Ngôn ngữ học - Kawabata yasunari (1899 - 1972)

Tác gia lớn nhất của văn học NB tk XX, nhà văn Nhật Bản đầu tiên nhận giải Nobel, với bộ ba tác phẩm Xứ Tuyết (Yukiguni), Ngàn cánh hạc (Sembazuru), Cố đô (Kyoto)

Là hiện tượng kì diệu của văn học Nhật Bản

Là nhà văn sinh ra bởi vẻ đẹp của Nhật Bản (Japan the beautiful and myself)

 Là “Người cứu vớt cái đẹp”

 

pptx30 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Ngôn ngữ học - Kawabata yasunari (1899 - 1972), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KAWABATA YASUNARI (1899-1972)Tác gia lớn nhất của văn học NB tk XX, nhà văn Nhật Bản đầu tiên nhận giải Nobel, với bộ ba tác phẩm Xứ Tuyết (Yukiguni), Ngàn cánh hạc (Sembazuru), Cố đô (Kyoto)Là hiện tượng kì diệu của văn học Nhật BảnLà nhà văn sinh ra bởi vẻ đẹp của Nhật Bản (Japan the beautiful and myself) Là “Người cứu vớt cái đẹp” I. Cuộc đời + “ Chiếc gương soi trên đỉnh cô đơn” + “ Lớn lên trong bóng đen của số phận” 1. Mồ côi từ nhỏ - Sinh 11-6-1899, một làng nhỏ ở Osaka - 3 tuổi mồ côi cha, 4 tuổi mất mẹ - 7 tuổi, 9 tuổi bà ngoại và chị gái duy nhất qua đời, bắt đầu cuộc sống tự lập - 15 tuổi, ông nội (bị mù), người thân độc nhất còn lại cũng ra đi=> Hoàn cảnh mồ côi tạo nên tâm trạng đặc biệt của Kawabata : Bất hạnh và cô độc - Cảm thức cô đơn hiu quạnh “ hắt bóng lên các trang văn u buồn của Kawabata” 2. Có khả năng hội họa và ước mơ trở thành họa sĩ - 13 tuổi say mê văn chương, 16 tuổi, khi ông nội qua đời, viết Nhật kí tuổi 16 -> báo hiệu tài năng văn học, quên mộng làm họa sĩ - Thi vào trường Đại học Tổng hợp Tokyo, khoa Anh ngữ sau chuyển sang khoa Ngữ văn Nhật - 21 tuổi, yêu và cầu hôn cô gái đẹp Chiyo 15 tuổi, nhưng bị từ hôn => Chủ đề tình yêu bị từ chối xuất hiện thường xuyên trong tác phẩm của Kawabata 3. Tính cách, quan điểm sống - Chân dung + lúc nhỏ: da trắng, mắt to, ốm yếu, ít lời, ghét gây gổ + khi lớn: dáng dấp thiền sư, bước đi nhẹ nhàng tươi cười trong bộ kimono- Tính cách: ý chí vững vàng, tự tin, độ lượng, nâng đỡ các cây bút trẻ, hay lảng tránh, không thích nói về bản thân, khó nắm bắt nhất trong các nhà văn ( cuộc tiếp xúc của Phêđôrenko với Kawabata)- Phương châm sống + Tự truyện Đời tôi như một nhà văn (1934) , Kawabata bộc lộ phương châm sống: “ Tình yêu đối với tôi là sợi dây độc nhất giữ đời tôi lại” + “ Mồ côi tự thủa nhỏ, tôi sống nhờ sự cưu mang của người khác. Có lẽ vì thế mà cuối cùng tôi mất hết khả năng ghét người, ngay cả việc giận họ” 4. Chủ xướng trào lưu Tân cảm giác (Shikankaku) - Tân cảm giác (còn gọi là Duy cảm) : + Đề cao vai trò của trực giác trong việc cảm thụ cái đẹp; là sự cảm nhận trực tiếp, không dùng lí trí để phân tích + Tìm kiếm, khám phá, thể hiện vẻ đẹp truyền thống bằng cảm giác mới; bằng những rung động tế vi + Nhằm chống lại chủ nghĩa tự nhiên ở ph.Tây, tràn vào và áp đảo văn chương Nhật từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất +Tác phẩm thể nghiệm đầu tiên, được coi là kiệt tác : Vũ nữ Izu - 