Ngôn ngữ là một đặc trưng tộc người và là một trong những tiêu chí quan trọng bậc nhất để phân biệt tộc người. Mỗi tộc người thường có một ngôn ngữ riêng, nó được sáng tạo ra trong quá trình lịch sử phát triển của tộc người đó. Mỗi ngôn ngữ là một kết quả sáng tạo lâu dài và là một bộ phận của văn hoá tộc người, bao gồm chữ viết và tiếng nói.
Nghiên cứu ngôn ngữ giúp chúng ta có cơ sở để tìm hiểu: nguồn gốc dân tộc, văn hoá dân tộc và lịch sử dân tộc Từ đó, có nhận thức đúng đắn và tham gia tích cực vào việc giữ gìn ngôn ngữ các tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam nói chung, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nói riêng.
14 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 3803 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Ngôn ngữ học - Bài 3: Các ngữ hệ chính trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 3
CÁC NGỮ HỆ CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI
MỞ ĐẦU
Ngôn ngữ là một đặc trưng tộc người và là một trong những tiêu chí quan trọng bậc nhất để phân biệt tộc người. Mỗi tộc người thường có một ngôn ngữ riêng, nó được sáng tạo ra trong quá trình lịch sử phát triển của tộc người đó. Mỗi ngôn ngữ là một kết quả sáng tạo lâu dài và là một bộ phận của văn hoá tộc người, bao gồm chữ viết và tiếng nói.
Nghiên cứu ngôn ngữ giúp chúng ta có cơ sở để tìm hiểu: nguồn gốc dân tộc, văn hoá dân tộc và lịch sử dân tộc Từ đó, có nhận thức đúng đắn và tham gia tích cực vào việc giữ gìn ngôn ngữ các tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam nói chung, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nói riêng.
NỘI DUNG
I. NGUỒN GỐC NGÔN NGỮ VÀ SỰ HÌNH THÀNH
CÁC NGỮ HỆ TRÊN THẾ GIỚI
1. Nguồn gốc ngôn ngữ và vai trò của nó trong Dân tộc học
a. Ngôn ngữ và nguồn gốc của ngôn ngữ
* Ngôn ngữ là gì?
Ngôn ngữ là sản phẩm cao cấp của ý thức con người, là vật chất được trừu tượng hoá và là hệ thống tín hiệu thứ hai của con người. Ngôn ngữ là phương tiện và là công cụ để con người giao tiếp, trao đổi và liên hệ với nhau trong đời sống xã hội.
* Các đặc trưng của ngôn ngữ:
- Ngôn ngữ là hình thức biểu hiện trực tiếp của tư duy, giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành ý thức. Do đó, ngôn ngữ là sản phẩm cao cấp của ý thức con người.
Vì sao?
-> Ngôn ngữ là hiện thực hoá của ý thức, là phương tiện biểu đạt tư duy đồng thời, giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển ý thức.
-> Thông qua ngôn ngữ, ý thức mới phản ánh và nhận thức được thế giới khách quan. Do đó, không có ý thức thì không có ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ hai của con người.
Vì, ngôn ngữ bao gồm những phương tiện vật chất như: âm thanh, từ vị, cấu trúc ngữ pháp, thanh điệu, chữ viết
- Ngôn ngữ không có tính giai cấp, nhưng trong xã hội có giai cấp, ngôn ngữ mang dấu ấn giai cấp thống trị.
-> Bản thân ngôn ngữ ra đời gắn với các tộc người. Trên thực tế, có nhiều ngôn ngữ ra đời trước khi xã hội có giai cấp.
-> Tuy nhiên, khi xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị đã sử dụng ngôn ngữ một cách triệt để, nhằm phục vụ lợi ích giai cấp mình.
- Ngôn ngữ có quan hệ trực tiếp với sản xuất và toàn bộ hoạt động sống của con người. Nên nó không ngừng phát triển.
- Ngôn ngữ bao giờ cũng là ngôn ngữ xã hội, là thành quả của xã hội, không có ngôn ngữ cá nhân.
- Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, nó độc lập tương đối với kiến trúc thượng tầng. Nên, khi cơ sở hạ tầng thay đổi, ngôn ngữ không thay đổi theo.
* Chức năng của ngôn ngữ: (3 chức năng):
- Thứ nhất, làm công cụ của tư duy.
