Nghiên cứu xây dựng mô hình Đại Học Xanh - Áp dụng thí điểm cho một số trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xây dựng mô hình Đại Học Xanh dựa trên nguyên tắc sử dụng tài

nguyên tái tạo và tiết kiệm năng lượng. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát nhận thức của các bạn sinh viên

về mô hình Đại Học Xanh để thấy được tiềm năng phát triển Đại Học Xanh, khảo sát thí điểm tại 3 trường

Đại Học Tài Nguyên Môi Trường, Đại Học Nông Lâm và Đại Học Công Nghệ TpHCM, từ đó xây dựng

mô hình Đại Học Xanh, tính toán chi tiết từng công trình cụ thể, cách vận hành các công trình. Nghiên cứu

hướng tới mô hình kiến trúc thân thiện, môi trường bền vững và sạch đẹp.

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình Đại Học Xanh - Áp dụng thí điểm cho một số trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1007 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐẠI HỌC XANH - ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM CHO MỘT SỐ TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Vũ Hải Yến Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xây dựng mô hình Đại Học Xanh dựa trên nguyên tắc sử dụng tài nguyên tái tạo và tiết kiệm năng lượng. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát nhận thức của các bạn sinh viên về mô hình Đại Học Xanh để thấy được tiềm năng phát triển Đại Học Xanh, khảo sát thí điểm tại 3 trường Đại Học Tài Nguyên Môi Trường, Đại Học Nông Lâm và Đại Học Công Nghệ TpHCM, từ đó xây dựng mô hình Đại Học Xanh, tính toán chi tiết từng công trình cụ thể, cách vận hành các công trình. Nghiên cứu hướng tới mô hình kiến trúc thân thiện, môi trường bền vững và sạch đẹp. Từ khóa: Đại học xanh, Đại học tài nguyên môi trường, Đại học nông lâm, Đại học công nghệ TPHCM. 1. GIỚI THIỆU CHUNG Là thành phố lớn nhất Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm giáo dục bậc đại học lớn bậc nhất. Trên toàn TPHCM có trên 80 trường đại học, có nhiều trường đại học lớn như Đại học Kiến trúc, Đại học Y Dược, Đại học Ngân hàng, Đại học Luật, Đại học Kinh tế...... là các trường đại học quan trọng của Việt Nam. Trong số học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng của thành phố, có 40% số sinh viên đến từ các tỉnh khác của quốc gia. TP.HCM với tính chất đặc thù là một thành phố trẻ, năng động và dễ thích nghi nhưng với mực độ dân số đông và nhiều dân nhập cư nên việc ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Do đó việc áp dụng mô hình Đại Học Xanh là có ý nghĩa thiết thực trong xã hội ngày nay. Mô hình với xu hướng phát triển bền vững theo thời đại mới nhưng không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nên rất thích hợp để thực hiện ở TP.HCM. Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình Đại học xanh – áp dụng thí điểm cho một số trường đại học trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh” hướng tới xây dựng đại học xanh thân thiện với môi trường. Đại Học Xanh góp phần tạo nên cảnh quan đẹp, môi trường học tập hiệu quả. Mô hình Đại Học Xanh còn nhằm bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và tạo hình ảnh và thương hiệu cho trường Đại học. 2. KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ ĐẠI HỌC XANH Khảo sát được thực hiện tại 3 trường Đại Học: Đại học Nông Lâm TP.HCM, Đại học Công Nghệ TP.HCM, Đại học Tài Nguyên và Môi Trường (TN&MT) với mục đích tìm hiểu và đánh giá về nhận thức của các bạn sinh viên về mô hình Đại Học Xanh từ đó đề xuất những giải pháp tiết kiệm vật chất - năng lượng và đề xuất những chính sách môi trường. Số lượng khảo sát 100 bạn sinh viên/trường Khảo sát dựa trên 3 yếu tố: kiến thức, kỹ năng và thái độ. 1008 Bảng 1. Bảng đánh giá sơ bộ qua khảo sát tại 3 trường ĐH Trƣờng Đại Học Đại Học Công Nghệ Đại Học Nông Lâm Đại Học TN&MT Kiến thức: 1. Hiện trạng môi trường 2. Nhận thức về Đại Học Xanh 3. Nguồn nước sạch thay thế 4. Nguồn năng lượng thay thế 5. Nhận thức về pin năng lượng mặt trời 6. Phương pháp xử lý rác 7. Các phương pháp xử lý rác hữu cơ 8. Phân loại rác tại nguồn Trung bình: 92% 21% 95% 100% 94% 89% 68% 100% 82,375% 96% 28% 93% 91% 92% 100% 86% 100% 85,75% 100% 25% 100% 100% 97% 100% 71% 97% 86,25% Kỹ năng: 1. Phương pháp sản xuất phân compost và sử dụng phân compost cho cây trồng 2. Diện tích cây xanh trong trường học 3. Sự sẵn sàng tham gia việc trồng cây phủ xanh trường học 4. Sẵn sàng tham gia việc hỗ trợ hế thống thu nước mưa và pin năng lượng mặt trời 5. Sẵn sàng tham gia hoạt động tái chế và phân loại rác 6. Sẵn sàng tham gia tiết kiệm và tận dụng nguồn nước 7. Sẵn sàng phân loại rác tại nguồn Trung bình: 85% 94% 93% 74% 93% 88% 93% 88,57% 80% 100% 88% 71% 82% 85% 91% 85,28% 81% 96% 85% 76% 82% 91% 83% 84,85% Thái độ: 1. Cải thiện môi trường học tập 2. “Xanh hóa chương trình đào tạo” 3. Sự phù hợp của mô hình Đại Học Xanh 4. Tham gia các hoạt động môi trường 5. Truyền thông về về Đại Học Xanh 6. Tham gia vào nghiên cứu Đại Học Xanh Trung bình: 96% 89% 87% 96% 90% 84% 90,33% 97% 80% 84% 94% 84% 77% 86% 88% 82% 88% 97% 83% 89% 87,67% 1009 3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐẠI HỌC XANH 3.1. Nhận xét chung về tiềm năng áp dụng mô hình ĐHX tại các trƣờng Về phần kiến thức: Trường Đại Học TN&MT đạt số điểm đánh giá cao nhất, từ đó cho thấy kiến thức về môi trường của sinh viên nắm khá vững và có nhiều nghiên cứu. Với đặc thù là trường chuyên giảng dạy về môi trường nên sinh viên có tầm hiểu biết rộng hơn và chuyên sâu hơn so với những trường khác. Qua bảng đánh giá, tại trường Đại Học Nông Lâm, các bạn sinh viên cũng đã có những hiểu biết cơ bản và cũng có sự tìm hiểu thêm về môi trường. Tại Đại Học Công Nghệ thì các bạn cũng có hiểu biết về môi trường nhưng có vẻ chưa thật sự hiểu rõ hoặc chưa tìm hiểu sâu hơn về vấn đề môi trường. Về hành động: Qua khảo sát, tại trường Đại Học Công Nghệ, các bạn thể hiện thái độ sẵn sàng thực hiện những hành động bảo vệ môi trường. Tại trường Đại Học Nông Lâm và Đại Học TN&MT, thì đạt điểm đánh giá thấp hơn so với trường Đại Học Công Nghệ. Về thái độ: Thông qua bảng đánh giá, sinh viên trường Đại Học Công Nghệ cho thấy sự thích thú với mô hình Đại học xanh, các bạn sẵn sàng thay đổi để có thể phù hợp hơn với mô hình này và có thái độ tích cực hơn. Các bạn muốn cải thiện môi trường học tập tốt hơn, trong lành hơn. Ở trường Đại Học TN&MT và trường Đại Học Nông Lâm, các bạn cũng khá tích