Có thể nói trong lịch sử tư tưởng chính trị của nhân loại, các tư tưởng về nhà nước
luôn luôn giữ những vị trí quan trọng nhất. Trong số các tư tưởng ấy thì những tư
tưởng về quyền lực nhà nước, về việctổ chức và thực hiện quyền lực ấy lại giữ vị
trí cơ bản và trọng yếu. Nhà nước tư sản có bộ máy nhà nước phat triển khá phức
tạp, nó được xây dựng dựa trên các nguyên tắc, trong đó nguyên tắc phân chia
quyền lực nhà nước là chủ yếu. Đây là nguyên tắc đóngvai trò nền tảng. Nghiên
cứu về đề tài này, cá nhân em xin đưa ra một số ý kiến, những tìm hiểu:" nguyên
tắc phân chia quyền lực nhà nước và sự áp dụng nguyên tắc này trong tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản"
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước
A. Đặt vấn đề:
Có thể nói trong lịch sử tư tưởng chính trị của nhân loại, các tư tưởng về nhà nước
luôn luôn giữ những vị trí quan trọng nhất. Trong số các tư tưởng ấy thì những tư
tưởng về quyền lực nhà nước, về việc tổ chức và thực hiện quyền lực ấy lại giữ vị
trí cơ bản và trọng yếu. Nhà nước tư sản có bộ máy nhà nước phat triển khá phức
tạp, nó được xây dựng dựa trên các nguyên tắc, trong đó nguyên tắc phân chia
quyền lực nhà nước là chủ yếu. Đây là nguyên tắc đóng vai trò nền tảng. Nghiên
cứu về đề tài này, cá nhân em xin đưa ra một số ý kiến, những tìm hiểu:" nguyên
tắc phân chia quyền lực nhà nước và sự áp dụng nguyên tắc này trong tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản"
B. Giải quyết vấn đề
1. Nguồn gốc ra đời:
Ngược dòng thời gian, ta thấy tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước có mầm
mống xa xưa trong lịch sử. Từ thời cổ đại, khi kiểu nhà nước và pháp luật đầu tiên
tồn tại ở Hi Lạp, La Mã. Chúng ta có thể tìm thấy những nét đại cương cuar nó
trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Hi Lạp, La Mã thời kì cổ đại,
tong các quan điểm chính trị của Aristote, Polybe… Song tư tưởng này gần như bị
lãng quên hoặc không thể được nhắc đến trong thời kì hưng thịnh của chế độ
phong kiến, khi mà chính thể quân chủ chuyên chế chiếm hầu hết ở các nước. Chỉ
đến khi quan hệ sản xuất phong kiến tan rã, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất
hiện và trở thành chỗ dựa vững chắc về mặt tư tưởng cho các phong trào đấu tranh
lật đổ chính thể chuyên chế và chế độ phong kiến, vì tự do, dân chủ của nhân dân.
Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước( hay còn gọi là nguyên tắc phân quyền)
có cơ sở từ thuyết tam quyền phân lập. Thuyết tam quyền phân lập lần đầu tiên
xuất hiện bởi nhà tư tưởng Hi Lạp Aristote. Theo Aristote nhà nước quản lí xã hội
bằng ba phương pháp: lập pháp-hành pháp-phân xử. Ông cho rằng không có loại
hình chính phủ nào là duy nhất có thể phù hợp với tất cả thời đại và quốc gia. Bên
cạnh Aristote có John Locke, Locke cho rằng: quyền lực nhà nước là quyền lực
của nhân dân. Nhân dân nhường một phần quyền lực của mình cho nhà nước qua
khế ước, và để chống độc tài phải thực hiện phân quyền. Locke phân quyền lực
thành: lập pháp- hành pháp-liên hợp. Từ thế kỉ 18, nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp
Montesquieu phát triển thuyết tam quyền phân lập thành một thuýêt độc lập với
mục đích tạo dựng thể chế chính trị đảm bảo tự do công dân.