-> Ngôn ngữ là phương tiện vật chất, là hình thức tồn tại của tư duy ý thức. Nó tham gia trực tiếp vào việc nhận thức thế giới khách quan.
- Thứ hai, làm công cụ biểu cảm.
-> Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, nó đóng góp vai trò là động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
-> Ngôn ngữ là công cụ biểu cảm giữa con người với nhau.
- Thứ ba, làm công cụ nghệ thuật.
-> Thông qua ngôn ngữ, nhằm thúc đẩy sự sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá - nghệ thuật của con người.
* Nguồn gốc của ngôn ngữ:
Từ thời cổ đại đến nay, đã có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn gốc ra đời của ngôn ngữ:
- Thuyết tượng thanh (mô phỏng âm thanh), do các triết gia Hy Lạp – La Mã cổ đại khởi xướng, khoảng thế kỷ IV- III TCN cho rằng: Con người vốn không có tiếng nói, ngôn ngữ là do con người bắt chước những âm thanh có trước trong tự nhiên mà có.
Ví dụ: Tiếng suối chảy róc rách, tiếng mèo kêu, tiếng chim hót...
- Thuyết duy cảm, đại biểu là nhà triết học người Đức - Héc Đê (1744 - 1803) cho rằng : nguồn gốc của ngôn ngữ là do cảm giác, cốt để bộc lộ và giao tiếp với chính bản thân mình.
Quan điểm này đã giải thích một cách duy tâm về nguồn gốc ngôn ngữ.
- Thuyết tán thán, do Ê Pi Quya (341 – 270 TCN) và Lu Crét Xơ Ca (99 – 55 TCN) khởi xướng, cho rằng : ngôn ngữ ra đời, do con người biến các tiếng kêu còn mang tính bản năng động vật, thành các âm thanh tự nhiên biểu hiện cảm xúc của con người.
Ví dụ: các từ ái, ối, chà, a, ồ....
- Thuyết tiếng kêu trong lao động, đại biểu là Noa Rê và Bút Sê ( người Pháp) cho rằng: ngôn ngữ bắt nguồn từ những tiếng hò nhịp điệu phối hợp trong lao động để tăng sức mạnh của người nguyên thuỷ.
Ví dụ: hai ba nào, hò dô ta nào, hầy, hú...
- Thuyết công ước xã hội, do GRút Xô (1712 - 1778) và A Đam Smít( 1733 - 1790) đề xướng, cho rằng: ngôn ngữ sinh ra do người nguyên thuỷ trong sinh hoạt đã thoả thuận với nhau quy định ra, là kết quả quy ước của các nhóm người.
- Thuyết cử chỉ bàn tay: trước khi ngôn ngữ thành tiếng ra đời con người dùng các cử chỉ, động tác bàn tay để giao tiếp (cách ngày nay khoảng từ 1,5 - 1 triệu năm).
=> Các luận thuyết trên không giải thích được nguồn gốc khách quan, khoa học về nguồn gốc của ngôn ngữ, không phản ánh được chức năng của ngôn ngữ. Chỉ thấy hình thức mà không lột tả được thực chất của ngôn ngữ.
- Quan điểm Mác - xít về nguồn gốc của ngôn ngữ, đây là quan điểm khách quan khoa học nhất.
+ Lao động là nguồn gốc của ngôn ngữ.
Ăng Ghen viết: “ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động và phát triển cùng lao động. Đó là cách giải thích duy nhất về nguồn gốc của ngôn ngữ”.
Theo Ăng Ghen và kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy:
-> Do biến đổi của môi trường sống, vượn người từ di chuyển kiếm ăn ở trên cây, đã xuống kiếm ăn ở mặt đất. Quá trình di chuyển, kiếm ăn ở mặt đất, đã dần tạo tư thế đứng và đi thẳng của con người.
-> Từ tư thế này và cùng với hoạt động lao động, đã làm cho bộ máy phát âm dần dần hoàn thiện, ngôn ngữ dần dần hình thành để trao đổi và biểu đạt tư duy.
-> Sau tư thế đứng thẳng, là hàng triệu năm giải phóng đôi tay để lao động và cải tạo tự nhiên. Dần dần , con người lao động có ý thức bằng các công cụ sản xuất (do kiếm được hoặc tự chế).
