Có nhiều cách tiếp cận khác về Tài chính toàn diện nhưng đều thể hiện sự cần thiết cần
thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện bền vững trong điều kiện hiện nay. Mỗi cách tiếp cận đều
theo những khía cạnh riêng, điều này sẽ khó cho việc đưa ra các giải pháp tác động nhằm thúc
đẩy tài chính toàn diện bền vững và hiệu quả. Xuất phát từ bản chất sẽ luôn là những nguyên lý
cơ bản nhằm bao quát được tất cả các yếu tố của Tài chính toàn diện, đó là các yếu tố về đối
tượng cung cấp sản phẩm, dịch vụ; đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ; sản phẩm, dịch vụ;
phương tiện và ứng dụng CNTT và Môi trường xung quanh đến thúc đẩy tài chính toàn diện.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nhận diện bản chất về tài chính toàn diện nhằm thực hiện việc thúc đẩy phát triển bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
11
NHẬN DIỆN BẢN CHẤT VỀ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN
NHẰM THỰC HIỆN VIỆC THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Chúc Anh Tú
Học viện Tài chính
Tóm tắt
Có nhiều cách tiếp cận khác về Tài chính toàn diện nhưng đều thể hiện sự cần thiết cần
thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện bền vững trong điều kiện hiện nay. Mỗi cách tiếp cận đều
theo những khía cạnh riêng, điều này sẽ khó cho việc đưa ra các giải pháp tác động nhằm thúc
đẩy tài chính toàn diện bền vững và hiệu quả. Xuất phát từ bản chất sẽ luôn là những nguyên lý
cơ bản nhằm bao quát được tất cả các yếu tố của Tài chính toàn diện, đó là các yếu tố về đối
tượng cung cấp sản phẩm, dịch vụ; đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ; sản phẩm, dịch vụ;
phương tiện và ứng dụng CNTT và Môi trường xung quanh đến thúc đẩy tài chính toàn diện.
Từ khóa: yếu tố tài chính toàn diện; môi trường tài chính toàn diện; sản phẩm tài chính toàn
diện; cung cấp tài chính toàn diện.
Những năm gần đây, tài chính toàn diện (TCTD) đã trở thành vấn đề được quan tâm trên
phạm vi toàn cầu, với mục tiêu phát triển hệ thống tài chính phục vụ cho tất cả các thành viên
trong xã hội, cung cấp các dịch vụ thuận tiện và phù hợp với chi phí hợp nhất cho mọi cá nhân và
doanh nghiệp, qua đó góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia. TCTD được coi là trụ
cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững, góp phần huy động và sử dụng
hiệu quả nguồn lực xã hội. Tài chính toàn diện là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và
thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt đối vơi người có thu nhập thấp và dễ bị tổn
thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng
vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tài chính toàn diện: theo Leyshon and Thrift (1995) tài chính toàn diện là quá trình một số
nhóm xã hội và cá nhân nhất định được tiếp cận với hệ thống tài chính chính thức; Theo Sinclair
(2001) tài chính toàn diện là khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cần thiết bằng cách thức thích
hợp; Tại Ấn Độ, Ủy ban Tài chính toàn diện Rangaranjan (2008) cho rằng: “Tài chính toàn diện
là quá trình đảm bảo nhóm dân cư thiệt thòi chẳng hạn như tầng lớp yếu thế và nhóm thu nhập
thấp có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính và tín dụng kịp thời, đầy đủ khi cần thiết với chi phí
phải chăng”; Theo United Nations (2006) là khả năng tiếp cận danh mục dịch vụ tài chính với chi
phí hợp lý của tất cả hộ gia đình; Theo Islam và Mamun, (2011) tài chính toàn diện được hiểu là
khả năng cá nhân tiếp cận và sử dụng dịch vụ và sản phẩm tài chính phù hợp.
