Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian xứNghệNinh Viết Giao

-Hát phường vải: ỞNghệTĩnh có nhiều loại hát ví, trong đó có hát phường

vải là đặc sắc hơn cả. Cuốn "Hát phường vải" của PGS Ninh Viết Giao xuất bản

năm 1961 (Nxb Văn học Hà Nội) là một công trình nghiên cứu, sưu tập vềloại

hình dân ca này một cách hoàn chỉnh.

Sách có 2 phần:

+ Tiểu luận vềhát phường vải

+ Sưu tập các câu hát phường vải

Trong phần thứnhất, tác giảlý giải vì sao phường vải lại có hát ví sôi nổi,

dựng lạithủtục một cuộc hát phường vải, giới thiệu các nghệnhân xuất sắc vềhát

phường vải. Bản chất hát phường vải là hát giao duyên nam nữ. Khi các nho sĩ

tham gia vào thì hát phường vải được nâng lên vềchất lượng.

Trong phần thứhai, tác giảđã sưu tập được hàng ngàn câu hát tiêu biểu.

Giáo sư Đặng Thai Mai đánh giá đây là một công trình nghiên cứu nghiêm túc.

-Kho tàng truyện kểdân gian xứNghệ: Một bộsách bềthếcủa ba tác giảlà Ninh

Viết Giao, Trần Hữu Thung và Thái Kim Đỉnh với sựcộng tác của Đặng Quang

Liễu, Nguyễn Nghĩa Nguyên, do Ninh Viết Giao chủbiên (Nxb NghệAn, 1993,

1994, 1995)

