Hình thái kinh tế -xã hội ra đời trên sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ hay chế
độ công xã nguyên thuỷ. Đặc điểm chung của CĐPK là giai cấp địa chủ phong
kiến nắm quyền sở hữu phần lớn ruộng đất (gồm cả sở hữu tưnhân và sở hữu nhà
nước) và tiến hành bóc lột địa tô (dưới nhiều hình thức như tô lao dịch, tô sản
phẩm, tô tiền hay những hình thức kết hợp) đối với nông dân không có hay có ít
ruộng đất (dưới những hình thức và mức độ lệ thuộc khác nhau). Xã hội phân hoá
thành những giai cấp và đẳng cấp khác nhau. Hệ thống chính trị có thể là phân
quyền cát cứ hay tập quyền theo chính thể quân chủ.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1912 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nhà nước phong kiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN
Phong kiến là gì?
Hình thái kinh tế - xã hội ra đời trên sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ hay chế
độ công xã nguyên thuỷ. Đặc điểm chung của CĐPK là giai cấp địa chủ phong
kiến nắm quyền sở hữu phần lớn ruộng đất (gồm cả sở hữu tư nhân và sở hữu nhà
nước) và tiến hành bóc lột địa tô (dưới nhiều hình thức như tô lao dịch, tô sản
phẩm, tô tiền hay những hình thức kết hợp) đối với nông dân không có hay có ít
ruộng đất (dưới những hình thức và mức độ lệ thuộc khác nhau). Xã hội phân hoá
thành những giai cấp và đẳng cấp khác nhau. Hệ thống chính trị có thể là phân
quyền cát cứ hay tập quyền theo chính thể quân chủ. Cơ sở kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp dựa trên sản xuất nhỏ của nông dân, những giai đoạn cuối, kinh tế hàng
hoá phát triển mạnh dẫn đến sự ra đời của kết cấu kinh tế - xã hội tư bản chủ
nghĩa. Tuy nhiên, trong từng nước và từng khu vực, CĐPK mang những đặc điểm
riêng của những loại hình khác nhau. Vì vậy, trong những thập kỉ gần đây, các nhà
sử học và các nhà nghiên cứu có những quan niệm rất khác nhau về CĐPK và từ
đó, gây ra những cuộc tranh luận về những đặc điểm cũng như sự tồn tại của
CĐPK ở nhiều nước, nhất là ở phương Đông.
Kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan
hệ lãnh chúa - chư hầu, tình trạng cát cứ kéo dài, được coi là những đặc điểm của
CĐPK của nhiều nước Châu Âu. Nhưng ở phương Đông, CĐPK thuộc một loại
hình với những đặc điểm khác với Châu Âu. Ở đây, kinh tế lãnh địa và quan hệ
lãnh chúa - nông nô không phát triển, chế độ quân chủ tập quyền ra đời sớm và tồn
tại lâu dài, bên cạnh sở hữu tư nhân còn có sở hữu nhà nước về ruộng đất, kinh tế
địa chủ với quan hệ địa chủ - tá điền chiếm ưu thế, vv. Sự khác biệt nhiều đến mức
độ làm cho một số nhà sử học tỏ ý nghi ngờ hoặc phủ nhận sự tồn tại của CĐPK ở
phương Đông. Xt. Phương thức sản xuất Châu Á; Phương thức sản xuất phong
kiến.
Nhà nước phong kiến?
Một kiểu nhà nước trong lịch sử tương ứng với hình thái kinh tế - xã hội phong
kiến. Thông thường, NNPK được hình thành thay thế nhà nước chủ nô (chế độ
chiếm hữu nô lệ tan rã, người nô lệ được giải phóng thành người nông dân tự do).