2. Nội dung của nguyên tắc phân quyền
Bộ máy nhà nước tư sản được tổ chức trên nguyên tắc phân chia quyền lực, mà cơ
sở tư tưởng của nó là thuyết tam quyền phân lập do Montesquieu xây dựng với
phương châm:" dùng quyền lực nhà nước để hạn chế quyền lực nhà nước".
L.Montesquieu cho rằng nhân dân lao động là những người bị trị, nên không thể
hạn chế được quyền lực nhà nước do một tập đoàn có thế lực nhất trong xã hội
nắm giữ, bởi vậy, phải thiết lập một cơ chế khác để hạn chế quyền lực nhà nước,
nhằm ngăn ngừa tệ độc đoán và lạm quyền trong bộ máy nhà nước. Montesquieu
xây dựng thuýêt tam quyền phân lập để đảm bảo tự do cho nhân dân. Theo ông, tự
do chính trị của công dân là quyền mà ngưới ta có thể làm mọi cái mà pháp luật
cho phép. Pháp luật là thước đo của tự do. Cũng như Aristote và J.Locke,
Montesquieu cho rằng, thể chế chính trị tự do là thể chế mà trong đó quyền lực tối
cao được phân thành ba quyền
1. * Lập pháp: biểu hiện cho ý chí chung của quốc gia, do nghị viện( Quốc
hội) nắm giữ
2. * Hành pháp: là việc thực hiện luật pháp đã được thiết lập, do Chính Phủ,
tổng thống nắm giữ
3. * Tư pháp: trừng trị tội phạm, giải quyết xung đột cá nhân
Tư tưởng phân quyền của Montesquieu là đối thủ đáng sợ của chế độ phong kiến.
Nếu tư tưởng của Aristote chỉ dừng lại ở việc phân biệt các lĩnh vực hoạt động của
nhà nước chứ chưa chỉ rõ phương thức vận hành cũng như mối quan hệ bên trong
của thành tố đó thì trong tác phẩm "tinh thần pháp luật", Montesquieu lập luận
chặt chẽ tính tất yếu và tách bạch các nhánh quyền lực. Ông khẳng định:" trong
bất cứ quốc gia nào đều có ba thứ quyền: quyền lập pháp, quyền thi hành những
điều hợp với quốc tế công pháp, quyền thi hành những điều luật trong dân sự".
Đây là sự tiến bộ của tư tưởng phân quyền của Montesquieu khi tách quyền xét
sử- quyền tư pháp độc lập với quyền khác. "khi mà quyền lập pháp-hành pháp
nhập lại trong tay một người hay một viện Nguyên Lão thì sẽ không còn gì là tự
do, vì người ta sợ rằng chính ông ta hay viện đó chỉ đặt ra những luật độc tài để thi
hành một cách độc tài. Cũng như không còn gì là tự do nếu quyền tư pháp không
tách rời lập pháp và hành pháp. nếu quyền tư pháp được nhập lại với quyền lập
pháp thì người ta sẽ độc đoán với quyền sống tự do của công dân. Nếu quyền tư
pháp nhập lại với quyền hành pháp thì quan toà sẽ có sức mạnh của một kẻ đàn
áp." Vậy phải thực hiện phân quyền để đảm bảo tự do. Cách thức tổ chức của một
quốc gia tư sản:" cơ quan lập pháp trong chính thể ấy gồm hai phần ràng buộc lẫn
nhau. Cả hai phần bị hành pháp, tư pháp ràng buộc. Quyền hành pháp sẽ bị quyền
lập pháp ràng buộc"
3. Giá trị lí luận và thực tiễn- ưu điểm và hạn chế
Lý thuyết về ba quyền lực độc lập được giai cấp tư sản giành được chính quyền
đưa vào hiến pháp tư sản, trở thành nguyên tắc hiến định của việc tổ chức bộ máy
nhà nước tư sản và là một trong những đặc điểm của nhà nước pháp quyền tư
sản.Học thuyết về sự phân quyền lực gắn liền với lí luận về pháp luật đã đóng vai
trò quyết định trong lịch sử đấu tranh của giai cấp tư sản chống sự độc đoán,
chuyên quyền của nhà vua. Mặt tích cực của học thuyết này thể hiện ở chỗ nó
ngăn ngừa được sự chuyên quyền dễ phat sinh ở xã hội mà sự thống trị thuộc về số
ít người trong xã hội. Nó tạo sự chuyên môn hoá cao trong quản lý. Cơ quan nào
cũng bị kiểm tra giám sát việc thực thi quyền lực. nhờ đó mà hiến pháp và pháp
luật mới được tôn trọng triệt để, được thực hiện đúng đắn, đầy đủ. Tuy nhiên, nó
có thể dẫn đến sự thiếu đồng bộ, mâu thuẫn trong tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước, thậm chí còn làm cho bộ máy nhà nước bị tê liệt. Trong điều kiện
hiện nay, thuyết phân chia quyền lực thực tế không phát huy được tác dụng trước
đây của nó. Xu hướng tập trung hoá quyền lực đã hạn chế mặt tích cực của nguyên
tắc này. Trong các nhà nước tư sản hiện đại, chúng ta khó có thể tìm thấy sự phân
chia rạch ròi quyền lực nhà nước theo ba hệ thống.