pdf12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian xứNghệNinh Viết Giao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian xứ Nghệ Ninh Viết Giao Phó Giáo sư Ninh Viết Giao sinh năm 1933 tại làng Đông Thôn, xã Hoằng Xuyên, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông là một trong những nhà nghiên cứu Folklore hàng đầu của xứ Nghệ, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Nghệ An. Phó Giáo sư Ninh Viết Giao sinh năm 1933 tại làng Đông Thôn, xã Hoằng Xuyên, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông là một trong những nhà nghiên cứu Folklore hàng đầu của xứ Nghệ, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Nghệ An. 1. Con mắt xanh Ông nhớ lại: “Một đêm, 5-7 bạn cùng lớp, cùng quê Hoằng Hóa, Hậu Lộc, trọ tại một nhà gần phố Đu để viết đơn xin thi vào Dự bị đại học, nằm trao đổi với nhau nên thi vào ban nào: Khoa học xã hội (KHXH) hay khoa học tự nhiên (KHTN). Các bạn ấy: Nhân, Nhạ, Thiều, Đại, Chiêu và Bảo đều thi vào KHTN. Tưởng tôi cũng thi vào KHTN vì hai năm lớp 8 và lớp 9 (hồi đó cấp 3 chỉ có hai năm), tôi học vào loại giỏi nhất nhì lớp về KHTN nhưng tôi lại xin vào ban KHXH. Một bạn hỏi: - Tại sao cậu lại thi vào KHXH? - Vào ban KHTN sau này khó có điều kiện phát triển lên; khám phá được một định lý về hình học, một quy tắc về số học hay một phát hiện về vật lý học, hóa học,... khó lắm. Còn KHXH tất cả các môn đối với nước ta đang còn là cái rừng hoang. - Cậu muốn trở thành nhân tài? - Đã mang tiếng ở trong trời đất/Phải có danh gì với núi sông (Nguyễn Công Trứ). Không lập nghiệp về võ thì phải lập nghiệp về văn chứ! Tôi trả lời đùa với các bạn như vậy!”1. Đó là câu chuyện xảy ra năm 1953. Tháng 9 năm ấy, ông thi đậu vào ban KHXH và “coi đó là bước ngoặt trong cuộc đời”2. Như vậy là anh thanh niên Ninh Viết Giao lúc 20 tuổi đã có “con mắt xanh” khi bước vào đời, biết tìm lối đi hợp với hoàn cảnh của mình. Từ lối đi đó, sau khi học xong Đại học Sư phạm Văn khoa năm 1956, ông được phân về dạy văn ở trường cấp 3 Huỳnh Trúc Kháng, Nghệ An. Trước khi về, ông có gặp Giáo sư Trương Tửu và hỏi ý kiến của thầy. Thầy bảo: “Anh có năng khiếu và chịu khó, nếu ở lại Hà Nội thì đi vào lãnh vực nghiên cứu văn học hiện đại, bây giờ về địa phương thì nên đi vào văn học dân gian”3. Được lời chỉ giáo sáng suốt đó, ông đã về xứ Nghệ hiến trọn cuộc đời mình cho nghề dạy học và sưu tầm, nghiên cứu văn học và văn hóa dân gian. 2. Vốn kiến thức dồi dào Ông có cái duyên may là được học với những giáo sư lỗi lạc nhất nước: Thầy Trần Văn Giàu, Trần Đức Thảo, Cao Xuân Huy về triết học; thầy Hoàng Mạnh Tường và Hoàng Xuân Nhị về văn học phương Tây; thầy Đào Duy Anh về lịch sử; thầy Tôn Thất Chiêm Tế về địa lý; thầy Đặng Xuân Thiều về chính trị; thầy Trương Tửu, Đặng Thai Mai về văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Vận vào trường hợp Ninh Viết Giao thật đúng. “Bây giờ đã 70 tuổi, nhìn lại cuộc đời, sở dĩ trưởng thành và có đôi chút đóng góp cho cuộc sống, tôi rất cảm ơn các thầy, cảm ơn Đảng và Nhà nước đã mở lớp Dự bị đại học ấy. Đó là lớp giáo dục toàn diện kiến thức về KHXH cho tôi và các bạn tôi. Muốn trở thành một người nghiên cứu một môn hay phân môn nào đó của KHXH, phải có kiến thức bề rộng về tất cả các môn một cách cơ bản thuộc về KHXH. Đành rằng ra đời sẽ tự học, bồi dưỡng thêm, song những ngày học ở Dự bị đại học, tôi