Bước 1: Họp Ban chấp hành (BCH) để bàn bạc và thống nhất dự
kiến một số nội dung sau:
- Thời gian tổ chức Đại hội.
- Phân công chuẩn bị nội dung Đại hội.
- Dự kiến nhân sự Ban chấp hành khóa mới.
- Địa điểm tổ chức Đại hội.
- Kinh phí tổ chức Đại hội .
- Dự kiến khách mời dự Đại hội.
Bước2: Báo cáo cấp ủy chi bộ, Đảng bộ, Ban công tác phụ nữ về
những nội dung đã được thống nhất trong cuộc họp ( ở bước 1) để xin ý
kiến chỉ đạo.
14 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nguyên tắc tổ chức Đại hội phụ nữ cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyên tắc tổ chức Đại hội phụ nữ cơ sở.
Thứ ba, 08 Tháng mười hai 2009 08:19
Để cho các Hội phụ nữ cơ sở chuẩn bị cho Đại hội nhiệm kỳ
2009-2011 được thuận lợi. Ban công tác phụ nữ hướng dẫn quy trình,
nguyên tắc và một số quy định trong việc tổ chức Đại hội phụ nữ cơ sở
như sau:
A. QUY TRÌNH TỔ CHỨC ĐẠI HỘI PHỤ NỮ CƠ SỞ.
I. Các bước chuẩn bị Đại hội.
Bước 1: Họp Ban chấp hành (BCH) để bàn bạc và thống nhất dự
kiến một số nội dung sau:
- Thời gian tổ chức Đại hội.
- Phân công chuẩn bị nội dung Đại hội.
- Dự kiến nhân sự Ban chấp hành khóa mới.
- Địa điểm tổ chức Đại hội.
- Kinh phí tổ chức Đại hội .
- Dự kiến khách mời dự Đại hội.
Bước2: Báo cáo cấp ủy chi bộ, Đảng bộ, Ban công tác phụ nữ về
những nội dung đã được thống nhất trong cuộc họp ( ở bước 1) để xin ý
kiến chỉ đạo.
Bước 3: Trên cơ sở chỉ đạo của Đảng bộ, Chi bộ và Ban công tác
phụ nữ, BCH phân công các thành viên trong BCH chuẩn bị nội dung
Đại hội như sau:
1. Phần nội dung:
- Thảo giấy mời, giấy trịêu tập.
- Xây dựng chương trình Đại hội.
- Xây dựng quy chế làm việc của Đại hội
- Diễn văn khai mạc, diễn văn bế mạc Đại hội.
- Báo cáo tổng kết công tác Hội và phong trào phụ nữ năm 2009
và phương hướng nhiệm vụ công tác nhiệm kỳ (2009-2011).
- Các báo cáo tham luận tại Đại hội ( quy định thứ tự, số lượng báo
cáo tham luận trong Đại hội).
- Nghị quyết Đại hội.
- Báo cáo kiểm điểm hoạt động của BCH lâm thời
- Xây dựng nội dung cụ thể để điều hành chương trình Đại hội.
Lưu ý: Các nội dung trên đều phải được viết thành văn bản
2. Phần nhân sự:
a. Xây dựng đề án nhân sự Ban chấp hành.
Yêu cầu: Cần quán triệt và thực hiện tốt 3 yêu cầu sau:
- Người cơ cấu vào BCH Hội phải đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm
vụ.
- Đảm bảo tính thiết thực và kế thừa: BCH là những người thực sự
có năng lực, nhiệt tình công tác, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ. BCH
có độ tuổi hợp lý, vừa có cán bộ kinh nghiệm, vừa có cán bộ trẻ để đào
tạo nguồn cán bộ kế cận.
* Cơ cấu: Căn cứ số lượng Hội để xây dựng đề án cơ cấu BCH
cho phù hợp.Nên có Đại diện ở các lĩnh vực công tác. Khi dự kiến cơ
cấu cần dự kiến cả khả năng nhiệm vụ được phân công trên từng lĩnh
vực trong BCH.
*Tiêu chủân uỷ viên Ban chấp hành:
Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất, tư cách đạo đức
tốt, trung thành tuyệt đối và tin tuởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng
CSVN.
- Có trình độ năng lực phù hợp với yêu cầu công tác.
- Có uy tín với quần chúng, nhiệt tình với công tác Hội.
- Gương mẫu trong vịệc chấp hành các chủ trương, chính sách của
Đảng, Pháp luật của Nhà nứơc, chỉ thị, quy định của Ngành.
- Có sức khoẻ và điều kiện làm công tác Hội.