-> Lao động của con người bao giờ cũng là lao động xã hội, quá trình sinh sống bầy đàn phát triển thành Thị tộc – Bộ lạcnảy sinh đòi hỏi tất yếu nhu cầu giao tiếp, trao đổi, biểu đạt tình cảm dẫn đến sự ra đời của ngôn ngữ. Lao động và ngôn ngữ phát triển, làm cho tư duy và ý thức phát triển.
+ Con người là chủ thể sáng tạo ra ngôn ngữ cùng với sự tiến hoá tự thân.
Ăng Ghen viết: “Trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là hai sức kích thích chủ yếu đến bộ não của con người”.
+ Ngôn ngữ thúc đẩy lao động, quan hệ xã hội phát triển.
Cũng theo Ăng Ghen: “Bộ óc và các giác quan phụ thuộc bộ óc phát triển lên ; ý thức ngày càng sáng suốt hơn, tất cả những cái đó đã tác động trở lại lao động và ngôn ngữ, đã thúc đẩy không ngừng cho lao động và ngôn ngữ phát triển thêm nữa”.
Nhu cầu chế tạo công cụ ® kích thích tư duy phát triển
Lao động Liên kết cộng đồng ® nhu cầu giao tiếp ® ngôn ngữ xuất hiện
óc người (vật chất phát triển cao nhất)
=> Như vậy, ngôn ngữ là sản phẩm cao cấp của ý thức con người, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các tộc người. Suy cho cùng, lao động đã tạo ra con người và chính thông qua lao động của con người làm nảy sinh ra ngôn ngữ.
b. Vai trò của ngôn ngữ trong dân tộc học
- Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong nghiên cứu lịch sử tộc người, dân tộc.
Vì sao?
-> Thông qua ngôn ngữ, để nghiên cứu lịch sử, văn hoá tộc người, dân tộc.
-> Hiểu được các vấn đề như: Môi trường mà tộc người, dân tộc đó tồn tại và phát triển; quan hệ về nguồn gốc và giữa các tộc người, dân tộc; lịch sử phát triển, tính chất phương hướng chủ yếu, đặc trưng cơ bản của nền văn hoá tộc người, dân tộc
- Do vậy, vai trò của ngôn ngữ đối với Dân tộc học thể hiện:
+ Vạch rõ nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của các tộc người, dân tộc, mối quan hệ giữa họ với các tộc người và dân tộc khác.
+ Làm sáng tỏ các đặc điểm chủ yếu về lịch sử văn hoá dân tộc, tộc người.
+ Là căn cứ hiểu rõ mối quan hệ qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các dân tộc và các cộng đồng tộc người trước đó.
Tóm lại, ngôn ngữ là một nguồn sử liệu giúp Dân tộc học giải quyết nhiều vấn đề. Dựa vào từ vị cơ bản là kết cấu ngôn ngữ ( ngữ pháp), ta có thể hiểu rõ về nguồn gốc các dân tộc và các tộc người.
2. Sự hình thành và phân loại các ngữ hệ chính trên thế giới
a. Ngữ hệ và sự hình thành các ngữ hệ
* Khái niệm ngữ hệ:
Là một nhóm ngôn ngữ có quan hệ về nguồn gốc lịch sử, trên cơ sở các đặc điểm chung về ngữ pháp, hệ thống từ vị cơ bản, thanh điệu và ngữ âm.
- Bao gồm nhiều ngôn ngữ phát sinh từ một ngôn ngữ gốc.
- Các ngôn ngữ có chung hệ thống ký hiệu, quy tắc kết hợp, âm tiết.
- Sự hình thành ngữ hệ có liên quan mật thiết đến nguồn gốc tộc người và kéo dài hàng vạn năm.
* Sự hình thành ngữ hệ:
- Sự hình thành ngữ hệ có liên quan mật thiết đến nguồn gốc tộc người.
+ Người hiện đại từ một trung tâm di cư, thiên di cư đi khắp các châu lục.
+ Ngôn ngữ theo các tộc người, tập đoàn người di cư, các ngôn ngữ khác nhau dần dần được xuất hiện từ đó có nhóm ngôn ngữ quan hệ về nguồn gốc lịch sử.
Như vậy, ngữ hệ ra đời gắn liền với sự phân chia thị tộc, bộ lạc, một tập thể người nói một ngôn ngữ, bị chia ra thành nhiều bộ phận với phương ngôn khác nhau, rồi phát triển thành các ngữ hệ khác nhau.
