1. Địa lý -kinh tế-xã hội
1.1 Địa lý –kinh tế : nền kinh tế sớm có nhiều thành phần
-Nằm trên bán đảo Ban-can ở phía Nam châu Âu, thuận lợi cho việc thương mại,
buôn bán, họ có thể vượt qua Địa Trung Hải tới Cận Đônglà Bắc Phi, phía Bắc là
Bắc Âu, phía Tây là Tây Âu và Đại Tây Dương, có nhiều thuận lợi cho giao lưu
hàng hoá, thương nghiệp, nhiều hải cảng tốt
-Sản phẩm : lúa mì, lúa đại mạch, nho(nấu rượu), ôliu (lấy dầu); nghề thủ công,
chế tạo vũ khí, công cụ sản xuất cũng rất phát triển
-Công thương nghiệp : chưa có máy móc nhưng nền kinh tế vận hành theo cơ chế
hàng hoá thị trường, có chủ nô có trong tay hàng ngàn nô lệ, nền kinh tế thị trường
La Mã rất phát triển (tương đối giống CNTB thời kỳ cận đại) à khác hoàn toàn
châu á
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1886 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nhà nước Hy Lạp - La Mã thời cổ đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhà nước Hy Lạp - La Mã thời cổ đại
1. Địa lý - kinh tế-xã hội
1.1 Địa lý – kinh tế : nền kinh tế sớm có nhiều thành phần
- Nằm trên bán đảo Ban-can ở phía Nam châu Âu, thuận lợi cho việc thương mại,
buôn bán, họ có thể vượt qua Địa Trung Hải tới Cận Đông là Bắc Phi, phía Bắc là
Bắc Âu, phía Tây là Tây Âu và Đại Tây Dương, có nhiều thuận lợi cho giao lưu
hàng hoá, thương nghiệp, nhiều hải cảng tốt
- Sản phẩm : lúa mì, lúa đại mạch, nho(nấu rượu), ôliu (lấy dầu); nghề thủ công,
chế tạo vũ khí, công cụ sản xuất cũng rất phát triển
- Công thương nghiệp : chưa có máy móc nhưng nền kinh tế vận hành theo cơ chế
hàng hoá thị trường, có chủ nô có trong tay hàng ngàn nô lệ, nền kinh tế thị trường
La Mã rất phát triển (tương đối giống CNTB thời kỳ cận đại) à khác hoàn toàn
châu á
1.2 Xã hội
- TK 8 TCN, Hy Lạp bước vào thời kỳ XH có giai cấp tan rã một cách triệt để, tư
hữu phát riển mạnh, nó quyết định cách thức phát triển của xã hội
- XH có 3 giai cấp : chủ nô, nông dân-thị dân, nô lệ
Bảo thủ, phản động, tư tưởng chính trị : quân chủ
- khác với ở châu á, đây không phải tầng lớp lao động chính trong xã hội, là giai
cấp có địa vị chính trị, là công dân của Hy Lạp-La Mã, họp lại những cơ quan gọi
là Đại hội công dân, lag cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước.
- Xu hướng : theo nền cộng hoà
(*) Nô lệ giống châu á : không được xem là con người, lao động khổ sai, không
được hưởng thành quả lao động
2. Lịch sử Hy Lạp – La Mã
2.1 Lịch sử cổ đại Hy Lạp
Vào TK 8 TCN, nhiều thành bang, có 2 hình thúc nhà nước tồn tại là nhà nước
cộng hoà quý tộc chủ nô Spac và cộng hoà dân chủ chủ nô Aten.
Kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển rất rực rỡ nhất là vào khoảng TK 5 TCN.
Đến TK 2 TCN : Hy Lạp bị sụp đổ dưới sự xâm lược của đế quốc La Mã.
2.2 Lịch sử cổ đại La Mã
TK 6 TCN, trên bán đảo Italia, hình thành nhiều QG của nhiều tộc người khác
nhau.
Người Latin (bao gồm La Mã) đã dựng nước ở miền trung nước Italia, TK 6 TCN,
người Latin xây dựng thành Rome ở bên bờ sông Typơrơ.