* Số lượng ủy viên Ban chấp hành:
- Hội PNCS có dưới 15 hội viên thì bầu Chủ tịch, nếu xét thất thật
cần thiết có thể bầu thêm Phó chủ tịch nhưng phải được cấp ủy trực tiếp
và Ban CTPN đồng ý. Hội PNCS có từ 15 hội viên trở lên thì được bầu
từ 3 đến 5 uỷ viên, trong đó 1 Chủ tịch và 1 Phó chủ tịch trong số ủy
viên.
b. Quy trình hiệp thương nhân sự:
- Ban chấp hành đương nhiệm dự kiến về cơ cấu, số lượng ủy viên
BCH khóa mới.
- Liên hệ với đơn vị quản lý hội viên để thống nhất về việc giới
thiệu nhân sự theo tiêu chuẩn cơ cấu và số lượng đã ấn định.
- Trực tiếp gặp nhân sự được giới thiệu để hiệp thương.
- Lập danh sách trích ngang ( Có ý kiến của cấp ủy các Đảng bộ,
chi bộ).
c.. Dự kiến Ban bầu cử, chuẩn bị phiếu bầu, hòm phiếu.
d. Dự kiến Đoàn chủ tịch, Đoàn thư ký Đại hội.
3. Công tác tuyên truyền:
- Trang trí hội trường, quay phim, chụp ảnh.
- Lồng ghép chương trình văn nghệ phục vụ Đại hội ( nếucó).
Bước 4: Họp BCH để kiểm tra lại tất cả các phần vịệc đã phân
công cho từng thành viên ở bước 1,bước 2 và bước 3, đồng thời thống
nhất 1 số nội dung:
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Đoàn chủ
tịch.
- Thông qua (lần cuối) dự thảo báo cáo tổng kết và phương hướng
nhiệm vụ.
- Gửi giấy mời, giấy triệu tập ( Gửi trước khi tổ chức Đại hội ít
nhất 3 ngày).
II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐẠI HỘI PHỤ NỮ CƠ SỞ:
1. Chào cờ ( hát Quốc ca theo nhạc), tuyên bố lý do, giới thiệu
thành phần Đại biểu.
2. Khai mạc Đại hội.
3. Mời Đoàn chủ tịch và thư ký Đại hội lên vị trí làm việc.
4. Phát biểu chào mừng Đại hội ( nếu có, nhưng cấp ủy chi bộ trực
tiếp).
8. Trình bày báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ của cấp
mình trước Đại hội. Trình bày báo cáo kiểm điểm của Ban chấp hành
Lâm thời.
- Đại hội tiến hành thảo luận và thống nhất các ý kiến Đại hội.
- Biểu quyết thông qua chỉ tiêu.
9. Phát biểu của Cấp ủy các Đảng bộ, chi bộ, Ban công tác phụ nữ.
10. Bầu Ban chấp hành mới
- Hướng dẫn yêu cầu, tiêu chuẩn của BHC mới.
- Trình bày đề án BCH mới, thống nhất số lượng, cơ cấu.
- Báo cáo tổng hợp danh sách nhân sự do BCH đương nhiệm
chuẩn bị, tổ Hội giới thiệu.
- Hướng dẫn việc đề cử, ứng cử BCH mới.
- Thảo luận để thống nhất danh sách, biểu quyết thông qua
danh sách và hình thức bầu..
- Bầu ban bầu cử.
- Đại hội tiến hành bầu Ban chấp hành.
- Ban bầu cử thông qua biên bản bầu cử ( Kết qủa bầu cử chỉ
có gía trị khi số phiếu bầu đạt trên 50% số Đại biểu triệu tập)
- Ban chấp hành mới ra mắt.
11. Thông qua Nghị quyết Đại hội. Bế mạc Đại hội.
III. CÁC BƯỚC SAU ĐẠI HỘI:
- Ban chấp hành Hội phụ nữ cơ sở mới báo cáo cấp ủy các chi bộ,
Đảng bộ, chỉ đạo và triệu tập Hội nghị lần thứ nhất của BCH mới để bầu
Chủ tịch và Phó chủ tịch. BCH Hội phụ nữ cơ sở nhiệm kỳ 2009-2011
đề xuất Cấp ủy trực tiếp chuẩn y quyết định BCH (đối với Hội PNCS
độc lập). Để xuất Ban CTPN tham mưu đề nghị Đảng ủy Công an tỉnh
chuẩn y quyết định ( Đối với Hội phụ nữ cơ sở ghép). Đồng thời báo cáo
kết qủa Đại hội về Ban CTPN để theo dõi.
