Ngôn ngữ học - Thơ ca Nhật Bản

Thơ là thể loại văn học truyền thống, “ xuất hiện từ buổi đất trời mới tựu thành”

Bài thơ đầu tiên do thần bão tố Susanoo sáng tạo ra

Người Nhật tin rằng trong ngôn từ thơ ca có quyền lực của thần linh – Kotodama (Ngôn linh)

 

 

pptx28 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Ngôn ngữ học - Thơ ca Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 2 THƠ CA NHẬT BẢN Thơ là thể loại văn học truyền thống, “xuất hiện từ buổi đất trời mới tựu thành”Bài thơ đầu tiên do thần bão tố Susanoo sáng tạo raNgười Nhật tin rằng trong ngôn từ thơ ca có quyền lực của thần linh – Kotodama (Ngôn linh)I.Tanka (Waka): Đoản ca, hòa ca 1.Nguồn gốcĐược sưu tập từ thế kỉ IV, là những vần thơ cổ xưa nhấtTổng tập Tanka đầu tiên Vạn Diệp Tập (Manyoshu), thời kì NaraTanka tiếp tục phát triển qua các thời kì, với 5 tổng tập thơ tiêu biểu2.Hình thức: Là 1 trong những thể thơ ngắn nhất thế giới5 dòng thơ, 31 âm tiết, khoảng 17 từ, quy định số âm tiết trong các dòng : 5.7.5.7.73.Đề tài: Tình yêu, thiên nhiên, thế sự4.Đặc điểm: Chất nữ tính dịu dàng, ít cảm xúc dữ dội MANYOSHU – Vạn diệp tập - Tổng tập thơ ca đầu tiên, sáng tác trong 4 thế kỉ (tk IV-> tk VIII) - Ghi chép bằng cách mượn âm chữ Hán; ảnh hưởng của thơ ca Trung Quốc từ motif đến thi luật => “Mắc nợ thi pháp thơ Trung Hoa” - Gồm 4500 bài, của 400 tác giả có tên, còn lại là vô danh. Người biên soạn chính Yakamochi. 5 nhà thơ nổi tiếng nhất được tụng xưng là Vạn Diệp ngũ đại gia. - Nhà thơ vĩ đại nhất của Vạn Diệp tập là Hitomaro, được sùng bái và tôn xưng là Hijiri (Thánh); là “Homer của thơ ca Nhật Bản” - Vạn Diệp tập thể hiện cả 3 đề tài của Tanka, nhưng chủ yếu là một tập thơ tìnhHitomaroTrong khi chờ emDòng sông Ngân ấyVọng tiếng con thuyềnMái chèo khuấy sóngMơ hồ nửa đêm Cây phong trên đồi Không ngừng rơi lá Xin đừng rơi nữa Cho ta nhìn một chốc Ngôi nhà người ấy, lá ơiHitomaro (bài choka số 131) Em nằm như rong biển Bên ta mà ngủ say Khi không còn ta nữa Em như là sương mai Vạn lần ta ngoái lại Trong cuộc chia li dài Trên đường ngàn lối rẽ Mong còn thấy bóng ai Núi đồi ơi cúi xuống Cho ta nhìn người thương * KOKINSHU - Cổ kim tập - Tổng tập thơ thời kì Heian, hiện tượng phi thường của thời đại, gồm 1111 bài - Viết bằng chữ Kana - Lời tựa của Kokinshu: Một kiệt tác văn xuôi, một tiểu luận thơ ca kinh điển. Tác giả của lời tựa: Nhà thơ, nhà lí luận Tsurayuki (872 – 945) - Đến Cổ Kim tập, Tanka được khẳng định là thể thơ truyền thống của Nhật Bản với các đặc trưng: + Không tựa đề, đánh số bài + Ngắn gọn (31 âm tiết) + Ít sử dụng tính từ + Không dùng khẩu ngữ + Tính chất dư tình (Yojo) Các tác giả tiêu biểu của Cổ Kim tập được xếp theo thứ tự trong lục ca tiên, tam thập lục ca tiên Tsurayuki (872-945) Komachi ( khoảng tk IX) Ise (877 – 940) Izumi (~974 – 1040)* Tsurayuki Vốc nước đã rơi Qua kẽ tay tôi Trở về con suối Tôi chưa hết khát Đã xa em rồi * Komachi Có một thứ nhạt phai Mà không ai nhìn thấy Bởi sắc ngoài còn tươi Đóa hoa vô định ấy Là trái tim con ngườiIse Tôi chỉ là giọt sương Đọng mình nơi ngấn lá Trên cành chơi vơi Dường như tôi đã sống Trước khi thế giới ra đờiIzumi Mỗi mùa đông tôi thấy Tuyết kia trở lại Mới tinh trắng ngần Còn tôi tê tái Già từng mùa đôngII. HAIKU (HÀI CÚ)Thể thơ quốc hồn quốc túy của thi ca cổ điển Nhật Bản, là thể loại :“Nghệ thuật ẩn tàng trong cái vẻ không nghệ thuật của Nhật Bản”Haiku không còn là của riêng Nhật Bản mà trở thành “Haiku thế giới”(World Haiku)Haiku được ví như “Một viên sỏi ném vào giữa cái đầm trí tuệ “1.Nguồn gốcXuất hiện vào tk XVI, XVII, hoàn