Trung Quốc là một trong những nền văn minh lớn của phương Đông cổ đại, cũng
như Ai Cạp, Lưỡng Hà, ấn Độ, ở đây cũng có hai con sông lớn chảy qua đó là
sông Hoàng Hà ở phía Bắc và sông Trường Giang ở phía Nam. Lịch sử của Trung
Quốc cổ đại kéo dài gần 2000 năm. từ khoảng TK 21 TCN đến năm 221 TCN.
Trong thời gian đó, lãnh thổ của Trung Quốc từ lưu vực sông Hoàng Hà không
ngừng được mở rộng nhưng nhìn chung, nếu so với ngày nay thì còn rất hạn chế
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1834 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nhà nước Trung Quốc cổ đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhà nước Trung Quốc cổ đại
1. Quá trình hình thành nhà nước
Trung Quốc là một trong những nền văn minh lớn của phương Đông cổ đại, cũng
như Ai Cạp, Lưỡng Hà, ấn Độ, ở đây cũng có hai con sông lớn chảy qua đó là
sông Hoàng Hà ở phía Bắc và sông Trường Giang ở phía Nam. Lịch sử của Trung
Quốc cổ đại kéo dài gần 2000 năm. từ khoảng TK 21 TCN đến năm 221 TCN.
Trong thời gian đó, lãnh thổ của Trung Quốc từ lưu vực sông Hoàng Hà không
ngừng được mở rộng nhưng nhìn chung, nếu so với ngày nay thì còn rất hạn chế.
Vào khoảng TK 3 TCN, cư dân lưu vực sông Hoàng mới chuyển sang chế độ công
xã thị tộc phụ hệ. Theo truyền thuyết, ở đây có nhiều bộ lạc nổi tiếng như Hoàng
Đế, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ...Qua quá trình đấu tranh và liên hiệp giữa
các bộ lạc, cuối cùng hình thành một liên minh bộ lạc lớn mạnh do Đường Ngiêu,
Ngu Thuấn, Hạ Vũ lần lượt được bầu làm thủ lĩnh.
Trong thời kỳ này, kinh tế phát triển rõ rệt, nghề nông đã phát triển hơn trước
nhiều do các công trình thuỷ lợi được xây dựng lại thêm đất đai màu mỡ. Do vậy,
trong xã hội đã xuất hiện sự phân hoá tài sản và sự phân hoá xã hội diễn ra mạnh
hơn. Tầng lớp quý tộc thị tộc ngày càng chiếm nhiều ruộng đất của công xã.Dần
dần tầng lớp quý tộc thị tộc hình thành một giai cấp-quý tộc chủ nô. Đến thời Hạ,
số lượng nô lệ ngày càng nhiều lên với nguồn chính là tù binh chiến tranh. Nông
dân công xã vẫn là lực lượng xã hội đông đảo thời bấy giờ.
Khi Hạ Vũ chết, các quý tộc thân cận nhà Hạ trong liên minh bộ lạc đã ủng hộ con
của Vũ là Khải lên thay. Việc bầu thủ lĩnh đến đây là chấm dứt, việc cha truyền
con nối được coi là đương nhiên. Khi trở thành vua, Khải trở thành ông vua có
quyền hành rất lớn. Sự kiện này đánh dấu sự hình thành nhà nước ở Trung Quốc.
2. Sơ lược lịch sử các triều đại
Nhà Hạ (TK 21-16 TCN)
Nối chức thủ lĩnh của cha, Khải trở thành ông vua đầu tiên của Trung Quốc, phải
đương đầu với nhiều cuọc chống chọi. Trải qua mấy thế kỷ, Kiệt nổi lên là một
bạo chúa, áp bức bóc lột dân chúng thậm tệ, mâu thuẫn xã hội đã tới mức gay gắt.
Nhân đó, nhà Thương được thành lập, tấn công nhà Hạ, nhà Hạ diệt vong.
