Mở đầu: Loét tì đè là một biến chứng nặng, hay gặp ở các bệnh nhân bị bệnh nặng nằm lâu ngày. Mặc dù
có nhiều phương pháp điều trị và dự phòng loét do tì đè nhưng không phải lúc nào cũng mang lại hiệu qủa. Các
Phẫu thuật viên tạo hình đã nghiên cứu nhiều phương pháp để che phủ các vết loét như: vạt da ‐ cơ, vạt da ‐ cân,
ghép da. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng, sự lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp
tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của mỗi Phẫu thuật viên.
Mục tiêu: Tác giả trình bày 1 trường hợp loét mông trên bệnh nhân đã phẫu thuật bắc cầu động mạch tại
Khoa Tạo hình ‐ Thẩm mỹ bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM.
4 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nhân một trường hợp loét mông trên bệnh nhân đã phẫu thuật bắc cầu động mạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Tạo Hình Thẩm Mỹ 335
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP LOÉT MÔNG TRÊN BỆNH NHÂN
ĐÃ PHẪU THUẬT BẮC CẦU ĐỘNG MẠCH
Cao Thị Thu Hằng*, Nguyễn Anh Tuấn*,Vũ Hữu Thịnh*, Đỗ Quang Khải*, Cái Hữu Ngọc Thảo Trang*
TÓM TẮT
Mở đầu: Loét tì đè là một biến chứng nặng, hay gặp ở các bệnh nhân bị bệnh nặng nằm lâu ngày. Mặc dù
có nhiều phương pháp điều trị và dự phòng loét do tì đè nhưng không phải lúc nào cũng mang lại hiệu qủa. Các
Phẫu thuật viên tạo hình đã nghiên cứu nhiều phương pháp để che phủ các vết loét như: vạt da ‐ cơ, vạt da ‐ cân,
ghép da. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng, sự lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp
tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của mỗi Phẫu thuật viên.
Mục tiêu: Tác giả trình bày 1 trường hợp loét mông trên bệnh nhân đã phẫu thuật bắc cầu động mạch tại
Khoa Tạo hình ‐ Thẩm mỹ bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM.
Đối tượng ‐ Phương pháp: Trình bày ca lâm sàng bệnh nhân bị loét mông sau phẫu thuật bắc cầu động
mạch chủ ‐ đùi 2 bên ở trên bệnh nhân tiểu đường type II, cao huyết áp, theo dõi nhồi máu cầu não (T) sau mổ,
được phẫu thuật che phủ khuyết hổng bằng vạt da trượt V‐Y vùng đùi mông cùng bên.
Kết luận: (1) Dự phòng và săn sóc cho những bệnh nhân có nguy cơ loét là việc làm cần thiết đầu tiên. Mặc
dù có nhiều có nhiều tiến bộ trong kỹ thuật điều trị loét bằng các vạt da, cơ nhưng không bao giờ được xem nhẹ
các nguyên tắc dự phòng loét bằng việc phối hợp dinh dưỡng, thuốc men, vật lý liệu pháp, thay đổi tư thế
thường xuyên, tình thương của gia đình và xã hội mới có thể dự phòng và không để loét tái phát. (2) Khi đã bị
loèt tỳ đè cần phải có thái độ tích cực không nên bàng quan, thất vọng xảy ra cho bệnh nhân, gia đình và cả một
số nhân viên Y tế. Khi có chỉ định mổ cần được can thiệp sớm tại cơ sở chuyên khoa nhưng Bn cần được sự chăm
sóc của nhiều chuyên khoa mới có được tình trạng cho phép điều trị. (3) Kết quả điều trị trên bệnh này hiện tại
rất tốt, kết quả tái khám lần 1 (sau xuất viện 1 tuần) vết thương lành tốt, và Bn vẫn đang được tiếp tục tái khám
theo dõi. Thành công này là công sức của tập thể khoa đã theo dõi sát bệnh nhân, thái độ xử trí tích cực, và sự
phối hợp điều trị tốt, hài hòa với các chuyên khoa bạn.