4. Sự áp dụng nguyên tắc phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước tư sản
Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước có thể áp dụng được và đã áp dụng với
các mức độ khác nhau trong tổ chức bộ máy nhà nước của nhà nước có chính thề
kh nhau từ Cộng hoà tổng thống, quân chủ đại nghị đến Cộng hoà hỗn hợp. Và cả
những nước có chính thể cộng hoà xã hội chủ nghĩa như nước ta- nơi mà việc tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước được căn bản dựa trên nguyên tắc tập
trung dân chủ và thống nhất quyền lực thì vẫn có thể vận dụng được và cần phải
vận dụng một số luận điểm của tư tưởng ấy vào việc tổ chức bộ máy nhà nước để
nâng cao hiệu quả hoạt động của nó cũng như bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân. Sự thể hiện và áp dụng tư tương phân quyền trong tổ chức bộ
máy nhà nước ở một số nước tư sản đại diện cho mức độ các áp dụng.Mức độ thể
hiện và áp dụng ở những nước có chính thể giống nhau về cơ bản là tương tự
nhau. Song không phải nhà nớc tư sản nào cũng vận dụng triệt để nguyên tắc này.
Nguyên nhân do có thể tương quan lực lượng chính trị chưa nghiêng hẳn về giai
cấp tư sản nên họ phải hoà hoãn nhượng bộ cho giai cấp địa chủ phong kiến( ví
dụ: Nhật Bản, Anh, Thuỵ Điển, Bỉ…) hoặc do ảnh hưởng của tập quán, truyền
thống chính trị mặc dù giai cấp tư sản đã nắm trọn vẹn quyền lực nhà nước( ví dụ:
CHLB Đức, Ý, Pháp…)
Cùng với sự hình thành của chế độ tư bản, nguyên tắc phân quyền trở thành
nguyên tắc chính cuả chủ nghĩa lập hiến tư sản, lần đầu tiên được thể hiện trong
các đạo luật của Cách mạng Pháp và thể hiện đầy đủ trong hiến pháp Hoa Kì 1787.
Đa số hiến pháp của các nước tư sản hiện nay đều khẳng định nguyên tắc phân
quyền như một nguyên tắc cơ bản. Điều 10 hiến pháp của Liên Bang Nga quy
định:" quyền lực nhà nước ở Liên Bang Nga được thể hiện dựa trên cơ sở của sự
phân quyền thành các nhánh: lập pháp- tư pháp- hành pháp". Các cơ quan của các
quyền lập pháp- tư pháp- hành pháp phải độc lập". Điều 1 của hiến pháp Ba Lan
cũng trực tiếp khẳng định việc tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc phân
quyền. Ở Mĩ, nguyên tắc phân quyền thể hiện khá rõ. Hiến pháp 1787 của Mĩ thể
hiện sự áp dụng đầy đủ và triệt để thuyết phân quyền. Nguyên tắc tổ chức bộ máy
nhà nước được chia ra thành ba quyền. Ba cơ quan giữ ba quyền này tạo ra sự cân
bằng và đối trọng quyền lực để phòng ngừa sự lạm dụng. Trên cơ sở nguyên tắc
phân quyền, nhà nước Mĩ tổ chức theo ba nguyên tắc để che đậy bản chất của nhà
nước tư sản, lừa bịp nhân dân.
