The transition from centrally planned economy to a socialist-oriented market economy in Vietnam since 1986
represents a breakthrough in basic awareness of economic development model. This process resulted that the
economic growth was 6-7% per year in average and stayed constantly within 27 years. From a low-income
country, Vietnam has become a middle income country in 2011. Import-export turnover and foreign
investment increased, the economic structure had significant shifted towards industrialization and
modernization to achieve the basic goal of becoming an industrialized country by 2020 and the modern
industrialized country by 2030. These results are in fact demonstrated that basic transformation in awareness
is consistent with the general mobilization rule and the actual condition of our country. New awareness of
economic development model in Vietnam based on new assumptions and different approaches. This article
summarizes the new manifestation of cognitive in socialist-oriented market economic development model in
Vietnam to create the conditions for the following awareness in order to effectively serve the policymaking
process and business executives
10 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nhận thức mới về mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i chính và suy giảm kinh tế toàn cầu. Các biện pháp kích
cầu nền kinh tế có tác động đáng kể đến việc chống suy giảm tăng trưởng kinh tế như việc sử dụng
gói kích cầu 8 tỷ đô la Mỹ vào năm 2011 có tác dụng quan trọng trong việc tạo chuyển biến đối với
nền kinh tế. Đây là sự thể hiện việc phát huy chức năng của chính sách tài khoá đối với nền kinh tế.
Bên cạnh đó, các chức năng của chính sách thương mại điều chỉnh theo hướng giảm thiểu các hàng
rào thuế quan và phi thuế quan, hạn chế các hàng rào kỹ thuật bất hợp lý, chính sách tỷ giá hối đoái
được phát huy phục vụ các mục tiêu điều tiết kinh tế vĩ mô ngắn hạn và dài hạnTất cả các chức
năng của chính sách và chức năng của thị trường được động viên tối đa. Các chức năng chính sách
được khai thác có hiệu quả còn giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của chính phủ vào hoạt động của
doanh nghiệp, tách bạch được chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh và điều
này góp phần gia tăng trạng thái vận hành của nền kinh tế thị trường. Đây là cách thức giảm bớt
gánh nặng của Chính phủ trong hỗ trợ trực tiếp đối với các doanh nghiệp có thể vi phạm các nguyên
tắc thương mại công bằng trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mà Việt Nam là thành viên từ
11/1/2007. Đồng thời, với cơ chế mới này, các doanh nghiệp có điều kiện để phát huy tối đa tính tự
chủ, tự chịu trách nhiệm cho nên khả năng khai thác cơ hội sẽ lớn hơn để phát triển.
Từ thực tế vận hành nền kinh tế Việt Nam qua hai cơ chế- kế hoạch hoá tập trung mệnh lệnh và cơ
chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có thể thấy các chính sách, công cụ, biện pháp kinh tế
của nền kinh tế thị trường khó có thể phát huy tác dụng trong nền kinh tế kế hoạch hoá và vì thế cần
tạo ra những tiền đề nhất định đối với chúng.
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 38 – 47 Trường Đại học An Giang
45
Tư duy về quan hệ kinh tế đối ngoại vượt trội. Tư duy này hình thành dựa trên những thay đổi quan
trọng về tình tình trong nước và quốc tế cũng như có sự nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về vị thế
và khả năng vận động của nền kinh tế. Sự sụp đổ của Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới (1991) làm
cho hệ thống chính trị thế giới có sự thay đổi cơ bản, mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia
và các nền kinh tế gia tăng. Các quốc gia đều nhận rõ được những lợi ích khách quan khi tham gia
sâu rộng vào quá trình hội nhập quốc tế. Không còn sự đối đầu trực tiếp giữa các hệ thống thế giới
nhưng xuất hiện sự cạnh tranh giữa các trung tâm kinh tế thế giới. Từ tư duy đối đầu, biệt lập sang tư
duy đối thoại và hợp tác, và tiếp tục chuyển tiếp đến tư duy bạn bè, đối tác tín cậy và thành viên có
trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế (Văn kiện XI, tr. 236) tương ứng với thế và lực mới của đất
nước trong khu vực và thế giới. Tư duy kinh tế đối ngoại còn tiếp tục chuyển dịch từ tiếp nhận tác
động của các quan hệ kinh tế quốc tế một cách thụ động sang tư duy chủ động. Trước khi gia nhập
WTO, hầu như các quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam về thương mại, đầu tư, dịch vụ quốc tế
