Là một trong Ngũ Kinh của Trung Quốc, ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ.
Kinh Thư bao gồm Ngu thư (ghi chép về đời Nghiêu Thuấn), Hạ thư (ghi chép về nhà Hạ), Thương thư (ghi chép về nhà Thương) và Chu thư (ghi chép về nhà Chu).
22 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1121 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Ngôn ngữ học - Kinh thư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Kinh Thư (書經)Là một trong Ngũ Kinh của Trung Quốc, ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ. Kinh Thư bao gồm Ngu thư (ghi chép về đời Nghiêu Thuấn), Hạ thư (ghi chép về nhà Hạ), Thương thư (ghi chép về nhà Thương) và Chu thư (ghi chép về nhà Chu). 234Đặc điểm kẻ sĩ thời Chiến quốcHọc sĩ (Nho gia, Đạo gia)Sách sĩ, hay còn gọi là biện sĩ (Tung hoành gia, Danh gia, Pháp gia, v.v )Thuật sĩ (Âm dương gia, Nông gia, Y gia,)Danh sĩ (thực khách) 5Tả truyện6 Tả truyện hay Tả thị Xuân Thu là tác phẩm sớm nhất của Trung Quốc viết về lịch sử phản ánh giai đoạn từ năm 722 TCN đến năm 468 TCN. Tả Khâu Minh Hành văn dễ hiểu, cô đọng, mạch lạc rõ ràng, phong cách nhất quán. Nghệ thuật tả chiến tranh và tả nhân vật rất độc đáo7VỢ RĂN CHỒNGÁn Tử làm tể tướng nước Tề, một hôm đi việc quan, có tên đánh xe theo hầu.Vợ tên đánh xe dòm qua khe cửa, thấy chồng tay cầm cái dù, tay cầm dây cương, mặt vác lên trời, dương dương tự đắc.Lúc chồng về nhà, nàng toan bỏ nhà ra đi. Chồng hỏi: "Tại làm sao?" Nàng nói:"Án Tử, người gầy thấp bé nhỏ làm quan nước Tề, danh tiếng lừng lẫy khắp thiên hạ, thế mà thiếp xem ông vẫn rất ư khiêm nhường, như chả bằng ai. Chớ như chàng, cao lớn đẫy đà, chỉ mới làm được một tên đánh xe tầm thường, hèn hạ, thế mà thiếp xem chàng đã ra dáng lấy làm vinh hạnh tưởng không ai bằng nữa. Nên thiếp xin bỏ chàng, thiếp đi".Tối hôm ấy, tên đánh xe bỏ được cái bộ vênh váo, chữa được cái tính nông nổi. Án Tử thấy thế lấy làm lạ hỏi. Tên đánh xe đem việc nhà kể lại, Án Tử bèn cất cho làm đại phu. 8 Lời bàn: Tên đánh xe của Án Tử thực là sang vì vợ, nhờ được người vợ giỏi, biết lấy cái hèn hạ, cái dáng bộ ngông nghênh của chồng làm xấu hổ, mà sửa được tâm tính chồng, mà thành được thân danh cho chồng. Tiếc thay ở đời bây giờ, có biết bao nhiêu kẻ chỉ làm môn hạ người ta, đã vênh váo lên mặt, nghênh ngang tự đắc như tên đánh xe, mà lại không có được những người vợ như vợ tên đánh xe để khuyên răn lấy chồng, làm cho chồng biết tự sỉ mà tu tỉnh cho ra người. 9 CAN VUA BỎ RƯỢU Vua Cảnh Công nước Tề hay uống rượu, có bận say luôn mấy đêm ngày, xao lãng cả việc nước, Huyền Chương can, nói: "Nhà vua uống rượu say sưa như thế, hạ thần xin can, nhà vua không nghe, hạ thần xin tự tận." Ngay lúc ấy án Tử vào yết kiến vua. Vua bảo: "Huyền Chương can ta bỏ rượu, không thì y tự tận. Nếu ta mà nghe, thì ta hóa ra non, nếu ta không nghe, lỡ Huyền Chương chết thì cũng đáng tiếc."Án Tử nói: "May lắm! May mà Huyền Chương gặp được nhà vua, chớ như vua Kiệt, vua Trụ, thì chết mất rồi, còn đâu sống được đến bây giờ nữa!" Cảnh Công nghe nói, tỉnh ngộ, tự hôm đó chừa rượu. 10KHÉO CAN VUA vua Cảnh Công nước Tề có con ngựa quý, giao cho một người chăn nuôi. Con ngựa tự nhiên một hôm lăn ra chết. Vua giận lắm, cho là giết ngựa, sai ngay quân cầm dao để phanh thây người nuôi ngựa. Án Tử đang ngồi chầu, thấy thế, ngăn lại, hỏi vua rằng: "Vua Nghiêu vua Thuấn xưa phanh người thì bắt đầu từ đâu trước?" Cảnh Công ngơ ngác nhìn nói: "Thôi hãy buông ra, đem giam xuống ngục để rồi trị tội." Án Tử nói: "Tên phạm này chưa biết rõ tội gì mà phải chịu chết, thì vẫn tưởng là oan. Tôi xin vì vua kể rõ tội nó, rồi hãy hạ ngục." Vua nói: "Phải". Án Tử bèn kể tội rằng: "Nhà ngươi có ba tội đáng chết. Vua sai nuôi ngựa mà để ngựa chết, là một tội đáng chết. Lại để chết con ngựa rất quý của vua, là hai tội đáng chết. Ðể vua mang tiếng, vì một con ngựa mà giết một mạng người, làm cho trăm họ nghe thấy ai cũng oán vua, các nước nghe thấy ai cũng khinh vua, ngươi làm chết một con ngựa mà để đến nỗi dân gian đem lòng oán giận, nước ngoài có bụng dòm ngó, là ba tội đáng chết, ngươi đã biết chưa. Bây giờ hãy tạm giam ngươi vào ngục... Cảnh Công nghe nói ngậm ngùi than rằng: "Thôi, tha cho nó! Thôi, tha cho nó! Kẻo để ta mang tiếng bất nhân." 11 Lời Bàn: Vua Cảnh Công thấy con ngựa yêu của mình chết, mà bắt phanh thây kẻ nuôi ngựa là đang cơn tức giận, không còn biết nghĩa lý, pháp luật là gì nữa. Thế mà Án Tử can ngăn được là vì tuy gọi chiều lòng, kể tội người nuôi ngựa, mà kỳ thực lại gợi đến cái lòng nhân ái của Cảnh Công làm cho Cảnh Công phải tỉnh ngộ và biết hối. Giỏi thay! Mấy lời nói dịu dàng, thảnh thơi mà cảm hóa được quân vương. 12CÁI ĐỈNHNước Lỗ có một cái đỉnh rất quý. Nước Tề bắt phải đem dâng. Vua Lỗ tiếc lắm, cho làm một cái đỉnh giả đưa sang.Vua Tề bảo:_ Phải có Nhạc Chính Tử đem đỉnh sang nói, thì ta mới tin.Vua Lỗ cho gọi Nhạc Chính Tử đến, bảo đi.Nhạc Chính Tử hỏi:_ Sao không đưa đỉnh thật?Vua Lỗ nói:_ Ta quý cái đỉnh ấy lắm.Nhạc Chính Tử thưa:_ Nhà vua quý cái đỉnh ấy thế nào thì tôi quý cái đức “Tín” của tôi như thế.Sau đó vua Lỗ phải đưa đỉnh thật Nhạc Chính Tử mới chịu đi.13 Thông qua ngôn ngữ và hành động của nhân vật để miêu tả nhân vật. Không cần quá nhiều lời lẽ để miêu tả cũng có thể xây dựng một hình tượng sinh động, sắc nét Nghệ thuật miêu tả chính diện và trắc diện.14Chiến quốc sách15Chiến Quốc Sách là cuốn cổ sử Trung Quốc viết về lịch sử thời Chiến Quốc, từ năm 490 TCN đến năm 221 TCN.Sách này có khoảng 120.000 chữ và chia thành 33 chương, gồm có 12 sách:Đông Chu sách (东周策), Tây Chu sách (西周策), Tần sách (秦策), Tề sách (齐策), Sở sách (楚策), Triệu sách (赵策), Ngụy sách (魏策), Hàn sách (韩策), Yên sách (燕策), Tống sách (宋策), Vệ sách (卫策), Trung Sơn sách (中山策).16 Không rõ tác giả, nhưng do rất nhiều người khác nhau viết. Lưu Hướng đời Tây Hán là người biên tập, hiệu đính thành sách.17Nội dung: Bao gồm nhiều câu chuyện độc lập, với nội dung lấy các sách sĩ, hoạt động và lời nói của họ, làm trung tâm, qua đó phản ánh tình hình chính trị - ngoại giao của các nước thời Chiến quốc.18 HỒ MƯỢN OAI HỔVua Tuyên Vương làm vua cả nước Sở, Chiêu Hề Tuất chỉ là một người bầy tôi vua Tuyên Vương. Thế mà người phương Bắc ai nghe thấy nói đến Chiêu Hề Tuất cũng phải kinh sợ. Vua lấy làm lạ, một hôm hỏi quần thần là vì cớ làm sao. Không ai trả lời nổi, chỉ có Giang Nhất thưa được rằng:_Con hổ hay bắt các giống thú để ăn thịt. Một hôm bắt được con Hồ, Hồ bảo: “Liệu đó! Chớ có động chạm đến ta mà chết ngay bây giờ. Ta là Trời sai xuống, cầm quyền hết cả bách thú. Ngươi mà ăn thịt ta là ngươi trái mệnh Trời, hại đến thân ngay lập tức. Không tin để ta đi trước, ngươi theo hầu sau, xem có con thú nào trông thấy ta mà không sợ hãi, tìm đường bỏ trốn cho mau không!” Hổ cho là Hồ nói thật bèn theo Hồ đi. Quả nhiên bách thú trông thấy đều sợ mà chạy cả. Hổ không biết rằng bách thú đều sợ mình mà chạy, cứ tưởng là sợ Hồ. Nay nhà vua nước mạnh, quân nhiều mà vua giao cả quyền thế cho Chiêu Hề Tuất, người phương bắc sợ Hề Tuất mà kỳ thực là sợ vua như bách thú sợ hổ vậy.19 CON CÒ VÀ CON TRAINước Triệu toan đánh nước Yên, Tô Tần, vì nước Yên, sang nói với vua nước Triệu là Huệ Vương rằng:“Vừa rồi tôi đi qua bên bờ sông Dịch Thủy, tôi trông thấy con trai đang há miệng phơi mình trên bãi, có con cò đâu đến, mổ ngay vào thịt trai. Trai liền ngậm miệng, cắp chặt lấy mỏ cò. Cò nói: “Hôm nay không mưa, ngày mai không mưa, thế nào trai cũng phải chết”. Trai nói: “Hôm nay không rút được mỏ, ngày mai không rút được mỏ, thế nào cò cũng phải chết”. Hai bên găng nhau, chẳng ai chịu ai. Bỗng đâu có người đánh cá đi qua, trông thấy thộp được cả trai lẫn cò Nay mà nước Triệu đem quân sang đánh nước Yên, nước Yên tất phải chống lại. Hai bên đánh nhau lâu, hại người tốn của, chắc là suy yếu cả. Tôi e nước Tần thừa cơ ấy, đem quân chụp cả hai nước như người đánh cá chụp cả trai lẫn cò, thì lúc bấy giờ hối cũng không kịp. Dám xin vua thử nghĩ kỹ lại xem”.Huệ Vương cho là nói phải, bèn đình việc đánh Yên.20 MẠNH THƯỜNG QUÂN VÀO NƯỚC TẦNMạnh Thường Quân là một nhà nghĩa hiệp nước Tề, muốn sang nước Tần để du thuyết. Có hàng nghìn người can ngăn mà không được. Sau Tô Tần đến can, Mạnh Thường Quân bảo rằng:“Việc người thì ta đây không còn sót gì nữa, chỉ có việc quỷ thần là ta chưa được rõ mà thôi.”Tô Tần nói: “Ấy chính tôi lại đây không phải là để nói việc người, tôi cốt định đem việc quỷ thần nói để ông nghe.”Mạnh Thường Quân nói: “Ừ nói để ta nghe.”Tô Tần nói: “Vừa rồi tôi lại đây, đi ngang qua con sông, tôi thấy một pho tượng đất nói chuyện với một pho tượng gỗ. Tượng gỗ bảo tượng đất: Ngươi là đất nặn thành hình, đến mùa mưa, nước sông lên ngập lụt thì ngươi bở tan ra mất. Tượng đất nói: Ta có tan ra nữa, ta vốn là đất, thì đất lại hoàn đất mà thôi. Chớ như ngươi là gỗ tạc thành hình, nước tràn lên thì chưa biết ngươi trôi giạt vào đâu mà rồi ra thế nàoNay nước Tần là nước hiểm trở, vua Tần là vua bạo ngược, nếu ông vào đấy thì chửa biết có ra thoát được không.”Mạnh Thường Quân nghe nói , bèn thôi không sang nước Tần nữa.21 ĐÒI NỢ Mạnh Thường Quân hỏi thực khách: “Ai có thể thay ta đi đòi nợ ở đất Tiết?”. Mọi người im lặng, chỉ Phùng Huyên xin đi. Trước khi đi, Phùng Huyên hỏi: “Ngài có muốn mua gì không?”. Mạnh Thường Quân trả lời: “Ngươi xem thứ gì nhà chưa có thì mua”. Khi đến đất Tiết, Phùng Huyên cho gọi dân tới bảo rằng: “Các ngươi nợ bao nhiêu, Mạnh Thường Quân đều cho cả”. Rồi chẳng tính vốn lời, đem văn tự ra đốt sạch. Khi trở về, Phùng Huyên nói với Mạnh Thường Quân: “Nhà ngài không thiếu gì, có lẽ chỉ thiếu ơn nghĩa. Tôi đã trộm mua ở đất Tiết cho ngài rồi. Tôi chắc là đẹp ý ngài”. Về sau Mạnh Thường Quân bị bãi quan, về ở đất Tiết. Dân ở đấy nhớ ơn xưa ra đón rước đầy đường. Mạnh Thường Quân ngoảnh lại bảo Phùng Huyên: “Đó hẳn là cái ơn nghĩa mà ông đã mua cho tôi ngày trước”. 22 Nghệ thuật: Rất có tính văn học, ngôn ngữ có sức mạnh, hùng hồn đẹp đẽ, cách kể chuyện cuốn hút, khúc chiết với nhiều tình tiết. Miêu tả tính cách nhân vật cụ thể, chi tiết, sống động hơn. Những lời đối thoại thường được sử dụng dưới hình thức ngụ ngôn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- presentation3_6817.pptx