Nguyên nhân tâm lý không thành khẩn ở bị can phạm tội cố ý gây thương tích (dùng cho tất cả các hệ học, chuyên ngành điều tra tội phạm)

Nguyên nhân của các hành vi loại này thường là những mâu thuẫn trong sinh hoạt, trong làm ăn, cuộc sống gia đình, do ghen tuông hoặc do bản tính côn đồ. Hành vi do bản tính côn đồ nảy sinh chỉ vì một va chạm rất nhỏ mà lập kế hoạch trả thù. Hung thủ nghiên cứu quy luật sinh hoạt, đi lại của nạn nhân sau đó trực tiếp “ra tay”, “điều” đồng bọn hoặc thuê thành phần “đâm thuê, chém mướn” để tấn công nạn nhân.

 Hung khí được hung thủ sử dụng rất đa dạng, thường là dao, mã tấu, ống tuýp sắt, dao chặt đá, kiếm , và nguy hiểm hơn là các hoá chất: xăng, dầu, axit để đốt hoặc huỷ hoại thân thể nạn nhân. Các loại hung khí và hoá chất này được hung thủ chuẩn bị từ trước.

 Vụ án cho chúng ta thấy tính chất nguy hiểm của các hành vi cố gây thương tính có sự chuẩn bị trước:

Nguyễn Hữu Nghĩa (sinh năm 1981, ngụ đường Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10) là một con nghiện và buôn bán ma tuý, đã sống như vợ chồng với Trần T. Ngọc Giàu (sinh năm 1979, ngụ đường Nguyễn Văn Nghi, Phường 7, Quận Gò Vấp) là “gái ăn sương”, hoạt động khu vực Căn cứ 26 thuộc Phường 7 và Phường17, Quận Gò Vấp). Tháng 10 năm 2004, Nghĩa và Giàu có vay của Lê T. Phương (tự Dung môi, sinh năm 1971, ngụ đường Lê Đức Thọ, Phường 16, Quận Gò Vấp) số tiền 1 triệu đồng trong thời hạn 12 tháng, mỗi ngày trả góp nợ lẫn lãi là 100 ngàn đồng. Do bất đồng trong thanh toán nợ, lãi và việc Giàu đã “hớt tay trên” của Dung “ô môi” trong một số mối làm ăn khác nên cả hai nhóm đã phát sinh mâu thuẫn, thường xuyên xảy ra cãi nhau. Lúc 13g30 ngày 13/11/2004, Dung ô môi và bạn trai tên Tân gặp Nghĩa tại quán nước sâm chợ Gò Vấp. Tân dùng áp lực buộc Nghĩa phải đến quán Karaoke Tuấn để “nói chuyện”. Vừa đến nơi, Tân buộc Nghĩa phải gọi điện thoại bảo Giàu đến. Biết chuyện chẳng lành, trước khi đi, Giàu đã mua sẵn 1 lít xăng đựng trong can nhựa và một quẹt ga để sẵn sàng “chiến đấu”. Lúc này, trong phòng Karaoke đã có thêm Trần Thúy Diễm (tư Loan khùng, sinh năm 1972, ngụ đường Huỳnh Khương An, Phường 5, Quận Gò Vấp) thuộc nhóm Dung ô môi.

 Khi thấy Giàu vừa bước đến phòng Karaoke, Dung-Loan liền nhào đến đánh tới tấp làm can xăng trên tay Giàu rơi xuống đất. Giàu nhoài người chụp lấy can xăng tạt trúng vào người Dung, Loan. Do mạnh tay, can xăng lại rơi xuống đất một lần nữa. Lập tức, Nghĩa chụp lấy can xăng tạt tứ tung vào người đối thủ rồi móc quẹt ga bật lửa khiến căn phòng bốc cháy đỏ rực. Cả người Dung và Loan bị lửa đốt cháy như bó đuốc sống. Nghĩa và Giàu cũng bị lửa đốt cháy xém từng mảng. Gây án xong, cả hai vội lên xe bỏ trốn. Dung và Loan được đưa đi cấp cứu và điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả giám định thương tật : Dung bị phỏng độ 1, tỷ lệ thương tật 19%, Loan phỏng độ 2, tỷ lệ thương tật 9%.((1) Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, số 1309, ngày 4/1/20051)

 Đối với những hành vi cố ý gây thương tích đã có sự chuẩn bị từ trước thì hậu quả xảy ra thường nghiêm trọng hơn, và việc điều tra khám phá cũng gặp nhiều khó khăn hơn do hung thủ đã có tính toán từ trước cách xoá dấu vết, che giấu tung tích của mình và cách đối phó với cơ quan điều tra nếu bị phát hiện.

