Có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ra đời của nhà nư6ớc tư bản độc quyền:
- cạnh tranh tự do của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt, tất yếu dẫn đến tư bản độc quyền nhà nước. do sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự cạnh tranh gay gắt giữa các tập đoàn tư bản nên nhà nước tư bản phải đứng ra can thiệp và điều tiết đối với nền s3n xuất và phân phối tư sản.
- Lực lượng sản xuất ngày càng tập trung. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản độc quyền với giai cấp công nhân, các tầng lớp và giai cấp khác nhau ngày càng gay gắt. Để giữa được địa vị thống trị của mình, giai cấp tư sản lũng đoạn cần phải thiết lập nhà nước tư sản độc quyền.
- Để đối phó lại phong trào cách mạng thế giới (cách mạng tháng 10 nga thắng lợi, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động) và nhằm giữ vững thuộc địa và thị trường của chúng, nên nhà nước tư bản độc quyền đã ra đời.
158 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Nhà nước và pháp luật thời kỳ cổ đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn trở thành chính quyền công khai, thâu tóm toàn bộ quyền lực , còn triều đình chỉ là chính quyền danh nghĩa, núp bóng.
Chổ dựa chủ yếu của chính quyền Mạc Phủ là tầng lớp võ sĩ đạo. Tầng lớp này ngày càng phát triển, họ được Tướng quân ban cho nhiều ruộng đất và chiếm ưu thế về mọi mặt. Trong khi đó, quý tộc quan lại của triều đình Thiên Hoàng ngày càng suy yếu.
Bên cạnh đó, các lãnh chúa lớn ở địa phương dần dần củng cố, tăng cường thế lực của mình bằng cách chiếm đoạt đất đai, dần dần trở thành những địa chủ lớn, gọi là “Đại danh”. Các Đại danh giống như 1 ông vua trong vương quốc nhỏ của mình, họ có chính quyền, lực lượng quân đội riêng…
Khi chính quyền Mạc Phủ suy yếu, các đại danh tranh hùng, tranh bá với nhau và nhà nước phong kiến nhật bản trải qua 2 thời kỳ Mạc Phủ nổi tiếng nữa, đó là Mạc Phủ Murômachi của dòng họ Asicaga và Mạc Phủ Tôcưgaoa của dòng họ Tôcưgaoa.
Trước sự áp bức bóc lột nặng nề của chính quyền mạc phủ nên từ thế kỷ 18 đến nữa đầu thế kỷ 19, phong trào khởi nghĩa của nông dân phát triển mạnh mẽ.
Trong hoàn cảnh đó, giai cấp phong kiến bị phân làm 2 phái: phái ủng hộ mạc phủ và phái chủ trương mạc phủ phải trả lại chính quyền cho thiên hoàng. Đến nữa sau thế kỷ 19, cuộc đấu tranh giữa hai phe phái đó phát triển thành cuộc nội chiến.
Năm 1968, Tướng quân Mạc Phủ phải trao trả chính quyền lại cho Thiên Hoàng lúc bấy giờ là Mâygi (Minh Trị). Sau đó, Minh Trị tiến hành cuộc cải cách (Minh Trị Duy Tân) đưa Nhật Bản tiến lên một xã hội mới cao hơn, xã hội tư bản chủ nghĩa.
Sự kiện trên đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền Mạc Phủ, kết thúc chế độ phong kiến nhật bản.
CHẾ ĐỘ RUỘNG ĐẤT
Sau cải cách Taica, nhà nước đã xác lập quyền sở hữu tối cao của mình đối với ruộng đất trong toàn quốc và thực hiện quyền sở hữu tối cao đó dưới hình thức ban điền (giống hình thức quân điền của Trung Quốc).
Tuy nhiên, hình thức sở hữu nhà nước đối với ruộng đất không tồn tại được lâu. Từ thế kỷ 9, chế độ ban điền của Taica dần dần tan rã, đồng thời, chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất dần dần hình thành mà nguyên nhân của sự thay đổi này là:
Ruộng đất mà nhà nước ban cấp cho quý tộc theo chức vụ, đẳng cấp và thưởng công trước đây luôn kèm theo điều kiện. Nhưng khi họ Phudioara lớn mạnh và lũng đoạn chính quyền Thiên Hoàng thì những điều kiện đó dần dần bị mất đi và ruộng đất được ban trở thành sở hữu riêng của các địa chủ.
Nông dân cày cấy trên ruộng của nhà nước cấp cho phải chịu nhiều thuế má và tạp dịch nặng nề nên phần nhiều bị phá sản.Họ phải rời bỏ ruộng đất của mình đi lưu lạc hoặc vào làm trong ruộng đất của các chúa phong kiến, hoặc đem ruộng hiến cho nhà chùa… do đó, chế độ ban cấp ruộng đất của nhà nước bị phá hoại nghiêm trọng.
Do dân số ngày càng tăng nên nhà nước phải khuyến khích nhân dân khai khẩn đất hoang để đủ ruộng đất ban cấp cho nông dân. năm 743, nhà nước đã thừa nhận quyền sở hữu tư nhân đối với đất khai khẩn, và dĩ nhiên, số ruộng đất này cũng rơi vào tay bọn quý tộc địa chủ. Giữa thế kỷ 10, hình thức sở hữu tư nhân về ruộng đất của các lãnh chúa phong kiến đã được xác lập hoàn toàn.
Trong quá trình tan rã của chế độ ban điền, chế độ trang viên phong kiến đã ra đời.
Từ thế kỷ 10, toàn bộ đất đai của lãnh chúa phong kiến đều được miễn thuế và có quyền bất khả xâm phạm về mặt hành chính.
Người làm việc cho các tranh viên phong kiến gọi là trang dân. Họ là những nông dân, thợ thủ công… hầu hết các trang viên đều có thể sản xuất tại chổ những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Do đó, trang viên vừa là đơn vị hành chính mà nhà nước không thể kiểm soát được, vừa là đơn vị kinh tế tự cung tự cấp.
Từ hoàn cảnh thực tế như vậy, nên nông dân làm việc trong các trang viên phong kiến bị bóc lột nhẹ nhàng hơn so với làm việc trên ruộng đất do nhà nước ban cấp. Do đó, nông dân từ bỏ ruộng do nhà nước ban cấp để vào làm trong các trang viên ngày càng nhiều.
Bên cạnh đó, các trang viên còn chú ý việc xây dựng lực lượng vũ trang riêng với tên gọi là võ sĩ (Samurai). Điều kiện cao nhất của người võ sĩ là phải trọn vẹn trung thành với chủ, ngược lại họ được chủ chuyển ruộng đất của mình cho các thân binh sử dụng với tính chất là thưởng công. Như vậy, trong những vùng đất rộng lớn đã bắt đầu hình thành quan hệ thái ấp.
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
Thời kỳ Nara (năm 710 – 794)
Sau cải cách của Taica, bộ máy nhà nước của Nhật Bản được tổ chức rập khuông theo bộ máy nhà nước của nhà nước phong kiến Trung Quốc đời nhà Đường.
Người đứng đầu nhà nước và có quyền lực cao nhất là Thiên Hoàng. Thiên Hoàng được thần thánh hoá, được coi là vị thánh sống.
Ở trung ương
Dưới quyền và giúp việc cho Thiên Hoàng là vị quan cao nhất là Tể tướng. Tể tướng có 2 chức phó giúp việc cho mình là Tả Thừa Tướng và Hữu Thừa Tướng.
Để quản lý các công việc khác nhau có 8 bộ: Bộ Trung Ương, Bộ Lễ, Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Ngân Khố Và Bộ Cung Vua. Đứng đầu mỗi bộ là quan Thượng thư.