1. * Ba bộ phận của nhà nước có nguồn gốc hình thành khác nhau
2. * Ba bộ phận của nhà nước có nhiệm kì khác nhau
3. * Ba bộ phận có sự độc lập, kiềm chế lẫn nhau, bảo đảm cho chúng không
loại trừ, tiếm quyền
(1) Nghị viện
Là cơ quan lập pháp, gồm hai viện: thượng nghị viện và hạ nghị viện. nghị viện có
quyền lớn như quyền thông qua các đạo luật, sửa đổi bổ sung các dự án luật,ngân
sách của tổng thống quyền tán thành hoặc không tán thành các quan chức cấp cao
do tổng thống bổ nhiệm, quyền phê chuẩn hoặc bác bỏ điều ước quốc tế do tổng
thống kí.Do xuất phát từ nguyên tắc đối trọng nên hai viện có quyền hạn khác
nhau. hạ viện có quyền luận tội các quan chức cấp cao nhất nhà nước, tổng thống
nhưng quyền kết tội thuộc về thượng nghị viện. Mục đích là cân bằng bộ máy lập
pháp, nghị viện kông thể lấn áp cơ quan nhà nước khác
(2) tổng thống
Hiến pháp 1787 của Mĩ quy định, tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là
người đứng đầu bộ máy hành pháp:" quyền hành pháp Hợp Chúng quốc Hoa Kì
được trao cho tổng thống". Nắm quyền hành pháp, tổng thống là người duy nhất
quản lí đất nước, có quyền hạn lớn
-bổ nhiệm bộ trưởng, chính phủ chỉ là cơ quan tư vấn
-tổng chỉ huy lực lượng vũ trang
-trình dự án luật. dự án ngân sách lên nghị viện
-ban bố, phủ quyết các đạo luật của nghị viện
Tổng thống do dân bầu ra nhưng theo đầu phiếu gián tiếp.Vì nhà lập hiến sự nếu
bầu trực tiếp tổng thống với sự tấn phong của toàn dân dễ có nhiều uy tín, dễ lấn at
nghị viện, va có khuynh hướng độc tài
(3) pháp viện tối cao
Gồm 9 thẩm phán do tổng thống bổ nhiệm và được sự chấp thuận của thượng
viện.Có các quyền hạn: -phán quyết các đạo luật có hợp hiến không -giải thích
pháp luật và quyền tối cao về xét xử
Như vậy, bộ máy nhà nước Mỹ đã áp dụng triệt đẻ nguyên tắc phân quyền và có
bước hoàn thiện phát triển. Ở Pháp, lập pháp thuộc về nghị viện, hành pháp thuộc
về tổng thống và tư pháp thuộc về hệ thống toàn án. Nghị viện có hai chức năng
cơ bản là lập pháp và giám sát hoạt động của chính phủ. Quan hệ giữa lập pháp và
hành pháp mật thiết hơn so với chính thể cộng hoà tổng thống. Cùng với tổng
thống, chính phủ, hội đồng bảo hiến trở thành thế lực thứ ba hạn chế quyền lực của
nghị viện. Hội đồng bảo hiến có chức năng đảm bảo tínhh hợp pháp của việc bầu
cử nghị sĩ hai viện khi có khiếu nại. Quyền hành pháp do chính phủ mà thực chất
do tổng thống nắm. Tổng thống có quyền hoạch định chính sách quốc gia,có
quyền an xá, bổ nhiệm bộ trưởng, chức vụ dân sự. Quyền tư pháp do hệ thống toà
án nắm. Ở Pháp có hai hệ thống toà án: toà án thường và toà án hành chính. Bộ
trưởng bộ tư pháp là phó chủ tịch.
