Ngứa ngáy vùng kín do rất nhiều nguyên nhân và một trong những nguyên
nhân là những con rận lông mu rất bé. Tuy thường sống ở vùng lông mu, rận mu
vẫn có thể ký sinh ở những vùng có lông khác trên cơ thể như nách, lông mi, lông
mày và da đầu.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Ngứa vùng kín coi chừng bị bệnh rận lông mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngứa vùng kín coi chừng bị
bệnh rận lông mu
Ngứa ngáy vùng kín do rất nhiều nguyên nhân và một trong những nguyên
nhân là những con rận lông mu rất bé. Tuy thường sống ở vùng lông mu, rận mu
vẫn có thể ký sinh ở những vùng có lông khác trên cơ thể như nách, lông mi, lông
mày và da đầu.
A. Tổng Quan
Rận mu (pediculosis pubis), còn được gọi là rận cua vì hình thù giống con
cua, là một loại rận (côn trùng hút máu không cánh) có thể sống và sinh sản ở
vùng lông mu.
Tuy thường sống ở vùng lông mu, rận mu vẫn có thể ký sinh ở những vùng
có lông khác trên cơ thể như nách, lông mi, lông mày và da đầu. Khi nhiễm rận
thường gây ngứa nhưng có khi lại không kèm triệu chứng nào cả. Ngứa ngáy ở
vùng lông mu nếu gãi mạnh tay dễ gây ra các vết xước da mà nếu để lâu không
điều trị có thể gây bội nhiễm dẫn đến có mủ ở vùng lông mu và tiếp tục gây viêm
nhiễm nặng cho bộ phận sinh dục.
Bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp của da hoặc qua áo quần, giường
chiếu mùng mền, khăn lông nhiễm mầm bệnh (fomites). Dễ nhiễm rận nhất là qua
quan hệ tình dục với người đã bị rận lông mu. Bệnh có thể xảy ra cùng lúc với các
bệnh lây truyền qua đường tình dục khác
B- Ai có Nguy Cơ bị bệnh cao?
- Đàn ông dễ bị nhiễm rận mu hơn, có thể do lông trên cơ thể thô cứng hơn.
- Lây nhiễm thường xảy ra nhiều nhất ở lứa tuổi 15–40, nơi những người có
quan hệ tình dục kém an toàn.
C- Triệu Chứng và Dấu Hiệu
Rận và trứng của chúng dính vào lông mu hoặc lông ở các vùng khác của
cơ thể. Rận hút máu ở vùng da mu nên gây ngứa ngáy, khó chịu ở vùng xương mu
và bộ phận sinh dục. Nếu không được điều trị kịp thời có thể lây lan sang tất cả
các khu vực khác trên cơ thể có lông (trừ tóc) như hậu môn, lông ở vùng bụng,
lông nách, lông mi, lông mày,... gây nên những thương tổn trên da, sưng hạch
lymphô ở vùng bẹn. Có thể thấy các vết xanh ánh bạc ở vị trí bị rận cắn.
D- Hướng Dẫn Tự Chăm Sóc
Luôn tuân thủ các biện pháp an toàn tình dục, bao gồm cả việc tránh tiếp
xúc thân mật với các bạn tình nhiễm rận mu.
E- Khi nào cần đi khám bệnh? Bệnh nhân nên đi thăm khám nếu nghĩ
rằng mình bị nhiễm rận mu.
F- Điều Trị
- Bác sĩ có thể chỉ định cho dùng
+ Điều trị nhiễm rận bằng kem permethrin hoặc pyrethrins kết hợp với
piperonyl butoxide.
Điều trị bằng thuốc diệt côn trùng có thể được lập lại sau 1 tuần.
+ Bôi dung dịch Malathion 0,5%, hoặc uống ivermectin, liều duy nhất,
dùng nhắc lại sau 1 tuần.
+ Điều trị tất cả các bạn tình của người bệnh.
- Bác sĩ cần biết chắc chắn rằng tất cả những vùng có lông trên cơ thể đều
đã được tiệt trừ rận để ngăn ngừa tái phát.
- Tránh quan hệ tình dục cho đến khi cả bệnh nhân lẫn bạn tình của mình đã
được điều trị sạch rận mu.
BS. ĐỒNG NGỌC KHANH - BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn
Tham Khảo:
Bolognia, Jean L., ed. Dermatology, pp.1326-1328. New York: Mosby,
2003.
Freedberg, Irwin M., ed. Fitzpatrick's Dermatology in General Medicine.
6th ed. pp.2286, 2287-2289. New York: McGraw-Hill, 2003.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ngua_vung_kin_coi_chung_bi_benh_ran_long_mu_0194.pdf