"Nhà đầu tư phải biết chấp nhận và quản trị rủi ro"

Khuynh hướng của NĐT Việt Nam sau khi mua CP chỉ nghĩ

đến việc tăng bao nhiêu % mà chưa nghĩ đến việc chấp nhận

những rủi ro mà cổ phiếu đó có thể mang lại.

Có thể nói, 2010 là một năm không mấy thành công của TTCK

khi cả VN-Index và HNX -Index dao động “lình xình”.

Đáng chú ý, có thời điểm hai chỉ số này đã cán mức thấp nhất

của năm (dưới 100 điểm đối với HNX-Index và dưới 423 điểm đối

với VN-Index). Tuy vậy, 2010 vẫn là năm nhiều doanh nghiệp tiến

hành niêm yết cổ phiếu đáng kể nhất nhằm huy động vốn.

Tiếp tục trao đổi về vấn đề này, StockNews đã có cuộc trò

chuyện với ông Huỳnh Anh Tuấn - Tổng giám đốc CTCK SJC.

Ông Huỳnh Anh Tuấn cho biết: Tính đến 31/12/2009, tổng số cổ

phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn Tp.HCM và Hà Nội là

khoảng 457.

Ở thời điểm hiện tại, con số này đã là 623 cổ phiếu và 5 chứng

chỉ quỹ, tức thị trường đã tiếp nhận thêm 166 cổ phiếu mới kể từ

đầu năm đến nay (trong đó: sàn Hà Nội có 91 mã và 75 mã trên

sàn Tp.HCM).

