Nhân lực trong các thư viện và trung tâm thông tin tại Việt Nam hiện nay

Bài viết tập trung vào các nội dung sau: Phân tích yêu cầu về nhân lực ngành thông

tin - thư viện hiện nay; Luận giải, đánh giá thực trạng nhân lực trong các thư viện và trung tâm thông

tin ở Việt Nam; Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực thông tin - thư viện nhằm bảo đảm vận

hành hiệu quả các thư viện và trung tâm thông tin.

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nhân lực trong các thư viện và trung tâm thông tin tại Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và các nội dung khác nhau cho nhiều đối tượng cán bộ lãnh đạo quản lý. Việc đào tạo này cần được tiến hành một cách khoa học trên cơ sở phân hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý và có những chương trình đào tạo hợp lý. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 10 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2021 Đối với cán bộ quản lý được điều chuyển từ lĩnh vực khác sang quản lý TV và TTTT, cần được đào tạo những kiến thức cơ bản về lĩnh vực TT - TV, trong đó, trọng tâm là những kiến thức chuyên môn về thư viện hiện đại. Đối với những cán bộ lãnh đạo quản lý chưa được tham gia bất kỳ khóa đào tạo nào về tổ chức quản lý, cần được đào tạo bồi dưỡng những kiến thức căn bản về khoa học quản lý. Đối với tất cả cán bộ lãnh đạo quản lý trong các TV và TTTT, cần được đào tạo bồi dưỡng những kiến thức về quản lý thư viện hiện đại, trong đó, tập trung vào các nội dung như những thay đổi căn bản trong quản lý thư viện hiện đại, ứng dụng các công nghệ mới vào quản lý trong thư viện hiện đại. - Đối với nhân viên thư viện Thực tế cho thấy, trong thời gian gần đây, để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, các cơ sở đào tạo nhân lực ngành TT - TV tại Việt Nam đã có nhiều đổi mới, trong đó tập trung vào chương trình đào tạo, cũng như điều kiện thực hành nghề nghiệp cho sinh viên. Các chương trình đào tạo được cập nhật theo hướng hiện đại, giảm tải các kiến thức về thư viện truyền thống, tăng cường kiến thức về ứng dụng CNTT, quản trị thông tin và quản trị tri thức. Số liệu thống kê trong Bảng 1 là những học phần mới trong chương trình đào tạo ngành TT - TV và quản lý thông tin đang được áp dụng tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Số liệu thống kê cho thấy, có rất nhiều học phần theo hướng ứng dụng công nghệ trong thư viện hiện đại được cập nhật thay thế cho các học phần cũ không còn phù hợp. Bên cạnh đó, từ năm 2019 nhà trường đã chính thức khai trương hệ thống thực hành trực tuyến gồm các phần mềm thư viện tích hợp và hệ thống thư viện số do Hoa Kỳ và New Zealand phát triển. Với hệ thống này, gần như toàn bộ các môn học thuộc chuyên ngành TT - TV, sinh viên được thực hành nghề nghiệp trực tiếp trên máy tính ngay tại cơ sở đào tạo. Phân tích thực trạng nhân lực đang làm việc trong các TV và TTTT ở Việt Nam cho thấy, phần lớn đội ngũ nhân lực đã được đào tạo cách thời điểm hiện nay trên 10 năm và nhiều người chưa được tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng cập nhật kiến thức. Vì vậy, giải pháp đào tạo cập nhật kiến thức về TT - TV hiện đại là rất cần thiết. Tương tự như đối với cán bộ lãnh đạo quản lý, để việc đào tạo đạt hiệu quả cao, các TV và TTTT cần có sự phân hoạch nhân lực, từ đó có các kế hoạch đào tạo phù hợp. Đối với đội ngũ cán bộ được đào tạo từ ngành khác, cần được đào tạo bồi dưỡng thêm những kiến thức căn bản về lĩnh vực TT - TV. Đối với những cán bộ đã được đào tạo cách thời điểm hiện nay khá lâu, cần được đào tạo bồi dưỡng cập nhật thêm các kiến thức mới về lĩnh vực chuyên môn trong thư viện hiện đại. TT Tên môn học phần mới Thời lượng (TC) 1 Tin học đại cương 3 2 Nhập môn năng