- Tuy nhiên cũng còn nhiều quan điểm khác nhau về sự hình thành của các ngữ hệ.
b. Cách phân loại ngôn ngữ và ngữ hệ trên thế giới
Có 2 cách phân loại ngôn ngữ:
* Phân loại theo phổ hệ (phân loại theo dòng họ, theo cội nguồn):
- Cách phân loại dựa trên cơ sở nguồn gốc chung của ngôn ngữ, từ một nguồn gốc, một ngôn ngữ mẹ;
- Phân loại theo phổ hệ người ta dùng phương pháp so sánh ngôn ngữ lịch sử tìm ra sự giống nhau về từ vựng, âm tiết, ngữ pháp là những yếu tố bảo lưu lâu dài.
- Chú ý: Khi nghiên cứu so sánh phải tìm hiểu kỹ lưỡng từ vựng, vì các ngôn ngữ tiếp xúc với nhau dân xđến sự vay mượn từ vị chứ không phải cùng nguồn gốc.
Ví dụ: Tiếng Việt có hơn 70% từ Hán - Việt
* Phân loại ngôn ngữ theo loại hình (hình thái học):
- Là cách phân loại dựa trên những dấu hiệu cấu trúc cơ bản của các ngôn ngữ, rồi sắp xếp lại với nhau theo một loại hình.
- Có 4 loại hình ngôn ngữ sau:
+ Một là, ngôn ngữ đơn lập (ngôn ngữ đơn tiết).
Ngôn ngữ đơn lập không có trợ từ, các từ trong câu không biến thành số ít, số nhiều, giống đực, giống cái...
-> ý nghĩa của các từ trong câu tách rời nhau.
-> Trật tự các từ trong câu quy định ý nghĩa chung của câu. Cấu trúc của câu tuân thủ chặt chẽ.
Ví dụ: Tiếng Việt, tiếng Hán; đi, ăn, cơm, các từ đều có ý nghĩa riêng đi, ăn, cơm, khi ghép lại cũng có ý nghĩa.
+ Hai là, ngôn ngữ dính:
Là ngôn ngữ có thành phần trợ từ. Mỗi một ý nghĩa của từ thường được biểu hiện bằng một thành phần phụ gia nhất định.
Ví dụ: Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, từ ev: căn nhà; từ: ev ler: những căn nhà.
A đam: đàn ông; A đam lav: những người đàn ông.
+ Ba là, ngôn ngữ biến hình (ngôn ngữ biến cách).
Thành phần phụ rất phong phú, phức tạp và mỗi phụ gia có ý nghĩa riêng vừa biến cách, vừa chỉ số ít, số nhiều.
Ví dụ: Tiếng Anh: I, My, MeYou, Your.play- plays.
+ Bốn là, ngôn ngữ đa thức tổng hợp (hỗn hợp).
Ngôn ngữ này biểu hiện một tổng thể phức tạp, các câu hợp lại thành từ, cơ cấu ngữ pháp phát ngôn cũng đồng thời là ngôn ngữ của từ.
Ví dụ: Ngôn ngữ Anh điêng: câu: Inikviklisa, có nghĩa là: nhà có đốm lửa nhỏ bốc cháy. Đó là những từ được ghép lại: inikv: lửa, ikl: nhà, is: nhỏ, a: bốc cháy.
=>Tóm lại, có nhiều cách phân loại ngôn ngữ. Song, cách phân loại theo cội nguồn và theo loại hình, là cách phân loại được nhiều người chấp nhận.
c. Các ngữ hệ chính trên thế giới hiện nay
Ngữ hệ ấn âu, Xêmít kha mít; Hán - Tạng; Nam Đảo; Nam á; An Tai, Uran, Cápcadơ; Trucốtxcơ; Papua. Ôxtaylia; Cối san; Thái, Andamang; Nigherow; Ninxahara; Eskimee; Anh điêng; Daravida; nhóm ngôn ngữ Anh điêng khác.
Trong mỗi ngữ hệ còn được chia thành các nhóm (các ngữ chi).
* 8 ngữ hệ quan trọng:
- Ngữ hệ Hán tạng.
+ Có khoảng hơn 1 tỷ người sử dụng gồm 2 ngữ chi:
+ Ngữ chi Hán: Hoa, Sán chỉ, Sán Dìu, Cao lan.
+ Ngữ chi tạng miến: Tạng, Miến, lôlô, Hà nhì.
