Các trường hợp miễn, giảm truy cứu trách nhiệm hình sự:
− Nguyên tắc chiếu cố: pháp luật sẽ áp dụng “đặc biệt ưu đãi” đối với đối
tượng gọi là Bát nghị(địa vị xã hội) và những người có tuổi tác, tàn tật hay
phụnữ.
− Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền.
− Miễn, giảm trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp khác: phòng vệ
chính đáng, tình trạng khẩn cấp, tình huống bất ngờ, tình trạng bất khả
kháng, bị điên, khoan hồng đối với người tự thú.
10 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Nhà nước và pháp luật ở Việt Nam thời kỳ nhà Lê (1428 – 1527), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu phục vụ giảng dạy môn học Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam
ThS. Lê Việt Tuấn – Giảng viên ĐH Luật Tp. HCM
1
BÀI 5
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
THỜI KỲ NHÀ LÊ (1428 – 1527)
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
− Chế độ nô tì thời Lê Sơ, Nguyễn Đổng Chi, Tạp chí nghiên cứu lịch sử số
99/1997.
− Chế độ sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê Sơ – thế kỷ XV,
Phan Huy Lê, NXB Văn – Sử – Địa, 1959.
− Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, ĐH Luật Hà Nội,
NXB CAND, Hà Nội 2002, trang 151 - 204.
− Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Khoa Luật – ĐH
Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội 2003, trang 85 – 109.
− Hệ tư tưởng Lê, Nguyễn Duy Hinh, Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 6/1996.
− Lê triều quan chế, Viện sử học, NXB Văn hóa – thông tin, Hà Nội 1997.
− Một số suy nghĩ về Quốc triều Hình luật, Trần Trọng Hựu, Tạp chí nhà
nước và pháp luật số 4/1992.
− Một số văn bản pháp luật Việt Nam từ thế kỷ XV đến XVIII, Viện nhà
nước và pháp luật, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1994.
− Pháp chế sử Việt Nam, Vũ Quốc Thông, Tủ sách Đại học Sài Gòn 1972.
− Pháp luật phong kiến Việt Nam và vấn đề bảo vệ quyền lợi phụ nữ, Trần
Thị Tuyết, Tạp chí nhà nước và pháp luật số 4 tháng 6/1996.
− Quốc triều Hình luật, NXB Tp. HCM 2003.
− Quốc triều khám tụng điều lệ.
Tài liệu phục vụ giảng dạy môn học Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam
ThS. Lê Việt Tuấn – Giảng viên ĐH Luật Tp. HCM
2
− Sự sáng tạo của hoạt động lập pháp thời Lê – thế kỷ XV qua việc quy định
hình phạt, Phạm Thị Ngọc Huyên, Tạp chí khoa học pháp lý Trường ĐH
Luật Tp.HCM số 1/2001.
− Tính nhân văn của pháp luật nhà Lê thế kỷ XV (1428 – 1497), Phạm Thị
Ngọc Huyên, Đặc san khoa học pháp lý Trường ĐH Luật Tp.HCM số
2/2000.
− Tổ chức chính quyền trung ương dưới triều Lê Thánh Tông, Lê Kim Ngân,
1962.
NỘI DUNG CƠ BẢN
1. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527)
1.1. Tổ chức chính quyền trung ương
1.1.1. Thời kỳ đầu Lê Sơ (1428 – 1460)
− Quyền lực của nhà Vua.
− Quan đại thần: Tả, Hữu Tướng quốc; Đại Hành Khiển; Tam Tư (Tư đồ, Tư
mã, Tư không); Tam Thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo); Tam Thiếu
(Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo); Thái úy, Thiếu úy.
− Cơ quan giúp việc nhà Vua - chức năng văn phòng: Thượng Thư Tỉnh,
Môn Hạ Tỉnh, Trung Thư Tỉnh, Nội Thị Tỉnh, Hàn Lâm Viện, Bí Thư
Giám.
− Các Bộ: Lại, Lễ và Ngự tiền tam cuộc.
− Cơ quan chuyên môn giúp việc nhà Vua:
+ Nhóm cơ quan tham vấn: Chính Sự Viện, Nội Mật Viện.
+ Nhóm cơ quan văn hóa – giáo dục: Quốc Sử Viện, Quốc Tử Giám,
Thái Sử Viện.
+ Nhóm cơ quan tư pháp – giám sát: Ngự Sử Đài, Đình Úy Ty, Ngũ
Hình Viện.
