11 tháng qua, gần 1 tỷ USD đã được các NĐT nước ngoài đổ
vào Việt Nam qua TTCK, trong đó có tỷ trọng đáng kể dành
cho cổ phiếu.
Đó là chưa tính 1 tỷ USD trái phiếu mà Bộ Tài chính huy động hồi
đầu năm.
Nhiều sản phẩm phái sinh được các NĐT nước ngoài triển khai
phổ biến ngoài Việt Nam cho thấy nhu cầu cấp thiết mở rộng về
chính sách để tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp
nước ngoài (FII) vào Việt Nam.
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1042 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu “Ngòi nổ” vốn ngoại trên thị trường chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Ngòi nổ” vốn ngoại trên TTCK
11 tháng qua, gần 1 tỷ USD đã được các NĐT nước ngoài đổ
vào Việt Nam qua TTCK, trong đó có tỷ trọng đáng kể dành
cho cổ phiếu.
Đó là chưa tính 1 tỷ USD trái phiếu mà Bộ Tài chính huy động hồi
đầu năm.
Nhiều sản phẩm phái sinh được các NĐT nước ngoài triển khai
phổ biến ngoài Việt Nam cho thấy nhu cầu cấp thiết mở rộng về
chính sách để tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp
nước ngoài (FII) vào Việt Nam.
Dịch chuyển sang cổ phiếu
Số liệu mới nhất của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK)
cho thấy, tính đến cuối tháng 11, vốn đầu tư nước ngoài vào ròng
(lượng vào trừ lượng ra) đạt 920 triệu USD. Lượng vốn vào theo
từng tháng khá đều đặn. Đặc biệt, 6 tháng trở lại đây, vốn vào rất
đều, có tháng cao điểm, vốn vào ròng đạt trên 150 triệu USD.
* Số lượng DN niêm yết có tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của NĐT nước
ngoài đạt 49% là 7/633, trong đó 4 DN trên HNX, 3 DN trên
HOSE.
* Số lượng DN niêm yết có tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của NĐT đạt
trên 20% là 132/633, trong đó 69 DN trên HNX, 63 DN trên HOSE
(có 2 DN đạt tỷ lệ 48,99%, 1 DN đạt tỷ lệ 48,96%).
* Tổng giá trị cổ phiếu do NĐT nước ngoài nắm giữ đạt 24,58%,
trong đó trên HNX đạt 14,21%, trên HOSE đạt 29,10%.
Chất lượng dòng vốn này ra sao? Căn cứ vào thời hạn đăng ký
và công cụ đầu tư thì có thể xếp những khoản đầu tư vào ngắn
hạn với mục đích tận dụng lãi suất cao tại Việt Nam hoặc tận
dụng khả năng thanh khoản của TTCK là vốn nóng. Song, trong
số hơn 900 triệu USD trên, thống kê của UBCK cho thấy, có tới
600 triệu USD được đổ vào mua ròng cổ phiếu, mặc dù mức độ
thanh khoản của thị trường chưa thể so sánh được với thời kỳ
trước đây. Phần còn lại tập trung vào thị trường trái phiếu và thị
trường cổ phiếu chưa niêm yết. So với con số ra ròng hơn 200
triệu USD của năm 2009, thì con số 2 tỷ USD vốn FII mà Việt
Nam thu hút được trong 11 tháng qua là khá ấn tượng.
Kể từ sau đợt khủng hoảng kinh tế năm 2008, đầu năm 2009,
danh mục đầu tư của khối ngoại đã có sự dịch chuyển mạnh từ
trái phiếu sang cổ phiếu; trước khủng hoảng, trái phiếu chiếm
85%, nhưng hiện chỉ còn khoảng 12%, không tính lượng trái
phiếu chính phủ huy động trên thị trường vốn quốc tế. Giá trị
danh mục của các NĐT nước ngoài tính đến cuối tháng 10/2010
đạt 6,5 tỷ USD (chưa tính 1 tỷ USD trái phiếu Bộ Tài chính huy
động hồi đầu năm). Điều này phản ánh đánh giá của NĐT nước
ngoài về tiềm năng trong trung và dài hạn của TTCK Việt Nam,
đặc biệt là thị trường cổ phiếu.