- Ngữ hệ Mã Lai Nam Đảo.( đa đảo) gồm những người dân ở: Ja Va ( In đô nê xia); Malai xia; người Chàm, Êđê ở Việt Nam.
- Ngữ hệ Nam á.
+ Có khoảng 90 triệu người sử dụng gồm 3 ngữ chi.
+ Việt - Mường
+ Ngữ chi môn Khơ me
+ Ngữ chi Mèo - Dao
- Ngữ hệ Tày - Thái.
Có khoảng 700 triệu người sử dụng, tập trung Thái lan, người Lào, Người Việt, Tày, Nùng.
- Ngữ hệ ấn - Âu.
Là ngữ hệ quan trọng nhất trong quan hệ cộng đồng dân tộc. Có 3 tỷ người sử dụng gồm 10 ngữ chi, trong đó 3 ngữ chi quan trọng đó là: Slavơ, Sắc sông (giéc manh), Lamã (Lu măng).
- Ngữ hệ Xê mít - Kha mít.
Có khoảng 200 triệu người sử dụng, ngôn ngữ người ả rập.
- Ngữ hệ An - Tai.
Có khoảng 200 triệu người sử dụng: Người Mông cổ, tuyốc.
- Ngữ hệ Uran.
Có khoảng 25 triệu người sử dụng gồm 2 ngữ chi:
+ Những người nói tiếng Phần lan, Ru ma ni.
+ Ngữ hệ U-Vơ (Hung gari), Nam Tư
II. CÁC NGỮ HỆ CHÍNH Ở VIỆT NAM VÀ NGUỒN GỐC TIẾNG VIỆT
1. Các ngữ hệ chính ở Việt Nam và Đông Nam Á
a. Cách phân loại ngôn ngữ ở Việt Nam
- Cách 1, phân loại theo dòng họ:
Là các ngôn ngữ cùng họ, có chung một nguồn gốc, còn gọi là ngôn ngữ mẹ.
-> Muốn biết những ngôn ngữ nào có họ với nhau, thì phải so sánh để tìm sự giống nhau, nhất là sự giống nhau về từ vựng.
-> Ngôn ngữ Việt Nam có sự giống nhau thú vị về từ vựng.
Ví dụ:
+ Tiếng Việt: ra; tiếng Mường: tha.
+ Tiếng Việt: vào; tiếng Mường: pào.
+ Tiếng Việt: chim; tiếng Khơ Mú: xim.
+ Tiếng Thái: pa (cá); tiếng Tày: pia
Qua sự giống nhau về mặt từ vựng, người ta có thể tìm thấy những từ tương ứng, có qui luật về ngữ âm.
Ví dụ: sự tương ứng giữa âm r – th giữa tiếng Việt và tiếng Mường:
Tiếng Việt: rá - ráo – răng – rết – rủi.
Tiếng Thái: thá - tháo – thăng – thết – thủi.
- Cách 2, phân loại theo hình thái:
Là những ngôn ngữ có cùng một số đặc điểm tiêu biểu.
-> Theo quan niệm cũ, người ta phân loại ngôn ngữ thành hai loại hình: ngôn ngữ đơn tiết – ngôn ngữ đa tiết. Đây là sự áp đặt ngôn ngữ giữa dân tộc này với dân tộc khác.
-> Theo quan niệm hiện nay, người ta phân loại ngôn ngữ thành bốn loại hình chính: ngôn ngữ biến hình; ngôn ngữ đơn lập; ngôn ngữ dính; ngôn ngữ đa thức tổng hợp (đã giới thiệu).
Ngôn ngữ tiếng Việt chủ yếu thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
Nghĩa là từ ngữ không thể chia ra nhỏ hơn được nữa, vì nếu chia ra xẽ không có nghĩa. Ví dụ: từ mẹ, bố, ông, bà
- Cách thứ 3, phân loại ngôn ngữ theo chức năng xã hội- văn hoá.
Đây là sự phân loại các ngôn ngữ xét theo vai trò khác nhau của chúng trong đời sống xã hội và văn hoá. Nó được biểu hiện ở số lượng người sử dụng ngôn ngữ đó.
-> Hiện nay, ở Việt Nam, giữa tiếng Việt và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số có sự khác nhau rất rõ, ngôn ngữ giữa các dân tộc thiểu số cũng không giống nhau.