Tài liệu phục vụ giảng dạy môn học Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam
ThS. Lê Việt Tuấn – Giảng viên ĐH Luật Tp. HCM
3
1.1.2. Từ sau cải cách Lê Thánh Tông (1460 – 1527)
− Quyền lực nhà Vua: – chủ trương xây dựng nhà nước phong kiến chính thể
quân chủ trung ương tập quyền trên nền tảng nguyên tắc “tôn quân quyền”
của Nho giáo.
+ Tăng cường quyền lực của nhà Vua;
+ Hạn chế quyền lực đối với các cơ quan, quan lại;
+ Tổ chức cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động lẫn nhau giữa các cơ
quan.
− Quan đại thần: Tam Thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo); Tam Thiếu (Thiếu
sư, Thiếu phó, Thiếu bảo); Thái úy, Thiếu úy.
− Cơ quan giúp việc nhà Vua - chức năng văn phòng: Hàn lâm viện, Đông
các viện, Trung thư giám, Hoàng môn tỉnh, Bí thư giám.
− Lục Bộ: là những cơ quan quản lý trong một ngành, lĩnh vực nhất định;
đứng đầu mỗi Bộ là quan Thượng thư, dưới có quan Tả, Hữu Thị lang giúp
việc. Mỗi Bộ được tổ chức thành:
+ Thanh lại ty – cơ quan phụ trách công việc chuyên môn: đứng đầu là
quan Lang trung, dưới có quan Ngoại lang giúp việc.
+ Tư vụ sảnh – cơ quan phụ trách công việc văn phòng: đứng đầu là quan
Tư vụ.
Cụ thể:
+ Bộ Lễ: chức năng thực hiện lễ giáo phong kiến; gồm 190 người và
Nghi tiết Thanh lại ty1.
+ Bộ Lại: chức năng quản lý toàn bộ đội ngũ quan lại trong cả nước; gồm
80 người và Thuyên khảo Thanh lại ty.
1 Nghi tiết Thanh lại ty: theo Lê triều quan chế, tr.31; nếu theo Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật
Việt Nam là Nghi chế Thanh lại ty.
Tài liệu phục vụ giảng dạy môn học Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam
ThS. Lê Việt Tuấn – Giảng viên ĐH Luật Tp. HCM
4
+ Bộ Hộ: chức năng quản lý ruộng đất, tô thuế, kho, nhân khẩu, lương
của quan lại và quân lính trong cả nước; gồm 100 người và 2 Thanh lại
ty: Độ chi và Bản tịch Thanh lại ty.
+ Bộ Hình: chức năng trông coi hình pháp, xét xử và ngục tụng; gồm 190
người và 4 Thanh lại ty: Thanh hình, Thận hình, Minh hình và Tường
hình Thanh lại ty.
+ Bộ Công: chức năng trông coi công việc xây dựng cung điện, đường
xá, cầu cống,… và quản lý công xưởng, thợ thuyền của Vua; gồm 190
người và 2 Thanh lại ty: Doanh thiện và Công trình Thanh lại ty.
+ Bộ Binh: chức năng quản lý về quân sự; gồm 130 người và 2 Thanh lại
ty: Vũ khố và Quân vụ Thanh lại ty.
− Lục Khoa: là cơ quan phụ trách giám sát, kiểm soát hoạt động của Lục Bộ;
đứng đầu mỗi Khoa là quan Đô cấp sự trung, dưới có quan Cấp sự trung
giúp việc. Cụ thể: Lễ Khoa, Lại Khoa, Hộ Khoa, Công Khoa, Hình Khoa,
Binh Khoa.
− Lục Tự: là những cơ quan có chức năng trông coi những công việc mà Lục
Bộ không quản lý hết được; đứng đầu mỗi Tự là quan Tự khanh, dưới có
quan Thiếu khanh giúp việc. Cụ thể gồm: Đại lý tự, Thái bộc tự, Thái
thường tự, Quang lộc tự, Hồng lô tự, Thường bảo tự.
− Cơ quan chuyên môn giúp việc nhà Vua: Ngự sử đài, Tôn nhân phủ,
Thông chính ty, Quốc tử giám, Thái y viện, Tư thiên giám, Quốc sử viện.
1.2. Tổ chức chính quyền địa phương
1.2.1. Thời kỳ đầu Lê Sơ (1428 – 1460)
− Chia cả nước ra làm 5 Đạo, đứng đầu là quan Hành Khiển.
− Dưới Đạo là cấp Lộ – Phủ – Châu, đứng đầu là quan Tri Phủ – Trấn Phủ.
