôn ngữ khoa học chuyên ngành. Tài liệu tham khảo [1]. Thông tư số 19/2012/TT-BGDĐT, ban hành ngày 1 tháng 6 năm 2012. [2]. Quyết định số 08/2000/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 30/3/2000. [3]. Quyết định 352/2011–QĐ-ĐHĐT-KHCN quy định về quản lý khoa học công nghệ trong trường Đại học Đồng Tháp ngày 22/6/2011. [4]. cuu/Sinh-vien-6/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhan_thuc_ve_hoat_dong_nghien_cuu_khoa_hoc_cua_sinh_vien_kho.pdf
Tài liệu liên quan