. Có những ngôn ngữ hàng triệu người người sử dụng như: tiếng Việt, Tày, Thái
. Có những ngôn ngữ hàng chục vạn người sử dụng như: Mường, Nùng, Khơ Me
. Có những ngôn ngữ chỉ có hàng nghìn người sử dụng như: Kháng, Xinh Mun, Hà Nhì
. Có những ngôn ngữ chỉ dưới nghìn người sử dụng như: Cống, Si La, Pu Péo, Brâu, Rơ Măm.
-> Nhìn chung, chữ La Tinh của các ngôn ngữ dân tộc thiểu số chưa được phổ biến, nên chưa phát huy được tác dụng văn hoá - xã hội của chúng.
b. Các ngữ hệ chính ở Đông Nam Á và ở Việt Nam
* Đông Nam á: gồm 4 nhóm:
- Nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me: của người Môn ở Mianma, tây Nam Thái Lan, người Khơ me ở Cămpuchia và Việt Nam, người Môn - Khơ me ở Tây bắc, Trường sơn và Tây Nguyên (Việt Nam).
- Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường: Phana bố chủ yếu ở Việt Nam.
- Nhóm ngôn ngữ Mông - Dao: Phana bố ở Thái lan, Lào, Mianma, Việt Nam
- Nhóm ngôn ngữ Nam á khác: có mặt ở cả khu vực và Việt Nam.
+ Ngữ hệ Thái: gồm ngôn ngữ Thái (xiêm), Lào - Thay, Tày - Thái... ở Thái Lan, Lào, Việt Nam, Mianma.
+ Ngữ hệ Nam Đảo (Malayô - Polinêdia): tập trung ở Philíppin, Inđonêxia, Malaixia, một số ở Cămpuchia, Việt Nam, Singapo.
+ Ngữ hệ Hán tạng:
-> Nhóm ngôn ngữ Hán: tập trung ở Singapo, Malaixia, còn ở Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Inđônêxia, Philíppin.
-> Nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến: phân bố rải rác ở các nước Mianma, Thái Lan, Lào, Việt Nam.
* Các ngữ hệ ở Việt Nam:
Việt Nam tồn tại 4 ngữ hệ chính: Nam á, Thái, Nam Đảo, Hán Tạng
- Ngữ hệ Nam á: có số người sử dụng đông nhất, từ miền núi đến đồng bằng, từ Nam ra Bắc. Gồm 32 ngôn ngữ chính, chia làm 4 nhóm:
+ Nhóm Việt Mường: có 4 ngôn ngữ chính: Việt (Kinh), Mường, Thổ, Chứt.
+ Nhóm Môn - Khơ me: có 21 ngôn ngữ chính: Khơ me, Bana, Cờho, Xơđăng, Hrê, HMông, Xtiêng, Bru-Vân Kiều, Cơtu, Khơmú, Tàôi, Mạ, Co, Gié - Triêng, Xinh mun, Chơro, Mảng, Kháng, Rơmăm, ơđu, Brâu.
+ Nhóm HMông - Dao (Mèo-Dao): có 3 ngôn ngữ chính: HMông (Mèo), Dao, Pà thẻn.
+ Nhóm hỗn hợp: có 4 ngôn ngữ chính: Lachí, Laha, Cờlao, Pupéo.
- Ngữ hệ Thái: chủ yếu phân bố ở miền Bắc, gồm 8 ngôn ngữ chính: Tày, Thái, Nùng, Sánchay, Giáy, Lào, Lự, Ráy.
- Ngữ hệ Nam Đảo: gồm 5 ngôn ngữ chính:
Raglai, Êđê, Chăm, Giarai, Churu.
Ngữ hệ này gồm một số ngôn ngữ ở miền Trung và Tây Nguyên.
- Ngữ hệ Hán - tạng gồm 9 ngôn ngữ chia làm 2 nhóm.:
+ Nhóm Hán: 3 ngôn ngữ chính (Hán), Sán dìu, Ngai
+ Nhóm tạng - Miến: 6 ngôn ngữ chính: Hà nhì, phù lá, Lahủ, Lôlô, Cống (coóng), sila.
Ngữ hệ Hán - tạng chủ yếu ở phía Bắc sau di cư xuống phía Nam.