lực thông tin 2 3 Mạng máy tính 2 4 Xác suất thống kê 2 5 Nhập môn cơ sở dữ liệu 2 6 Khoa học quản lý 3 7 Chính sách thông tin 2 8 Thông tin và tổ chức 2 Bảng 1. Các học phần mới trong chương trình đạo ngành TT - TV tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 11THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2021 9 An toàn thông tin 2 10 Trình bày thông tin khoa học 2 11 Nhập môn quản trị tri thức 2 12 Đánh giá thông tin 3 13 Tổ chức thông tin 3 14 Phân tích dữ liệu 3 15 Hệ thống tìm tin 3 16 Thiết kế và quản trị website 3 17 Phân tích, quản trị hệ thống thông tin 3 18 Hệ thống thông tin quản lý 3 19 Quản trị nguồn lực thông tin số 3 20 Truyền thông hiện đại 3 21 Tài nguyên giáo dục mở 2 22 Tự động hóa hoạt động TT - TV 3 23 Xây dựng và quản lý dự án trong lĩnh vực TT - TV 3 Tổng số 59 Về hình thức, có thể áp dụng đa dạng hóa các hình thức đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho nhân lực TT - TV: + Đào tạo dài hạn, tập trung cho những cán bộ nòng cốt. + Đào tạo ngắn hạn, tập huấn nghiệp vụ cho những cán bộ cần cập nhật kiến thức. + Đào tạo tại nơi làm việc đối với các thư viện có số lượng nhân viên cần đào tạo lớn, hay đối với những nội dung đào tạo cần sự hướng dẫn trực tiếp. + Tham gia các khóa do các cơ sở đào tạo tổ chức ở nhiều trình độ khác nhau (ngắn hạn, đại học, sau đại học). + Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo tại nước ngoài, các quốc gia có nền khoa học thư viện phát triển. 3.2. Đổi mới mô hình cơ cấu tổ chức các thư viện và trung tâm thông tin Mô hình cơ cấu tổ chức có ý nghĩa quyết định rất lớn đến việc phát huy khả năng của nhân lực làm việc trong TV và TTTT. Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn các TV và TTTT ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến, chức năng. Các mô hình cơ cấu tổ chức này, bên cạnh những ưu điểm đã bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt là trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ các TV và TTTT Việt Nam hiện nay. Mô hình này thường chỉ tập trung giải quyết các vấn đề trong nội bộ của tổ chức mà ít chú ý đến những mối liên hệ, những nhân tố tác động từ môi trường bên ngoài. Khi môi trường xã hội và môi trường công nghệ thay đổi thì tổ chức đó khó có thể thích nghi một cách nhanh chóng và linh hoạt. Các TV và TTTT hiện nay là nơi ứng dụng các thành tựu của KH&CN nên sẽ có những thay đổi nhanh chóng xảy ra ở các môi trường bên ngoài, bên trong. Mô hình tổ chức đang áp dụng phổ biến hiện nay trong các TV và TTTT ở Việt Nam sẽ bộc lộ những nhược điểm và tạo ra những khó khăn trong quản lý cũng như không thể phát huy tối đa khả năng của nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, với mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong tổ chức, phòng ban trong TV và TTTT bị hạn chế bởi ranh giới về chức năng và nhiệm vụ cụ thể đã được xác định. Mô hình này không thể phát huy hết tiềm năng của mỗi đơn vị, cá nhân trong TV và TTTT theo hướng mở, liên kết đa chiều. Chính vì vậy, để phát huy tốt khả năng của nguồn nhân lực trong các TV và TTTT ở Việt Nam hiện nay, việc đổi mới mô hình cơ cấu tổ chức là giải pháp hữu ích. Xu hướng chung của các TV và TTTT trên thế giới hiện nay là sử dụng mô hình NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 12 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2021 lai ghép nhằm tạo ra một ma trận với sự liên kết đa chiều. Mô hình này có sự linh hoạt mềm dẻo đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn về TT - TV hiện đại, có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng từ môi trường bên trong và bên ngoài, đặc biệt là môi trường KH&CN. Đồng thời mô hình này cũng phát huy được tối đa nội lực của các thành viên