− Dưới Lộ là Châu, đứng đầu là quan Tri Châu (Thiêm Phán).
− Dưới Châu là Huyện, đứng đầu là quan Tuần Sát (Chuyển Vận Sứ).
Tài liệu phục vụ giảng dạy môn học Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam
ThS. Lê Việt Tuấn – Giảng viên ĐH Luật Tp. HCM
5
− Dưới Huyện là Xã, đứng đầu là Xã Quan.
1.2.2. Từ sau cải cách Lê Thánh Tông (1460 – 1527)
− Chia cả nước làm Đạo (Xứ), đứng đầu là Tam Ty (Thừa Ty, Đô Ty và
Hiến Ty). Đứng đầu Thừa Ty là quan Thừa Chính Sứ, Đô Ty là quan Đô
Tổng Binh Sứ, Hiến Ty là quan Hiến Sát.
− Dưới Đạo là Phủ, đứng đầu là quan Tri Phủ.
− Dưới Phủ là cấp Huyện – Châu, đứng đầu là quan Tri Huyện – Tri Châu.
− Dưới cấp Huyện là Xã, đứng đầu là Xã Trưởng.
1.3. Chế độ quan lại
− Tước vị: (từ giai đoạn Vua Lê Thánh Tông)
+ Tước: gồm 6 bậc chính Vương, Công, Hầu, Bá, Tử và Nam.
+ Phẩm: theo chế độ “cửu phẩm”, mỗi phẩm chia thành Chánh và Tòng.
+ Tư: chia làm 24 tư.
− Quyền lợi vật chất:
+ Lộc điền: là cách thức ban cấp ruộng đất cho tầng lớp quý tộc.
+ Quân điền: là cách phân phối ruộng đất công ở làng xã dựa vào thứ bậc
trong xã hội.
− Tuyển dụng: theo các hình thức sau
+ Nhà Vua bổ nhiệm tôn thất và các công thần làm quan;
+ Quan lại tiến cử người hiền tài làm quan – “bảo cử”;
+ Tiến cử con cháu quan lại làm quan – “ấm sung”;
Tài liệu phục vụ giảng dạy môn học Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam
ThS. Lê Việt Tuấn – Giảng viên ĐH Luật Tp. HCM
6
+ Khuyến khích người hiền tài tự tiến cử mình làm quan2;
+ Tuyển dụng những người thi đỗ trong thi cử làm quan – “khoa cử”.
− Khảo hạch: là hình thức đánh giá khả năng của quan lại nhằm thăng giáng
chức cho tương xứng, theo 2 hình thức: sơ khảo, thông khảo.
2. PHÁP LUẬT
2.1. Hoạt động xây dựng pháp luật
Các văn bản là sản phẩm của hoạt động pháp điển hóa và tập hợp hóa pháp
luật thời kỳ này:
− Quốc Triều Hình Luật.
− Quốc Triều Khám Tụng Điều Lệ.
− Thiên Nam Dư Hạ Tập.
− Hồng Đức Thiện Chính Thư.
− Quốc Triều Thư Khế Thể Thức.
− Quốc Triều Chiếu Lệnh Thiện Chính.
− Lê Triều Hội Điển.
2.2. Quốc Triều Hình Luật
2.2.1. Bố cục, hình thức của Quốc Triều Hình Luật
− Tên gọi: Quốc Triều Hình Luật, Bộ Luật Hồng Đức, Lê Triều Hình Luật.
− Năm ban hành.
− Bố cục: 13 chương, 722 điều.
2 Được áp dụng vào thời Vua Lê Thái Tổ
Tài liệu phục vụ giảng dạy môn học Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam
ThS. Lê Việt Tuấn – Giảng viên ĐH Luật Tp. HCM
7
2.2.2. Những quy định trong lĩnh vực pháp luật hình sự
• Chế định Tội phạm:
− Quan điểm (khái niệm) về tội phạm:
+ Tội phạm không chỉ biểu hiện dưới dạng hành vi, không chỉ truy cứu
đối với người thực hiện mà trong một số trường hợp đặc biệt còn truy
cứu kể cả những người có mối quan hệ vợ chồng, huyết thống hay láng
giềng.
+ Chỉ bị xem là có tội khi trong Bộ Luật có quy định, chỉ được áp dụng
mức hình phạt mà bộ luật quy định đối với hành vi phạm tội đó.
+ Tội phạm được biểu hiện dưới hình thức lỗi cố ý hay vô ý.
+ Phải gánh chịu hình phạt, ngoại lệ cho phép thay thế gánh chịu hình
phạt trong một số trường hợp đặc biệt.