đều mang tính thụ động. Điều này có nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan đặc biệt là thiếu
thể chế khuyến khích tính chủ động, tích cực của các chủ thể đặc biệt là các doanh nghiệp. Tính thụ
động làm nhiều nguồn lực và lợi thế không được khai thác cũng như nhiều cơ hội bị lỏ lỡ trong khi
các điểm yếu bị bộc lộ và các thách thức càng có xu hướng gia tăng. Phương thúc tư duythụ động,
trông chờ không phù hợp với điều kiện mới mà thay vào đó là phương thức chủ động, tích cực. Đây
là phương thức tư duy phù hợp với các tính chất rộng mở và thường xuyên thay đổi của các quan hệ
kinh tế quốc tế, các cơ hội và thách thức thường xuyên xuất hiện và mất đi. Chúng đang tạo nền tảng
để có các nguyên tắc hoặc các cách tiếp cận mới xử lý và phát triển các mối quan hệ giữa Việt Nam
với các nước. Cả các cấp quản lý nhà nước, các địa phương và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
đều cần chủ động và tích cực trong việc tham gia vào các quan hệ quốc tế. Đồng thời, nội dung hội
nhập quốc tế được mở rộng không chỉ về kinh tế mà còn các lĩnh vực khác như giáo dục, văn hoá,
lối sống, an ninh- quốc phòng...Thực tế cho thấy nhiều quan hệ đối tác chiến lược, quan hệ đối tác
chiến lược toàn diện, quan hệ đối tác toàn diện, quan hệ hợp tác chiến lược..,giữa Việt Nam và các
quốc gia được thiết lập cũng như các hiệp định thương mại, đầu tư, đối tác tiếp tục thực hiện theo
chiều sâu với các cam kết cụ thể và toàn diện gắn với từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Tính đến hết năm
2012, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt con số 230 tỷ đô la Mỹ vốn đăng ký và khoảng 100 tỷ
đô la Mỹ vốn thực hiện. Các đối tác đầu tư vào Việt Nam đến từ khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh
thổ. Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của Việt Nam đạt mức kỷ lục 230 tỷ đô la Mỹ. Việt Nam đặt
quan hệ thương mại với hầu hết các quốc gia trên thế giớiNhiều hiệp định hợp tác và đối tác song
phương và đa phương giữa Việt Nam với các nước tiếp tục được đàm phán và ký kết cả hiện tại và
trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, tư duy chấp nhận mạo hiểm trong các quan hệ kinh tế và kinh doanh quốc tế cũng
được đặt ra khi có sự cạnh tranh găy gắt trong quá trình hội nhập quốc tế. Các doanh nghiệp là chủ
thể chính của quá trình tự do hoá thương mại trong nền kinh tế và thị trường toàn cầu cho nên mức
độ tự do tăng lên đáng kể và sự can thiệp của chính phủ giảm dần theo cam kết quốc tế. Chấp nhận
mạo hiểm trở thành cách tiếp cận mới so với cách tiếp cận truyền thống trong kinh tế đối ngoại thời
kỳ kế hoạch hoá tập trung luôn “dựa dẫm và ỷ lại“ vào sự trợ cấp hay sự hỗ trợ khá lớn của Chính
phủ. Chấp nhận mạo hiểm tạo điều kiện để các doanh nghiệp sẵn sàng đưa ra các quyết định chưa
từng thực hiện trước đây để đạt mục tiêu đặt ra và có thể phải chấp nhận các loại rủi ro hoặc thiệt hại
nhất định trong thực hiện. “Kinh doanh là nghề chấp nhận mạo hiểm. Chấp nhận mạo hiểm hoàn
toàn khác với làm liều. Chấp nhận mạo hiểm trên cơ sở thu thập và xử lý đầy đủ thông tin, và dự
kiến trước những diễn biến của thị trường. Phải tính đến rủi ro có thể xảy ra và nếu xảy ra rủi ro thì
thiệt hại sẽ được giới hạn và có khả năng khắc phục. Làm được như vậy hiệu quả kinh doanh sẽ
được bảo đảm, và trên cơ sở hiệu quả kinh doanh mà tăng khả năng tích tụ vốn và huy động vốn trên
thị trường chứng khoán. Từ đó doanh nghiệp sẽ lớn lên, mạnh hơn, sức cạnh tranh sẽ được tăng
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 38 – 47 Trường Đại học An Giang
46
cường, từng bước hình thành nhiều công ty, tập đoàn kinh tế lớn”. (Nguyễn Tấn Dũng, Gia nhập
WTO- cơ hội, thách thức và hành động của chúng ta, 2007)
3. MỘT SỐ KẾT LUẬN BƯỚC ĐẦU
Nhận thức mới về mô hình phát triển kinh tế Việt Nam được hình thành là kết quả của quá trình đổi
mới kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với
không ít thuận lợi cũng như các khó khăn, phức tạp và thách thức. Đây là sự thể hiện của sự vận
dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các
trường phái tư tưởng về phát triển kinh tế thị trường cũng như những trải nghiệm trong quản lý đất
nước và kinh nghiệm của các quốc gia vào điều kiện của Việt Nam của các nhà hoạch định chính
sách, các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và các tầng lớn nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Nhận thức mới cho thấy độ rộng và chiều sâu ngày càng gia tăng trong phương pháp
tiếp cận để đạt đến mục tiêu xây dựng thành công nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam.