Tiếp cận tài chính: theo Nhóm tư vấn và hỗ trợ người nghèo (CGAP - Consultative Group
to Assist the Poor, 2009), tiếp cận tài chính là sự cung cấp khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính
cho tất cả mọi người; Theo WB (2017) tiếp cận tài chính có nghĩa là các cá nhân, doanh nghiệp
được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ hữu ích và giá cả phải chăng, đáp ứng nhu cầu tiết kiệm, tín
dụng, bảo hiểm, thanh toán... một cách có trách nhiệm và bền vững.
Phổ cập tài chính: theo WB (2014) phổ cập tài chính là việc cung cấp các dịch vụ tài chính
phù hợp và thuận tiện cho mọi thành viên xã hội với mức chi phí hợp lý, đặc biệt chú trọng đến
nhóm cá nhân và tổ chức yếu thế, chưa được tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính chính thống;
12
Theo Cámara (2004) cho rằng phổ cập tài chính là quá trình theo đó việc tiếp cận và sử dụng các
dịch vụ tài chính chính thức được tối đa hóa, đồng thời giảm thiểu những rào cản đối với cá nhân
trong việc tham gia vào hệ thống tài chính chính thức; Theo Sama (2015) phổ cập tài chính có thể
được hiểu là một quá trình đảm bảo khả năng tiếp cận, tính khả dụng và sử dụng hệ thống tài
chính chính thức cho tất cả các thành viên của nền kinh tế.
Tài chính Vi mô (TCVM): theo J. Ledgerwood (2007) TCVM không chỉ bao gồm các dịch
vụ ngân hàng đơn giản, mà còn là công cụ phát triển, với dịch vụ tài chính cho người thu nhập
thấp gồm tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm, dịch vụ thanh toán và các dịch vụ phi tài chính như đào
tạo, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất; Theo Nhóm tư vấn và hỗ trợ người nghèo TCVM là dịch vụ tài
chính cung cấp cho những người có thu nhập thấp, người nghèo những khoản vay nhỏ giúp họ
tham gia sản xuất kinh doanh và thoát khỏi đói nghèo; Tại Nghị định số 28/2005/NĐ-CP, Điều 2
thì TCVM là hoạt động cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ
gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, đặc biệt là hộ gia đình nghèo.
Như vậy, có thể tóm lược tài chính toàn diện, TCVM và phổ cập tài chính đều có đặc điểm
sau: (i) cung cấp đa dạng các loại hình sản phẩm, dịch vụ tài chính tới các đối tượng có nhu cầu
với chi phí, phương tiện, thủ tục hợp lý nhất. Đặc biệt là mở rộng khả năng tiếp cận cho các tầng
lớp có thu nhập thấp nhằm tạo cơ hội đồng đều và xóa đói, giảm nghèo, hạn chế bất bình đẳng
trong nền kinh tế; (ii) Các thước đo thể hiện ở tiếp cận dịch vụ tài chính, sử dụng dịch vụ tài
chính và chất lượng của các dịch vụ tài chính; (iii) Tham gia vào quá trình này bao gồm các yếu
tố đó là đối tượng cung sản phẩm, cấp dịch vụ tài chính; đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài
chính; các phương tiện hỗ trợ và ứng dụng CNTT; Môi trường pháp lý các cấp.
