Nguồn học liệu mở hỗ trợ đào tạo từ xa và trực tuyến

Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông đã góp phần

không nhỏ trong việc tạo ra những cơ hội học tập và nghiên cứu trong

môi trường giáo dục và đào tạo. Đặc biệt trong các môi trường đại học

thì thư viện mang lại những tri thức cho giảng viên và sinh viên, trong

đó nguồn học liệu chính là một trong bốn yếu tố sống còn của thư viện.

Nguồn học liệu chính là yếu tố quyết định chất lượng giảng dạy, học tập

và nghiên cứu của mỗi trường đại học.

Trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam, các thư viện đang phải

đối mặt với nguồn kinh phí eo hẹp, thiếu hụt nguồn học liệu, học liệu

mở (Open Courseware - OCW) ra đời giúp cho người sử dụng chủ động

tiếp cận không giới hạn tới nguồn tài nguyên số chất lượng cao và hoàn

toàn miễn phí. Ngoài ra, với sự tiện ích và chức năng phi lợi nhuận mà

OCW mang lại, nó tập trung vào việc định vị nhu cầu truy cập đến các

nội dung giáo dục ngày càng mở rộng cũng như các lợi ích trong hợp

tác giữa các trường đại học trên phạm vi cả nước, trong khu vực và toàn

cầu. Giúp các trường đại học xây dựng lại nội dung chương trình giảng

dạy và đào tạo để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu thực

tiễn của xã hội nói chung và nhu cầu tự học, tự đào tạo của sinh viên/

người học nói riêng (Carson, 2009).