Tổ chức quản lý địa phương được chia thành các cấp
Quốc hay còn được gọi là tỉnh, đứng đầu là Quốc ti;
Dưới quốc là quận. Đứng đầu quận là Quận Ti;
Dưới quận là Lí, đứng đầu là Lí Trưởng
Chức quốc ti trở lên do nhà nước trực tiếp bổ nhiệm, được cấp ruộng đất làm bổng lộc, nhưng không được thế tập.
Thể chế nhà nước này ban đầu được ghi nhận trong cải cách Taica, sau đó được pháp lý hoá trong bộ luật Taihô Risư Riô (Đại Bảo luật lệnh) được ban hành vào năm 701.
Thời kỳ Hâyan (năm 794 – 1192)
Về cơ bản, bộ máy nhà nước trong thời kỳ này vẫn không có gì thay đổi. Tuy nhiên, thoát khỏi sự thao túng của nhiếp chính quan bạch, thiên hoàng đã bổ sung một số cơ quan mới.
Từ lúc họ Phudioara vững mạnh và thao túng chính quyền Thiên Hoàng, trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước có thêm chức Nhiếp chính và sau này là Nhiếp chính Quan bạch.
Nhiếp chính Quan bạch có quyền xếp đặt ngôi thế tập Thiên Hoàng và lập Chính cung, có quyền quyết định cả việc văn võ trong triều, phê chuẩn các tấu sớ trước rồi mới tâu lại Thiên Hoàng.
Từ nữa sau thế kỷ thứ 11, Thiên Hoàng lập hàng loạt các cơ quan nhà nước mới nhằm thoát khỏi sự khống chế và ràng buộc của dòng họ Phudioara.
Thiên Hoàng lập ra cơ quan mới là Kí Lục Sở, do nhà vua trực tiếp quản lý chứ không chịu sự chi phối của Nhiếp chính Quan bạch. Ký lục sở giải quyết tất cả công việc chính trị và hành chính trên toàn quốc, do đó quyền lực của Nhiếp chính bị giảm xuống.
Sau đó, Thiên Hoàng còn lập ra cơ quan Tàng Nhân Sở để tự Thiên Hoàng nghiên cứu và ban bố sắc lệnh, chiếu chỉ cho bá quan và toàn quốc thi hành.
Bên cạnh đó, để kiềm chế họ Phudioara một các khéo léo và lâu dài, thiên hoàng còn lập ra chế độ Thượng Hoàng và Pháp Hoàng.
Theo đó, khi Thiên Hoàng nhường ngôi cho con thì trở thành Thượng Hoàng. Trong trường hợp Thượng Hoàng còn sống thì Thượng Hoàng sẽ lên ngôi Pháp Hoàng. Thượng Hoàng và Pháp Hoàng gíup đỡ cho Thiên Hoàng điều hành đất nước, kiểm soát phủ Nhiếp chính và triều đình.
Không dừng lại ở đó, chính quyền còn lập ra cơ quan mới là Viện Chính. Về hình thức thì Viện Chính là cơ quan theo dõi việc chính trị của triều đình và giúp đỡ Thiên Hoàng nhưng thực chất là cơ sở của hoàng gia để chống lại họ Phudioara.
Thời kỳ Mạc Phủ (thế kỷ 12 – 19)
Trong thời kỳ Mạc Phủ, quản lý nhà nước là một hệ thống chính quyền kép. Tức là, bên cạnh chính quyền của Thiên Hoàng còn có chính quyền Mạc Phủ. Trong đó, chính quyền Mạc Phủ dần dần trở thành thâu tóm toàn bộ quyền lực, còn chính quyền Thiên Hoàng chỉ là chính quyền danh nghĩa, núp bóng.
Về tổ chức bộ máy nhà nước trong chính quyền Thiên Hoàng thì không có gì thay đổi.
Tổ chức bộ máy chính quyền Mạc Phủ:
Đứng đầu Mạc Phủ là Tướng quân, theo chế độ thế tập. Tướng quân là địa chủ lớn hất trong cả nước, đồng thời nắm mọi quyền hành. Thực chất, Tướng quân là Thiên Hoàng của Nhật Bản.