trong TV và TTTT. 3.3. Cải cách về tiền lương và chế độ đãi ngộ đối với nhân lực ngành thông tin - thư viện Tiền lương và chế độ đãi ngộ luôn là yếu tố quan trọng tạo động lực cho người lao động trong bất cứ tổ chức nào. Thực tế cho thấy rằng, so với nhiều lĩnh vực khác, người làm việc trong lĩnh vực TT - TV có thu nhập thấp. Đây không phải là lĩnh vực có sự hấp dẫn người lao động. Khảo sát thực tế cho thấy, nhiều TV và TTTT không thể tuyển dụng được nhân lực có trình độ về CNTT, thậm chí gần đây tại một số TV và TTTT, nhiều cán bộ đã xin chuyển sang làm công việc khác hoặc thôi việc. TV và TTTT ngày nay có nhiều thay đổi về qui trình, phương thức thực hiện công việc theo hướng ứng dụng công nghệ, cần phải có sự khác biệt về cơ cấu nhân lực. Để có thể thu hút được nhân lực có trình độ cao làm việc trong TV và TTTT, cần có giải pháp cải cách về tiền lương, cũng như chế độ đãi ngộ đối với nhân lực. Kết luận Việc ứng dụng những thành tựu của KH&CN, đã tạo ra nhiều thay đổi trong hoạt động của các TV và TTTT ở Việt Nam. Bên cạnh đó, những thay đổi nhiều mặt của điều kiện xã hội đã ảnh hưởng đến vai trò của các TV và TTTT. Sự thay đổi này là tất yếu và là xu thế chung của các TV và TTTT hiện nay. Nó mang đến nhiều mặt tích cực, tuy nhiên sự thay đổi này cũng đặt ra những vấn đề đối với nhân lực TT - TV bởi thực trạng nhân lực làm việc trong các TV và TTTT ở Việt Nam hiện nay chưa thật sự đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Để giải quyết được vấn đề này, các TV và TTTT cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau. Chỉ như vậy, nhân lực ngành TT - TV mới đáp ứng được những yêu cầu mới trong vận hành thư viện hiện đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Gandhi, S. 2004. Knowledge management and reference services. Journal of Academic Librarianship 30 (5):368-381. 2. Grey, D. 1996. What is knowledge management? The Knowledge Management Forum. March 1996, t000008.htm. 3. Henczel, S. 2004. Supporting the KM environment: The roles, responsibilities, and rights of information professionals. Information Outlook 8 (1):14-19. 4. Nguyễn Hữu Hùng (2005). Thông tin: Từ lý luận đến thực tiễn, Văn hóa thông tin, Hà Nội. 5. Kimiz Dalkir (2011). Knowledge Management in Theory and Practice. The MIT Press Cambridge, Massachusetts London, England. 6. Krishan Kumar (2007). Library Management in Electronic Environment, Har-Anand, S.D. India. 7. Martin, B., A. Hazen, and M. Sarrafzadeh (2006). Knowledge management and the LIS professions: Investigating the implications for practice and for educational provision. Australian Library Journal 27 (8):12-29. 8. Robert D. Stueart và Barbara B. Moran (2007). Library and Information Center Management, Library and Information Science Text Series, Libraries Unlimited, NewYork. 9. Đoàn Phan Tân (2009). Tin học tư liệu, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 10. Nguyễn Văn Thiên (2017). Quản lý thư viện hiện đại tại Việt Nam: Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 11. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2019). Chương trình đào tạo ngành Quản trị thông tin, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội. 12. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2019). Chương trình đào tạo ngành Thông tin Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 13. Lê Văn Viết (2011). “Thử bàn về chương trình đào tạo giám đốc thư viện”, 50 năm đào tạo nguồn nhân lực thông tin - thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 15-11-2020; Ngày phản biện đánh giá: 06-01-2021; Ngày chấp nhận đăng: 19-02-2021).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhan_luc_trong_cac_thu_vien_va_trung_tam_thong_tin_tai_viet.pdf
Tài liệu liên quan