đã được các thầy trang bị cho cái kiến thức, cái gia tài kiến thức, mà không có nó, chúng tôi khó mà thành đạt”4. Sau này, khi đã có công trình xuất bản, ông vẫn không ngừng học thêm. “Có học và có đọc thêm mới xử lý được những tư liệu mình đã sưu tầm, nên tôi lao vào đọc và học những sách vở cơ bản như giáo trình về dân tộc học, khảo cổ học, xã hội học, địa lý học,... những sách nói về kiến trúc, về tôn giáo, về phong tục tập quán, nhất là về văn hóa”. Ông đã có suy nghĩ đầy trách nhiệm của người cầm bút: “Tôi nghĩ rằng, dù ở một địa phương, song bài mình viết ra, sách mình viết ra bao giờ cũng đến tầm quốc gia, cũng phải nghĩ đến độc giả là những người có trình độ trên mình, hoặc ngang mình nên không thể coi thường được”. Chính nhờ từ buổi đầu có một vốn kiến thức phong phú nên ông có thể đi xa trong nghiên cứu, phát hiện ra nhiều vấn đề làm người đọc ngạc nhiên. Ví dụ, đi qua “mả ăn mày”, ông thấy đó là “một hiện tượng văn hóa”5. 3. Một phương pháp làm việc khoa học Để có tư liệu nghiên cứu, ông phải bỏ tiền túi ra trang bị cho mình một tủ sách cá nhân. “Khi về dạy cấp 3 Huỳnh Trúc Kháng, tôi chỉ có mấy bộ quần áo cũ với hai bồ sách. Đúng là hai bồ hẳn hoi với vài trăm cuốn sách. Bây giờ sau mấy chục năm phấn đấu, sau thư viện Nghệ An, tủ sách thứ hai phong phú về các mặt tư liệu KHXH và các tạp chí (cũng về mặt KHXH) là tủ sách của tôi”6. Nhiều năm nay, sinh viên trong nước và một số nhà nghiên cứu sinh nước ngoài như Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Pháp,... thường xuyên tìm đến thư viện của ông để tìm tư liệu cho đề tài của mình. Để sưu tầm tư liệu trong dân gian, ông vận dụng lực lượng học sinh. Ban đầu tư liệu là câu đố, rồi sau mở rộng ra tất cả gia tài văn học dân gian xứ Nghệ. Ông ra các bài tập cho học sinh: “Hãy kể lại một truyện cổ tích (hay thần thoại) ở vùng quê đồng chí (chưa được công bố trên sách báo); “Hãy ghi lại một số bài văn, thơ cách mạng hoặc trào phúng do các ông đồ xứ Nghệ làm ra trước năm 1945, được lưu hành ở vùng quê đồng chí”. Ngoài ra, ông còn say mê đi điền dã ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh khi có điều kiện, nhất là bốn năm được tỉnh cho phép chuyên đi sưu tầm văn học dân gian (1966 - 1970). Đây là hình ảnh nhà nghiên cứu Folklore trên những nẻo đường xứ Nghệ: “Một ít tiền và tem phiếu tùy thân, với lòng hăm hở bấy lâu, trong mưa bom, bão đạn, trong nắng dãi mưa dầm, tôi đạp chiếc xe đạp cà tàng, trên pooc - ba - ga có cái ba lô, trong đựng ít bộ quần áo cùng với giấy bút, mang theo cái giấy giới thiệu của Tỉnh ủy, tôi đi hết xã này qua xã khác”7. Và đây là cảnh sưu tầm văn học dân gian: “Trong một căn nhà tối om, chỉ le lói ánh sáng của chiếc đèn phòng không, bên cạnh hầm trú ẩn, ngoài sân trục lúa, rồi có khi trên chiếu rượu, thậm chí cả bên mấy luống khoai hay tại một cuộc họp, chỗ nào có người đọc cho ghi một bài vè, một bài ca dao, một câu hát ví, một bài phú, một bài thơ,... là tôi tìm đến và xin các cụ, các mẹ đọc cho tôi ghi. Thế là nhớ cái gì, các cụ đọc cho tôi ghi cái ấy, thấy hay hay, các cụ, các mẹ ở nhà bên cũng lần sang, trước thì nghe và góp ý, sau cũng hòa vào không khí mà tôi đang khai thác, sưu tầm. Và khi các cụ, các mẹ đã hòa vào, đã hứng lên thì không chỉ đọc mà còn hát nữa, hát cho tôi ghi, hát cho tôi thấy tất cả không khí của một buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian. Khi