Đổi màu
Nếu như trước kia, vốn FII đổ vào Việt Nam thông qua con
đường truyền thống là huy động quỹ, có hiện diện thương mại tại
Việt Nam thông qua các công ty quản lý quỹ…, thì nay vốn ngoại
vào Việt Nam đã có những hình thái mới. Đầu tuần này, Báo
Investment U của Mỹ đã khuyên các NĐT mua chứng khoán tổng
hợp Việt Nam (MarketVectors Vietnam). Loại chứng khoán này
được giao dịch tại TTCK New York vào tháng 8/2009, với 68%
được đầu tư mua cổ phần của các công ty Việt Nam, số còn lại
vào các công ty trên toàn thế giới có hoạt động kinh doanh lớn tại
Việt Nam. Đây là một dạng sản phẩm theo chỉ số, phổ biến ở
nước ngoài.
Một sản phẩm đang được nhiều tổ chức nước ngoài tại Việt Nam
đề nghị được triển khai là phát hành chứng chỉ lưu ký (DR). Có
thể hiểu nôm na như sau: nhà môi giới chứng khoán của NĐT
nước ngoài liên hệ với CTCK trong nước và yêu cầu mua cổ
phần của tổ chức phát hành. Sau đó, những cổ phần này được
lưu ký tại bộ phận lưu ký trong nước thuộc ngân hàng lưu ký
nước ngoài. Căn cứ vào xác nhận lưu ký, bộ phận lưu ký sẽ nhận
được cổ phiếu, khi đó ngân hàng lưu ký sẽ phát hành đủ số
lượng DR cho NĐT thông qua CTCK. DR có thể được phát hành
dưới hình thức chứng chỉ và được giao dịch, thanh toán giống
như chứng khoán ở nước ngoài. Tuy nhiên, chúng cũng có thể bị
huỷ. Trong trường hợp này, CTCK thay mặt cho người nắm giữ
DR yêu cầu ngân hàng lưu ký huỷ DR và bán lại số cổ phần của
tổ chức phát hành tại thị trường trong nước. Sau khi số cổ phần
đã được bán, tiền thu được sẽ được chuyển cho NĐT nước
ngoài vừa đề nghị huỷ những DR này.
Theo thống kê của Citibank Group, việc phát hành DR đã trở
thành kênh phát hành huy động vốn chủ yếu, tăng từ 11% lên
74% trong tổng lượng IPO quốc tế. Tổng cộng trên toàn thế giới
hiện có khoảng 4.000 chương trình DR của các DN thuộc 76
quốc gia vẫn còn hiệu lực. Ấn Độ là quốc gia có nhiều chương
trình nhất, với số lượng gần 300 chương trình.
Những hình thức đầu tư trên tạo ra tính linh hoạt rất lớn, tổ chức
phát hành không có sự hiện diện thương mại tại Việt Nam, NĐT
tham gia mua bán chứng chỉ không phải chịu rủi ro tỷ giá. Cách
thức đầu tư này cũng trao quyền rất lớn cho nhà phát hành trong
mua bán chứng khoán tại Việt Nam, trong việc hợp lý hóa các
khoản chi cần thiết. “Chỉ cần lợi nhuận 5 - 10%, so với lãi suất
chưa đầy 1% tại nước họ, đơn cử như Mỹ, Nhật Bản, thì đây có
thể là một kênh đầu tư hấp dẫn”, tổng giám đốc một công ty quản
lý quỹ nói.
Với nhu cầu về vốn đầu tư để duy trì đà tăng trưởng của nền kinh
tế, cũng như sự cần thiết phải ổn định cán cân thanh toán, có lẽ
cần nghiên cứu những sản phẩm chứng khoán mới đa dạng hơn,
chào bán cho NĐT nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
họ tiếp cận TTCK dưới nhiều hình thức khác nhau, cũng như tiếp
tục phát triển và lành mạnh hóa TTCK nói chung, để thị trường
này trở thành một điểm sáng thu hút dòng vốn FII.
Ông Johan Nyvene: Tổng giám đốc CTCK HSC
HSC là CTCK thu hút được nhiều NĐT nước ngoài có tổ chức.
Trong năm 2010, một số khách hàng tại HSC huy động thêm vốn
mới và họ đã giải ngân xong. Tuy nhiên, gần đây, chúng tôi
không ghi nhận chuyển biến đặc biệt nào từ giao dịch của khối
này.