Nội dung thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện: là thúc đẩy chính là các yếu tố tham gia
vào quá trình này. Sơ đồ:
13
Đối tượng
cung ứng
ấn phẩm, dịch vụ
tài chính
Sản phẩm,
dịch vụ tài chính
Đối tượng sử dụng
sản phẩm, dịch vụ
tài chính
Phương tiện
hỗ trợ và
ứng dụng CNTT
Tiêu
chí
đánh
giá hiệu
quả và
bền
vững
(1a) 07 NHTM
(Nhà nước, 28
NHTM Cổ phần);
48 Chi nhánh
NHTM nước
ngoài) và TCTD
phi ngân hàng
(1b) Đầy đủ, đa
dạng các sản phẩm,
dịch vụ của
Ngân hàng và
phi Ngân hàng
(1c) Cá nhân, tổ
chức có thu
nhập/lợi nhuận từ
hoạt động
hàng ngày
(1d) Theo kiểu
ngân hàng truyền
thống và điện tử
(2a) Các tổ chức
TCVM chính thức
và bán chính thức
(2b) Cho vay vi mô,
tiền gửi tiết kiệm bắt
buộc, tiết kiệm tự
nguyện, bảo hiểm
vi mô
(2c) Hộ nghèo và
dưới ngưỡng
nghèo, hộ dân tộc
thiểu số vùng sâu,
vùng xa
(2d) Theo kiểu
ngân hàng
truyền thống
(3a) Ngân hàng
CSXH Việt Nam
(3b) Cung ứng các
dịch vụ ngân hàng
(trừ ngoại tệ)
(3c) Hộ nghèo và
các đối tượng
chính sách
(3d) Cung ứng
theo kiểu truyền
thống của Ngân
hàng và Mobile
Banking
(4a) Ngân hàng
HTX và Quỹ
TDND
(4b) Cung ứng các
dịch vụ ngân hàng
(4c) Tổ chức/cá
nhân có thu nhập
trung bình và thu
nhập cao ở nông
thôn và là thành
viên của Quỹ
TDND
(4d) Cung ứng
theo kiểu truyền
thống của
ngân hàng
(5a) Bảo hiểm
xã hội và Bảo hiểm
kinh doanh
(5b) Cung ứng,
sử dụng và bảo hiểm
các sản phẩm
tài chính
(5c) Các tổ
chức/cá nhân
thuộc mọi thành
phần kinh tế
và mọi địa bàn
(5d) Cung ứng
theo lĩnh vực
bảo hiểm
Định hướng và Hệ thống giải pháp
Môi trường pháp lý
Môi trường giáo dục, phổ cập
kiến thức tài chính...
14
Phân tích
Yếu tố 1, Đối tượng cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính, bao gồm:
(1a) Các NHTM, Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng
nước ngoài, các TCTD phi ngân hàng
(2a) Các tổ chức TCVM chính thức và bán chính thức
(3a) Ngân hàng CSXH
(4a) Ngân hàng HTX và Quỹ TDND
(5a) Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm kinh doanh.
Các đối tượng cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính, bao gồm các NHTM và các TCTD
phi ngân hàng. Tính đến cuối năm 2016, hệ thống Ngân hàng Việt Nam có 07 NHTM Nhà
nước (trong đó 04 NHTM do Nhà nước nắm cổ phần chi phối, 03 NHTM Nhà nước mua lại với
giá 0 đồng), 28 NHTM cổ phần, 27 TCTD phi ngân hàng; các tổ chức TCVM. Hiện nay, Việt
Nam có ba tổ chức TCVM đã chính thức được cấp phép và hoạt động theo Luật các tổ chức tín
dụng số 47/2010/QH12 và khoảng 45 tổ chức TCVM đang hoạt động tại Việt Nam dưới các
hình thức như quỹ xã hội, chương trình/dự án TCVM trực thuộc tổ chức phi chính phủ, chương
trình, dự án); 01 Ngân hàng CSXH; 01 Ngân hàng HTX, 1170 Quỹ TDND cơ sở, ngoài ra có
08 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 51 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. Ngoài các chức
năng của TCTD và thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện thì các tổ chức này cũng là nơi tiếp
nhận các khoản tiền gửi nhàn rỗi.
Vì vậy, thúc đẩy đối tượng cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính là: đa dạng hóa các hình
thức cung cấp, giảm thiểu các thủ tục cung cấp, tiếp cận gần hơn nữa đối với những đối tượng có
nhu cầu, đa dạng hóa các hình thức cung cấp...