mà các cụ, các mẹ hát mới trẻ trung làm sao; hình như các cụ các mẹ đang sống lại cái thuở con trai, con gái bao đêm hát ví phường vải, ví phường nón rạo rực ân tình với bao kỷ niệm sâu sắc. Nhờ cuộc đi điền dã dài ngày đó mà tôi biết bao sông núi, bao đền chùa, miếu mạo đều có in dấu ấn lịch sử, dấu ấn văn hóa. Tôi cũng biết bao nơi chôn rau cắt rốn của các nhân vật lịch sử, các danh nhân văn hóa, các nhà khoa bảng, các nghệ nhân, các làng nghề thủ công truyền thống, nhất là các ông đồ xứ Nghệ, các tri thức bình dân hay làm thơ, làm phú”8. Từ đó, ông giác ngộ ra một điều rất quan trọng “Ấy là một người sưu tầm văn học dân gian ở một địa phương muốn đi xa, đi dài thì phải nhanh chóng trở thành một nhà địa phương học”9. Nhờ đi điền dã, từ việc nghiên cứu văn học dân gian, ông mở rộng phạm vi nghiên cứu về văn hóa dân gian. Do vậy, bên cạnh những tác phẩm “Câu đố Việt Nam", “Hát phường vải”, “Thơ văn Xô Viết Nghệ Tĩnh”, “Thơ văn nhà nho xứ Nghệ”,... còn có “Nghề, làng nghề thủ công truyền thống Nghệ An”, “Tục thờ thần thần tích Nghệ An”, “Văn hóa ẩm thực dân gian xứ Nghệ” và hàng loạt sách Địa chí các huyện. 4. Chung thủy với con đường đã lựa chọn Nhìn lại 50 năm cầm bút của PGS Ninh Viết Giao, ta thấy ông trước sau thủy chung với văn học và văn hóa dân gian. Thỉnh thoảng ông có viết một vài hồi ký về các chiến sỹ cách mạng hay một vài cuốn sách về văn học hiện đại nhưng đó chỉ là phần phụ. Ông đã làm đúng nguyên tắc nghiên cứu là: Trong khoa học, phải biết hạn chế trong một phạm vi nhất định mới có thể đào sâu, khám phá về đối tượng. Ông đã gặp không ít khó khăn như về tư liệu, về cuộc sống gian khổ thời bao cấp, thời chống Mỹ cứu nước và nhất là "những lời eo sèo đàm tiếu sau lưng". "Thấy tôi liên tục có công trình, không ít kẻ dè bỉu, ghen ghét. Nhưng thôi, chuyện đời là thế, nói làm gì. Cái bản lĩnh để chiến thắng là sự im lặng, im lặng làm việc, im lặng học tập, im lặng trao đổi, im lặng biên soạn công trình, im lặng sáng tạo". Và đây là niềm vui của nhà sưu tầm, nghiên cứu Folklore khi tác phẩm đầu tay ra mắt bạn đọc: "Một buổi chiều giữa tháng 5 năm 1958, tôi đang trên đường đưa học sinh đi lao động ở Bến Thủy về, bỗng có một học sinh gọi tôi: Thầy ơi, sách của thầy có bán ở hiệu sách rồi. Thế là tôi chạy như gió về phòng ở, tắm rửa qua loa, mặc quần áo, mượn xe đạp phóng lên hiệu sách ở phố Quang Trung. Thấy đứa con tinh thần đầu lòng của mình được đứng trên giá sách, tôi sung sướng đến bần thần cả người. Làm như mình là khách hàng đến mua sách, tôi nói với Liên, cô nhân viên bán sách lúc đó ở Vinh, cho tôi xem cuốn "Câu đố Việt Nam". Tôi đang mân mê cuốn sách thì có một học sinh hỏi: Sách của thầy đấy à? Phấn khởi và ngượng ngùng, tôi chỉ gật đầu. Sờ túi, quên không mang tiền, tôi phải mượn của cửa hàng một cuốn để về xem nhưng kỳ thực là khoe với bạn bè". Năm ấy, ông mới 25 tuổi! Khi dạy cấp 3 Huỳnh Trúc Kháng, dạy Sư phạm trung cấp cũng như khi về Sở Giáo dục Nghệ An, rất bận công tác chuyên môn nhưng dù thế nào ông vẫn "không rời sự nghiệp tay trái". 