Nhìn từ bên ngoài, có lẽ họ vẫn quan ngại về việc một số tổ chức
xếp hạng tín dụng giảm hạng tín dụng của Việt Nam, chuyện giải
quyết công nợ của Vinashin vẫn chưa kết thúc. Bên cạnh đó là
một số yếu tố vĩ mô trong nước như lạm phát, tỷ giá, thâm hụt
thương mại… đang tạm thời mất cân đối. Thực sự thì hai yếu tố
ban đầu chỉ ảnh hưởng mạnh đến thị trường trái phiếu hay gây
quan ngại cho các chủ nợ Việt Nam.
Mới đây, tôi nhận được thông tin về một quỹ đầu tư đến từ châu
Âu đang dự kiến huy động một quỹ mới có quy mô vốn lên tới
hàng trăm triệu USD để đầu tư vào Việt Nam.
Ông Louis Nguyễn: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Quỹ
Saigon Asset Management (SAM)
Hồi đầu năm, chúng tôi có kế hoạch huy động vốn mới, tuy nhiên
điều đó đã không trở thành hiện thực. Đây cũng là khó khăn
chung của các đồng nghiệp ở nhiều công ty quản lý quỹ. Về hoạt
động của khối NĐT nước ngoài, gần đây tôi ghi nhận trường hợp
của Indochina Capital huy động vốn cho quỹ mới. Tuy nhiên, số
tiền 180 triệu USD được giải ngân trong lĩnh vực bất động sản,
chứ không phải chứng khoán.
Hiện tại, nhìn ra xung quanh có thể thấy, chứng khoán Việt Nam
đang nằm ở “vùng trũng” của khu vực, khi chỉ số P/E chỉ từ 9 - 10
lần, khá thấp so với các nước láng giềng. Mặc dù vậy, dòng vốn
của các NĐT quốc tế vẫn chưa chảy nhiều vào Việt Nam. Giải
thích điều này có lẽ phải lặp lại một điều không còn mới mẻ: vấn
đề lạm phát, tỷ giá và thâm hụt thương mại… là các rủi ro ngắn
hạn. Tôi kỳ vọng, các vấn đề này sẽ được giải quyết trong quý tới
và quý II/2011, thị trường được tiếp thêm sinh khí.
Ông Phan Minh Tuấn: Giám đốc Công ty Quản lý quỹ Dragon
Capital
Tôi cho rằng, giai đoạn 2011 - 2012, NĐT nước ngoài sẽ tham gia
TTCK Việt Nam nhiều hơn.
Trước hết, Việt Nam là nước có nền kinh tế phát triển nhanh và
ổn định trong suốt các năm vừa qua và được dự báo là duy trì
được đà phát triển trong thời gian tới.
Thứ hai, nhìn theo các yếu tố cơ bản hay phân tích kỹ thuật thì
TTCK Việt Nam đang ở trong vùng "rẻ tương đối" so với TTCK
các nước khác.
Tuy nhiên, để đẩy nhanh việc tham gia của các quỹ đầu tư nước
ngoài,Việt Nam cần làm tốt hơn nữa 3 việc.
Một là, công bố thông tin kịp thời, đều đặn để thị trường minh
bạch hơn. Bên cạnh đó, cần có cơ chế thông tin tới các NĐT
hàng tháng, hàng quý.
Thứ hai là đẩy mạnh việc cổ phần hóa. Trong đó, nên coi việc
bán cổ phần cho đối tác nước ngoài là bán cho đối tác chiến lược
để giúp DN tốt hơn sau cổ phần hóa, chứ không phải để bán tài
sản của nhà nước với giá cao nhất.
Thứ ba, Chính phủ đưa ra thông điệp rõ ràng, ổn định về chính
sách vĩ mô, bảo vệ NĐT.
Về phía Dragon Capital, trong năm 2010, chúng tôi đã tái cấu trúc
công ty và các hoạt động cho phù hợp với điều kiện thị trường.
Chúng tôi cũng đã, đang và sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc giao tiếp
với NĐT nước ngoài để họ hiểu hơn về Việt Nam, từ đó tạo tiền
đề để họ đầu tư vào Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ngoi_no.pdf