 

doc46 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Nguyên nhân tâm lý không thành khẩn ở bị can phạm tội cố ý gây thương tích (dùng cho tất cả các hệ học, chuyên ngành điều tra tội phạm), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ï bị can đang ngồi ngoài cửa. Thế thì có canh chua đâu mà ăn ? Như vậy, đối với nguyên nhân đầu tiên, cán bộ điều tra có thể phối hợp sử dụng nhiều phương pháp và thủ thuật khác nhau, trong đó hiệu quả nhất là việc sử dụng chứng cứ để tác động tâm lý. Hai phương pháp được gợi ý sử dụng là phương pháp truyền đạt thông tin và phương pháp dẫn dắt tư duy, ngoài ra, tuỳ thuộc vào các vụ án cụ thể và loại bị can cụ thể mà cán bộ điều tra có thể sử dụng kết hợp với các phương pháp, thủ thuật khác vừa đảm bảo tính linh hoạt, vừa tạo sự bất ngờ trong tác động tâm lý, không nên áp dụng một cách cứng nhắc một phương pháp, thủ thuật cố định nào cho mọi trường hợp mà phải biết vận dụng một cách sáng tạo trong từng hoàn cảnh cụ thể. 2.1.2. Bị can sợ mất danh dự, uy tín của bản thân mình và làm liên luỵ, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, quyền lợi của gia đình, người thân của họ. Trong trường hợp này, đa số bị can và gia đình, người thân của họ thuộc thành phần cơ bản, có địa vị nhất định trong xã hội, có công ăn việc làm ổn định hoặc có những thành tích, công lao đối với Nhà nước, con cái được ăn học đến nơi đến chốn Bị can lo sợ rằng nếu thừa nhận tội lỗi của mình thì những thành quả, uy tín, danh dự của mình và gia đình, người thân của mình sẽ tiêu tan hết, bản thân sẽ tước bỏ mọi chức vụ, quyền hạn, những người thân, gia đình sẽ bị mọi người xung quanh khinh rẻ, mất việc làm, con cái họ bị bạn bè che cười. Như chúng ta đã phân tích, bị can phạm tội cố ý gây thương tích (với vai trò là người thực hành) thường có trình độ văn hóa thấp hoặc mù chữ. Do vậy, chúng ta thường không đề cập nhiều đến uy tín, danh dự của họ vì thường không có những điều đó hoặc rất ít người thừa nhận điều đó. Những bị can có tâm lý sợ mất danh dự, uy tín của mình thường phạm tội cố ý gây thương tích với vai trò là người tổ chức. Họ có thể có một vị thế, hoặc một quyền lực nào đó, vị thế và quyền lực đó đang bị đe doạ hoặc có nguy cơ bị đe dọa nên họ muốn sử dụng bạo lực với những đối tượng mà họ nghi ngờ có thể thực hiện điều đó. Bị can là người “ra lệnh” cho người khác trực tiếp thực hiện hành vi cố ý gây thương tích. Khi sự việc bị phát hiện, bị can bị bắt giữ, họ không thừa nhận có liên quan đến những người trực tiếp cố ý gây thương tích vì nếu khai nhận, họ sẽ bị mất danh dự, uy tín, địa vị hoặc có thể bị khởi tố với tư cách là đồng phạm. Trong trường hợp bị can sợ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và quyền lợi của gia đình, người thân của họ, tuy đây là nguyên nhân cản trở việc khai báo thành khẩn của bị can nhưng đó là biểu hiện tình cảm tốt, xuất phát từ sự quan tâm, lo lắng đến gia đình, người thân của bị can. Biểu hiện tình cảm đó là một cơ sở quan trọng để cán bộ điều tra đặt niềm tin vào khả năng thuyết phục, thức tỉnh những điều tốt đẹp ở bị can, làm chuyển đổi thái độ khai báo của họ. Khi cán bộ điều tra nhận định