cực trong việc bảo vệ môi trường và sẵn sàng tham gia các hoạt động để bảo vệ môi trường nhưng vẫn chưa sẵn sàng để thay đổi. Qua kết quả khảo sát cho thấy các bạn sinh viên cũng thích mô hình đại học lí tưởng này, các bạn đã có những kiến thức cơ bản về môi trường, có ý thức và biết hành động để bảo vệ môi trường sống. Trong ba đối tượng khảo sát thì trường Đại Học Công Nghệ có tiềm năng nhất để thực hiện mô hình này. 2.2. Đầu tƣ về cơ sở vật chất Xây dựng cơ sở vật chất Đa số các trường Đại học ngày nay chưa có đủ cơ sở vật chất để thực hiện mô hình Đại học xanh. Vì vậy bước đầu thực hiện mô hình Đại Học Xanh cần đầu từ xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Xây dựng các công trình có trong dự án theo thứ tự sau: 1. Khu phòng học, 2. Khu ký túc xá, 3. Dây chuyền xử lý nước mưa, 4. Pin năng lượng mặt trời, 5. Khu thể thao, 6. Khu xử lý nước thải và khu xử lý chất thải rắn, 7. Trồng cây xanh trong khuôn viên trường. Bảng 2. Dự toán kinh phí STT Hạng mục ĐVT Diện tích Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) 1 Quỹ đất m2 41000 4.000.000 164.000.000.000 2 Khu phòng học m2 6402 3.000.000 19.206.000.000 3 Khu ký túc xá m 2 7301 3.000.000 21.903.000.000 4 Khu thể thao 1010 STT Hạng mục ĐVT Diện tích Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ)  Hồ bơi  Sân đá banh  Sân bóng chuyền m 2 m 2 m 2 1050 3600 162 3.000.000 4.000.000 750.000 3.150.000.000 14.400.000.000 121.500.000 5 Dây chuyền xử lý nước mưa  Máng thu nước mưa  Bồn chứa  Hệ thống lọc nước tinh khiết  Bể chứa m 3 m 3 m 3 m 3 3,3 3,5 3 32 1.000.000 9.655.000 344.900.000 1.000.000 3.300.000 9.655.000 344.900.000 32.000.000 6 Khu xử lý nước thải  Song chắn rác  Bể thu gom  Bể lắng 1  Bể Aerotank  Bể lắng 2  Bể nén bùn  Bể khử trùng m 3 m 3 m 3 m 3 m 3 m 3 m 3 1 cái 12,27 108,375 56,375 123,6744 5,75 12,8 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 12.270.000 108.375.000 56.375.000 123.674.400 5.750.000 12.800.000 7 Khu xử lý chất thải rắn m2 400 3.000.000 1.200.000.000 8 Pin năng lượng mặt trời m2 900 5.000.000 4.500.000.000 10 Tổng cộng 229.190.599.400 2.3 Lợi ích kinh tế từ mô hình Đại Học Xanh Lợi ích từ việc phân loại rác thải: 82.928.000 + 382.520.000 + 116.400.000 = 581.848.000đ/năm Lợi ích từ sử dụng pin Năng lượng mặt trời: 2.035.678.000 đ/năm Lợi ích từ việc tận dụng nguồn nước mưa: 142.555.140 đ/năm 2.4. Đầu tƣ về giáo dục Kiến thức Xây dựng chương trình giáo dục phù hợp với môi trường. Cải cách chương trình giảng dạy: Xây dựng lồng ghép các kiến thức môi trường vào chương trình dạy học, nội dung cần phải rõ ràng, dễ hiểu và thiết thực. Xây dựng giáo trình giúp cho mỗi một sinh viên đều có thể nắm rõ những khái niệm cơ bản về môi trường, các vấn đề về môi trường, hiện trạng ô nhiễm môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường,.. Tổ chức cho sinh viên các khóa học ngoại khóa, tham quan khảo sát thực địa cụ thể có thể trong hoặc ngoài trường để giúp sinh viên có thể học cách tự đánh giá và liên hệ giữa các kiến thức đã được học với tình hình thực tế ngày nay. 1011 Hằng tháng, mở các khóa giao lưu chuyên đề về các vấn đề môi trường ngày nay, để cùng giao lưu học hỏi thêm kiến thức cũng như