Trong NNPK có 2 giai cấp cơ bản: giai cấp thống trị là giai cấp địa chủ và giai cấp
bị trị là giai cấp nông dân. Đứng đầu nhà nước là vua, chúa, nơi tập trung mọi
quyền lực nhà nước (cả lập pháp, hành pháp và tư pháp). Cơ sở kinh tế của NNPK
là nền sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp với lực lượng sản xuất lạc hậu. NNPK
Việt Nam bắt đầu được hình thành từ thế kỉ 10 và chấm dứt sau Cách mạng tháng
Tám 1945 ở Việt Nam.
Phương thức sản xuất phong kiến?
Phương thức sản xuất dựa trên chế độ sở hữu phong kiến về tư liệu sản xuất, chủ
yếu là ruộng đất và sự lệ thuộc về thân thể của người nông dân vào chúa phong
kiến. Nông dân canh tác trên ruộng đất của chúa phong kiến với công cụ thủ công,
trình độ kĩ thuật rất thấp, quy mô sản xuất nhỏ. PTSXPK ra đời do sự tan rã của
phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ, ở một số nước do sự tan rã của phương
thức sản xuất công xã nguyên thuỷ. Quy luật kinh tế cơ bản của PTSXPK là sản
xuất ra sản phẩm thặng dư cho chúa phong kiến bằng cách bóc lột người nông nô
dưới hình thức địa tô, chủ yếu là địa tô hiện vật. Tính độc lập tương đối của nông
dân làm cho sản xuất đạt được tiến bộ nhất định. Lực lượng sản xuất phát triển,
nông dân quan tâm hơn đến sản xuất, mức độ bóc lột của địa chủ có hạn chế hơn
và tiến bộ hơn so với mức độ bóc lột dưới chế độ nông nô. Phân công lao động xã
hội cũng được phát triển hơn. Ở phương Tây, PTSXPK ra đời vào khoảng thế kỉ 5,
tồn tại đến thế kỉ 17 - 18 cho đến khi cách mạng tư sản thắng lợi. Ở Việt Nam,
trong thời kì Bắc thuộc (179 tCn. - 938), một số trang trại phong kiến đã ra đời
dưới sự tác động trực tiếp của nền đô hộ của phong kiến Trung Quốc. PTSXPK
Việt Nam tồn tại từ thế kỉ 10 đến 19 qua ba giai đoạn: giai đoạn hình thành và xác
lập (thế kỉ 10 - 15); giai đoạn phát triển (thế kỉ 15 - đầu 18); giai đoạn suy yếu
(đầu thế kỉ 18 - giữa 19). Thời kì thực dân Pháp đô hộ Việt Nam (1858 - 1945),
nền kinh tế Việt Nam trở thành nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến, quan hệ sản
xuất phong kiến vẫn được duy trì và tồn tại một cách phổ biến. Cuộc Cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân thắng lợi chấm dứt PTSXPK ở Việt Nam.
Phong kiến là phong tước, kiến địa
Về mặt thuật ngữ, chế độ phong kiến (phong tước, kiến địa) là một từ gốc Hán-
Việt: , xuất phát từ hệ tư tưởng chính trị thời Tây Chu, Trung Quốc. Vào thời
này, vua Chu ra chế độ đem đất đai phong cho bà con để kiến lập các nước chư
hầu gọi là "phong kiến thân thích". Do chế độ này giống chế độ phong đất cho bồi
thần ở Châu Âu nên người ta đã dùng chữ "phong kiến" để dịch chữ féodalité từ
tiếng Pháp. Tuy vậy cả hai chữ này chỉ mới phản ánh hình thức phân phong đất đai
chứ chưa phản ánh bản chất của chế độ đó. Trong các ngôn ngữ châu Âu, féodalité
bắt nguồn từ chữ feod trong tiếng Latinh nghĩa là "lãnh địa cha truyền con nối".
Các đặc điểm chủ yếu của chế độ phong kiến?