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nguồn học liệu mở hỗ trợ đào tạo từ xa và trực tuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUỒN HỌC LIỆU MỞ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO TỪ XA VÀ TRỰC TUYẾN ThS. Trịnh Khánh Vân1 1. MỞ ĐẦU Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông đã góp phần không nhỏ trong việc tạo ra những cơ hội học tập và nghiên cứu trong môi trường giáo dục và đào tạo. Đặc biệt trong các môi trường đại học thì thư viện mang lại những tri thức cho giảng viên và sinh viên, trong đó nguồn học liệu chính là một trong bốn yếu tố sống còn của thư viện. Nguồn học liệu chính là yếu tố quyết định chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu của mỗi trường đại học. Trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam, các thư viện đang phải đối mặt với nguồn kinh phí eo hẹp, thiếu hụt nguồn học liệu, học liệu mở (Open Courseware - OCW) ra đời giúp cho người sử dụng chủ động tiếp cận không giới hạn tới nguồn tài nguyên số chất lượng cao và hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra, với sự tiện ích và chức năng phi lợi nhuận mà OCW mang lại, nó tập trung vào việc định vị nhu cầu truy cập đến các nội dung giáo dục ngày càng mở rộng cũng như các lợi ích trong hợp tác giữa các trường đại học trên phạm vi cả nước, trong khu vực và toàn cầu. Giúp các trường đại học xây dựng lại nội dung chương trình giảng dạy và đào tạo để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội nói chung và nhu cầu tự học, tự đào tạo của sinh viên/ người học nói riêng (Carson, 2009). Phong trào tài nguyên giáo dục mở (OER) có nghĩa là các bộ sưu tập tài liệu khổng lồ được cung cấp miễn phí và không có hạn chế 1 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN. 202 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ về bản quyền, cho phép giáo viên và các nhà giáo dục tiếp cận trực tiếp tới các nguồn kiến thức. Họ có thể điều chỉnh và giảng dạy lại cho lớp học của họ, hoặc đơn giản chỉ được sử dụng để nâng cao kiến thức của họ về một chủ đề, một lĩnh vực cụ thể. Mục tiêu chính của bài viết này là xác định xu hướng hiện tại và tương lai trong việc học trực tuyến và các tài nguyên giáo dục mở (OER) đang có hoặc có thể có tác động đến khả năng cung cấp dịch vụ cho giảng viên và sinh viên của các thư viện. Bài viết tập trung nghiên cứu vào các vấn đề sau: - Thế nào là triết lý học liệu mở (OER)? - Nguồn tài nguyên giáo dục mở. - Xu hướng dịch vụ thư viện trong việc hỗ trợ học tập từ xa và trực tuyến. 2. NỘI DUNG 2.1. Triết lý học liệu mở Triết lý của OER đó chính là CHO - NHẬN. Mục tiêu của OER là tạo ra sự bình đẳng cho tất cả mọi người trong tiếp cận thông tin và giáo dục, với phương châm giáo dục cho tất cả mọi người. Do vậy OER cần sự sẵn sàng và tự nguyện cho đi của các giữa các bên tham gia xây dựng nội dung OER. Nói cách khác các cá nhân, tổ chức được khuyến khích cùng đóng góp cho nguồn học liệu mở. Càng nhiều người tham gia đóng góp cho OER thì càng nhiều người được tiếp cận với thông tin và giáo dục, và chính bản thân những người đóng góp sẽ nhận được nhiều hơn những gì họ cho đi. Sự cho - nhận này còn phải dựa trên một nguyên tắc là cùng hợp tác - tính cộng đồng. Tức là các nội dung và công nghệ dành cho OER nên phát triển theo hướng dễ sử dụng, dể chia sẻ và dễ sửa đổi, thông qua đó OER được cộng đồng cùng tham gia phát triển và làm giàu hơn nguồn tài nguyên đồng thời luôn được cập nhật. Do đó, nếu chỉ cho miễn phí một sản phẩm đóng thì chưa đúng bản chất của OER. Hoặc nếu phát triển một giải pháp công nghệ mở mà không tham gia các diễn đàn công nghệ mở trong và ngoài nước để họ cùng hoàn thiện sản phẩm, thay vào đó tự một mình làm thì cũng không giải quyết triệt để được các vấn đề đặt ra và không đúng với tinh thần của OER – đó là sự chia sẻ. (Đỗ Văn Hùng, 2015). 203PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 2.2. Khái niệm “Nguồn tài nguyên giáo dục mở (OER)” Thuật ngữ “tài nguyên giáo dục mở” lần đầu tiên được thông qua tại diễn đàn UNESCO năm 2002 về tác động sự của Open Course Ware cho giáo dục đại học của các nước đang phát triển dưới sự tài trợ của Quỹ William và Flora Hewlett. UNESCO đã định nghĩa nguồn tài nguyên học liệu mở là: “Nguồn tài nguyên học liệu mở được phát triển dựa trên công nghệ dung để tham khảo, sử dụng trong cộng đồng người sử dụng cho các mục đích phi thương mại” (UNESCO, 2002). Tài nguyên học liệu mở bao gồm: - Nội dung học: Các khóa học đầy đủ, các tài liệu học tập, các module nội dung, các đối tượng học tập, tuyển tập, tạp chí. - Công cụ: Phần mềm hỗ trợ việc tạo lập, phân phối, sử dụng và cải thiện nội dung học tập mở bao gồm cả việc tìm kiếm và tổ chức nội dung, các hệ thống quản lý nội dung và quá trình học tập, các công cụ phát triển nội dung và các cộng đồng học tập trực tuyến. Các tài nguyên bổ sung khác: Các giấy phép sở hữu trí tuệ để thúc đẩy xuất bản các tài liệu mở, các nguyên tắc thiết kế và việc bản địa hóa nội dung. Theo UNESCO: “Tài nguyên giáo dục mở là bất cứ tài liệu giáo dục nào nằm trong khu vực công hoặc được phát hành với một giấy phép mở. Bất cứ người nào cũng có quyền sao chép, sử dụng, sửa đổi và chia sẻ các tài liệu này. Tài nguyên giáo dục mở có thể bao gồm từ sách giáo khoa đến giáo trình, các khung chương trình đào tạo, đề cương môn học, bài giảng, bài luận, các bài kiểm tra, các dự án, các đoạn âm thanh, hình ảnh (audio, video) và hình ảnh động” (UNESCO, 2015). Tài liệu truy cập mở: - Tài liệu truy cập mở là tài liệu ở dạng số hóa, trực tuyến, và không bị ràng buộc bởi hầu hết những giới hạn về tác quyền và cấp phép sử dụng (Peter Suber, 2006). - Thư viện Công cộng về Khoa học (PLOS, 2006) định nghĩa một cách đơn giản hơn: “sẵn có một cách tự do và sử dụng không hạn chế”. 204 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 2.3. Các xu hướng dịch vụ thư viện hỗ trợ học tập từ xa và trực tuyến Hiện nay, trên thế giới ngày càng chú trọng phương thức đào tạo mở và đào tạo từ xa. Đào tạo từ xa đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo cơ hội học tập cho đông đảo quần chúng, góp phần thực hiện đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc ứng dụng CNTT không những cho phép các trường đại học triển khai những phương thức đào tạo mới mà còn đem lại cho người học quyền tự chủ trong việc lựa chọn ngành học, thời gian học và cơ sở học phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cá nhân. Ngoài ra, điều này còn thúc đẩy các trường đại học tiếp cận và ứng dụng những chương trình đào tạo mới theo chuẩn quốc tế, góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập trong lĩnh vực đào tạo. Phương thức đào tạo từ xa đã có những thay đổi cơ bản, từ chỗ chủ yếu dựa vào tài liệu in ấn trong thời kỳ đầu. Ngày nay, sự phổ biến của công nghệ thông tin đã đem đến cơ hội học tập cho số đông người dân trên thế giới cũng như Việt Nam. Bên cạnh các phương pháp học tập truyền thống, học trực tuyến đang được coi là mô hình giáo dục của tương lai, các lớp học trực tuyến sẽ giúp người học chủ động hơn trong việc tìm kiếm nhiều nội dung tham khảo liên quan đến bài giảng. Cùng với sự phát triển của công nghệ, việc xây dựng môi trường học tập trực tuyến hiện đại, xây dựng các nội dung giảng dạy trực tuyến được phát triển theo hướng ngày càng tiếp cận gần hơn với người học. Người học có thể khai thác nội dung học tập trực tuyến từ thiết bị di động, hay học tập trong mô hình trường đại học ảo. Như vậy, xu hướng dịch vụ thông tin thư viện hiện nay sẽ thay đổi liên quan đến việc chuyển dịch tài liệu truyền thống sang định dạng số, được phân phối thông qua các thu xếp cấp phép, ngày nay, phần lớn thư viện đại học và nghiên cứu đã và đang trải qua sự dịch chuyển tạp chí khoa học và nghiên cứu từ dạng in sang dạng bản điện tử. Nhiều trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới đã thay vì mở rộng các ấn phẩm nhiều kỳ đóng tập bằng các sản phẩm hay cơ sở dữ liệu tạp chí điện tử. Trong lĩnh vực xuất bản tài liệu nghiên cứu và học thuật, chúng ta có thể thấy những mô hình xuất bản, như xuất bản