pdf8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu "Nhà đầu tư phải biết chấp nhận và quản trị rủi ro", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
"Nhà đầu tư phải biết chấp nhận và quản trị rủi ro" Khuynh hướng của NĐT Việt Nam sau khi mua CP chỉ nghĩ đến việc tăng bao nhiêu % mà chưa nghĩ đến việc chấp nhận những rủi ro mà cổ phiếu đó có thể mang lại. Có thể nói, 2010 là một năm không mấy thành công của TTCK khi cả VN-Index và HNX-Index dao động “lình xình”. Đáng chú ý, có thời điểm hai chỉ số này đã cán mức thấp nhất của năm (dưới 100 điểm đối với HNX-Index và dưới 423 điểm đối với VN-Index). Tuy vậy, 2010 vẫn là năm nhiều doanh nghiệp tiến hành niêm yết cổ phiếu đáng kể nhất nhằm huy động vốn. Tiếp tục trao đổi về vấn đề này, StockNews đã có cuộc trò chuyện với ông Huỳnh Anh Tuấn - Tổng giám đốc CTCK SJC. Ông Huỳnh Anh Tuấn cho biết: Tính đến 31/12/2009, tổng số cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn Tp.HCM và Hà Nội là khoảng 457. Ở thời điểm hiện tại, con số này đã là 623 cổ phiếu và 5 chứng chỉ quỹ, tức thị trường đã tiếp nhận thêm 166 cổ phiếu mới kể từ đầu năm đến nay (trong đó: sàn Hà Nội có 91 mã và 75 mã trên sàn Tp.HCM). Mặc dù số lượng cổ phiếu tăng nhanh và nhiều như vậy, nhưng mức vốn hóa thị trường lại tăng không đáng kể, ước khoảng 6%. Lý giải cho điều này, ông Tuấn cho rằng, do lượng lớn cổ phiếu trong thời gian qua đã giảm mạnh khiến mức vốn hóa của thị trường cũng giảm theo. Ông có nhận định gì về diễn biến của các cổ phiếu sau khi lên sàn? Theo quan điểm của tôi, 2010 là năm đầy khó khăn của TTCK mà đặc biệt là ảnh hưởng khá lớn từ chính sách tiền tệ. Chính vì lẽ đó, ngành tài chính ngân hàng là nhóm cổ phiếu bị tác động nhiều nhất. Ngoài ra, các cổ phiếu ngành bất động sản cũng là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng. Còn đối với các cổ phiếu ngành dầu khí, mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển nhưng lại là ngành có nhiều lĩnh vực hoạt động mới nên cũng chưa tạo được mức độ ảnh hưởng lớn đối với các nhà đầu tư. Trong bối cảnh hiện nay, chứng khoán có còn là kênh đầu tư tốt cho giới đầu tư cũng như là kênh huy động vốn cho doanh nghiệp? Năm nay, TTCK thế giới nói chung đều có tốc độ tăng trưởng ấn tượng, với trung bình đạt từ 20% đến 30%. Nhưng, TTCK Việt Nam lại đi ngược với xu hướng chung này khi sụt giảm tới 20%. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bởi một số chính sách về tiền tệ, tỷ giá, thâm hụt cán cân thương mại hay những lo ngại về lạm phát. Nhưng theo tôi, lý do quan trọng nhất là do 2010 là năm có nhiều cổ phiếu niêm yết và mức độ huy động vốn thông qua TTCK tăng trưởng đột biến. Chính vì tăng nhanh như vậy, nên hầu như tất cả nguồn vốn của nhà đầu tư (NĐT), thay vì luân chuyển trên TTCK lại rơi vào túi của doanh nghiệp dành cho sản xuất kinh doanh. Mặt khác, do tính chất pha loãng cổ phiếu, nên dòng tiền trên thị trường cũng bị hao hụt đáng kể chỉ trong thời gian ngắn. Còn việc liệu đây có phải là cơ hội tốt cho NĐT hay không? Tôi cho rằng, do ảnh hưởng của một số chính sách nên giá của các cổ phiếu hiện đã về vùng hấp dẫn, phù hợp đối với các hoạt động đầu tư, đặc biệt là các khoản đầu tư dài hạn. Đó là ưu điểm của TTCK Việt Nam hiện nay, nhưng cũng còn không ít khó khăn vì mức độ ổn định tỷ giá và lãi suất hiện đang là một bài toán khó giải và cũng rất khó để có thể giảm hơn nữa như kỳ vọng của giới đầu tư. Nói chung, thị trường nào cũng có thuận lợi và khó khăn nhất định. Và nếu chúng ta nhìn ở cục diện trung hạn hoặc dài hạn, tôi cho rằng đó sẽ là cơ hội tốt cho nhiều nhà đầu tư biết nắm bắt cơ hội. Nhưng làm thế nào NĐT có thể lựa chọn được cổ phiếu tốt trong bối cảnh thị trường có quá nhiều cổ phiếu phát hành mới, phát hành thêm như hiện nay? Đầu tư vào một cổ phiếu nào đó được hiểu đơn giản là mua cổ phiếu, chờ cho cổ phiếu đó tăng trưởng và hưởng lợi chênh lệch. Nhưng theo tôi, khuynh hướng của nhà đầu tư Việt Nam thường thấy là, sau khi mua cổ phiếu, họ chỉ nghĩ đến việc tháng sau tăng bao nhiêu % mà chưa nghĩ đến việc chấp nhận những rủi ro mà cổ phiếu đó có thể mang lại. Rủi ro ở đây được hiểu là sự mất giá của cổ phiếu cùng với sự sụt giảm chung của thị trường, do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc bị ảnh hưởng bởi chính sách nào đó, hoặc cũng có thể do một bộ phận nhà đầu tư có những hoạt động làm lũng đoạn thị trường. Do đó, theo tôi, vấn đề quan trọng là chúng ta cần phải biết chấp nhận rủi ro và quản lý rủi ro như thế nào để có thể mang lại kỳ vọng lớn. Việc NĐT nên chọn cổ phiếu nào để đầu tư khi có quá nhiều cổ phiếu phát hành mới, phát hành thêm, thì theo tôi, nếu nhà đầu tư không tiếp cận được với doanh nghiệp, có thể tập trung vào các chỉ số cơ bản như: P/E, P/B của doanh nghiệp hoặc tính thanh khoản của các cổ phiếu để đưa ra quyết định giải ngân hợp lý. Hiện, có thể thấy, với mức lãi suất cao, một số ngành sử dụng nhiều vốn vay sẽ chịu tác động nhiều nhất, hay những ngành chịu ảnh hưởng của chính sách tỷ giá cũng sẽ là những ngành gặp khó khăn. Nhưng nói vậy cũng không có nghĩa là tất cả đều khó khăn hết. Vì các ngành như: hàng tiêu dùng, cao su tự nhiên, dầu khí… là những ngành vẫn thu lợi nhuận trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế và nhà đầu tư vẫn có thể chọn lọc “mã ưng ý” để đầu tư.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnha_dau_tu_phai_biet_chap_nhan_va_quan_tri_rui_ro.pdf
Tài liệu liên quan