Nhà Thương (TK 16-TK12 TCN)
Sau khi nhà Hạ sụp đổ, nhà Thương chính thức được thành lập, đóng đô ở phía
Nam sông Hoàng Hà. Đến TK 14 thì dời đô sang đất Ân ở phía Bắc sông Hoàng.
Cũng từ đó, nhà Thương phồn thịnh trong một thời gian dài, về mọi mặt đều phát
triển hơn so với thời nhà Hạ, công cụ và đồ dùng bằng đồng thau tương đối phổ
biến. Việc trao đổi, mua bán cũng khá phát triển. Quan hệ nô lệ đã phát triển,
nhưng công việc chủ yếu vẫn chỉ là làm việc trong gia đình chủ mà thôi.
Trụ là ông vua cuối cùng của nhà Thương nổi tiếng tàn bạo trong lịch sử Trung
Quốc, dùng nhiều hình phạt để đàn áp nhân dân, gây chiến tranh với các bộ lạc
xung quanh...Nhân đó nhà Chu ở phía Tây (vốn là nước chư hầu của nhà Thương)
đã đem quân tấn công, nhà Thương diệt vong.
Triều đại Tây Chu ( TK 12-771 TCN)
Sau khi đem quân tiêu diệt nhà Thương, nhà Chu đóng đô ở Cảo Kinh (phía Tây
Tây An) nên gọi là Tây Chu.
Chính sách nổi bật trong triều đại này là chế độ phong hầu. Tất cả đất đai đều
thuộc sở hữu của vua Chu. Vua cắt đất, phân cho con cháu, thân thuộc, khi phong
đất kèm theo phong tước. Đến các chư hầu cũng phong cấp cho bề tôi của mình.
Chế độ phân phong đã tạo nên một hệ thống chính trị dựa trên đẳng cấp quý tộc
huyết thống, sử dụng hệ thống các nước chư hầu để cai trị trong nước và bành
trướng ra bên ngoài.
Triều đại Đông Chu (771-221 TCN)-thời kỳ Xuân Thu-Chiến Quốc
Năm 770 TCN, nhà Chu dời đô về Lạc Dương, phía Đông Trung Quốc nên gọi là
Đông Chu. Thời Đông Chu được chia thành hai thời kỳ là Xuân Thu (770-475
TCN) và Chiến Quốc ( 475-221 TCN). Thời kỳ này, nhà Chu ngày càng suy yếu
còn các nước chư hầu ngày càng lớn mạnh và diễn ra các cuộc đấu tranh giành
quyền bá chủ. Cuối TK 6 TCN, có 5 nước lớn là Tề, Tấn, Sở, Ngô, Việt (“Ngũ
bá”). Sang thời Chiến Quốc có 7 nước tranh bá là Tề, Sở, Yên, Hàn, Triều, Ngụy,
Tần (“Thất hùng”). Đây là thời kỳ chiến tranh liên miên, quy mô rộng lớn và vô
cùng ác liệt.
Một hiện tượng nổi bật là cải cách về mọi mặt, trong đó, nhà Tần năm 359 TCN là
cuộc cải cách nổi tiếng nhất và mang lại hiệu quả nhất. Qua các cuộc cải cách ở
nước Tần và các nước khác, cơ sở kinh tế và đặc quyền của tầng lớp quý tộc bị
phá vỡ, tầng lớp địa chủ mới ngày càng chiếm ưu thế. Đồng thời, qua cuộc cải
cách, nước Tần mạnh hẳn lên, đánh bại được 6 nước thống nhất Trung Quốc vào
năm 221 TCN. Từ đây, Trung Quốc bước sang thời kỳ phong kiến.