truy cập mở (Open Access Publishing), với cách này tác giả chi trả phí xuất bản để hỗ trợ 205PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ sự truy cập miễn phí vĩnh viễn tới tài liệu hay ấn phẩm nhiều kỳ xuất bản theo mô hình này. Theo báo cáo của NMC Horizon (2015 Library Edition) cung cấp một cái nhìn sâu hơn về xu hướng công nghệ cho thư viện thế giới trong năm năm tới. Các xu hướng này chính là những áp dụng cụ thể cho thư viện với việc học tập trực tuyến: 1. Tăng giá trị gia tăng của người dùng. 2. Tăng khả năng tiếp cận nội dung nghiên cứu - khuyến khích xuất bản truy cập mở. 3. Sắp xếp lại không gian thư viện – tạo nhiều cơ hội cho việc truy cập một tài liệu trong không gian ảo, truy cập trực tuyến, thông tin được chia sẻ và sử dụng nhiều hơn. 4. Phát triển bản chất của hồ sơ học thuật - khuyến khích sáng tạo truyền thông và xuất bản. 5. Tăng cường tập trung vào quản lý dữ liệu nghiên cứu - lưu trữ dữ liệu và liên kết tới các ấn phẩm. Phong trào truy cập mở xuất phát từ hai điểm quan trọng trong lịch sử xuất bản. - Thứ nhất, Internet đã cho mọi người một phương tiện để thu thập và xuất bản thông tin miễn phí trên toàn thế giới. Thứ hai, do chi phí xuất bản tạp chí tăng nhanh hơn ngân sách thư viện, • Tài liệu truy cập mở là tài liệu ở dạng số hóa, trực tuyến, và không bị ràng buộc bởi hầu hết những giới hạn về tác quyền và cấp phép sử dụng (Peter Suber, 2006). • Thư viện Công cộng về Khoa học (PLOS, 2006) định nghĩa một cách đơn giản hơn: “sẵn có một cách tự do và sử dụng không hạn chế”. Để chia sẻ tri thức trên toàn cầu và theo một cách dân chủ hơn, các thư viện ủng hộ việc thiết lập các kho truy cập mở. Kho lưu trữ truy cập mở cho phép người dùng miễn phí truy cập thông tin có trong các bài viết, văn bản hay các định dạng khác. Thư viện Công cộng Khoa học (PLOS) là một ví dụ của một kho lưu trữ truy cập mở đã định nghĩa quyền truy cập mở là: “Truy cập và 206 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ truy cập tức thời miễn phí, và sử dụng lại không hạn chế, các tác phẩm gốc”. (PLOS, 2006) cho phép bất kỳ người dùng nào cũng có thể sao chép, phân phối hoặc sử dụng lại các tác phẩm mà không phải trả phí, miễn là họ trích dẫn đúng nguồn gốc của tác giả. Hai dự án đáng chú ý đã được đưa ra trong môi trường học thuật trực tiếp hỗ trợ phát triển OERs. Đầu tiên là sự phát triển của giấy phép mở Creative Commons được sử dụng bởi hầu hết các OERs; Thứ hai là sự phát triển OpenCourseWare của Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), mở một môi trường học tập trực tuyến (Carmen Kazakoff – Lane). Các dự án này đã giúp thúc đẩy sự phát triển của OER và cải thiện khả năng tiếp cận với các tài liệu giáo dục chất lượng cao. Vào tháng 10 năm 2015, tại Mỹ, Bộ Giáo dục Tiểu bang đưa ra sáng kiến GoOpen, với niềm tin rằng “Cơ hội giáo dục sẽ dành cho tất cả người học. Tạo ra một hệ sinh thái giáo dục mở liên quan đến các tài liệu học tập, dữ liệu, và cơ hội học tập mà không bị giới hạn bởi luật bản quyền, rào cản trong việc truy cập hoặc các hệ thống độc quyền thiếu khả năng tương tác và giới hạn sự trao đổi tự do thông tin” (OER and you, 2006). Ngoài việc tăng cường tiếp cận với các hình thức mới và các tài liệu giáo dục có chất lượng cao hơn, OERs có hiệu quả về tiết kiệm chi phí như tài liệu có thể sử dụng nhiều lần và liên tục được các nhà giáo dục xem xét, qua đó cho phép chương trình giảng dạy và cải tiến sư phạm mà không cần phải thu phí bản quyền hoặc lệ phí cấp giấy phép, dẫn đến giảm chi phí cho việc bổ sung sách giáo khoa khi sử dụng các nguồn mở. (Carmen Kazakoff – Lane). Một sự kiện quan trọng trong giáo dục trực tuyến là hội nghị OER thế giới 2012 tại Paris, trong đó có sự kiện thiết lập Tuyên bố Paris OER 2012. Đại hội đã tạo ra 10 nguyên tắc hướng dẫn các nước thành viên của UNESCO trong việc phát triển, hỗ trợ, và tạo ra việc học trực tuyến (2012 Paris OER Declaration): 1. Nâng cao nhận thức và sử dụng OER. 2. Tạo thuận lợi cho việc tạo điều kiện cho các môi trường sử dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT). 