Giúp việc cho Tướng quân có nhiều quan chức, là những võ sĩ thân tín nhất của Tướng quân. Thời Mạc Phủ Murômachi lập ra chức Quản Lĩnh, gồm có 3 người, giúp Tướng quân giải quyết mọi công việc ở các địa phương.
Ở các địa phương, có Thủ Hộ và Địa Đầu do các võ sĩ thân tín của Tướng quân đảm nhiệm. Thủ hộ và Địa đầu là chính quyền của Mạc Phủ ở địa phương, chỉ đạo, giám sát hệ thống quan lại địa phương của Thiên Hoàng
Thủ hộ có nhiệm vụ giúp quốc ti quản lý công việc quân sự ở tỉnh.
Địa đầu làm nhiệm vụ quản lý ruộng đất, thu tô thuế, lùng bắt giặc cướp ở quận, làng.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, chính quyền mạc phủ đã lũng đoạn chính quyền của thiên hoàng từ cấp trung ương xuống địa phương và thật sự trở thành chính quyền chi phối thực tế ở Nhật Bản.
Cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương
Cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN NHẬT BẢN
THỜI KỲ NARA
THIÊN HOÀNG
TỂ TƯỚNG
BỘ TRUNG ƯƠNG, BỘ LỄ, BỘ LẠI, BỘ HỘ, BỘ BINH, BỘ HÌNH, BỘ NGÂN KHỐ VÀ BỘ CUNG VUA
ĐỨNG ĐẦU MỖI BỘ LÀ QUAN THƯỢNG THƯ
HỮU THỪA TƯỚNG
TẢ THỪA TƯỚNG
QUỐC
(QUỐC TY)
QUẬN
(QUẬN TY)
LÝ
(LÝ TRƯỞNG)
TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN KÉP CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN NHẬT BẢN THỜI KỲ MẠC PHỦ
THỦ HỘ
LÝ TRƯỞNG
QUẬN TY
QUỐC TY
THIÊN HOÀNG
TƯỚNG QUÂN
ĐỊA ĐẦU
Bài 8
PHÁP LUẬT PHONG KIẾN PHƯƠNG ĐÔNG
I. PHÁP LUẬT PHONG KIẾN TRUNG QUỐC
1. Công tác ban hành pháp luật
Pháp luật nhà Tần
Tháng 12 năm 1972, các nhà khảo cổ học phát hiện bộ “Vân Mộng Tần Giản”. Trong bộ này gồm có “Bộ Tần Luật” do Thừa tướng Lý Tư sưu tầm và hệ thống hoá dựa trên bộ Pháp Kinh (Đạo, Tặc, Võng, Bổ, Tạp, Cụ) của nước Hàn thời Chiến Quốc. Ngoài ra, còn có các văn bản đơn lẻ do nhà Vua ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Về hình thức pháp luật, gồm có các hình thức sau:
Luật: gồm 29 luật. Là hình thức chính của pháp luật nhà Tần (Luật Điền Địa; Luật Chăn Nuôi; Thương Luật; Công Luật; Công Phân Trình Luật; Kim Bố Luật; Quan Thị Luật…)
Lệnh: là chiếu của hoàng đế, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Pháp luật vấn đáp: việc giải thích luật hình, cũng có hiệu lực pháp lý.
Thức: thể thức tra hỏi, xét xử
Lệ: (án lệ) những bản án đã được xử rồi vẫn được tiếp tục dùng để bổ khuyết những phần còn thiếu sót của pháp luật.
Như vậy pháp luật nhà Tần đã có đầy đủ các chế định của dân sự, hình sự, tố tụng. Về hình phạt, sử dụng hình phạt giam cầm để thay thế cho hình phạt mang tính chất nhục hình. Đây là một tiến bộ nhưng nhìn chung các hình phạt còn rất tàn ác, dã man.