3. Tổ chức bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nươc Trung Quốc được xác lập và hoàn thiện từng bước. Thời Hạ-
Thương : bộ máy nhà nước còn đơn giản, mang đậm tàn dư của thị tộc. Thời Tây
Chu, bộ máy nhà nước được hoàn thiện về quy mô và cơ cấu tổ chức, tàn dư công
xã thị tộc phai nhạt dần. Sang thời Xuân Thu-Chiến Quốc, tổ chức bộ máy nhà
nước của các nước đã kế thừa và phát triển tổ chức của nhà Tây Chu.
Tổ chức bộ máy nhà nước :
- Đứng đầu nhà nước là Vua (còn gọi là Đế, Vương, Thiên Tử) : có quyền hành rất
lớn về mọi mặt, có quyền lực vô tận, quyết định các công việc trọng đại của đất
nước. Ý chí và lời nói của Vua đều gọi là pháp luật, Vua còn tự thần thánh hoá bản
thân.
- Bộ máy quan lại ở TƯ :
Hạ-Thương : mới chỉ có một số chức vụ quản lý các công việc như quản lý
chăn nuôi, quản lý xe,..dưới Vua có chức quan Vu có quyền hành lớn nhất, giúp
vua quản lý công việc triều đình,
Tây Chu : bộ máy quan lại triều đình đi vào quy củ. vua thiết lập Tam
Công gồm ba chức quan lớn theo thứ tự cao thấp : Thái sư, Thái phó, Thái bảo. Về
sau, bỏ Tam công và lập ra 6 chức quan cao cấp (lục khanh) là Thái Tể, Tư Đồ,
Tòng Bá, Tư Mã, Tư Khấu, Tư Không. Song song có thái sử liêu gồm: Tả sử, Hữu
sử
Chiến Quốc : xuất hiện chức quan cao cấp nhất trong bộ máy quan lại, tuỳ
nước có các tên gọi khác nhau như Lệnh doãn, Tướng quốc, Thừa tướng..Sau này
nhà Tần gọi Thừa tướng là Tể tướng.
- Bộ máy quan lại địa phương:
Cấp hành chính : thời Hạ-Thương, viên quan đứng đầu thường là tù
trưởng bộ lạc trứoc đó hay con cháu của của họ. Thời Tây Chu, do chính sách
phân phong nên thêm một cấp địa phương là các nước chư hầu. Thời Xuân Thu-
Chiến Quốc, do chiến tranh liên miên nên các nước chư hầu trở thành quốc gia độc
lập với nhà Chu vì thế bộ máy chính quyền địa phương chủ hầu trở thành bộ máy
chính quyền TƯ của một nước.
Cấp cơ sở : Thời Hạ-Thương, đơn vị hành chính cấp cơ sở là công xã nông
thôn do tộc trưởng đứng đầu, do công xã bầu ra. Thời Tây Chu, thôn trưởng vẫn
do công xã bầu ra nhưng phải được chính quyền cấp trên phê duyệt. Thời Xuân
Thu-Chiến Quốc : có những thay đổi quan trọng tuỳ từng nước.
Quân đội : rất chú trọng xây dựng. Ngoài quân đội của TƯ, địa phương,
các nước chư hầu cũng có lực lượng vũ trang riêng. Tuy TQ cổ đại bị chia thành
nhiều nước nhưng các nhà nước đó đều là nhà nước quân chủ chuyên chế dựa trên
cơ sở kinh tế, chính trị-xã hội:
Kinh tế : hầu hết ruộng đất đều thuộc sở hữu của nhà vua, công xã nông
thôn tồn tại bền vững và được quyền sở hữu thực tế ruộng đất của vua.
Chính trị-xã hội : hệ thống quan lại được hình thành, củng cố theo chế độ
tông pháp và chế độ cha truyền con nối. Hầu hết các chức vụ quan trọng trong bộ
máy nhà nước đều do họ hàng nhà Vua nắm giữ, phẩm tước cao hay thấp phụ
thuộc quan hệ gần hay xa. Do đó, đây là chế độ quan chue chuyên chế quý tộc
(chủ nô).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 118_3148.pdf