1924, Kawabata tốt nghiệp đại học, góp phần sáng lập tạp chí Thời đại văn học (Bungeijidai) - 1940, tham gia Hội nhà văn Nhật Bản- 1942, thành viên Hội văn chương Ái quốc Nhật Bản - 1948, chủ tịch Hội Văn bút Nhật Bản - 1968, nhận giải Nobel, Kawabata trở thành nhà văn vĩ đại của thế giới : “ Ông là người tôn vinh cái đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn của hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người” (Lễ trao giải Nobel – Viện Hàn lâm Thụy Điển) 5. Cái chết của Kawabata - Tự sát là đặc điểm của các nhà văn Nhật, Kawabata cực lực phản đối việc tự sát và phê phán hành động tự sát của Akutagawa Ryunosuke - 16-4-1972, Kawabata tự sát bằng khí ga tại căn nhà nhỏ ven biển, ở t.phố Kamakura, không để lại thư tuyệt mệnh hay lời giải thích nào + “Cái chết của K. bí ẩn đối với chúng ta như đời sống và một phần nào đó của đời sống và cái phần đó cũng khó nắm bắt” + Câu nói của nhân vật trong t.thuyết Tiếng rền của núi, được coi là lời trăng trối của Kawabata : “Tốt nhất là hãy từ bỏ thế giới này khi mọi người còn yêu mến và kính trọng ta” - Nhiều nguyên nhân được phỏng đoán : + Nhà văn đòi hỏi ở mình quá cao + Sức khỏe kém, tâm trạng u buồn cô độc không người chia xẻ + Không cứu rỗi được cái Đẹp đang suy tànII. Nghệ thuật văn chương “ Người mở cánh cửa tư duy và tâm hồn Nhật Bản vốn bí ẩn và kín đáo” 1. Quan điểm sáng tác - Lưu giữ và cứu rỗi di sản, truyền thống mĩ học của dân tộc; coi đó là cội nguồn cảm hứng và ý đồ sáng tạo ( ảnh hưởng sâu sắc Truyện Genji , thi pháp thơ haiku , tư tưởng Phật giáo) - Dung hợp giữa truyền thống và hiện đại; kết hợp chặt chẽ sinh động mỹ học, triết học NB với việc thể hiện bằng kĩ thuật viết văn p.Tây ; sử dụng thủ pháp Dòng ý thức - Tự bạch của Kawabata: “Bị lôi cuốn bởi những trào lưu từ bỏ con đường đó” Dòng ý thức : thuật ngữ của nhà tâm lí hoc W. James (Mỹ) + Ý thức : dòng chảy, dòng sông, mà ở đó, các ý nghĩ, cảm giác, liên tưởng, hồi ức, ý tưởng bất chợt đan xen nhau ; không thống nhất về trình tự thời gian + Dòng ý thức trong văn học hiện đại tk XX ở p.Tây là sự phối hợp của giả thuyết W.James, phân tâm học Freud và thuyết trực giác H.Bergson) + Ứng dụng của Kawabata trong sáng tác : truyện không có cốt truyện; thời gian đồng hiện; hòa trộn thực- hư; đan xen hiện tại – quá khứ- tương lai - Quan điểm về cái Đẹp + Cái Đẹp mong manh, bất toàn ; cái Đẹp sinh ra từ nỗi buồn + Cảm thức thẩm mĩ chủ đạo của Kawabata : Aware, sabi2. Bút pháp nghệ thuật - Kawabata là người kể chuyện bậc thầy. Nghệ thuật kể chuyện của ông biểu đạt tinh tế cái yếu tính của tâm thức Nhật Bản - Thi pháp chân không + Khái niệm Chân không Kawabata: “Tác phẩm của tôi thường được miêu tả như tác phẩm chân không... Chân không ở đây không phải là cái hư vô của p.Tây quan niệm, mà trái ngược hẳn, lại là một thế giới tâm linh, trong đó vạn vật giao cảm, hoàn toàn tự tại, siêu việt mọi biên giới và hình thức”2.1 Đặc tả chi tiết => Khái quát thành sự vĩnh cửu vẻ đẹp