Sự phát triển của đế quốc La Mã gắn liền với những cuộc chiến tranh xâm lược,
mở rộng lãnh thổ, xây dựng một đế quốc La Mã rộng lớn nhất thời kỳ cổ đại. Đế
quốc La Mã chinh phục toàn bộ bán đảo Italia, Nam Âu, xâm lược toàn bộ Bắc
Âu, Tây Âu (tức là toàn bộ nước Anh bây giờ), qua Địa Trung Hải xâm lược toàn
bộ Lưỡng Hà, toàn bộ Bắc Phi, TK 2 TCN là thời kỳ hưng thịnh của đế quốc La
Mã, biên giới phía Nam kéo dài xuống tận sa mạc Sahara.
TK 5 SCN, đế quốc La Mã sụp đổ, chế độ nô lệ La Mã kết thúc cũng tức là kết
thúc thời kỳ cổ đại.
3. Nhà nước cộng hoà quý tộc chủ nô Spác
3.1 Sự ra đời của nhà nước
Quá trình ra đời NN Spac đồng hành cùng quá trình xâm lược và thiết lập ách
thông trị của người Đô-riêng ở Spac.
Vào TK 12-11 TCN, người Đô-riêng tràn vào xâm lược vùng đất của ngươid
Akêăng. Cả hai tộc người này đều đang ở trạng thái công xã nguyên thuỷ đang tan
rã, Vào TK 9 TCN, người Đô-riêng xây dựng thành Spac. Trong quá trình xâm
chiếm, ở thành Spac dần dần hình thành mầm mống của XH có giai cấp và NN.
Đến TK 8-7 TCN, người Đô-riêng tiếp tục xâm lược vùng đất bên cạnh của người
Ilốt biến cư dân ở đây thành nô lệ tập thể. Sau cuộc xâm chiếm đó, quan hệ nô lệ
được xuất hiện trọn vẹn. Sự phân chia giai cấp được xác lập vững chắc với việc
phân chia cư dân thành ba giai cấp khác nhau là người Spac (thống trị), người Ilốt
(nô lệ) và người Piriecơ (thợ thủ công).
Ngăn chặn không cho tầng lớp công thương nghiệp (người Pirieccơ) giàu lên, phát
triển thế lực, NN Spac đã thi hành chính sách hạn chế công thương nghiệp. Thành
bang Spac là quốc gia nông nghiệp.
3.2 Tổ chức bộ máy nhà nước cộng hoà quý tộc chủ nô Spac
- Đứng đầu là Hai Vua (tàn dư của chế độ công xã thị tộc-đứng đầu là hai thủ
lĩnh), là thành viên trong hội đồng trưởng lão, vừa là thủ lĩnh QS, vừa là tăng lữ tối
cao, vừa là người xử án. Tuy nhiêm, khác với những ông vua chuyên chính của
phương Đông, quyền lực Hai vua không lớn lắm.
- Hội đồng trưởng lão gồm 28 vị trưởng lão và hai vua. Trưởng lão là người có đọ
tuổi từ 60 tuổi trở lên được chọn từ đội ngũ những quý tộc danh vọng, có vai trò
quan trọng trong bộ máy NN, có quyền quyết định những vấn đề liên quan đến vận
mệnh đất nước.
- Hội nghị công dân, về hình thúc là CQ quyền lực cao nhất, mọi người Spac trên
30 tuổi đều có thể tham gia hội nghị công dân. Mọi người thông qua hay phản đối
những vấn đề trong hội nghị bằng những tiếng thét chứ không được thảo luạn gì.
Khi biểu quyết những vấn đề quan trọng những người dự hội nghị chia thành hai
hàng, qua đó biết được tỷ lệ số người đồng ý hay phản đối. Tuy nhiên, hội nghị
công dân thường chỉ mang tính hình thức vì dễ xảy ra tiêu cực lại không được họp
thường xuyên mà phải tuỳ theo quyết định của Hai Vua.