Nằm trên khu việc đông bắc châu Á, Hàn Quốc là một quốc gia áp dụng nguyên
tắc phân quyền. Tổ chức bộ máy nhà nước gồm ba cơ quan. Quyền lập pháp trao
cho Quốc hội, một tổ chức đơn viên(Unicameral Body). Chức năng củ quốc hội
bao gồm quyền kiến nghị bàn bạc,cân nhắc, duyệt hay bác bỏ các dự án luật, hoàn
tất kiểm tra ngân sách nhà nước…Quốc hội cũng được trao quyền chỉ trích Tổng
thống, phê chuẩn các sắc lện về tình trạng khẩn cấp của tổng thống. Hàn Quốc quy
định chế định tổng thống nằm trong cơ quan hành pháp của chính phủ nhằm đạt
được sự lãnh đạo ổn định và có uy lực dựa trên sự uỷ nhiệm của toàn dân. Quyền
tư pháp thuộc về hệ thống toà án. Tòa án tối cao là toà án cao nhất quốc gia, kiểm
tra xét duyệt các quyết định cuối cùng về đơn chống lại các quyết định của toàn án
thượng thẩm trong các vụ án hình sự, dân sự
Tóm lại, ở hầu hết các nước tư sản đều tổ chức bộ mày nhà nước dựa trên nguyên
tắc phân quyền. Đây là hòn đá tảng của nền dân chủ tư sản.Việc áp dụng nguyên
tắc này đã tạo cơ sở cho quyền tự do, dân chủ. Hơn nữa, nó khiến cho bộ máy nhà
nước tư sản thêm hoàn thiện, tạo tính đồng bộ, chuyên nghiệp cao. Nó triệt tiêu
mọi khuynh hướng lệch lạc.
5. Liên hệ việc áp dụng nguyên tắc phân quyền ở Việt Nam
Hiện nay, tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam, về bản chất vẫn đảm bảo tính tập
quyền xã hội chủ nghĩa song trên thực tế đã vận dụng những hạt nhân hợp lí của
thuyết phân quyền. Hiến pháp 1992 nhấn mạnh đến khía cạnh phân công quyền
lực:" quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp- hành pháp- tư pháp". Đây
là bước phát triển trong nhận thức của Đảng về nguyên tắc tập quyền xã hội chủ
nghĩa trong thời kì mới. Đó là một mục tiêu hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu
thế tất yếu của thời đại, xu thế phát triển dân chủ và tiến bộ của toàn xã hội.Một
trong những yêu cầu cơ bản của nhà nước pháp quyền là phải có sự phân công
quyền lực giữa các cơ quan nhà nước nhằm tạo ra độc lập và hiệu quả hoạt động
cao cho từng cơ quan nhà nước. Đồng thời phải có cơ chế thực hiện sự kiểm soát
quyền lực nhà nước và hợp tác giữa các cơ quan nhà nước để hạn chế sự lạm dụng
quyền lực, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Sự phân quyền này được thể
hiện rõ trong hiến pháp 1992 và cụ thể tại điều 2 hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
C. Kết thúc vấn đề
Nguyên tắc phân quyền được là dựa vững chắc cho bộ máy nhà nước tư sản phát
triển. Nó cũng là cơ sở đảm bảo tự do, công bằng cho nhân dân. Nguyên tắc này
được áp dụng rộng rãi trong hầu hết các nước tư sản, và đạt được những hiệu quả
nhất định.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thê giới, NXB công an nhân
dân, 2008
2. Những nội dung căn bản của môn học lí luận về nhà nước và pháp luật,
NXB tư pháp, 2010, Nguyễn Thị Hồi
3. Những vấn đê cơ bản của môn học lí luận chung về nhà nước và pháp
luật, NXB công an nhân dân, 2003, Nguyễn Văn Động
4. Tinh thần pháp luật, Montesquieu
5. nhà nước và pháp luật tư sản đương đại, Thái Vĩnh Thắng
6. tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà
nước ở một số nước, Nguyễn Thị Hồi
7. trang web: http:// wikipide.com/tamquyenphanlap
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 68_2966.pdf