Pháp luật nhà Hán
Nhà Hán (đặc biệt là trong thời kỳ trị vì của Hán Vũ Đế) rút kinh nghiệm của nhà Tần trong việc trị nước nên đồng thời với việc đặt ra hình luật còn sử dụng Nho gia làm tư tưởng chủ đạo nên chủ trương:
“Bãi truất bách gia, độc tôn nho thuật”
“Đức chủ hình phụ” (lấy đức làm chủ yếu, còn hình phạt là phụ theo, dùng để trợ giúp cho việc thực hành đức)
“Lễ pháp tịnh dụng” (lễ và pháp cùng áp dụng ngang nhau).
“Lấy Xuân Thu quyết án”
Ban hành pháp luật:
Thừa tướng Tiêu Hà chịu mệnh của Hán Cao Tổ, tham khảo Tần Luật đặc ra “Cửu Chương Luật” (lấy lục luật của Tần làm cơ sở: Tắc Đạo Luật, Trá Nguỵ Luật, Đoạn Ngục Luật, Bổ Vong Luật, Tạp Luật, Danh Lệ Luật) tăng thêm 3 luật: Hộ Luật (luật hôn nhân, gia đình) Hưng Luật (thuế khoá, lao dịch) và Cứu Luật (quân đội, chuyên chở, …).
Đến đời Hán Vũ Đế, còn cho soạn thảo những luật liên quan đến việc cảnh vệ ở cung đình, lễ nghi, triều chính… gồm tổng cộng 60 thiên, gọi là “Hán Luật”.
Cải cách:
Nhà Hán có những cải cách về việc áp dụng luật hình như giảm nhẹ hình phạt:
Cạo đầu, lấy vòng sắt buộc quanh đầu đày đi làm lao công xây dựng thành dùng để thay thế cho hình phạt thích chữ lên mặt,
Đánh 300 roi thay cho hình phạt cắt mũi,
Đánh 500 roi thay cho hình phạt chặt đầu gối trái,
Giảm nhẹ hình phạt đối với người già trên 70 tuổi, trẻ em dưới 10 tuổi, người tàn tật,
Miễn trách nhiệm hình sự đối với người già trên 80 tuổi trừ tội vu cáo và giết người, trẻ em dưới 7 tuổi.
Thực hiện chế độ nghiễn ngục để giải quyết án tồn động
Pháp luật nhà Đường
Hình thức pháp luật chủ yếu trong giai đoạn này là: luật, lệnh, cách, thức.
Luật: là dựa theo đó mà định tội và xử phạt.
Lệnh:
Cách: quy tắc hành chính làm việc hàng ngày của các quan trong bộ máy nhà nước.
Thức: là thể thức các loại công văn, giấy tờ.
Trong đó, luật là hình thức chủ yếu của pháp luật, tuy nhiên những chiếu chỉ của vua trên thực tế mới có hiệu lực pháp lý tối cao.
Thực hiện chủ trương “An nhân ninh quốc” (nhân dân yên ổn, đất nước thái bình) và “Ước pháp tỉnh hình” (pháp luật đơn giản, hình phạt nhẹ)
Hoạt động lập pháp đời Đường tập trung vào 4 đời vua: Cao Tổ, Thái Tông, Cao Tông, Huyền Tông.
Đường Cao Tổ ban hành bộ luật Vũ Đức gồm 500 điều, ngoài ra còn có 30 quyển Lệnh, 14 quyển Thức.
Đường Thái Tông dựa trên bộ luật Vũ Đức, chỉnh sửa bổ sung thành bộ luật Trinh Quán, cũng gần 500 điều, ngoài ra còn cho ban hành 60 quyển Lệnh, 18 quyển Cách, 20 quyển Thức.
Thời Đường Cao Tông, Tướng quốc Trương Tôn Vô Kỵ hệ thống hoá luật thành bộ luật “Vĩnh Huy”. Bộ luật này bắt đầu xây dựng từ năm 624, qua nhiều lần sửa chữa, soạn thảo lại và hoàn thành vào năm 653. Về hình thức, bộ luật thành luật, lệnh, cách, thức, gồm 12 chương được thể hiện hết sức cô đọng nhưng khó hiểu, khó thực hiện. Do đó, sau này ban hành thêm văn bản để hướng dẫn thi hành, gọi là Luật Sớ. Đến đời Nguyên gọi là “Đường Luật Sớ Nghị” (hay còn gọi là “Đường Luật Thư Nghĩa”).