Từ khoá: loét tì đè, loét mông, vạt V‐ Y
ABSTRACT
BUTTOCK ULCER AFTER ARTERY BYPASS SURGERY: ONE CASE REPORT
Cao Thi Thu Hang, Nguyen Anh Tuan, Vu Huu Thinh, Do Quang Khai, Cai Huu Ngoc Thao Trang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 335 ‐ 338
Background: Pressure sores is the severe complication, this is common on patients with serious, time‐
consuming illness. Although there are many medicines and equipment for treatment and prevention pressure
sores, but they are not surely effective. The plastic surgeons study many methods for closure of wound:
Musculocutaneous flaps, Fasciocutaneous flaps, Skin grafts. Each method has advantages and disadvantages
itself, planning a surgical strategy depend on experience of the surgeon.
Objective: The authors presented one case of buttock ulcer after aortic bifemoral bypass surgery was
consulted and treated at the University Medical Center of HoChiMinh city
Method: Case report. We report a case of buttock ulcer after aortic bifemoral bypass surgery, diabetic type II,
* Bộ môn PT TH‐TM ĐHYD TP. HCM và khoa TH‐TM BV ĐHYD
Tác giả liên lạc: BS Cao Thị Thu Hằng ĐT: 0918 343 506 Email: ngvaph@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Ngoại Khoa 336
hypertensive, doubt cerebral infarction patient.
Results: After Treating stage IV pressure ulcers with negative pressure therapy (vacuum‐assisted closure
device: V.A.C.) and use V‐Y buttock‐thigh skin flap for closure of wound. Those procedures give good
result.
Conclusion: (1) Prevention and care for patients at risk of ulceration is the first essential. Although there
are many technical advances in the treatment of ulcers of the musculocutaneous flap, but the ulcer prevention
guidelines is important with a combination of nutrition, medication, physical therapy, change posture regularly,
love from family and society can to prevent and to avoid ulcer recurrence. (2) When pressed with pressure ulcers
should have a positive attitude should not indifference, frustration occurs for patients, families and even some
health care workers. Patients need surgery at the right time and with multidisciplinary cooperates. (3) The results
of treatment for this patient is very good at this time. This success is the collective effort of the Department has
closely monitored patients, positive behavior management, good coordination and treatment, harmony with the
other specialty.
Keywords: pressure sore, buttock ulcer.
MỞ ĐẦU
Loét tỳ đè vùng cùng cụt và vùng mông là
biến chứng nặng nề, thường gặp ở những
bệnh nhân phải nằm dài ngày : mắc bệnh nội
khoa nặng, chấn thương cột sống liệt tủy, tai
biến mạch não, gãy cổ xương đùi.
Mặc dù đã có nhiều tác giả trên thế giới
nghiên cứu tạo ra thuốc men và các dụng cụ hỗ
trợ để phòng ngừa và điều trị loét tỳ đè. Tuy
nhiên cho đến nay vẫn chưa có biện pháp nào tỏ
ra có hiệu quả chắc chắn. Và nhiều phẫu thuật
viên tạo hình nghiên cứu sâu các biện pháp
nhằm mục đích che phủ ổ loét như xoay vạt da,
xoay vạt da cơ ở vung kế cận. Mỗi phương pháp
đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, việc lựa
chọn vạt tùy thuộc vào kinh nghiệm và tùy
trường hợp cụ thể.
Xin trình bày một ca lóet mông ở Bn sau mổ
bắc cầuđộng mạch chủ‐ đùi 2 bên,Tiểu đường
type II, Cao huyết áp, theo dõi nhồi máu cầu não
(T) sau mổ, được PT che phủ khuyết hổng bằng
vạt da trượt V‐Y vùng đùi mông cùng bên.
Bệnh án
‐ T. V. U., sinh 1942, nam.
‐ Lý do nv: đau chân T.
‐ Nv: 17‐6‐2013, điều trị ngoại trú.
‐ Chẩn đoán lúc nhập viện: thuyên tắc và huyết
khối động mạch (tắc động mạch chân 2 bên).
‐ Bệnh sử: BN đau cách hồi 2 năm, hiện tại
đau cách hồi khi đi khoảng #20m.
‐ Triệu chứng: hút thuốc lá, CHA, không rõ
tiểu đường type II.
‐ Khám lúc nhập viện:
Thể trạng khá, cao 1m67, cân nặng 47kg.
Khám các cơ quan: tim, thận, tiêu hóa, hô
hấp không phát hiện bất thường.
Khám hệ mạch máu:
Mạch đùi T (‐).
Mạch đùi P bắt rất yếu, mạch khoeo P (‐),
chày trước và mu P (‐).
Bụng có túi phình đập theo nhịp tim.
‐ Được phẫu thuật: bắc cầu chủ đùi 2 bên
(31‐7‐2013).
Chẩn đoán trước + sau mổ: Phình động
mạch chủ bụng+ tắc động mạch chậu 2 bên/ TĐ
type 2.
Diễn tiến sau mổ:
‐ HP1 (sau 2g chuyển HP): chân P
đau+lạnh+nổi bông. : thiếu máu cấp sau PT bắc
cầu. BN được mổ lần 2: bắc thêm cầu đùi –
khoeo (P) trên gối.
‐ HP3: BN nói nhảm, bứt rứt, gọi biết.
‐ HP6: H/c Nội TK T/d loạn thần cấp sau
mổ ( ≠: TBMMN b/c T). Kq CT scan não: t/d
nhồi máu cầu não T‐ TĐ type2‐ THA.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Tạo Hình Thẩm Mỹ 337
‐ HP9: Bn lơ mơ, G:12‐13đ, đùi P sưng nề,
nổi bóng nước, ấn đau, chân hồng ấm. men
CPK, SGOT, SGPT tăng cao (BUN, creatinin, ion
đồ: BT). :t/d H/c nhiễm độc, tắc tưới máu sau
PT bypass 2 lần.
‐ Hp11: khoa TH‐TM được mời khám do Bn
có vết loét mông P do nằm lâu. Hướng xử trí:
xoay trở mỗi 90’, nằm nệm nước, cắt lọc VT đặt
máy VAC(HP14) áp lực50‐ 120mmHg, dịch
vàng bẩn 10‐20mml/ngày.
‐ Cắt lọc 2 lần (đặc biệt lần 2, Hp24): khi cắt
lọc mô hoại tử thấy lộ xương cùng + hoại tử 1
phần cơ mông lớn tạo thành hốc dưới da.
‐ Số lần thay VAC: 3 lần.
‐ PT che phủ khuyết hổng(20x15cm) bằng
vạt trượt V‐Y da đùi –mông cùng bên (Hp42).
‐ Vạt da trượt hơi bị thiếu máu vùng đầu xa
khoảng 4cm2.
‐ Được thay băng hằng ngày và đắp Aquacel
Ag→ được đặt lại máy VAC vùng đầu xa của
vạt, thời gian đặt: 10 ngày,để rút dịch xuất tiết ở
đầu vạt thiếu máu.Ngày 2/10 ngưng máy hút,
tiếp tục thay băng+ đắp gạc Aquacel Ag đầu xa
vết thương. Xuất viện ngày 17/10vết mổ khô
lành tốt.
Bn sốt dao động kéo dài từ sau mổbắc cầu
ĐM 37‐390C đến 3 ngày trước xuất viện
‐Xuất viện ngày 17/10: vết thương khô,
lành tốt.
‐Tái khám lần 1(sau xuất viện 1 tuần): vết
thương lành tốt.
Cận lâm sàng
Glycemia: dao động từ263‐ 91mg/dl.
Cay mau (am tinh) ngay 3/10.
(2/8,HP3):BC: 19.500 HC: 2tr6, Hct:24,9
Hb:8,6, truyen 2dv HCL.
(1/10, sau PT chuyển vạt da): HC 2tr4,
Hb:7,53g/dl Hct: 22,8%, BC: 11.500/mm3, truyền
05 đv HCL.
Cấy dịch vết thương: (23/8) Streptococcie + E.
coli +Acinetobacter baumannii.
(17/6) (trước mổ) Protein: 7,6g/dl, alb: 4,1g/dl
(trong giới hạn bình thường).
Các XN khác trong giới hạn bình thường.
‐Thuốc sau mổ từ lúc bắc cầu ĐM đến lúc
xuất viện:
KS: Vancomycine, Tienam x20 ngày.
Empixin x17 ngày.
Unasyn x17 ngày.
Augmentin x 8 ngày.
ASpergic, lovenox, plavix.
Insulin.
Bù đạm, truyền máu(tổng 7 đv HCL).