Yếu tố 2, Các sản phẩm, dịch vụ tài chính: đây là yếu tố quan trọng quyết định việc sử dụng
của đối tượng có nhu cầu, cần phải đa dạng hóa, phù hợp nhất nhưng đảm bảo hiệu quả, tiện ích.
(1b) Đầy đủ, đa dạng các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng và phi Ngân hàng
(2b) Cho vay vi mô, tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, tiết kiệm tự nguyện, bảo hiểm vi mô
(3b) Cung ứng các dịch vụ Ngân hàng (trừ ngoại tệ)
(4b) Cung ứng các dịch vụ Ngân hàng
(5b) Cung ứng, sử dụng và bảo hiểm các sản phẩm tài chính.
Vì vậy, thúc đẩy các sản phẩm, dịch vụ tài chính: các sản phẩm, dịch vụ tài chính phải đa
dạng, phù hợp với các đối tượng sử dụng, về gói sản phẩm, lãi suất, thời gian đáo hạn, số lượng
thẻ ATM phát hành, thủ tục mở Tài khoản ngân hàng, các giấy tờ chứng minh về liên quan đến
các giao dịch, chi phí sử dụng dịch vụ tài chính. Các đặc điểm chính sách phát triển của các đối
tượng này, địa điểm giao dịch/mạng lưới hoạt động, niềm tin đối với các đối tượng cung cấp.
Yếu tố 3, Đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính, bao gồm:
(1c) Cá nhân, tổ chức có thu nhập/lợi nhuận từ hoạt động hàng ngày
(2c) Hộ nghèo và dưới ngưỡng nghèo, hộ dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa
(3c) Hộ nghèo và các đối tượng chính sách
(4c) Tổ chức/cá nhân có thu nhập trung bình và thu nhập cao ở nông thôn và là thành viên
của Quỹ TDND
(5c) Các tổ chức/cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế và mọi địa bàn.
15
Nhóm đối tượng có nhu cầu bao gồm các công dân Việt Nam (người nông dân ở khắp các
địa bàn, các bạn sinh viên...), các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp tư nhân, các doanh
nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đối với các đối tượng có nhu cầu, cách thức
tiếp cận cũng cần có sự khác biệt.
Vì vậy, thúc đẩy đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính toàn diện: là những đối
tượng có nhu cầu nhưng khả năng tiếp cận tài chính hạn chế, quy mô nhu cầu cũng nhỏ lẻ, kiến
thức hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ chưa nhiều... vì thế, họ cần thiết phải nhận thức tốt về các nội
dung này để có thể tiếp cận (đi vay và cho vay) một cách kịp thời, hiệu quả nhất.
Yếu tố 4, Phương tiện hỗ trợ và ứng dụng CNTT, bao gồm:
(1d) Theo kiểu Ngân hàng truyền thống và điện tử
(2d) Theo kiểu Ngân hàng truyền thống
(3d) Cung ứng theo kiểu truyền thống của Ngân hàng và Mobile Banking
(4d) Cung ứng theo kiểu truyền thống của Ngân hàng
(5d) Cung ứng theo lĩnh vực Bảo hiểm.
Vì vậy, thúc đẩy phương tiện hỗ trợ và ứng dụng CNTT : đây là yếu tố không thể thiếu. Sự
đa dạng, đơn giản trong các thủ tục, phương thức sử dụng và tiếp cận sẽ thúc đẩy các đối tượng
hiểu và gần với các sản phẩm, dịch vụ tài chính, đặc biệt trong giai đoạn CNTT phát triển bùng
nổ như công nghệ 4.0 hiện nay.
Yếu tố 5, Môi trường liên quan, bao gồm:
+ Môi trường pháp lý cấp vĩ mô/quản lý Nhà nước; Môi trường pháp lý cấp vi mô/ngành, đơn vị
+ Môi trường giáo dục, phổ cập tài chính toàn diện...