5. Một số tác phẩm tiêu biểu - Hát phường vải: Ở Nghệ Tĩnh có nhiều loại hát ví, trong đó có hát phường vải là đặc sắc hơn cả. Cuốn "Hát phường vải" của PGS Ninh Viết Giao xuất bản năm 1961 (Nxb Văn học Hà Nội) là một công trình nghiên cứu, sưu tập về loại hình dân ca này một cách hoàn chỉnh. Sách có 2 phần: + Tiểu luận về hát phường vải + Sưu tập các câu hát phường vải Trong phần thứ nhất, tác giả lý giải vì sao phường vải lại có hát ví sôi nổi, dựng lại thủ tục một cuộc hát phường vải, giới thiệu các nghệ nhân xuất sắc về hát phường vải. Bản chất hát phường vải là hát giao duyên nam nữ. Khi các nho sĩ tham gia vào thì hát phường vải được nâng lên về chất lượng. Trong phần thứ hai, tác giả đã sưu tập được hàng ngàn câu hát tiêu biểu. Giáo sư Đặng Thai Mai đánh giá đây là một công trình nghiên cứu nghiêm túc. - Kho tàng truyện kể dân gian xứ Nghệ: Một bộ sách bề thế của ba tác giả là Ninh Viết Giao, Trần Hữu Thung và Thái Kim Đỉnh với sự cộng tác của Đặng Quang Liễu, Nguyễn Nghĩa Nguyên, do Ninh Viết Giao chủ biên (Nxb Nghệ An, 1993, 1994, 1995). Tập I: Truyện kể dân gian người Việt ở xứ Nghệ Tập II: Truyện kể dân gian của bà con các dân tộc ít người ở miền núi xứ Nghệ. Tập III: Truyện cười dân gian xứ Nghệ Tập IV: Giai thoại văn học xứ Nghệ Cách sắp xếp truyện cổ theo từng loại hình: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, giai thoại văn học. Như thế là hợp lý và có tính hệ thống. Các mô típ trong truyện kể dân gian xứ Nghệ: 1. Ông khổng lồ 2. Con rắn xanh 3. Người phụ nữ 4. Con số 9 5. Giọt máu Gia tài văn hóa văn nghệ dân gian xứ Nghệ vô cùng phong phú, mang tính thống nhất trong toàn vùng, thể hiện tính hoàn chỉnh và đậm đà bản sắc địa phương rõ rệt. Tính hoàn chỉnh không chỉ bao quát trong toàn bộ gia tài văn hóa dân gian mà còn ở từng loại hình. Truyện kể dân gian xứ Nghệ cũng vậy. Ở đây có đủ các loại cụm truyện về truyện kể dân gian Việt Nam: thần thoại, huyền thoại, tiên thoại, phật thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện loài vật, truyện về các danh nhân, giai thoại làng nho, giai thoại văn học10. Các truyện kể ở đây đều toát lên chất xứ Nghệ rất rõ rệt: chuyện xảy ra trên quê hương Nghệ Tĩnh, nhân vật phần lớn là con người Nghệ Tĩnh, có nhiều phương ngữ Nghệ Tĩnh. Số lượng truyện sưu tập rất phong phú: Hơn 200 truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười và hơn 300 mẩu chuyện giai thoại. Thật đáng tự hào! Người xứ Nghệ phải có cuộc sống phong phú như thế nào trong trường kỳ lịch sử thì mới sáng tạo ra được một kho tàng truyện kể như thế! - Kho tàng vè xứ Nghệ: Do PGS Ninh Viết Giao chủ biên với sự cộng tác của Thái Kim Đỉnh, Thái Doãn Chất, Phan Bà Hàm, Võ Hồng Huy, Đặng Quang Liễu, Vũ Ngọc Toàn, Võ Văn Trực. Tất cả 9 tập, có 1.121 bài vè, nếu như kể cả dị bản là 1.160 bài vè. Tổng cộng 9 tập có 6.000 trang! Về đặc điểm vè xứ Nghệ, tác giả cho có 3 điểm: Tính phong phú; tính bách khoa thư; mang sắc thái xứ Nghệ rõ rệt. "Thật thú vị khi PGS Ninh Viết Giao tâm đắc với tính bách khoa thư của vè Nghệ Tĩnh. Đây là một kiến giải mới về nghiên cứu thể loại vè trong văn học dân gian. Vì từ nay có thể nói vè có tính bách khoa thư mà không sợ thiếu bằng cớ"11. Về mô típ vè xứ Nghệ, tác giả cho có mấy điểm: - Mở đầu và kết thúc thường theo một vài kiểu câu quen thuộc. - Không gian trong vè là không gian vật chất, thời gian là thời gian vật lý, ít thời gian tâm lý. - Nhân vật và sự có thực: Đó là những nhân vật, sự việc đang sống, đang diễn ra trong thời gian tác giả đặt vè, kể vè,… - Tính tương phản: Ví dụ giữa kẻ nghèo và người giàu; giữa kẻ đi cướp nước và các sĩ phu; giữa vợ cả và vợ mọn,… - Tính đơn tuyến: Theo chiều