Giai cấp địa chủ phong kiến nắm quyền sở hữu phần lớn ruộng đất (gồm cả
sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước) và tiến hành bóc lột địa tô (dưới nhiều hình
thức: tô lao dịch, tô sản phẩm, tô tiền hay những hình thức kết hợp) đối với nông
dân không có hay có ít ruộng đất (dưới những hình thức và mức độ lệ thuộc khác
nhau).
Xã hội phân hoá thành những giai cấp và đẳng cấp khác nhau.
Hệ thống chính trị có thể là phân quyền cát cứ hay tập quyền theo chính thể
quân chủ.
Cơ sở kinh tế chủ yếu là nông nghiệp dựa trên sản xuất nhỏ của nông dân.
Phong kiến phản ánh hình thức truyền nối và chiếm hữu đất đai của chế độ quân
chủ thời xưa, trong thời quân chủ chuyên chế. Trong nhiều trường hợp, những thời
kỳ quân chủ trước kia cũng được gọi là thời kỳ phong kiến. Tuy nhiên, trong thời
hiện tại, thể chế về chế độ quân chủ thời nay là chế độ quân chủ lập hiến, cho nên
phong kiến chỉ phản ánh một giai đoạn, một thời kỳ của chế độ quân chủ.
Phong kiến Phương Đông và Phương Tây
Trong từng nước và từng khu vực, chế độ phong kiến mang những đặc điểm riêng
của những loại hình khác nhau. Do đó trong vài thập kỷ gần đây, các nhà sử học
và các nhà nghiên cứu có những quan niệm rất khác nhau về chế độ phong kiến.
Chính vì vậy, đã có những cuộc tranh luận về những đặc điểm cũng như sự tồn tại
của chế độ phong kiến ở nhiều nước, nhất là ở phương Đông.
Tại phương Tây (châu Âu), đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến là kinh
tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ
lãnh chúa - chư hầu, tình trạng cát cứ kéo dài.
Tại phương Đông, kinh tế lãnh địa và quan hệ lãnh chúa - nông nô không
phát triển, chế độ quân chủ tập quyền ra đời sớm và tồn tại lâu dài, bên cạnh sở
hữu tư nhân còn có sở hữu nhà nước về ruộng đất, kinh tế địa chủ với quan hệ địa
chủ - tá điền chiếm ưu thế.
Sự khác biệt giữa phương Tây và phương Đông nhiều đến mức độ làm cho một số
nhà sử học tỏ ý nghi ngờ hoặc phủ nhận sự tồn tại của chế độ phong kiến ở
phương Đông[1].
Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê, phong kiến của phương Đông
và "féodalité" của phương Tây thực chất không giống nhau[2]:
Thời Trung cổ, ở phương Tây (như Pháp chẳng hạn) cũng có chế độ féodalité mà
ta dịch là phong kiến, nhưng sự thực thì féodalité khác phong kiến Trung Hoa.
Thời đó vua chúa của phương Tây suy nhược, các rợ (như Normand, Germain,
Visigoth) ở chung quanh thường xâm lấn, cướp phá các thành thị, đôi khi cả kinh
đô nữa, rồi rút lui. Các gia đình công hầu thấy sống ở kinh đô không yên ổn, triều
đình không che chở được cho mình, phải dắt díu nhau về điền trang của họ, xây
dựng những đồn luỹ kiên cố, chung quanh có hào; họ đúc khí giới, tuyển quân lính
để chống cự với giặc. Nông dân ở chung quanh đem ruộng đất tặng lãnh chúa
hoặc sung vào quân đội của lãnh chúa để được lãnh chúa che chở. Do đó mà một
số lãnh chúa khá mạnh, đất rộng, quân đông, họ hợp lực nhau đem quân cứu triều
đình, được phong tước cao hơn, có khi lấn áp nhà vua nữa, và sau triều đình phải
tốn công dẹp họ để thống nhất quốc gia. Nguyên nhân thành lập chế độ phong
kiến ở Đông và Tây khác nhau như vậy nên không thể so sánh với nhau được.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 96_6273.pdf