cập nhật tính hình môi trường ngày nay đến các bạn sinh viên. Tuyển truyền về môi trường Để việc giáo dục có thể được thực hiện tốt hơn, thì nhà trường cũng xây dựng chương trình tuyên truyền đến các sinh viên. Thông qua truyền thông các phương tiện như website trường, bản tin, bandroleđể thông tin nhanh nhất đến các bạn sinh viên. Kỹ năng Xây dựng các chương trình hoạt động ngoại khóa xen kẻ thời gian thích hợp để có thể thu hút sinh viên tham gia. Nên tạo ra nhưng diễn đàn mở để sinh viên trong trường trao dồi nâng cao kiến thức, bên cạnh đó là cơ hội để giao lưu, tiếp xúc với giữa sinh viên các khoa và trường khác. Đề xuất các quy định nhằm giúp việc phân loại rác tại nguồn được thực hiện thành công. Mở các khóa học tự do cho các sinh viên để các sinh viên có thể biết về việc tái chế các rác thải vô cơ. Đưa ra các nôi quy để sinh viên thực hiện tốt việc sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên, năng lượng như tắt đèn quạt khi ra khỏi lớp học, tắt vòi nước khi không còn sử dụng đến hay sử dụng tiết kiệm giấy, cố gắng tận dụng để sử dụng hết cả hai mặt giấy. Khuyến khích tất cả các sinh viên tham gia vào các chiến dịch tiết kiệm năng lượng nhằm bảo vệ môi trường. Đầu tư đẩy mạnh các hoạt động của các câu lạc bộ để tạo sân chơi ứng dụng kiến thức, nhận thức về môi trường vào thực tế. Thái độ Muốn các bạn sinh viên quan tâm đến các vấn đề môi trường thì cần phải chú trọng vào việc tuyên truyền, chúng ta phải tạo ra sự khác biệt là sinh viên cần thiết quan tâm muốn vào ngôi trường này. Tuy nhiên tầm ảnh hưởng đều đến cả hai phía có mối quan hệ tương hỗ nhau (Nhà trường và Sinh viên) cùng nhau phát triển vững bền. Đối với nhà trường: Thường xuyên thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức môi trường nhằm kết hợp tổ chức các ngày hội bảo vệ môi trường. Nâng cao, nhận thức của cán bộ, giáo viên về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo dục về môi trường. Tạo điều kiện cho các sinh viên sáng tạo và thực hiện các nghiên cứu về môi trường và bảo vệ môi trường. Khuyến khích các sinh viên có những góp ý hoặc những đề xuất nhằm cải thiện hơn về môi trường xung quanh. Đưa ra các tiêu chí về những hoạt động về môi trường vào việc đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên. Tổ chức đánh giá, xét khen thưởng các hoạt động tích cực của sinh viên và cán bộ nhà trường về việc bảo vệ môi trường. Mở các hội thỏa về môi trường dành cho tất cả sinh viên không chỉ riêng khoa môi trường. Đối với sinh viên: 1012 Cần tích cực tham gia các hoạt động phong trào, các Hội thảo, Hội nghị, các buổi thực tế của lớp, khoa và nhà trường tổ chức. Ngoài những kiến thức cơ bản do nhà trường và giáo viên đã giảng dạy thì tự bản thân mỗi sinh viên cũng nên tự tìm hiểu thêm về các kiến thức bên ngoài. Cần hình thành ý thức bảo vệ môi trường từ những việc như không xả rác, phân loại tại nguồn, sử dụng tiết kiệm năng lượng,... không chỉ trong khuôn viên trường mà còn ở ngoài xã hội. Nhiệt tình tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường của nhà trường hoặc của các tổ chức môi trường khác. Cần tích cực tham gia vào những nghiên cứu khoa học về môi trường hoặc các tác động đến môi trường. Mạnh dạn đề xuất ý kiến để cải thiện môi trường xung quanh. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Qua thời gian thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình Đại Học Xanh áp dụng thí điểm cho một số trường Đại học trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh” có thể rút ra những kết luận như sau: Một trường Đại học xanh kiểu mẫu được xây dựng với tổng diện tích hơn 4ha nhằm phục vụ cho 10000 sinh viên gồm 7 hàng mục: Khu phòng học, khu kí túc xá, khu sân thể dục - thể thao, dây chuyền xử lý nước mưa, khu xử lý chất thải rắn, khu xử lý nước thải và pin năng lượng mặt trời. Mô hình được xây dựng để hướng đến sự tiết kiệm tài nguyên, tận dụng nguồn năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường. Mô hình Đại học xanh còn mang lại nguồn lợi ích kinh tế khá lớn hằng năm từ việc phân loại rác thải và sử dụng năng lượng tái tạo, mỗi năm có thể tiết kiệm đến 2.760.081.000 đồng. Qua khảo sát về tiềm năng áp dụng ở ba trường Đại học trên địa bàn TP.HCM cho thấy, sinh viên trường ĐH Công Nghệ đạt 82,38% về kiến thức, 88,57% về kỹ năng và 90,33% về thái độ. Sinh viên trường ĐH Nông Lâm đạt 85,75% về kiến thức, 85,28% về kỹ năng và 86% về thái độ. Sinh viên trường ĐH TN&MT đạt 86,25% về kiến thức, 84,85% về kỹ năng và 87,67% về thái độ. Từ kết quả khảo sát ta thấy trường ĐH Công Nghệ có tiềm năng áp dụng hơn so với hai trường còn lại. Theo khảo sát cho thấy, các bạn sinh viên tại trường ĐH Công Nghệ có kỹ năng và thái độ tích cực hơn đối với mô hình Đại học xanh kiểu mẫu này. Để xây dựng được mô hình Đại học xanh nhà trường cần có sự đầu tư đúng mức về cơ sở vật chất và cả về giáo dục: – Thiết kế xây dựng phòng học đạt chuẩn, rộng rãi thoải mái và đầy đủ tiện nghi. Đầu tư xây dựng khu thể thao tạo không gian cũng như sân chơi cho các sinh viên. – Để tận dụng nguồn năng lượng mặt trời cần thiết kế lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời. – Đầu tư dây chuyền xử lý nước mưa phục vụ nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của sinh viên. Xây dựng khu xử lý nước thải, khu xử lý chất thải rắn. – Trồng nhiều cây xanh xung quanh trường, tạo không gian học tập vui chơi thoải mái, trong lành cho các sinh viên. – Thiết kế lại chương trình đào tạo, lồng ghép các kiến thức về môi trường vào các chương trình học ở tất cả các ngành. Từ giáo dục bắt đầu hình thành ý thức bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất của sinh viên để sinh viên ngày càng hiểu hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường không những trong khuôn viên trường học mà cả ngoài xã hội. 1013 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Dương Thủy (2010) - Đồ án “Nghiên cứu thiết kế mô hình nhà ở sinh thái dựa trên nguyên tắc tiết kiệm năng lượng và tận dụng các nguồn tài nguyên tái tạo” – trường Đại học Công Nghệ TP.HCM [2] Vũ Hải Yến, Lương Trần Hạnh Khuyên, Nghiên Cứu Xây Dựng Mô Hình Đại Học Xanh - Áp Dụng Thí Điểm Cho Một Số Trường Đại Học Trên Địa Bàn Tp. Hồ Chí Minh, Đồ án tốt nghiệp, Đại Học Công Nghệ TpHCM, 2017.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_xay_dung_mo_hinh_dai_hoc_xanh_ap_dung_thi_diem_ch.pdf
Tài liệu liên quan