kì bí của thiên nhiên và tâm hồn con người 2.2 Kiểu kết thúc tác phẩm : Khẳng định phong cách của Kawabata - “ Người cứu rỗi cái đẹp”2.3 Không gian huyền ảo - Vẻ đẹp bất tuyệt, huyền bí, thiêng liêng của thiên nhiên( tuyết trắng, bầu trời đêm sau mưa, bầu trời trong như pha lê, cánh nhạn bể trắng muốt) - Những giấc mơ : khám phá, chinh phục bản ngã ; níu giữ quá khứ và tình yêu - Không gian đêm huyễn hoặc, hoang đường( Cánh tay, Tiếng reo xúc xắc ban khuya)2.4 Thời gian Dòng ý thức- Thời gian gấp khúc, không đi theo mạch thẳng, với những liên tưởng ám ảnh từ quá khứ- Thời gian đồng hiện : thời gian với tư cách là dòng chảy nội tâm của những hồi ức, suy tưởng ; cùng một lúc, nhân vật sống bằng cả quá khứ và hiện tại2.5 Chân dung con người - Vẻ đẹp thuần hậu Nhật Bản - Chân dung Người Nữ + Vẻ đẹp thanh cao : cái đẹp trinh trắng ; trái tim đa cảm, diễm tình đầy nữ tính ; tận tụy hết lòng ; say đắm hết lòng + Sức mạnh cứu rỗi và giải thoát : hy sinh bền bỉ thầm lặng và tự nguyện ; vẻ đẹp giản dị tự thân ; trái tim yêu thương không bị chi phối bởi lí trí ; tấm lòng của người mẹ trong người vợ, người tình - Chân dung Người Nam : Hình tượng Lữ khách + Hành trình tìm kiếm cái đẹp ẩn tàng trong vẻ đẹp của thiên nhiên; trong vẻ đẹp hồn nhiên trinh bạch của người phụ nữ + Cuộc du hành tâm thức, tìm kiếm bản ngã của chính mình2.6 Nghệ thuật ngôn từ - Kawabata coi trọng ngôn từ, coi đó là phương tiện thông minh để thể hiện ý tưởng - Ngôn ngữ văn chương Kawabata là ngôn ngữ Thiền, ngắn gọn súc tích ; nhiều biểu tượng và ẩn dụ ; là sự mẫu mực của phong cách Nhật Bản “ Tác phẩm của Kawabata không dành cho bạn đọc vội vàng, với những người đọc vội vàng, tác phẩm của Kawabata dường như vô nghĩa và buồn tẻ” (Nhật Chiêu)III Tác phẩm - Thế giới của những khoảnh khắc linh diệu ; của hồi tưởng ; của ước mơ và dục vọng - Dạy con người cảm nhận cái đẹp trong cuộc sống một cách tinh tế nhất 1. Tiểu thuyết : Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, tiếng rền của núi, kì thủ 2. Truyện vừa : Cố đô, Vũ nữ Izu, Người đẹp say ngủ 3. Truyện ngắn - Kawabata có biệt tài về truyện ngắn, truyện ngắn của ông được gọi là truyện ngắn Thiền + Đa dạng về đề tài + những quan sát sắc sảo về cách ứng xử + những khám phá bất ngờ + yếu tố kì ảo đạt tới độ siêu đẳng - K. tự đánh giá: “Trong các truyện ngắn của tôi người ta tìm thấy Điều không tồn tại Theo tôi, đó cũng chính là Thiền”4. Truyện ngắn lòng bàn tay- Chưởng chi tiểu thuyết, “Như một thiên hà tự cô đúc, như biển xanh tự giấu mình trong vỏ sò mà vẫn sóng gió” - Kawabata đã khai sinh ra tên gọi này, với số lượng sáng tác khoảng 150 truyện - Khởi viết năm 1924, coi thể loại này là “Hồn thơ của những ngày trẻ tuổi” - Kiệt tác văn học hay nhất của tk XX - Truyện chỉ gồm 1->2 trang giấy nhưng sự cô đọng hàm súc đạt độ tuyệt vời; được coi như một cuốn tiểu thuyết hoàn chỉnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxvanhocnhatban_bai3_7446.pptx
Tài liệu liên quan