tiến triển của câu chuyện, không hề quay trở lại để bổ sung những chi tiết bỏ sót. - Châm biếm thói hư, tật xấu. Tác giả còn nói về nghệ thuật diễn xướng vè xứ Nghệ: kể vè, nói vè, đọc vè; độc tấu vè; hát ru lời vè; hát xẩm lời vè; đồng ca vè; hát huê tình giữa trai và gái bằng hát dặm nam nữ; kể vè trong lúc đi đường. Ngôn ngữ vè xứ Nghệ có nhiều phương ngữ (tác giả lọc ra hơn 300 từ), có các loại tả thực, trữ tình, anh hùng ca, châm biếm. Tập sách còn giới thiệu một số tác giả vè tiêu biểu ở một số địa phương, bàn về tâm thế đọc vè,… Bộ sách "Kho tàng vè xứ Nghệ" theo tôi là tập đại thành của vè núi Hồng sông Lam, có giá trị lớn lao đối với không những ngành Nghệ học mà còn cả đối với văn hóa Việt Nam. Liệu sau công trình này có còn công trình nào về vè xứ Nghệ phong phú, đồ sộ hơn?12 - Tục thờ thần và thần tích Nghệ An: Đây cũng là cuốn sách khảo cứu công phu của Ninh Viết Giao. Tác giả giải thích thần là gì, thần tích là gì và phân loại các thần như sau: a, Nhiên thần và thiên thần - Sơn thần: thần núi, thần đá. - Thủy thần (thần sông nước) có thần rắn, thần rồng, thần sông, thần biển. - Mộc thần (thần cây): thần rừng, thần gỗ thường gọi là Đức Thánh Thái Giám Giá Mộc. - Thiên thần: thần gió, mưa, sấm, chớp. b, Nhân thần: - Những thần có công đánh giặc, giữ nước - Các tướng lĩnh tài ba như: Lý Nhật Quang, Sát Hải Đại vương - Những người đỗ đạt thành danh làm vinh dự cho làng xã như: Hồ Tông Thốc,... - Những người khai canh lập làng như Tạ Công Điền (Bút Điền)... - Những thần xuất thân lao động nhưng đột tử vào giờ thiêng được thượng đế cho làm thần như: thần ăn xin, thần đi chăn trâu bò,... - Những thần là tổ sư các nghề nghiệp như Cao Lư Sơn (Nho Lâm). - Thần phồn thực (Dám thần) được thờ ở Dị Nậu (Quỳnh Dị), Phú Đa (Quỳnh Bảng). Nhiên thần vốn là nhân thần hay thiên thần nhưng được nhân thế hóa với một lý lịch cụ thể như thần đền Cờn vốn là thần nước nhưng lại là Tứ vị Thánh nương. Một số Nhiên thần, Nhân thần, Thiên thần được thờ phổ biến ở Nghệ An có: - Cao Sơn Cao Các (thần Núi, thần Đá): Cao Sơn có 2.017 nơi trong nước thờ, Cao Các có 1.519 nơi thờ. Thờ cả Cao Sơn Cao Các có 335 nơi. Ở Nghệ An làng Cao Hậu Đông, Quỳnh Giang thờ Cao Sơn Cao Các; xã Tri Lễ (Quế Phong) có 10 đền thờ Cao Sơn Cao Các,… Yên Thành có hai núi: Sơn Thành thờ Cao Sơn, Nam thôn thờ Cao Các. Thờ Cao Sơn Cao Các là thờ thần núi, coi núi là nơi ngự trị của thần linh hoặc mang tinh khí của đất nước. - Tứ vị Thánh nương (thần nước): Tứ vị Thánh nương ban đầu là thần nước, lâu ngày được nhân hóa bằng Thái hậu, Hoàng hậu, Công chúa,… - Đại mộc tôn thần (thần cây): Tục thờ cây thiêng không xa rời tục thờ thần Đá, thần Núi và thần Nước. Đá, cây, nước đều có hồn, là một tập hợp đan xen nhau, cây mọc trên núi phải có nước mới sống được. - Liễu Hạnh công chúa: Là tục thờ thần Mẫu đã chuyển hóa từ tín ngưỡng nguyên thủy để trở thành một hình thức tôn giáo dân gian sơ khai… Người mẹ như là cội nguồn dân tộc. - Bạch Y công chúa: Chỉ là một biến dạng của Thượng Ngàn công chúa mà Thượng Ngàn công chúa là hóa thân của mẫu Liễu Hạnh toàn năng để trông coi vùng núi rừng. - Thần Đế Thích: Truyền thuyết dân gian cho là ông tiên giỏi nhất về đánh cờ. Việc thờ Đế Thích có hàm ý nhớ ơn và giải mọi tai ách, đem lại sự yên lành cho nhân dân. - Đức Thánh đền Quả Sơn, Bạch Ngọc: Được xếp thứ 2 trong 4 đền thiêng ở Nghệ An. Đền