Đời Vua Đường Huyền Tông cho chỉnh sửa bộ luật này nhiều lần và năm 737, văn bản hoàn chỉnh được ban hành. Đây là bản mà ngày nay chúng ta còn biết đến, gồm 502 điều, chứa đựng các quy định về hộ, hôn, điền sản, hình luật, thể thức, hành chính… Bộ luật được sắp xếp theo từng chương mục hợp lý, tương ứng với đối tượng điều chỉnh của chúng. Các điều khoản đều được thể hiện dưới dạng luật hình nhưng so với pháp luật của các triều đại trước thì hình phạt mang tính chất khoan hồng, nhân đạo hơn ( bãi bỏ những hình phạt tàn khốc như lăng trì (xẻo từng miếng thịt), liệt (xé xác) và định tội có phần nhẹ hơn). Năm loại hình phạt quy định là: xuy, trượng, đồ, lưu, tử (gồm 2 bậc: trảm và giảo)
Pháp luật đời Tống
Thời kỳ này có bộ “Tống Hình Thống” là phiên bản của “Đường Luật Sớ Nghị” (tập hợp các các quy phạm pháp luật hình sự từ đời Đường năm thứ 2 đến đời Tống năm thứ 3 – khoảng 150 năm)
Đời Tống còn áp dụng “Lệ”.
Năm 1069, tống thần tông cử vương an thạch làm tể tướng. Trong cương vị của mình, vương an thạch thực hiện Biến pháp, gồm các đạo luật:Luật nông điền thủy lợi, Luật thanh miêu, Luật miễn dịch, Luật phương điền quân thuế, Luật thị dịch, Luật quân thâu, Luật bảo giáp, Luật trí tướng, Luật mơ quân khi giám. Nội dung của biến pháp có thể tóm tắc trong câu “ lí tài, chỉnh quân, phú quốc, cường binh”, nghĩa là làm cho dân giàu nước mạnh. Tuy nhiên, biến pháp của vương an thạch chỉ được thực hiện trong trong đời vua tống thần tông, sau đó, bị bãi bỏ.
Pháp luật nhà Nguyên
Năm 1291, Hốt Tất Liệt ban hành “Chí Nguyên Tân Cách” đến năm 1323 có bộ “Đại Nguyên Thống Chế”.
Pháp luật nhà Nguyên thực hiện chính sách kỳ thị và áp bức dân tộc (người Hán phạm tội sẽ bị xử nặng hơn người Mông Cổ; người Mông Cổ đánh người Hán thì người Hán không có quyền đánh lại, nếu đánh lại thì người Hán sẽ bị xử phạt rất nặng, có thể là xử tử).
Pháp luật nhà Minh
Nhà Minh ban hành “ Luật Đại Minh” và “Vấn Hình Điều Lệ” (quy định việc dùng lệ để bổ sung những điều luật còn thiếu sót)
Ngoài ra, minh thành tổ còn ban hành “Tổ huấn”, và răn dạy các vua đời sau không được sửa đổi, thay thế.
Pháp luật nhà Thanh
Ngay từ thời Thanh Thế Tổ đã ban hành “Đại Thanh Luật”. Đến đời Càn Long năm thứ 5 nó được tu chỉnh lại và có tên là “Đại Thanh Luật Lệ” bao gồm 1412 điều. Bộ luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực như quan hệ ruộng đất, quan hệ hôn nhân gia đình, thừa kế, mua bán… và tất cả những vấn đề này đều áp dụng chế tài hình sự.