3. Tăng cường sự phát triển của các chiến lược và chính sách về OER. 207PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 4. Tăng cường sự hiểu biết và sử dụng các khuôn khổ cấp phép mở. 5. Hỗ trợ xây dựng năng lực để phát triển bền vững các tài liệu học tập có chất lượng. 6. Tăng cường liên minh chiến lược cho OER. 7. Khuyến khích sự phát triển và thích ứng của OER bằng nhiều thứ tiếng và văn hoá. 8. Khuyến khích nghiên cứu về OER. 9. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm, truy xuất và chia sẻ OER. 10. Khuyến khích việc cấp phép mở các tài liệu giáo dục được sử dụng bằng quỹ công. Kazakoff-Lane lưu ý rằng tại các thư viện thủ thư là những người có kỹ năng tư vấn về cấp giấy phép mở, hướng dẫn thiết kế, biên mục và lập chỉ mục, lưu trữ và khả năng phát hiện để hỗ trợ phát triển OER. Các dịch vụ hiện đang được cung cấp trong môi trường thư viện bao gồm: · Hỗ trợ OER thông qua tài nguyên thư viện hiện có · Làm nổi bật và quảng bá các tài liệu nghiên cứu về tiếp cận mở và truy cập mở. · Phục vụ như là chuyên gia về chủ đề để định vị và tổng hợp tài nguyên OER tiềm năng. · Cung cấp thông tin về giấy phép và bản quyền để giúp giảng viên hiểu đúng cách sử dụng OER. · Cung cấp các tài nguyên tập trung cho hỗ trợ đa phương tiện. · Cung cấp tập huấn tập trung cho hỗ trợ đa phương tiện (ví dụ, đào tạo công nghệ). · Cung cấp kho lưu trữ để hoàn thành OERs trên toàn trường (với cung cấp siêu dữ liệu, v.v...) Cung cấp sách giáo khoa mở và gói / khóa học kỹ thuật số tạo / hỗ trợ. · Cung cấp sự hướng dẫn trong học tập và / hoặc vận động. · Cung cấp trong toàn trường về nhiều chủ đề của OER. · Phối hợp với đội ngũ giảng dạy và học tập trong việc hỗ trợ phát triển chuyên môn của giảng viên. 208 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 3. PHẦN KẾT LUẬN Sự phát triển của các nguồn tài nguyên giáo dục mở mang lại cuộc cách mạng hóa về giáo dục, Thư viện, có thể tạo ra những đột phá mới: Cung cấp quyền truy cập bình đẳng dù là trong khuôn viên trường hay từ xa, cho phép tiếp cận bình đẳng, đối với người học và giảng viên giảng dạy trong không gian này. Việc phát triển OERs tại các thư viện sẽ giúp cho người dùng tăng cường kiến thức, tăng khả năng tiếp cận và sử dụng các tài liệu học thuật, giúp cho người học chủ động hơn trong việc lựa chọn cơ sở đào tạo, thời gian đào tạo và tạo cho người học cơ hội học tập suốt đời. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Carmen Kazakoff – Lane. Environmental Scan and Asessment of OERs, MOOCs and Libraries. Retrieved from: . ala.org.acrl/files/content/publications/whitepapers/Environmental%20 Scan%20and%20Assessment.pdf 2. Carson, Steve (2009). The unwalled garden: growth of the Open Courseware Consortium, 2001-2008. 3. Retrieved from https://www.researchgate.net/publication/240537877 4. Đỗ Văn Hùng (2015). “Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam. Đề xuất chính sách, tạo lập cộng đồng và phát triển giải pháp công nghệ”. Tr. 82-83. 5. NMC Horizon Report > Library Edition 2015. Retrieved from: https:// www.nmc.org/.../nmc-horizon-report-2015-library-edition/ 6. OER and you. The curation mandate. 7. Retrieved from: oer-and-you-the-curation-mandate/ 8. Peter Suber, 2006. Tổng quan về truy cập mở. Truy cập: earlham.edu/~peters/fos/overview.htm 9. PLOS, 2006. Retrieved from: 10. UNESCO (2002). UNESCO Forum on the Impact of Open Courseware for Higher Education in Developing An Open Education Reader. Retrieved from 209PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 11. UNESCO (2015). What are Open Educational Resources (OERs)? Retrieved from: http:// www.unesco.org/new/en/communication-and- information/access-to-knowledge/open-educational-resources/what-are- open-educational-resources-oers/ 12. 2012 Paris OER Declaration. Retrieved from: https://creativcommons. org/2012/06/29/2012-paris-oer-declaration/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguon_hoc_lieu_mo_ho_tro_dao_tao_tu_xa_va_truc_tuyen.pdf
Tài liệu liên quan