đúng động cơ nói trên là nguyên nhân khiến bị can khai báo không thành khẩn thì có thể sử dụng các phương pháp, thủ thuật theo các gợi ý sau : * Trường hợp bị can cố ý gây thương tích với vai trò là người tổ chức không khai nhận hành vi phạm tội do sợ mất uy tín, danh dự của bản thân mình thì cán bộ điều tra có thể sử dụng chứng cứ để đấu tranh, tác động tâm lý đến họ. Phương pháp tác động tâm lý được sử dụng mang tính phổ biến là phương pháp truyền đạt thông tin, phương pháp dẫn dắt tư duy và có thể phối hợp với các phương pháp, thủ thuật khác. Ví dụ: - Cán bộ điều tra: Chúng tôi đã có đủ bằng chứng về mối quan hệ giữa bị can và nạn nhân. Các bị can có nhiều mâu thuẫn trong việc làm ăn và đã không ít lần hai bên đã cho đàn em thanh toán lẫn nhau. Lần này, do nạn nhân “hớt tay trên” một vụ làm ăn lớn nên bị can đã cho đàn em ra tay sát hại. Những đàn em của bị can đều đã bị bắt và tất cả đều đã khai nhận như vậy. - Bị can: Đúng là trước đây tôi có mâu thuẫn với nạn nhân nhưng sự việc nạn nhân bị tạt axit ngày 19/4/2004 tôi hoàn toàn không biết. (Cán bộ điều tra đưa cho bị can xem một bức thư, nội dung bức thư ghi “Mày đến tiệm Sơn Hà mua một lọ axit đậm đặc rồi gặp thằng Hùng râu xử nó cho tao. Mọi chuyện xảy ra, tao lo. Đại ca”) - Cán bộ điều tra: Bị can có nhận ra nét chữ này của ai không ? - Bị can: Tôi không biết ! - Cán bộ điều tra: Sự ngoan cố của bị can chỉ làm bị can thêm nặng tội mà thôi. Chúng tôi đã có kết quả giám định chữ viết trong bản tường trình của bị can ngày bị can bị bắt và nét chữ trên tờ giấy này, chúng do cùng một người viết. Bị can lý giải thế nào về việc này ? * Trường hợp bị can khai báo gian dối do sợ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của gia đình, người thân của họ thì cơ quan điều tra có thể sử dụng phương pháp thuyết phục, cảm hoá phối hợp với các phương pháp, thủ thuật khác. Ví dụ: - Cán bộ điều tra: Tôi hiểu bị can lo sợ việc bị can khai báo sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của gia đình bị can. Nhưng tôi cho bị can biết điều này: gia đình bị can đã biết tội lỗi của bị can và họ đều rất thông cảm với bị can, bị can phạm tội là do hoàn cảnh đưa đẩy, chứ bản chất của bị can không phải là như vậy. Họ rất hy vọng bị can sớm tỉnh ngộ và trở thành người lương thiện đúng với bản chất tốt đẹp của bị can. Bị can có thể đọc bức thư này của mẹ bị can. (Cán bộ điều tra đưa cho bị can xem bức thư mà bằng nhiều nỗ lực, cán bộ điều tra đã thuyết phục được mẹ bị can viết) Cán bộ điều tra cũng có thể sử dụng thủ thuật “Động viên, khen ngợi” để tác động tâm lý bị can: - Cán bộ điều tra: Những thành tích, công lao của gia đình bị can cống hiến cho đất nước sẽ không bao giờ mất đi. Những cống hiến đó kết hợp với thái độ khai báo thành khẩn của bị can sẽ là những yếu tố giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can. Có lẽ bị can chưa hiểu được điều này nên từ đầu đến giờ bị can vẫn chưa khai báo đúng sự thật với chúng tôi. Bây giờ bị can có thể khai được rồi. 2.1.3. Bị can khai báo không thành khẩn là do đặc điểm tính cách ngang bướng của bị can Trường hợp này, bị can khai báo không thành khẩn xuất phát từ đặc điểm