Là môi trường pháp lý (cấp Nhà nước với định hướng, chiến lược, lộ trình; đến cấp NHNN
cơ quan chủ quản trực tiếp với các nội dung cụ thể và cấp lãnh đạo các Ngân hàng) sẽ là nhân tố
đem lại những biện pháp cụ thể đối với các sản phẩm, dịch vụ tài chính cũng như việc cung cấp
các sản phẩm, dịch vụ tài chính này. Môi trường giáo dục tài chính, môi trường phổ cập tài
chính... Là định hướng, chiến lược thể hiện thông qua các văn bản pháp quy của Nhà nước, cũng
như của từng loại hình ngân hàng. Các chính sách, mục tiêu và chiến lược phát triển của Việt
Nam về thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện ở từng giai đoạn; văn hóa tiêu dùng; sự phát triển
về cơ sở hạ tầng, truyền thông; sự phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, thông tin kế toán phục vụ
thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện cũng có vai trò quan trọng. Hạch toán việc sử dụng các
nguồn tài chính; mục tiêu và mức độ hiệu quả của việc sử dụng các nguồn tài chính. Độ tin cậy
của thông tin kế toán đến việc tiếp cận các nguồn tài chính.
Vì vậy, thúc đẩy môi trường liên quan là việc tuyên tuyền, giáo dục về các nguồn tài chính
toàn diện; cách thức tiếp cận các nguồn tài chính toàn diện (cả phía đối tượng cung cấp và đối tượng
có nhu cầu), về chi tiêu và sử dụng nguồn tài chính. Công tác tuyên truyền của đối tượng cung cấp
dịch vụ tài chính, ứng dụng CNTT trong các hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính như dịch vụ
Mobile banking, Mobile Money, Mobile shopping, ví tiền thông minh (Smartpurses), mô hình sử
dụng đại lý cá nhân (LandBank), Mô hình bán lẻ dựa trên nền tảng con người (ASKI và Card), Mô
hình bán lẻ dựa trên nền tảng công nghệ (BanKO), ứng dụng dịch vụ Fintech trong lĩnh vực thanh
toán, đặc biệt sử dụng thanh toán điện tử của các tổ chức phi ngân hàng ở Việt Nam.
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Kim Anh, (2011), TCVM giảm nghèo tại Việt Nam
2. Chính phủ, Quyết định số 2195/QĐ-TTg ngày 06/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức tài chính vi mô
3. Chính phủ, Nghị định 165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung, bãi bỏ một số điều Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09/03/2005 về tổ chức và hoạt động
của tổ chức tài chính quy mô nhỏ Việt Nam
4. Đào Văn Hùng (2005), Phát triển hoạt động TCVM ở Việt Nam, NXB Lao động xã hội
5. Lê Minh Hưng với bài Kết quả điều hành chính sách tiền tệ năm 2016 và trọng tâm điều
hành trong năm 2017, tạp chí Ngân hàng số 1+2, tháng 1/2017
6. Luận án Tiến sỹ kinh tế của Lê Thanh Tâm (2008), Đại học Kinh tế quốc dân
7. Hội nghị thứ trưởng tài chính và phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương APEC 2017 tại
Thành phố Nha Trang ngày 24/02/2017
8. Nhuệ Mẫn (2017), Tài chính toàn diện là gì mà cần thúc đẩy tại Việt Nam, Tạp chí đầu tư
chứng khoán
9. NHNN, Thông tư số 02/2008/TT-NHNN ngày 02/04/2008 của Thống đốc NHNN hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09/03/2005 của Chính phủ về tổ chức hoạt
động của Tổ chức TCVM nhỏ tại Việt Nam
10. NHNN, Thông tư số 07/2009/TT-NHNN ngày 17/04/2009 của Thống đốc NHNN quy
định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tài chính quy mô nhỏ
11. WB (2014) nhận định Chính phủ có vai trò to lớn trong việc đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng
tài chính được phát triển và giám sát
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_dien_ban_chat_ve_tai_chinh_toan_dien_nham_thuc_hien_vie.pdf