Pháp luật nhà Thanh thực hiện chính sách phân biệt đối xử giữa người Mãn Thanh và người Hán (người Mãn Thanh phạm tội được xét xử ở cơ quan riêng, vào nhà ngục riêng, nếu phạt đánh bằng trượng thì thay bằng đánh roi…)
Ngoài ra, các vua nhà Thanh còn ban hành những bộ Hội điển (pháp điển hành chính nhà nước) như: Khang Hi Hội Điển, Càn Long Hội Điển, Gia Khánh Hội Điển…
2. Những đặc trưng của pháp luật phong kiến Trung Quốc
Pháp luật phong kiến Trung Quốc là sự kết hợp giữa lễ và hình
Từ thời Tây Chu, lễ đã dần dần trở thành một thể chế chính trị, hổ trợ cho hình luật. Tuy nhiên, do đặc điểm tình hình lúc bấy giờ và do sự xuất hiện các tư tưởng chính trị khác, đặc biệt là thuyết pháp trị – phù hợp với tình hình xã hội nên việc áp dụng lễ giáo chưa giữ vai trò chủ đạo. Đặc biệt, trong triều đại nhà Tần, Tần Thuỷ Hoàng chủ trương chỉ sử dụng pháp luật, không dùng lễ giáo nhân nghĩa để cai trị. Do đó, lễ giáo trong thời kỳ này rất mờ nhạt.
Từ nhà Hán trở về sau, đặc biệt là từ đời Hán Vũ Đế, ông chủ trương sử dụng nho giáo để quản lý nhà nước và biến nho giáo thành quốc giáo thì lễ – nội dung trọng tâm của nho giáo trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội phong kiến. Lễ kết hợp với hình luật để xây dựng và thực thi pháp luật. Trong mối quan hệ giữa lễ và hình thì hình dùng các nguyên tắc của lễ làm sự chỉ đạo, còn lễ thì mượn sự cưỡng chế của hình để duy trì.
Thực hiện chủ trương kết hợp lễ và hình, nhà nước phong kiến trung quốc áp dụng các nguyên tắc:
Đức chủ hình phụ
Lễ pháp tịnh dụng
Và sử dụng nguyên tắc “Tam cương ngũ thường” của nho gia làm chủ đạo.
Tuy nhiên việc dùng lễ đã gây ra sự áp dụng pháp luật không thống nhất; xuất hiện hiện tượng “Tội đồng luận dị” (tội giống nhau nhưng lý luận khác đi dẫn đến hình phạt cũng khác nhau).các quan lại tùy tiện trong quá trình xét xử, có điều kiện phát sinh tiêu cực.
Pháp luật phong kiến Trung Quốc có sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị, giữa quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức.
Nội dung của học thuyết pháp trị:
Pháp: phải có hệ thống pháp luật rõ ràng, minh bạch, hợp lý, ổn định,ban hành cho khắp dân chúng biết; phải thi hành pháp luật nghiêm minh, triệt để, “chí công vô tư” không khoan dung người mình yêu, không khắc nghiệt người mình ghét.
Thế: ở đây, thuyết pháp trị sử dụng nội dung “chính danh” của nho giáo, theo đó, vua phải làm tròn phận sự của mình, các quan lại dân chúng, tuỳ theo danh phận của mình mà làm tròn công việc của mình. Trong đó, chỉ có vua mới là người có thế để cai trị thiên hạ.
Thuật: phương pháp, thủ đoạn cai trị, nó bao gồm hai nội dung: bổ nhiệm và khảo hạch (kiểm tra, thưởng phạt)
Nội dung của học thuyết Đức trị: (là nội dung chủ yếu của Nho giáo)
Theo Khổng Tử, pháp luật chỉ làm người ta sợ mà không dám làm điều ác; khi có thể dấu được hành vi phạm tội, khi có thể tránh được sự trừng phạt thì kẻ xấu vẫn làm điều ác. Nếu dùng đức trị mà cai trị dân, khi biến quyền lợi của giai cấp phong kiến thành quyền lợi của dân, thì họ sẽ không vì sợ pháp luật nhưng vì sợ xấu hổ trước người khác, sợ lương tâm cắn rứt mà không còn phạm tộâi nữa.
