Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các nguyên nhân thủng ruột non không do chấn thương, vết thương bụng (TRN).
Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị sau mổ của TRN. Xác định các yếu tố tiên
lượng ảnh hưởng đến kết quả điều trị sau mổ.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu bệnh án của những bệnh nhân bị TRN đã được điều trị phẫu thuật tại
bệnh viện Nhân Dân Gia Định – Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian 5 năm, từ tháng 04 năm 2008
đến cuối tháng 03 năm 2013. Nguyên nhân gây thủng ruột được xác định dựa vào kết quả giải phẫu bệnh, riêng
trường hợp thủng ruột non do dị vật thì dựa vào mô tả trong mổ thấy được dị vật gây thủng.
7 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị thủng ruột non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
‐quang
có sự khác nhau tùy theo từng nghiên cứu. Theo
Abdullah MS(1) thì tỉ lệ hơi tự do dưới hoành
trên phim X‐quang là 63%, còn theo Wani RA(16)
thì hơi tự do xuất hiện trong 46,8% trường hợp
và trong nghiên cứu của Khan KJ(10) có 58%
trường hợp xuất hiện hơi tự do trên phim X‐
quang.
Trong tổng số 50 trường hợp có 22 trường
hợp bệnh nhân được thực hiện cả siêu âm
bụng và CLVT bụng. Khi tiến hành so sánh về
khả năng phát hiện các dấu hiệu của CLVT với
siêu âm bụng trên 22 trường hợp này, ta có
được một số nhận xét sau: CLVT bụng có khả
năng phát hiện dịch trong ổ bụng, hơi trong ổ
bụng và thâm nhiễm mỡ xung quanh quai ruột
cao hơn so với siêu âm bụng (phép kiểm
Wilcoxon, p < 0,05).
Như vậy, với biểu hiện lâm sàng viêm phúc
mạc, phát hiện hơi trong ổ bụng trên chẩn đoán
hình ảnh đủ để các bác sĩ chẩn đoán được tình
trạng thủng ống tiêu hóa và cho chỉ định can
thiệp phẫu thuật cấp cứu. Ngày nay, với việc
ứng dụng CLVT trong chẩn đoán đau bụng cấp,
CLVT có độ nhạy cao hơn hẳn siêu âm (p<0,05)
đã giúp cải thiện chẩn đoán TRN. CLVT giúp
chẩn đoán được TRN trong 21,74% trường hợp
và giúp xác định đúng vị trí ruột non bị thủng
trong 17,39% trường hợp. Ngoài ra, CLVT còn
giúp phát hiện dấu hiệu dày thành ruột gợi ý
nguyên nhân lao ruột (50%) hơn là viêm ruột
không đặc hiệu (11,11%) (χ2, p < 0,05), giúp phát
hiện dị vật trong ổ bụng với tỉ lệ (75%) cao hơn
hẳn X quang (37,5%).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 361
Về mặt điều trị, hai phương pháp phẫu
thuật thường được áp dụng là khâu lỗ thủng
đơn thuần (42%) và phương pháp cắt đoạn ruột
có nối ruột tận‐tận ngay trong mổ (35%) (Bảng
4). Hai phương pháp này cho kết quả như nhau
đối với tình trạng tử vong sau mổ (p= 0,607 >
0,05). Trong một nghiên cứu hồi cứu trên 35
trường hợp, Mischiger HJ(10) cũng cho nhận xét
tương tự.
Tỉ lệ biến chứng sau mổ và tỉ lệ tử vong sau
mổ trong nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là
60% và 26%, tương đối cao hơn trong kết quả
nghiên cứu của các tác giả khác.
Bảng 5. Tỉ lệ biến chứng và tử vong sau mổ trong
một số nghiên cứu.
Các tác giả Số ca Tỉ lệ biến chứng Tỉ lệ tử
vong
Khan KJ (2010)(7) 200 27,0% 8,0%
Tan KK (2010)(15) 47 57,4% 19,1%
Ayite A (2006)(1) 125 54,8% 4,8%
Hsu MH (1996)(5) 25 36,0%
Các biến chứng: sốc nhiễm trùng, suy thận
cấp, suy hô hấp, xì chỗ khâu và suy đa cơ quan
có thể làm tăng tình trạng tử vong sau mổ (χ2,
p < 0,05).
Các yếu tố nguy cơ làm tăng biến chứng sau
mổ gồm: sốc trước mổ, mạch nhanh (≥ 100
lần/phút), ASA độ III, IV và MPI ≥ 26 (χ2, p <
0,05). Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tử
vong sau mổ gồm: sốc trước mổ, ASA độ IV và
MPI ≥ 26 (χ2, p < 0,05). Theo nghiên cứu của Tan
KK(15), khi đưa vào phân tích đơn biến, các yếu
tố có giá trị tiên lượng kết quả xấu sau mổ là:
ASA ≥ III, MPI > 26, tụt huyết áp, suy thận, rối
loạn ion đồ trong máu, có mở ruột ra da.
KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nguyên
nhân nhiễm trùng như lao ruột là thường gặp
nhất, kế đến là viêm ruột không đặc hiệu. Trong
tình hình xã hội hiện nay trước các đối tượng
nghiện ma túy, nhiễm HIV, ngoài các nguyên
nhân lao ruột, viêm ruột không đặc hiệu thì
TRN do cố ý nuốt dị vật cũng cần lưu ý.
Bệnh thường được chẩn đoán trước mổ là
thủng tạng rỗng với biểu hiện lâm sàng viêm
phúc mạc và hình ảnh hơi tự do trong ổ bụng.
Ngày nay, với việc ứng dụng CLVT trong
những trường hợp đau bụng cấp đã giúp cải
thiện chẩn đoán TRN nhờ tỉ lệ phát hiện hơi
trong ổ bụng hơn hẳn X‐quang và giúp xác định
được vị trí ruột non bị thủng. Ngoài ra, CLVT
còn giúp phát hiện dị vật gây TRN hơn hẳn X‐
quang và giúp phát hiện dấu hiệu dày thành
ruột gợi ý nguyên nhân lao ruột (p < 0,05).
Hai phương pháp phẫu thuật thường được
áp dụng trong điều trị bệnh nhân bị TRN là
khâu lỗ thủng đơn thuần, cắt đoạn ruột có nối
ruột tận‐tận ngay trong mổ cho kết quả điều trị
như nhau. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp
phẫu thuật nào là do phẫu thuật viên quyết định
sau khi đã đánh giá tổng trạng của bệnh nhân,
tình trạng bẩn của ổ bụng và tình trạng bất
thường ở ruột non.
Tỉ lệ biến chứng và tử vong sau mổ vẫn còn
khá cao. Các yếu tố tiên lượng làm tăng nguy cơ
biến chứng sau mổ gồm: sốc trước mổ, mạch
nhanh, ASA từ độ III trở lên và MPI ≥ 26. Còn
các yếu tố tiên lượng có khả năng làm tăng nguy
cơ tử vong sau mổ gồm: sốc trước mổ, ASA độ
IV và MPI ≥ 26.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abdullah MS, Rassam RE, Almarzooq TJ (2011). A study of 82
patients of non‐traumatic terminal ileal perforation in Al‐
Kindy teaching hospital. J Fac Med Baghdad, 53(2): 147‐151.
2. Ayite A, Dosseh DE, Katakoa G, et al. (2006). Surgical
treatment of the single non traumatic perforation of small
bowel: excision‐suture or resection‐anastomosis. Ann Chir,
131(2): 91‐95.
3. Eid HO, Hefny AF, Joshi S, et al. (2008). Non‐traumatic
perforation of small intestine. Afr Health Sci, 8(1): 36‐39.
4. Huỳnh Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Hải (2009). Đặc điểm lâm
sàng, thương tổn và kết quả điều trị thủng ruột do lao. Y học
TPHCM, 13: 62‐168.
5. Hsu MH, Yu JC, FM, et al. (1996). Nontraumatic perforation
of small intestine. J Med Sci, 16(6): 424‐430.
6. Jain BK, Arora H, Srivastava UK, et al. (2010). Insight into the
management of non‐traumatic perforation of the small
intestine. J Infect Dev Ctries, 4(10): 650‐654.
7. Khan KJ, Chohan S, Irshad K, et al. (2010). Experience with
Non Traumatic Small Bowel Perforationsʺ, Pak J Med Health
Sci, 4(4): 504‐507.
8. Lê Quang Uy (1989). Nhân 23 trường hợp thủng ruột thương
hàn điều trị tại khoa ngoại tổng quát BV Chợ Rẫy. Luận án
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Ngoại Khoa 362
nội trú, Đại học Y Dược TPHCM.
9. Mahajan G, Kotru M, Sharma R, et al. (2011). Usefulness of
Histopathological Examination in Nontraumatic Perforation
of Small Intestine. Journal of Gastrointestinal Surgery, 15(10):
1837‐1841.
10. Mischinger HJ, Berger A, Kronberger L, et al. (1989).
Spontaneous small bowel perforation. A rare cause of acute
abdomen. Acta Chir Scand, 155: 593‐599.
11. Nguyễn Văn Hải (2005). Thủng ruột do lao: đặc điểm lâm
sàng và kết quả sớm sau mổ. Y học TPHCM, 9(3): 161‐166.
12. Nguyễn Đình Hối, Lê Quang Uy, Nguyễn Hoàng Bắc và cs
(1996). Điều trị phẫu thuật thủng ruột thương hàn, Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp bộ.
13. Rajagopalan AE, Pickleman J (1982). Free Perforation of the
Small Intestine. Ann Surg, 196(5): 576‐579.
14. Shrestha K, Paudel BR, Shah LL, et al. (2010). Spectrum of
perforation peritonitis ‐260 cases experience. PMJN, 10(2): 29‐
32.
15. Tan KK, Bang SL, Sim R (2010). Surgery for small bowel
perforation in an Asian population: predictors of morbidity
and mortality. J Gastrointest Surg, 14(3): 493‐499.
16. Wani RA, Parray FQ, Bhat NA, et al. (2006). Nontraumatic
terminal ileal perforation. World J Emerg Surg, 1: 7‐10.
Ngày nhận bài báo: 22/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 22/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 356_3745.pdf