− Các nhóm tội phạm cụ thể:
+ Tội thập ác: mưu phản, mưu đại nghịch, mưu chống đối, đại bất kính,
ác nghịch, bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, nội loạn, bất đạo.
+ Nhóm tội xâm phạm an toàn về tính mạng, sức khỏe và quyền lực của
nhà Vua.
+ Nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn chế độ xã hội
phong kiến.
+ Nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng, trật tự quản lý nhà nước phong
kiến.
+ Nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người.
• Chế định Hình phạt:
− Quan điểm về hình phạt: nhân trị và pháp trị.
− Các loại hình phạt:
+ Ngũ hình: Xuy, Trượng, Đồ, Lưu, Tử.
Tài liệu phục vụ giảng dạy môn học Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam
ThS. Lê Việt Tuấn – Giảng viên ĐH Luật Tp. HCM
8
+ Hình phạt khác: biếm tư, phạt tiền, tịch thu tài sản, thích chữ, bãi chức,
giáng chức, xung vợ con làm nô tỳ,…
• Các trường hợp miễn, giảm truy cứu trách nhiệm hình sự:
− Nguyên tắc chiếu cố: pháp luật sẽ áp dụng “đặc biệt ưu đãi” đối với đối
tượng gọi là Bát nghị (địa vị xã hội) và những người có tuổi tác, tàn tật hay
phụ nữ.
− Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền.
− Miễn, giảm trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp khác: phòng vệ
chính đáng, tình trạng khẩn cấp, tình huống bất ngờ, tình trạng bất khả
kháng, bị điên, khoan hồng đối với người tự thú.
2.2.3. Những quy định trong lĩnh vực pháp luật hôn nhân – gia đình
• Chế định kết hôn:
− Điều kiện kết hôn.
− Các trường hợp cấm kết hôn.
− Các bước kết hôn.
• Chấm dứt hôn nhân trong các trường hợp:
− Một trong hai người qua đời.
− Kết hôn rơi vào trường hợp cấm kết hôn pháp luật buộc phải “chia lìa”.
− Do lỗi của vợ hoặc chồng.
− Thuận tình ly hôn.
• Quan hệ nhân thân trong gia đình:
− Giữa vợ và chồng.
− Giữa cha mẹ và con cái.
− Giữa các thân thuộc khác.
Tài liệu phục vụ giảng dạy môn học Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam
ThS. Lê Việt Tuấn – Giảng viên ĐH Luật Tp. HCM
9
2.2.4. Những quy định trong lĩnh vực dân sự
• Quy định liên quan đến sở hữu:
− Các hình thức sở hữu ruộng đất.
− Những quy định về sử dụng và bảo vệ ruộng đất công.
− Những quy định bảo vệ ruộng đất tư và các loại về ruộng đất.
• Các loại hợp đồng về ruộng đất:
− Hợp đồng mua bán ruộng đất (khế ước đoạn mại và điển mại).
− Hợp đồng cầm cố, thế chấp ruộng đất.
− Hợp đồng thuê ruộng đất.
• Các quy định về thừa kế:
− Thừa kế theo di chúc.
− Thừa kế không có di chúc (thừa kế theo pháp luật).
2.2.5. Những quy định trong lĩnh vực pháp luật tố tụng
− Thẩm quyền, thời hạn và trình tự tố tụng của các cấp chính quyền địa
phương.
− Một số thủ tục tố tụng:
+ Thủ tục đơn kiện, đơn tố cáo.
+ Thủ tục tra khảo.
+ Thủ tục xử án.
+ Thủ tục bắt người.
+ Thủ tục giam giữ, thi hành án.
Nhận xét:
− Tính nhân văn:
+ Pháp luật bảo vệ quyền con người.
Tài liệu phục vụ giảng dạy môn học Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam
ThS. Lê Việt Tuấn – Giảng viên ĐH Luật Tp. HCM
10
+ Pháp luật bảo vệ lợi ích của thần dân trăm họ, bảo vệ lợi ích của cộng
đồng, trật tự trị an, phát triển sản xuất.
− Tính dân tộc:
+ Thể hiện ở phương pháp làm luật: những quy định của pháp luật không
giống, hoặc không có trong pháp luật phong kiến Trung Hoa, cụ thể:
Về hình thức.
Về nội dung.
+ Pháp luật phản ánh những điều kiện kinh tế – chính trị – xã hội Đại
Việt thế kỷ XV.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Unlock-Bai 5 Nha Le.pdf