tâm lý tương đối bền vững đã có ở bị can từ trước, đó là tính cách ngang bướng, muốn làm ngược ý người khác, muốn chứng tỏ “bản lĩnh” của mình Nét tâm lý này thường thấy ở những bị can còn ít tuổi, trình độ văn hóa thấp, có một niềm tin mù quáng nào đó. Với những bị can loại này, việc thuyết phục, cảm hoá hoặc sử dụng chứng cứ để đấu tranh thường ít có tác dụng nhưng thuận lợi cho việc sử dụng tác động tâm lý kích động tính “kiêu ngạo, bốc đồng” của bị can. Dưới góc độ tâm lý học, tính cách ngang bướng của bị can hình thành trong một quá trình tương đối dài từ ảnh hưởng của môi trường sống, nhất là môi trường sống trực tiếp của bị can, trong đó gia đình và sự giáo dục của gia đình giữ vai trò quan trọng. Bị can thiếu sự chăm sóc cần thiết và sự tôn trọng đúng mực từ những thành viên trong gia đình, họ không được dạy nhiều về đạo đức vì chính cha mẹ chúng cũng là những người cần phải được học điều đó. Những khiếm khuyết từ phía gia đình đã ảnh hưởng rất lớn đến việc học hành của bị can ở trường. Bị can học kém nên thường không được bạn bè nể trọng. Do vậy, cách duy nhất để được mọi người chú ý là thái độ ngỗ ngược, quậy phá, vô lễ với thầy cô giáo, đánh nhau với bạn bè, nói tục, chửi thề, các thú chơi vô bổ, nguy hiểm (đua xe, cờ bạc, rượu bia, hút chích, cặp bồ bịch, đàn đúm với bạn bè xấu). Những hành động đó xuất phát từ nhu cầu cần được thể hiện mình của bị can. Hành vi lệch lạc không được uốn nắn, giáo dục và ngăn chặn kịp thời đã hình thành ở bị can thói quen, rồi từ thói quen hình thành tính cách, theo quy luật: “Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách” Để tác động tâm lý đến đối tượng này, cán bộ điều tra phải tìm ra điểm yếu của bị can hoặc nhu cầu thiết yếu của họ. Điểm yếu của họ là gì ? Trong nhiều trường hợp, bị can có tính cách ngang bướng thường tỏ ra bối rối khi được nghe những lời khen ngợi và tâng bốc từ phía cán bộ điều tra. Điều này cũng dễ hiểu vì trong cuộc sống và nhất là trong hoạt động phạm tội họ ít khi được người khác chấp nhận, đồng tình hay khen ngợi, đặc biệt người khen ngợi chúng lại là những người có địa vị trong xã hội. Tuy vậy, như thế không có nghĩa là chỉ dựa vào những lời khen đó mà cán bộ điều tra có thể hy vọng vào lời khai báo thành khẩn ngay của bị can. Để đạt được mục đích của mình, cán bộ điều tra phải sử dụng kết hợp các phương pháp, thủ thuật khác để tác động đến tâm lý của họ. Phương pháp được được xem là có hiệu quả là phương pháp kích thích tâm lý. Ví dụ: Một bị can nhất định không khai nhận hành vi dùng mã tấu chém người của mình cho dù cơ quan điều tra đã có chứng cứ chứng minh sự việc đó là có thật. Bị can một mực lỳ lợm không khai nhận. Cán bộ điều tra có thể sử dụng phương pháp này: - Cán bộ điều tra: Chúng ta không nói về hành vi chém người của bị can, điều đó đã rõ và tôi nghĩ bị can cũng coi việc đó là chuyện nhỏ. Điều tôi rất nể ở bị can là lòng trung thành, sống rất tình nghĩa, dám làm, dám chịu, đã chịu ơn ai thì trả cho bằng được cho dù phải hy sinh tính mạng của mình. Thật đáng tiếc là bị can chỉ có sự liều lĩnh mà thiếu đầu óc nên đã bị người khác lợi dụng mà không biết. Người ta mượn sự liều lĩnh