Quả Sơn thờ Lý Nhật Quang, là Tri châu trấn thủ xứ Nghệ nhưng được coi là thần khai khẩn, lập ra nhiều làng. - Sát hải chàng lại Đại tướng quân: Được thờ nhiều ở làng ven biển. Hoàng Tá Thốn quê ở Vạn Phần, Diễn Châu có công chống quân Nguyên, sau làm tướng coi giữ 12 cửa biển, được vua phong tặng Sát hải đại tướng quân, Thiên bồng nguyên soái chi thần. Màu sắc văn học dân gian qua các thần tích rất rõ. Nhiều thần được thờ đều có yếu tố kỳ diệu. Thần tích Sát hải đại vương Hoàng Tá Thốn mẹ không chồng mà có thai sinh ra thần, thần có tài bơi lội dưới nước như đi trên mặt đất. Thành hoàng tượng trưng cho làng xã và sự trường tồn của dân tộc. 5. Những thành tựu, những lời khen Nhà Việt Nam học người Nga Niculin sau khi gặp PGS Ninh Viết Giao đã phát biểu: "Anh là một người say mê khoa học và luôn tràn đầy dự định về các cuốn sách, các bài báo mới". Nhà báo Hoàng Sơn gặp ông đã kể lại: "Sẵn ông đang vui vì giải thưởng nhà nước vừa được nhận, tôi vào đề luôn: - Người ta bảo thầy là người xứ Thanh nhưng hiểu về văn hóa Nghệ Tĩnh hơn cả người bản xứ? Nhận ra tôi cũng là người xứ Nghệ, vị PGS vui tính trả lời: - Thế anh có biết câu "chó ra ma vào" của quê hương anh nghĩa là gì không? Câu hỏi hóc búa khiến tôi lúng túng đưa ra mấy cách hiểu nhưng đều trật lất. Ông phân giải "Câu này chẳng nói đến chó, mèo hay sự xúi quẩy gì đâu mà là kinh nghiệm… tán gái của dân gian. Đi "tìm hiểu" mà bị con gái rủa là chó thì rút cho mau, còn khi được so sánh là ma thì cứ "nhào vô". Không phải tôi nghĩ ra đâu, dân gian nghĩ ra đấy". Giáo sư Nguyễn Đình Chú đánh giá: "Nói riêng về Nghệ học thì dĩ nhiên Ninh Viết Giao không phải là người khai mở. Bởi trước ông đã có không ít người làm điều này, kể cả người Pháp là Le Broton với tác phẩm "Le Vieux An Tĩnh" được nhiều người biết đến. Người khai sinh cho Nghệ học không phải ai khác là Bùi Dương Lịch với Nghệ An ký, Nghệ An phong thổ ký, Nghệ An chí và Yên Hội thôn chí. Nhưng Ninh Viết Giao, với tư cách là người đi sau, cũng đã đưa Nghệ học lên một quy mô mới, tầm cao mới". Về khối lượng tác phẩm, theo ông, có tất cả 2 vạn trang đã in. Về sách đã công bố 38 cuốn và 5 cuốn sắp xuất bản. Ngoài ra còn có 108 bài báo và báo cáo khoa học. Ông đã sang Trung Quốc và Nhật Bản dự Hội nghị khoa học quốc tế. Còn tôi thì lấy câu "trước tác đẳng thân" (trước tác chồng lên cao bằng người tác giả) của một học giả Trung Quốc (khen những người có nhiều tác phẩm giá trị) để ca ngợi ông. Ông đã sống một cuộc đời đẹp của nhà khoa học, một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo. GS - TS khoa học Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã phát biểu trong lớp tập huấn nghiệp vụ cho Hội Văn nghệ dân gian Nghệ An rằng: "Nếu tỉnh nào cũng có một vài ông Ninh Viết Giao thì nền văn nghệ, văn hóa dân gian Việt Nam sẽ phong phú lên biết chừng nào". CHÚ THÍCH (1) Trích hồi ký "Xứ Nghệ và tôi" của Ninh Viết Giao, Nxb Nghệ An 2006 (2), (3), (4), (6), (7), (8), (9) Sdd (5) Tạp chí "Nguồn sáng dân gian" số 2 - 2008 (10) Lời nói đầu, Tập I "Kho tàng truyện kể dân gian xứ Nghệ" tr7 (11) Nguyễn Tư Hoành: "Đọc "Kho tàng vè xứ Nghệ" ngỡ ngàng và thú vị", tr732 - tập IX vè xứ Nghệ (12) Nguyễn Thanh Tùng "Kho tàng vè xứ Nghệ, một gia tài văn hóa", tr730, tập IX vè xứ Nghệ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflich_su_vhoa_30__6411.pdf
Tài liệu liên quan