Tiền sản giật là một bệnh nặng khi mang thai, có thể gây sản giật với
diễn biến nặng như hôn mê, đột quỵ, phù phổi cấp, nếu không điều trị kịp
thời có thể tử vong mẹ và con. Tiền sản giật có liên quan đến những bất
thường của sự tự điều chỉnh tuần hoàn não, làm tăng nguy cơ đột quỵ khi chỉ
số huyết áp gần như bình thường. Có khoảng 5-7% phụ nữ có thai mắc tiền
sản giật.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nguy cơ do tiền sản giật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguy cơ do tiền sản giật
Tiền sản giật là một bệnh nặng khi mang thai, có thể gây sản giật với
diễn biến nặng như hôn mê, đột quỵ, phù phổi cấp, nếu không điều trị kịp
thời có thể tử vong mẹ và con. Tiền sản giật có liên quan đến những bất
thường của sự tự điều chỉnh tuần hoàn não, làm tăng nguy cơ đột quỵ khi chỉ
số huyết áp gần như bình thường. Có khoảng 5-7% phụ nữ có thai mắc tiền
sản giật.
Nguyên nhân gây tiền sản giật
Quản lý thai nghén là biện
Có nhiều nguyên nhân gây tiền sản
giật như: những thai phụ bị nhiễm độc thai
nghén, tăng huyết áp, các bệnh thận mạn
tính, rối loạn tâm thần và nội tiết, con so, sinh đôi và đa thai, đái tháo đường, tiền
sử bệnh thận hoặc tăng huyết áp mạn tính, tiền sử đã mắc tiền sản giật, thai phụ
cao tuổi (trên 35) hoặc quá thấp (dưới 16 tuổi), béo phì, đột biến do yếu tố V
Leiden, gen angiotensinogen T235, hội chứng kháng thể kháng phospholipid, do
thời tiết giá rét, ẩm ướt...
Biểu hiện tiền sản giật như thế nào?
Tiền sản giật gồm các rối loạn: tăng huyết áp và protein niệu kèm theo các
rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương như đau đầu, nhìn mờ, cơn co giật,
hôn mê. Tiền sản giật nhẹ có protein niệu khoảng 1-2g, phù nhiều, tăng cân lên
chừng 3-4 kg, tiểu ít, huyết áp lên tới 170/100mmHg, nhức đầu. Thai phụ bị tiền
sản giật nhẹ khi được chẩn đoán bị tăng huyết áp, protein niệu và phù trở lại mà
không có bằng chứng tiền sản giật nặng. Nếu không chữa trị khẩn trương có thể
tiến triển thành tiền sản giật nặng. Tiền sản giật nặng protein niệu 2-3g hay cao
hơn, phù nhiều, thai phụ tăng hàng chục kg, huyết áp tăng cao, có khi đến 190/100
mmHg, tiểu ít, nhức đầu nhiều nhưng uống thuốc gì cũng không đỡ; mờ mắt, phù
võng mạc hay xuất huyết võng mạc; toàn thân mệt mỏi, hốt hoảng, bơ phờ... Hậu
quả là tổn thương nội mô của nhiều cơ quan. Nếu protein niệu cao hơn 5g/24 giờ,
thiểu niệu hay suy thận, phù phổi, tổn thương tế bào gan, giảm tiểu cầu dưới
pháp tốt để phòng tránh tiền sản
giật.
1000.000/microlit hay đông máu nội mạch lan tỏa; có biểu hiện của hội chứng
HELLP bao gồm: tan huyết, men gan tăng, tiểu cầu thấp là một dạng đặc biệt của
tiền sản giật nặng, đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh và tử vong của tiền sản
giật.
Chữa trị và phòng bệnh tiền sản giật
Thai phụ bị tiền sản giật sẽ phục hồi trong vòng vài tuần sau khi sinh.
Trường hợp bị tiền sản giật khi tuổi thai nhỏ hơn 37 tuần, nếu để người mẹ sinh có
thể giảm tỷ lệ bệnh của mẹ nhưng gây nguy cơ sinh non cho thai. Điều trị tiền sản
giật đòi hỏi thầy thuốc phải cân nhắc giữa sức khỏe của mẹ và của thai, phải quyết
định sao cho có cơ hội tốt nhất cho thai nhi còn sống. Đối với thai phụ bị tiền sản
giật nhẹ có thể xử lý: cho nằm nghỉ, theo dõi chặt chẽ huyết áp và chức năng thận,
theo dõi sát sức khỏe thai nhi. Những trường hợp thai phụ bị tiền sản giật nặng,
nếu thai trên 32 tuần tuổi thì nên cho sinh sớm. Điều trị tiền sản giật nặng khi thai
còn xa kỳ sinh có thể có lợi cho thai nhi nhưng gây nguy cơ cao cho thai phụ. Khi
đó nên quản lý thai phụ ở các trung tâm chăm sóc chuyên khoa tuyến tỉnh, nơi có
bác sĩ chuyên khoa sản chăm sóc cho mẹ và thai, có đủ điều kiện xử trí các tai
biến.
Đối với thai phụ bị tiền sản giật nặng, phải điều trị tích cực chứng tăng
huyết áp để làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não.
Có thể dùng Labelatol hay hydralazin truyền tĩnh mạch là hai thứ thuốc
thường dùng nhất để xử lý tiền sản giật. Cũng có thể dùng thuốc chẹn kênh canxi.
Tuân thủ nguyên tắc là giảm huyết áp động mạch từ từ để tránh giảm huyết áp và
giảm lượng máu đến thai. Tránh dùng những chất ức chế men chuyển angiotensin
cũng như những chất chẹn thụ thể angiotensin trong ba tháng giữa và ba tháng
cuối của thai kỳ vì ảnh hưởng có hại cho sự phát triển của thai nhi. Thai phụ điều
trị bằng những chất ức chế men chuyển angiotensin thường bị ít dịch ối, có lẽ là do
giảm chức năng thận của thai nhi.
Để điều trị và phòng ngừa cơn sản giật có thể dùng magiê sunphat vì hiệu
quả tốt hơn hẳn phenitoin và diazepam. Magiê có thể ngừa cơn sản giật bằng cách
tương tác với các thụ thể N-Methyl-D-asparate (NMDA) trong hệ thần kinh trung
ương. Do khó dự đoán được cơn sản giật trong những ca bệnh nặng nên khi đã
quyết định cho sinh thì tất cả thai phụ đã chẩn đoán tiền sản giật nên được điều trị
bằng magiê sunphat.
Quản lý thai nghén tốt, phát hiện và điều trị tích cực các trường hợp tiền
sản giật là cách tốt nhất để ngăn chặn bệnh tiến triển thành sản giật, hạn chế tai
biến năng cho cả mẹ và thai nhi.
BS. Phạm Văn Thân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguy_co_do_tien_san_giat_2998.pdf