2. Nguồn gốc, đặc điểm tiếng Việt
a. Nguồn gốc tiếng Việt
Có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc tiếng Việt. Tựu trung lại, tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Môn-Khơ me, chịu ảnh hưởng sâu sắc của tiếng Thái và vốn từ vay mượn của tiếng Hán rất nhiều. Sau này khi có sự giao lưu văn hoá Đông - Tây, tiếng Việt chịu ảnh hưởng một phần của tiếng Pháp, Nga, Anh...
Trên thực tế, đã có nhiều học giả quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu nguồn gốc tiếng Việt như: Mas Pê Rô, Ô đri cua (Pháp); Blimốp (Nga), với nhiều luận giải khác nhau, nhưng đều thống nhất cho rằng: tiếng Việt được tạo bởi hai yếu tố: Môn Khơ me và Thái. Xét trên cơ sở hai nguồn gốc chính:
+ Nguồn gốc lịch sử:
-> Trước công nguyên, người Việt cổ đã có chữ viết. Khi Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ và xâm lược, chữ Hán đã lấn át chữ Việt cổ.
-> Vào thế kỷ IX – X, nước ta đã sáng tạo ra chữ Nôm (là loại chữ dùng chữ Hán, ghi âm Việt).
-> Vào thế kỷ XVIII, với sự cố gắng của các giáo sĩ truyền giáo phương Tây, chúng ta đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ (dùng chữ La Tinh để ghi âm Việt).
+ Về cấu trúc: ngôn ngữ Việt cổ được kế thừa từ ngôn ngữ Môn Khơ me. Về ngữ pháp, được kế thừa từ ngôn ngữ Thái.
=> Như vậy, tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Môn Khơ me, chịu ảnh hưởng sâu sắc tiếng Thái và vốn từ vay mượn tiếng Hán. Ngoài ra, còn chịu ảnh hưởng một phần tiếng: Pháp, Nga, Anhsau này.
b. Đặc điểm của tiếng Việt
- Tiếng việt là tiếng phổ thông trong cả nước, là ngôn ngữ của một quốc gia độc lập trong mối quan hệ với các nước trên thế giới.
- Trong mấy chục năm qua, vốn từ vựng của tiếng Việt đã tăng lên nhiều và nhanh những từ mới, từ ghép. Nhiều từ của nước ngoài được Việt hoá.
Ví dụ: Sa vôn: xà phòng, xà bông; Pê đan: bàn đạp
- Quá trình phát triển, tiếng Việt có quan hệ gần gũi với các ngôn ngữ trong cộng đồng Việt Nam và nước ngoài (Hán, Thái, Môn Khơ me, Chăm).
- Sự phát triển của tiếng Việt nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trên các phương diện: chính trị, khoa học, giáo dục, kinh tế, nghệ thuật... của một quốc gia độc lập và thống nhất đi lên CNXH.
=> Tiếng Việt có quan hệ gần gũi, gắn bó với ngôn ngữ các dân tộc ít người, trong mối quan hệ bình đẳng về dân tộc và ngôn ngữ. Do đó, không được hạ thấp, xem thường, coi nhẹ ngôn ngữ các dân tộc ít người.
KẾT LUẬN
Ngôn ngữ là một trong những thành tựu sáng tạo rực rỡ nhất của lịch sử phát triển xã hội loài người. Nó được hình thành bởi quá trình lao động và nhu cầu giao tiếp xã hội cuả con người. Mỗi một dân tộc có một ngôn ngữ riêng, đây không chỉ là kết quả sáng tạo, mà còn là sắc thái văn hoá, lịch sử; là tiêu chí quan trọng về văn hoá để chứng minh, khẳng định sự tồn tại hay không tồn tại của bất kỳ dân tộc nào trên trái đất này.
Dân tộc Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, có nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó ngôn ngữ Việt giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, trú trọng việc giữ gìn và phát triển các loại ngôn ngữ góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam: “ tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Bởi, giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ tộc người, là cách giữ gìn văn hoá và cũng là cơ sở để chúng ta giữ gìn lịch sử và cả tương lai tộc người.
HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU
1. Làm rõ nguồn gốc ngôn ngữ và vai trò của ngôn ngữ đối với Dân tộc học?
2. Cách phân loại ngôn ngữ và các ngữ hệ trên thế giới?
3. Nguồn gốc và đặc điểm tiếng Việt?
Ngày tháng năm 2008
Giáo viên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_3_cac_ngu_he_chinh_tren_the_gioi_4904.doc