- Về sau, do mâu thuẫn giữa hội đồng trưởng lão và hội nghị công dân ngày một
gay gắt nên một CQ có quyền hạn rất lớn được thành lập đó là Hội đồng 5 quan
giám sát-là đại biểu của tập đoàn quý tộc bảo thủ nhất, có quyền hành rất lớn như
giám sát vua, giám sát hội đòng trưởng lão...Thực chất, nó là CQ lãnh đạo tối cao
xủa NN nhằm tập trung quyền lực vào tay tầng lớp quý tộc chủ nô.
- NN Spac đặc biệt chú trọng quân đôị. Lục quân Spac là đội quân thiện chiến.
Mọi ngưòi trong toàn đất nước đều chú ý phát triển quân đội, các bé trai được
huấn luyện từ năm 7 tuổi để trở thành chiến sĩ dũng cảm, nhanh nhẹn..đến năm 20
tuổi được mặc quân phục và đến năm 60 tuổi mới được cởi bỏ bộ quần áo lính.
Trong quá trình phát triển của lịch sử Hy Lạp cổ đại, NN Spac là dinh luỹ của thế
lực chủ nô phản động nhất, chống lại những thành bang theo chính thể CH dân chủ
chủ nô. Quyền lực NN tập trung tối đa vào tay tập đoành quý tộc chủ nô và quyền
dân chủ của những người tự do bị hạn chế tới mức tối thiểu. Bởi vậy, NN Spac là
NN CH quý tộc chủ nô điển hình nhất.
4. Nhà nước cộng hoà dân chủ chủ nô Aten
4.1 Quá trình Aten chuyển sang chính thể cộng hoà
Cũng như nhiều vùng khác ở Hy Lạp, đến khoảng TK 8 - TK 6 TCN, Aten bắt đầu
bước vào xã hội có giai cấp và có nhà nước.
ở Aten, công thương nghiệp phát triển rất sớm với tốc độ rất nhanh, bên cạnh tầng
lớp quý tộc chủ nô, tầng lớp chủ nô mới (chủ nô công thương) xuất hiện rất sớm,
tăng nhanh về số lượng và mạnh về kinh tế, họ giữ vai trò quan trọng trong quá
trinhg hình thành và phát triển chính thể cộng hoà dân chủ chủ nô Aten sau này.
Quá trình chuyển biến sang chính thể cộng hoà được chuyển biến và đấu tranh
bằng nhiều hình thức như bạo lực, cải cách giữa một bên là chủ nô nông nghiệp
(chủ nô cũ) và một bên là chủ nô công thương (chủ nô mới) để thiết lập nền cộng
hoà, chủ yếu chuyển biến bằng cải cách với những cuộc cải cách lớn như cải cách
Xôlông, cải cách Clixten, cải cách Pêriclet. Các cuộc cải cách đều theo hướng có
lợi cho chủ nô công thương, hạn chế quyền lực chính trị của chủ nô nông nghiệp
và tăng cường thế lực kinh tế, chính trị của chủ nô công thương và bình dân.
Qua các cuộc cải cách đã hình thành các đặc trưng cơ bản của nhà nước :
- Chia dân cư theo khu vực hành chính để cai trị.
- Cơ quan quyền lực công cộng : Đại hội công dân, hội đồng 500
Chủ nô công thương và bình dân thắng triệt để hình thành chính thể cộng hoà dân
chủ chủ nô Aten.
4.2. Cấu trúc bộ máy nhà nước
5. Nhà nước La Mã
5.1. Quá trình hình thành và phát triển nhà nước La Mã
Bán đảo Italia vươn ra Địa Trung Hải có nhiều đồng bằng rộng và đất đai màu mỡ,
lag nơi gặp gỡ của những luông văn minh Đông và Tây Địa Trung Hải. Trước khi
La Mã chiếm toàn bộ Italia, ở đây coa 3 tộc người sinh sông, người Hy Lạp ở phía
Nam, người Êtơrutxcơ ở phía Bắc và người Latin ở phía trung. Người Latinn cho
xây dựng thành La Mã nên họ được gọi là người La Mã.
Quá trình hình thành NN La Mã là kết quả của cảc hai yếu tố : sự phân hoá XH,
phân hoá giai cấp ở tộc người Latin và tộc người Êtơrutxcơ và cuộc đấu tranh của
người Latin chống lại sự xâm lược của người Êtơrutxcơ. Xã hội người La Mã thời
kỳ này vẫn là chế độ quân sự bộ lạc, sau đó, XH dần bị phân hoá thành quý tộc
chủ nô, nô lệ, bình dân.