chỉnh vào cuối tk XIXNgười đặt nền móng và hoàn thiện thơ Haiku là M.BashoHaiku là sự kết hợp của Hokku (Phát cú) và Haikai( hài hước)+ Hokku: 3 dòng 17 âm tiết, mở đầu cho bài Renga+ Haikai: 3 dòng 17 âm tiết, gọi vắn tắt của thể thơ Haikai norenga, thơ của tầng lớp thị dân- Tác giả tiêu biểu: Teitoku2.Hình thức:3 dòng 17 âm tiết – Theo trật tự 5-7-5Một bài Haiku thường gồm 5-7 từ. Bài dài nhất không quá 10 từĐược gọi là tam tuyệt, là loại thơ ngắn nhất thế giớiThi pháp thơ haiku thể hiện qua các phạm trù mĩ học của thơ ca trung đại: Aware, Sabi, Wabi, Yugen, Karumi 3. Haiku Tứ Trụ Nhà thơ Haiku vĩ đại được gọi là Haijin 4 Haijin (tứ trụ) đại diện cho thơ Haiku + M. Basho – “Thiền sư thi sĩ” + K. Issa – “Nhà thơ của trái tim trần” + Y. Buson – “Nhà thơ tình mùa xuân” + M.Shiki – Nhà thơ Haiku hiện đại M.Basho Ao cũ con ếch nhảy vào, vang tiếng nước xao. Trên cành khô cánh quạ đậu, Chiều thu.K.Issa Mưa mùa xuân tờ thư ai ném, bay vào rừng. Đến đây nào với tôi cùng vui đùa chim sẻ không còn mẹ trên đời Buson Mưa xuân thầm thì bên nhau đôi lứa Ô và áo tơi đi. Băng qua vũng nông bàn chân cô gái, vẩn bùn lên nước xuân trong. M.Shiki Trong cỏ xanh nhành hoa không biết nở ra trắng ngần. Mưa tháng năm cứ rơi như thể, rơi vào cơn mơ.4. Nguyên lí của thơ Haiku4.1 Nguyên lí tương quan ( Ng.lí làn hương)Nguyên lí số một vĩ đại nhất của HaikuThiết lập mối tương quan giữa Tiểu ngã - Đại ngã; Vũ trụ - Chúng sinhQuan niệm của Phật : “Nhất thiết bình đẳng” được lồng rất khéo trong Haiku -> So sánh với thuyết tôn ti trật tự của Trung Quốc.Cách đọc để cảm nhận thơ Haiku: Cắt ngang bài thơ với h.ảnh 1 và h.ảnh 2 Tuyết tan mùa, (h.ảnh 1) khắp thôn làng tràn ngập (h.ảnh 2) một bầy trẻ thơ. Sự hồi sinh của đại vũ trụ - tiểu vũ trụ Sự khăng khít của vũ trụ và chúng sinh 4.2 Nguyên lí mùa (Quý ngữ) - Mỗi bài thơ Haiku đều đặt trong mùa của 1năm - Mùa là cách miêu tả thiên nhiên cụ thể - Mùa được thể hiện ở 2 dạng: + Trực tiếp (kigo) + Gián tiếp (kidai) - Nguyên lí mùa được triển khai từ nguyên lí tương quan Basho: “Kẻ nào nhìn cuộc đời mà không nghĩ tới hoa (thiên nhiên) thì đó là kẻ man rợ” Kawabata: “Ca ngợi vẻ đẹp 4 mùa trong một năm cũng chính là Thiền” Trên cành khô Quán bên đường cánh quạ đậu, các du nữ ngủ, Chiều thu trăng và đinh hương. (Basho) (Basho) 4.3 Nguyên lí chân khôngKhái niệm chân khôngNg.lí Chân không thể hiện mỹ học Thiền: “Trí tưởng tượng phải biết đoán nốt những gì chưa nói hết. Phải cùng tham gia vào quá trình sáng tạo”Haiku là thơ của hình ảnh,không phải thơ phân tích,lí giải. Trọng tâm của bài thơ nằm ở phần để trống ; đòi hỏi phải vận dụng mọi giác quan để cảm nhận -> Sự cô đọng của thơ Haiku là sự tinh giản của tâm hồn,là đạt đến vô ngã Basho: “Nhà thơ lặn sâu vào lòng sự vật để nhận ra những ẩn kín đằng sau nó” Tagore: “Nhà thơ chỉ giới thiệu đề tài rồi bước tránh sang một bên Lí do khiến nhà thơ rút lui nhanh chóng thế vì người Nhật có quyền năng tinh thần về tưởng tượng rất lớn” Paul Valery (Pháp) “ Tôi viết nửa bài thơ, người đọc viết nửa còn lại”SO SÁNH Ngọn lúa nào trong bàn tay níu chặt, khi từ biệt nhau (Basho) Bạn từ lầu hạc lên đường Giữa mùa hoa khói Dương Châu xuôi dòng Bóng buồm đã khuất bầu không Trông xa chỉ thấy dòng sông bên trời (Lí Bạch) KẾT LUẬNHaiku mở ra những khoảng trống, khoảng không, những khoảng “Bất khả giải”Haiku là khoảnh khắc linh diệu của một cảm nghiệm sống độngHaiku miêu tả, cảm nhận thiên nhiên để nói về một hành trình khám phá tâm linh, bản ngã

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxvanhocnhatban_bai2_1089.pptx