thiếu suy xét để mượn tay bị can thanh toán các “đối thủ cạnh tranh của họ”, thương tích, tù tội, thậm chí tính mạng của bị can họ đâu có cần biết đến. Thế là giờ đây, họ vừa xử lý được đối thủ cạnh tranh, công việc làm ăn thuận lợi, họ “ngồi mát ăn bát vàng” vừa cười vào mũi bị can và coi bị can như một thằng đần. Chúng tôi biết được điều ấy nên thật sự cảm thấy bất hạnh cho bị can nhưng lại không thể làm gì bọn chúng vì không đủ chứng cứ. Còn bị can thì vẫn cứ ngoan cố không khai để bảo vệ người đang cười vào mặt bị can. Tôi không hiểu, những người như bị can lại dễ dàng bị người khác xúc phạm và “sỏ mũi” như vậy ! Cán bộ điều tra cần lưu ý về cách xưng hô đối với các bị can có địa vị thấp trong xã hội. Họ thích được gọi một cách tôn trọng hơn là cách dùng “mày, tao”, “thằng này,thằng nọ”. Những lời tâng bốc thường có hiệu quả đối với bị can là nữ, cán bộ điều tra có thể đề cập đến sắc đẹp, vẻ trẻ trung, đồ trang sức, thành phần gia đình, thanh danh Những người không có học thức hay những người thuộc tầng lớp dưới thường thích được tâng bốc hơn là người có học thức cao. Tuy nhiên, trong hỏi cung bị can, điều cần chú ý là cán bộ điều tra không nên quá lạm dụng phương pháp kích thích tâm lý để kích động bị can mà nên lấy giáo dục, cảm hoá bị can là chính. 2.1.4. Bị can không khai báo hoặc khai báo không thành khẩn do bi quan, thất vọng Bị can cho rằng mình không còn gì để hy vọng nữa, tương lai mờ mịt, cuộc đời như thế là chấm hết. Từ tâm trạng tiêu cực đó, bị can không quan tâm đến xung quanh, đến hoạt động điều tra, không khai báo hoặc khai bừa ẩu. Nguyên nhân này thường gặp ở những bị can phạm tội lần đầu, do bị lôi kéo, cưỡng ép mà phạm tội, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc do hoàn cảnh đặc biệt nào đó mà phạm tội. Ví dụ: Anh An vừa đi là xa về thì phát hiện nhà mình có khách lạ. Vào phòng ngủ thì anh nhìn thấy vợ mình đang ngủ với một người đàn ông khác. Không thể kìm chế được, anh đã vào bếp lấy dao chặt thịt chém nhiều nhát vào người đàn ông lạ. Tuy bị chém nhiều nhát nhưng không vào chỗ hiểm nên người đàn ông chỉ bị thương. Anh An bị bắt và bị khởi tố bị can về tội cố ý gây thương tích. Lúc này, An cảm thấy cuộc sống đã bế tắc, gia đình tan vỡ, anh sụp đổ hoàn toàn, không muốn khai báo điều gì với cơ quan điều tra, anh nói cơ quan điều tra muốn làm gì cũng được, anh ta không còn gì để mất nữa. Trong trường hợp này, cán bộ điều tra nên sử dụng phương pháp thuyết phục cảm hoá kết hợp với phương pháp kích thích tâm lý để tác động vào tâm lý bị can. Ví dụ: - Cán bộ điều tra: Vợ bị can là một người đàn bà đáng nguyền rủa,khó có thể tha thứ được và nếu chúng tôi ở trong trường hợp của bị can cũng không thể giữ được bình tĩnh. Chúng tôi hiểu được tâm trạng của bị can. Nhưng việc bị can bi quan đến mức không khai báo cho chúng tôi biết sự thật vụ án thì không thể chấp nhận được đối với một người đàn ông có học thức như bị can. Bị can gây án trong trạng thái tâm lý không bình thường, vả lại mức độ thương tích không quá nghiêm trọng như bị can nghĩ, bản chất bị can là người tốt, có những cống hiến nhất định cho Nhà nước, đó là những yếu tố giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can. Ngoài ra, có một điều quan trọng khác mà tôi cần phải nhắc cho bị can nhớ là, bị can không thể vì một người phụ nữ phản bội và một gã đàn ông lạ mặt nào đó mà buông suôi tất cả như thế, bị can phải nhớ rằng bị can vẫn còn một đứa con đang cần bị can nuôi nấng và chăm sóc, bị can không thể vô trách nhiệm với nó, nó không đáng phải gánh chịu hậu quả do bố mẹ nó gây ra như vậy. Hãy khai rõ sự thật, tôi hy vọng bị can sẽ sớm gặp con bị can và tạo dựng lại tất cả. Trong cách tác động trên, cán bộ điều tra đã sử dụng thủ thuật lên án nạn nhân. Bằng cách này, cán bộ điều tra đã tạo được sự đồng cảm với bị can, khiến họ cảm thấy được chia sẻ nên dễ khai báo hơn. Cách sử dụng tình cảm cha-con để kích thích bị can đẽ giúp bị can có hy vọng vào cuộc sống, khiến họ cảm thấy cuộc sống còn ý nghĩa, có người vẫn đang cần đến sự bảo bọc của họ. Chính cách tác động này đã kéo bị can ra khỏi tâm trạng thất vọng, tạo nên động cơ khai báo tích cực ở bị can. 2.1.5. Bị can không khai báo hoặc khai báo gian dối do không tin, không phục cán bộ điều tra Có một số trường hợp, đối với cán bộ điều tra này thì bị can khai báo thành khẩn còn đối với cán bộ điều tra khác thì bị can không khai hoặc khai báo gian dối. Điều đó có nguyên nhân là bị can không tin, không phục cán bộ điều tra. Tại sao bị can không tin, không phục cán bộ điều tra, có nhiều lý do khác nhau: - Qua tiếp xúc, cán bộ điều tra đã làm cho bị can có ác cảm, có nhận thức tiêu cực, không tin tưởng vào sự khách quan, vô tư, độ lượng của cán bộ điều tra. - Giữa bị can và cán bộ điều tra có quan hệ không tốt từ trước. - Do cách tác động của cán bộ điều tra không phù hợp làm cho bị can bị ức chế, dẫn đến coi thường cán bộ điều tra (Cán bộ điều tra có tuổi đời còn quá trẻ, khi giải thích, thuyết phục bị can, cán bộ điều tra đã dùng lời lẽ thiếu tế nhị, xúc phạm nên đã gây cho bị can sự khó chịu, tự ái, cho rằng cán bộ điều tra coi thường, “lên lớp dạy đời” nên bị can không khai báo). - Bị can cho rằng cán bộ điều tra không có khả năng giải quyết vụ án nên nhất định không khai. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, trong các cuộc tiếp xúc với bị can , cán bộ điều tra phải tránh không để cho bị can có nhận thức sai lầm, tiêu cực về mình và tránh gây ấn tượng không tốt cho bị can. Tuy vậy, nếu trong quá trình hỏi cung, cán bộ điều tra rơi vào tình trạng này thì có thể sử dụng các phương pháp, thủ thuật tác động tâm lý. Điều cần lưu ý đầu tiên là nếu bị can yêu cầu thay đổi cán bộ điều tra thì cán bộ điều tra phải hỏi rõ lý do. Nếu cán bộ điều tra xét thấy lý do đó chấp nhận được thì có thể đề xuất lãnh đạo bố trí cán bộ điều tra khác thay thế. Tuy vậy, việc thay đổi này phải hết sức khéo léo và có tính nghiệp vụ để bị can hiểu đó là yêu cầu của công việc chứ không phải do yêu cầu của bị can. Phải lưu ý điều này vì nếu bị can hiểu rằng họ có thể thay đổi cán bộ điều tra thì y sẽ lợi dụng điều đó để gây khó khăn cho hoạt động điều tra. Do vậy, khi cán bộ điều tra phát hiện lý do bị can đưa ra để thay đổi cán bộ điều tra là không hợp lý và y đang lợi dụng điều đó để làm gián đoạn hoạt động điều