BÀN LUẬN
Sơ đồ các vị trí dễ bị loét do tì đè
‐Thông thường loét do nằm thường xảy ra ở
những Bn bị suy nhược cơ thể, liệt và phải nằm
tại giường lâu, liên quan đến lóet và hoại tử mô
do áp lực đè ép kéo dài trên thành mạch và thần
kinh, làm tổn thương tuần hoàn tại chỗ và do rối
loạn dinh dưỡng. Ở Bn này có bệnh cảnh nặng,
phải nằm tại giường dài ngày
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Ngoại Khoa 338
‐Loét do nằm thường xảy ra ở vùng cùng
cụt: mô mềm dưới da ít và trên nền xương cứng,
ở vùng mông xảy ra ít hơn.
‐Trên bệnh cảnh BN có tắc ĐM đùi do mảng
xơ vữa + t/d tắc mạch não (T) sau mổ, trong khi
mổ cắt lọc mô hoại tử vùng mông để đặt máy
V.A.C, thấy hoại tử một phần cơ mông lớn (hoại
tử cơ mông lớn thường ít gặp trong bệnh cảnh
loét cùng cụt hay loét mông do tì đè), cảm nghĩ
có thể vừa bị áp lực tì đè liên tục do nằm lâu
cộng với mảng xơ vữa di chuyển gây thuyên tắc
động mạch não và thuyên tắc 1 nhánh tận của
ĐM mông lớn hay không ? làm vùng da và 1
phần cơ mông lớn bị hoại tử, loét.
Vị trí xoay vạt để che khuyết hổng vùng
cùng cụt và vùng mông
Ở Bn này, phải cân nhắc việc chọn lựa vạt và
phương pháp vô cảm, vì BN suy kiệt do bệnh
nặng, nên không nên dùng các vạt vùng hông,
lưng kế cận vì không đủ độ dày để che phủ vết
thương rộng và sâu, cũng không nên dùng vạt
da cơ mông lớn để che khuyết hổng vì sẽ là cuộc
mổ lớn,phải gây mê. Vì vậy chúng tôi chọn cách
dùng vạt da trượt V‐Y đùi mông cùng bên, chỉ
cần gây tê tại chỗ.
KẾT LUẬN
‐ Dự phòng và săn sóc cho những BN có
nguy cơ loét là việc làm cần thiết đầu tiên. Mặc
dù có nhiều có nhiều tiến bộ trong kỹ thuật điều
trị loét bằng các vạt da, cơ nhưng không bao giờ
được xem nhẹ các nguyên tắc dự phòng loét
bằng việc phối hợp dinh dưỡng, thuốc men, vật
lý liệu pháp, thay đổi tư thế thường xuyên, tình
thương của gia đình và xã hội mới có thể dự
phòng và không để loét tái phát.
‐ Khi đã bị loèt tỳ đè cần phải có thái độ tích
cực không nên bàng quan, thất vọng xảy ra cho
BN, gia đình và cả một số nhân viên Y tế. Khi có
chỉ định mổ cần được can thiệp sớm tại cơ sở
chuyên khoa nhưng Bn cần được sự chăm sóc
của nhiều chuyên khoa mới có được tình trạng
cho phép điều trị.
‐ Kết quả điều trị trên Bn này hiện tại rất tốt,
kết quả tái khám lần 1 (sau xuất viện 1 tuần) vết
thương lành tốt, và Bn vẫn đang được tiếp tục
tái khám theo dõi. Thành công này là công sức
của tập thể khoa đã theo dõi sát BN, thái độ xử
trí tích cực, và sự phối hợp điều trị tốt, hài hòa
với các chuyên khoa bạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bauer JD, Mancoll JS, andPhillips LG (2006). Grabb and
Smith’s Plastic Surgery, Sixth Edition, Pressure sores, Chapter
74. pages 722‐729.
2. Đinh văn Thủy. Loét tì đè vùng cùng cụt. Tạp chí y học 2009.
3. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Mạnh đôn, Trần Ngọc Lĩnh, Vũ
Hữu Thịnh. Điều trị vết loét mạn tính vùng cùng cụt tại bệnh
viện Đại học Y Dược. Y học TP.Hồ Chí Minh, tập 15, phụ bản
của so 1, 2011.HỒ CHÍ MI
4. Treatment of Pressure Ulcers. Clinical Practice Guideline of
U.S Department of Health and Human Services. AHCPR
Publication, number 15, 1994.
Ngày nhận bài báo: 14/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 22/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 335_3675.pdf