Những thành công của nhận thức mới đang tạo nền tảng để hình thành những quan điểm triết học
mới trong mô hình phát triển kinh tế Việt Nam chưa từng có trong lịch sử phát triển của loài người
hoặc đang tạo nền tảng quan trọng để hình thành các học thuyết mới hay các cách tiếp cận mới đối
với mô hình phát triển kinh tế Việt Nam. Đây là chiến thắng của “cái mới” trong cuộc đấu tranh gay
go và phức tạp trên mặt trận nhận thức về mô hình phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn
chuyển đổi mô hình. Bên cạnh những thành công đạt được quan trọng trong nhận thức mới về mô
hình phát triển, vẫn còn những khía cạnh cần quan tâm để những kết quả đạt được của nhận thức
mới tiếp tục vận động đúng với bản chất của nó.
- Vẫn còn thiếu các nghiên cứu có hệ thống, có chiều sâu và có tính thuyết phục cao về nhận
thức mới trong phát triển kinh tế, do đó, các tổng kết, đánh giá vẫn mang nặng tình trạng tổng kết
thực tiễn dưới dạng các báo cáo tình hình, liệt kê sự kiện và đúc rút kinh nghiệm. Một hệ thống lý
luận mới mang bản sắc riêng có của Việt Nam chưa được hình thành đầy đủ so với nhu cầu phát
triển của mô hình diễn ra nhanh chóng trên thực tế cũng như những kết quả đạt được của nhận thức
mới về mô hình phát triển trong giai đoạn mới. Đặc biệt, Việt Nam chưa có học thuyết phát triển
kinh tế riêng có và độc lập phù hợp với đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam. Cần triển khai thực hiện việc xây dựng bản đồ nhận thức mới trong mô hình phát
triển kinh tế của Việt Nam.
- Cần đẩy mạnh hơn nữa các quá trình giao lưu, học hỏi trong nước và quốc tế để hình thành
đầy đủ căn cứ thực tiễn và quốc tế, tạo điều kiện khẳng định những giá trị đạt được của nhận thức
mới cũng như mở ra khả năng thúc đẩy sự vận đông liên tục của nhận thức mới phục vụ mô hình
phát triển. Đặc biệt coi trọng các cuộc tranh luận khoa học liên quan đến các vấn đề lý luận mang
tính nền tảng nhằm giảm thiểu sự lạc hậu của nhận thức đối với những thay đổi của thực tiễn cũng
như để tận dụng triệt để những thành tựu đạt được của khoa học- công nghệ. Một môi trường trao
đổi, tranh luận khoa học kinh tế Việt Nam khách quan và thực sự cần được xây dựng và khuyến
khích phát triển.
- Tiếp tục đầu tư theo chiều sâu và có hệ thống đối với các chương trình, dự án, công trình,
đề tài nghiên cứu về nhận thức mới đối với mô hình phát triển đối với Việt Nam và các nước khác kể
cả các nước có nền kinh tế thị trường phát triển cao để nhận dạng và tham chiếu toàn diện hơn đối
với Việt Nam cũng như nhận thức sâu hơn bối cảnh để có những phương thức đón đầu phù hợp.
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 38 – 47 Trường Đại học An Giang
47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyên Tấn Dũng. (2007). Gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Cơ hội, thách thức và hành động
của chúng ta. (
thach-thuc-va-hanh-dong-cua-chung-ta/200611/11363.vgp)
Cốc Nguyên Dương. (2012). Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, Phát triển lý luận và thực tiễn đổi mới theo
định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ tư. Việt
Nam trên con đường hội nhập và phát triển bền vững. Trang 183-189.
Đại học Kinh tế quốc dân. (1985). Triết học Mác- Lênin, Phần duy vật biện chứng, Xưởng in Đại học Kinh tế
quốc dân
Đại học Kinh tế quốc dân. (1985). Kinh tế Chính trị Mác- Lênin. (2 tập) Xưởng in Đại học Kinh tế quốc dân.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ V, VI, VII, VIII, IX, X, XI. Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia.
Keynes, J.M. (1998). Lý thuyết chung về lãi suất, tiền tệ và việc làm. Nhà xuất bản Khoa học- Kỹ thuật (bản
dich)
Mankiw, G. (1997). Kinh tế học, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
Porter, M. (2008). Khả năng cạnh tranh quốc gia. Nhà xuất bản Trẻ (bản dịch)
Smith, A. (1998). Của cải của các dân tộc. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (bản dịch)
Tổng cục Thống kế, Số liệu tong kê Việt Nam về tình hình xuất- nhập khẩu và đầu tư nước ngoài.
Ngày nhận bài: 21/09/2013
Ngày bình duyệt: 15/10/2013
Ngày chấp nhận: 02/11/2013
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 06_nguyen_thuong_lang_3251.pdf