XH từng bước chuyển sang XH có giai cấp và nhà nước xuất hiện.
5.2 Tổ chức bộ máy NN La Mã (chính thể CH quý tộc sau đó chuyển sang
chính thể quân chủ chuyên chế chủ nô)
Cơ cấu nhà nước La Mã được hình thành trong mấy thế kỷ, đến TK 3 TCN mới
được hoàn chỉnh.
Chính thể CH quý tộc ở La Mã có những đặc điểm là ở TƯ các cơ quan chuyên
chính gồm : Nghị viện (viện nguyên lão), Đại hội nhân dân và các cơ quan chấp
chính.Nó thể hiện sâu sắc tính chất quý tộc của nhà nước La Mã. Đó là chính thể
CH quý tộc.
Nghị viện (viện nguyên lão) gồm 300 người và chỉ những người giàu có mới được
bầu vào nghị viện. Nghị viện là chính phủ, là cơ quan hành chính cấp cao nhất.
Mặc dù không có quyền lập pháp nhưng nghị viện có quyền soạn thảo tất cả các
dự thảo luật và nếu như nghị viện không đông ý thì đại hội nhân dân không thể
thông qua được luật hoặc bầu ra những quan chấp chính.
Đại hội công dân gồm có đại hội xăng-tu-ri và đại hội nhân dân.
Đại hội xăng-tu-ri là đại hội theo đơn vị quân đội của các đẳng cấp, có quyền hàn
lớn, giải quyết các vấn đề về chiến tranh, hoà bình, bầu ra các quan chức cao cấp
của NN.
Đại hội nhân dân là cơ quan lập pháp, mọi công dân đều có quyền tham gia đại hội
để giải quyết các vấn đề như những vấn đề liên quan đến lãnh thổ, các vấn đề liên
quan tới hôn nhân, gia đình, thừa kế và việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo.
Đại hội nhân dân là đại hội chỉ mang tính hình thức, các chức vụ đều không có
lương và phải bỏ nhiều tiền để chiêu đãi, vì vậy, người nghèo khồn có điều kiện
vào những chức vụ trong bộ máy nhà nước.
Cơ quan chấp hành và điều hành những công việc hằng ngày là các cơ quan chấp
chính do đại hội nhân dân bầu ra.
Cùng với những thay đổi trong xã hội chiếm hữu nô lệ, các nhà nước chiếm hữu
nô lệ có chính thể cộng hoà từng bước chuyển dần sang chính thể quân chủ.
Quyền lực nhà nước chủ yếu tập trung vào tay các vua (hoàng đế), được truyền từ
đời này sang đời khác theo nguyên tắc cha truyền con nối để bảo vệ lợi ích cho
một số những chủ nô giàu có trong xã hội.
Nền cộng hoà quý tộc chủ nô bị xoá bỏ vĩnh viễn khi Oc-ta-vit lên nắm quyền, là
viên tướng nắm quyền chỉ huy tối cao quân đội với danh hiệu hoàng đế, có toàn
quyền quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước, hầu hết những cơ quan nhà
nước của chính thể cộng hoà bị giải tán. Chính thể quân chủ chuyên chế vừa là sản
phẩm của thời kỳ suy vong và sụp đổ của chế độ chiếm hữu nô lệ, vừa là công cụ
thống trị của giai cấp chủ nô của đế quốc La Mã. Đến TK 5, đế quốc La Mã bị
phong kiến hoá.
La Mã xây dựng bộ máy nhà nước theo chính thể cộng hoà quý tộc đã bắt đầu có
sựu phân chia và giám sát quyền lực. Thiết chế chính trị của La Mã đã đặt nền
móng cho chiều hướng phát triển của nền văn minh cận hiện đại của châu Âu.
Nguyên nhân của sự tan rã, suy vong của đế quốc La Mã :
- Quá rộng lớn
- QHSX PK đã được hình thành
- Người Giec-manh đã tràn vào xâm lược La Mã.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 123_6543.pdf