tra thì cán bộ điều tra phải “trấn áp” ngay bằng thái độ nghiêm khắc, kiên quyết. Ví dụ: cán bộ điều tra có thể nói: “Tôi được Nhà nước giao trọng trách bảo vệ TTATXH và tôi đang thi hành nhiệm vụ đó, tôi đã làm đúng chức trách, nhiệm vụ của mình, anh không có lý do nào để đề nghị thay đổi cán bộ điều tra. Nếu anh tiếp tục đưa ra yêu cầu đó thì chúng tôi coi đó là hành động cản trở quá trình điều tra của cơ quan điều tra”. Thủ thuật trên của cán bộ điều tra vừa dập tắt ý đồ của bị can muốn lợi dụng việc thay đổi cán bộ điều tra để gây khó khăn cho hoạt động điều tra, vừa khiến họ “tỉnh ngộ” và “trở về đúng với vị trí của mình”, xác định lại động cơ khai báo. Như vậy, qua việc phân tích nguyên nhân tâm lý này, cơ quan điều tra cần thận trọng trong cách bố trí cán bộ điều tra phù hợp với từng loại bị can để hiệu quả hoạt động điều tra được cao nhất. 2.1.6. Bị can tin tưởng vào sự che chắn, cứu giúp nào đó từ bên ngoài hoặc hy vọng vào sự mua chuộc cán bộ điều tra và cơ quan điều tra Trong điều kiện nền kinh tế và xã hội nước ta hiện nay, nguyên nhân tâm lý này đã trở nên phổ biến hơn bo giờ hết. Nếu bị can quen một người nào đó có địa vị nhất định trong ngành công an hoặc ngoài ngành nhưng có mối quan hệ với các cán bộ trong ngành công an hoặc bị can có tiềm lực kinh tế mạnh thì bị can đều có niềm tin vào các “thế lực” đó. Trong hoạt động điều tra, cán bộ điều tra không phải lúc nào cũng vượt qua được những “thử thách” này. Niềm tin của bị can là có cơ sở, nó đánh vào “điểm yếu” của cán bộ điều tra nói riêng và người Việt Nam nói chung. Những điểm yếu đó là: - Trong cuộc sống của mình, ai cũng muốn có được một việc làm ổn định, một địa vị xã hội nhất định để đảm bảo cho cuộc sống của bản thân và gia đình họ hiện tại và trong tương lai. Do vậy, khi đang ở vào địa vị thuận lợi, họ rất “ngại đụng chạm” đến những thế lực có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của địa vị ấy. - Người Việt Nam vốn sống có tình, có nghĩa. Quan hệ xã hội và cả công việc chịu ảnh hưởng nhiều vào yếu tố tình cảm. Do vậy, khi người thân của mình hay người mà mình chịu ơn nay “gặp nạn” thì “không thể làm ngơ” được. Đó là lý do họ làm trái luật để “giúp đỡ” người thân của họ. - Lương của cán bộ công chức thường không cao, chi tiêu kỹ lưỡng lắm thì mới đảm bảo cuộc sống chứ không thể sống “khá giả” được, do vậy, đồng tiền có sức mạnh rất lớn, một số người không phải lúc nào cũng có thể “kiên định” trước cám dỗ của chúng. Những điểm yếu kể trên cũng chính là những khó khăn trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền và tăng cường pháp chế XHCN ở nước ta. Khắc phục những hạn chế đó đòi hỏi cả một quá trình phấn đấu, hoàn thiện không ngừng mọi mặt của đời sống chính trị , kinh tế, văn hoá, xã hội và pháp luật, trong đó điều quan trọng là ý thức pháp luật của mỗi người Việt Nam nói chung, cán bộ công chức nói riêng. Đối với cán bộ điều tra, khó khăn lớn nhất không phải là việc họ lựa chọn phương pháp,thủ thuật nào để tác động tâm lý đến bị can mà điều quan trọng và quyết định là họ có đủ bản lĩnh để vượt qua được sự cám dỗ của vật chất hay không. Khi đã xác định được tư tưởng cho mình, cán