B. NGUYÊN TẮC VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG
TRONG TỔ CHỨC ĐẠI HỘI.
1. Số lượng Đại biểu Đại hội : Toàn thể hội viên trong Hội phụ
nữ cơ sở .
2. Quyền ứng cử, bầu cử:
a. Quyền ứng cử:
- Tất cả hội viên phụ nữ đều có quyền ứng cử.
b. Quyền đề cử:
- Chỉ có Đại biểu chính thức của Đại hội mới có quyền đề cử
những cán bộ, hội viên tham gia BCH Hội phụ nữ cơ sở mình. Khi đề cử
phải đảm bảo tiêu chuẩn của người đề cử và được sự đồng ý của ngưới
đó.
c. Quyền bầu cử:
- Chỉ có Đại biểu chính thức của Đại hội mới có quyền bầu cử.
- Đoàn chủ tịch Đại hội lập danh sách bầu cử gồm những người
ứng cử và được đề cử.
- Người ứng cử hoặc được đề cử xin rút do Đoàn chủ tịch xem xét,
quyết định.
C. SỐ LƯỢNG, QUY TRÌNH VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA
ĐOÀN CHỦ TỊCH, ĐOÀN THƯ KÝ.
Đoàn chủ tịch Đại hội, Đoàn thư ký, Ban bầu cử là những thành
viên điều hành và giúp việc Đại hội gồm các đại biểu chính thức có mặt
tại Đại hội và được Đại hội bầu
: 1. Số lượng:
- Đoàn chủ tịch : Từ 2- 3 đồng chí
- Đoàn thư ký : Từ 1 - 2 đồng chí
- Ban bầu cử : Từ 2- 5 đồng chí.
2. Quy trình:
Trên cơ sở danh sách giới thiệu của BCH, Ban tổ chức Đại hội xin
ý kiến Đại hội biểu quyết về số lượng, danh sách, hình thức bầu và tiến
hành bầu Đoàn chủ tịch, Đoàn thư ký, Ban thẩm tra tư cách đại biểu.
- Trên cơ sở danh sách giới thiệu của BCH, đoàn chủ tịch xin ý
kiến Đại hội biểu quyết về số lượng, danh sách, hình thức và tiến hành
bầu Ban bầu cử Đại hội.
3. Nhiệm vụ.
a. Đoàn chủ tịch Đại hội:
- Điều hành Đại hội theo chương trình , nội dung và quy chế đã
được Đại hội thông qua.
- Hướng dẫn Đại hội thảo luận các vấn đề của Đại hội.
- Lãnh đạo bầu cử BCH.
- Giải quyết những vấn đề phát sinh trong qúa trình Đại hội.
- Tổng kết Đại hội.
b. Đoàn thư ký:
- Ghi biên bản Đại hội- nhận phiếu đăng ký thảo luận của các đại
biểu.
- Tổng hợp các ý kiến phát biểu và biểu quyết của Đại hội.
- Dự thảo Nghị quyết Đại hội và các văn bản khác của Đại hội.
- Nhận và đọc thư chào mừng Đại hội ( nếu có).
d. Ban bầu cử : là các đại bỉểu không có tên trong danh sách bầu
BCH
- Hướng dẫn cách bỏ phiếu; phát phiếu, thu phiếu và kiểm phiếu.
- Xem xét và kết luận các phiếu không hợp lệ và những ý kiến
khiếu nại về việc bầu cử.
- Lập biên bản bầu cử, kết qủa trúng cử , niêm phong phiếu bầu (
bầu bằng bỏ phiếu kín) và chuyển cho Đoàn chủ tịch Đại hội để bàn giao
cho BCH mới lưu trữ theo quy định.
- Báo cáo kết qủa kiểm phiếu với Đoàn chủ tịch Đại hội, công bố
kết qủa bầu cử.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn quy trình, nguyên tắc và 1 số quy
định trong việc tổ chức Đại hội phụ nữ cơ sở . Nhận được hướng dẫn
này, đề nghị BCH các cấp Hội báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy
Đảng cùng cấp và nghiên cứu thực hiện đảm bảo đúng quy trình, quy
định và nguyên tắc trong việc tổ chức Đại hội ở cấp mình. Trong qúa
trình chuẩn bị và tiến hành tổ chức Đại hội có gì vướng mắc phản ánh
kịp thời về Ban công tác phụ nữ để hướng dẫn thêm./.
- Hoàng Thị
Thanh Xuân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- huong_dan_quy_trinh_6571.pdf