Thực hành đức trị, giai cấp phong kiến dưa những lợi ích, những trật tự xã hội trở thành quy tắc xử sự hàng ngày của mọi người, thành nghĩa vụ của người dân. Do đó, nó là phương tiện lừa bịp của giai cấp thống trị: nó khiến cho kẻ áp bức bóc lột dân lại trở thành ân nhân của người dân.
Cũng theo Khổng Tử, dức trị muốn đạt hiệu quả cao phải đi đôi với lễ trị. Nghĩa là đạo đức sẽ được củng cố bằng những lễ nghi, cách nói năng, ăn mặc, cư xử trong cuộc sống…
Tử đời Hán trở đi, Đức trị giữa vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội cũng như trong chính sách cai trị của nhà nước. Đến đời Đường, Đức trị của Nho giáo còn được bổ sung thêm thuyết Nhân trị của Phật giáo. Nhân trị ở đây là lòng từ bi, cứu nhân độ thế. Đến đời Tống, Minh sự suy yếu của đạo đức nho giáo được biểu hiện qua sự suy thoái của triều đại, một số học giả muốn khôi phục lại học thuyết pháp trị nhưng không thành. Đến cuối đời Thanh, nho giáo cũng bị phê phán kịch liệt.
Tóm lại, trong suốt thời kỳ phong kiến Trung Quốc đức trị và pháp trị đã cùng tồn tại với nhau, tương hổ nhau. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn khác nhau thì mức độ ảnh hưởng của hai học thuyết này có khác nhau. Nhìn chung thì nho giáo giữ vị trí thượng tôn, pháp trị vẫn được áp dụng nhưng không thể hiện một cách công khai.
II. PHÁP LUẬT PHONG KIẾN NHẬT BẢN
1. Công tác ban hành pháp luật
Sau cải cách Taica, người Nhật mới bắt đầu soạn ra luật pháp. Pháp luật của Nhật Bản bị ảnh hưởng rất nhiều từ pháp luật Trung Quốc, chủ yếu của thời Tùy, Đường.
Về hình thức, pháp luật Nhật Bản cũng gồm 4 loại: Ritsu, Ruô, Kyaku, Shiki, tương ứng với luật, lệnh, cách, thức của Trung Quốc. Có thể coi đó là luật hình sự (Ristu), luật dân sự và hành chính (Ryô) và một loạt các quy định khác (Kyaku và Shikki).
Bộ luật đầu tiên của Nhật Bản là bộ luật 17 điều do Sôtôcư ban hành vào năm 104, bộ luật này đặt nền tảng cho việc xây dựng một thiết chế nhà nước phong kiến theo hình thức chính thể quân chủ (điều 12: trong nước không thể nào có 2 vua, người dân không lẽ nào thờ 2 chủ. Trăm họ chỉ là thần dân của Thiên Hoàng. Thuế là phải nộp cho vua để lo việc nước. Phu dịch là để kiến tạo quốc gia.)
Năm 622, Thiên Hoàng ban hành một bộ luật, nhưng bộ luật này không còn nữa, chúng ta biết đến nó qua các tư liệu lịch sử.
Năm 701, bộ luật Taihô Risư Riô được soạn thảo và ban hành và được chỉnh sửa, bổ sung vào năm 718. Bộ luật này gồm 2 phần: một phần luật (Ristu) ấn định những thể thức về hình phạt và một phần lệnh (Ryô) quy định những chính sách về quan chế, quân điền, thuế vụ, binh dịch, phu dịch… Bộ luật này được Nhật Bản áp dụng làm nguyên tắc trong tổ chức chính quyền trong mấy thế kỷ sau đó.
Năm 757, nhà nước lại ban hành bộ luật Yoro. Bộ luật này về hình thức và thuật ngữ thì giống với pháp luật
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- jhagdlid'pgalsugefdoigfasgfdgoaidhtoetp (5).doc