bộ điều tra mới sáng suốt lựa chọn phương pháp và thủ thuật tối ưu nhất để tác động đến bị can. Chúng ta phân tích tình huống sau: Khoảng 10g sáng 11/3/2005, có hai thanh niên lạ mặt, một người cao to, một người mập, thấp, cả hai đều khoảng 20 tuổi bước vào cửa hàng số 37 Bùi Thị Xuân (Cửa hàng linh kiện máy vi tính của công ty Anh Châu), mọi người trong cửa hành đều tưởng họ là khách hàng. Nhưng khi vào bên trong, họ đòi gặp anh Nguyên, nhân viên phụ trách kỹ thuật của công ty. Gặp anh Nguyên, hai thanh niên lớn tiếng chửi bới, nói anh làm ăn gian dối. Anh Nguyên nhiều lần mời 2 thanh niên lên lầu để nói chuyện phải trái nhưng hai tên này không chịu, vẫn tiếp tục lớn tiếng và hung hăng túm cổ anh Nguyên đẩy mạnh làm anh ngã chúi nhũi về cuối phòng. Chưa dừng lại, tên mập, thấp đi ra ngoài lật cốp xe A còng xách vào một thanh kiếm đưa cho tên cao to. Tên này vừa chửi đổng, vừa huơ huơ cây kiếm đòi “chém chết hết tụi bây”. Thấy vậy, anh Trương Minh Hoàng, nhân viên của công ty đứng ra vừa mở lời can ngăn thì bất ngờ bị tên cao to giơ cây kiếm chém thẳng vào đầu. Anh Hoàng dùng tay đỡ nên bị nhát kiếm bổ vào tay. Anh bỏ chạy về cuối phòng nhưng bị tên cao to rượt theo chém tiếp một nhát vào vai. Anh Hoàng chạy vào phía trong quầy bán hàng, nhưng tên này không chịu buông tha, hắn đuổi theo, tiện tay chém một nhát vào tủ kinh quầy hàng làm mặt kính vỡ tan. Sau khi dồn anh Hoàng đến cuối quầy hàng, không còn lối thoát, tên thấp mập đứng ngoài choàng qua tủ hàng túm đầu anh đánh túi bụi, tên cao to giơ kiếm bổ thẳng vào giữa trán anh Hoàng làm anh gục ngay tại chỗ. Trước thái độ hung hăng và manh động của 2 kẻ côn đồ, mọi nhân viên công ty chỉ còn biết đứng chết lặng, gần như không có phản ứng. Hành động xong, hai tên xách kiếm đi ra, vẫn lớn tiếng chửi đổng. Tên cao to tuyên bố sẽ còn quay lại và ngang nhiên chỉ cho mọi người bảng số xe A còng 2 tên chở nhau 52U2-6407 và nói rất dõng dạc: “Chúng mày ghi bảng số xe tao nè” (1) Báo VNEpress điện tử, ngày 15/3/2005 Công an phường Bến Thành, CAQ1 tiếp nhận vụ án trên. Sau đó vụ việc được chuyển đến cho đội Cảnh sát điều tra về TTXH Công an Q1. Hai đối tượng gây án được xác định: người cao to tên là Đăng Quang Trưởng, sinh năm 1984, ngụ Phường 2 Quận 6, tạm trú tại P2, Q5, người thấp mập là Trần Cao Minh, sinh năm 1984, ngụ tại Phường Bình Trị Đông, Quận Tân Phú. Đặng Quang Trưởng đang du học tự túc ngành y khoa tại Mỹ và con ruột của ông Q. giám đốc công ty T., một doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn quận Tân Bình. Tính đến thời điểm viết bài này thì vụ án trên chưa được xét xử, theo chúng tôi được biết thì vụ án diễn biến “hết sức phức tạp”. Yếu tố cốt yếu để có thể giải quyết được các vụ án loại này là cán bộ điều tra phải dập tắt được niềm tin của bị can vào các thế lực có thể che chắn, cứu giúp họ. Cách giải quyết dưới đây có thể là một hướng để tham khảo. Khi cán bộ điều tra hỏi cung bị can, với phong thái đĩnh đạc, nghiêm khắc, cán bộ điều tra nói với bị can: “Sự việc đã quá rõ ràng nhưng bị can vẫn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnguyen-nhan-tam-ly-khai-cung-khong-thanh-khan-4071.doc