Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các nhà quản trị muốn đưa ra được các quyết
định tối ưu thì cần thiết phải dựa vào các công cụ quản lý hiện đại. Một trong những công cụ
quản lý có thể giúp doanh nghiệp phát triển bền vững đó chính là kế toán trách nhiệm (KTTN).
Thực tế chỉ ra rằng, KTTN đã có những đóng góp đáng kể vào sự thành công của nhiều doanh
nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau trên khắp thế giới. Song không phải doanh nghiệp,
quốc gia nào cũng có thể áp dụng thành công KTTN. Tại Việt nam, KTTN vẫn là một nội dung
khá mới mẻ cả về mặt lý luận và thực tiễn, vì thế cần được nghiên cứu về lý luận để có thể áp
dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả. Trên cơ sở thu thập, tổng hợp, phân tích và đánh giá các
tài liệu nghiên cứu liên quan đến KTTN, bài viết tập trung làm rõ nội dung KTTN trong doanh
nghiệp theo thời kỳ để thấy rõ được sự phát triển của KTTN.
13 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nghiên cứu về sự thay đổi nội dung kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chung của toàn doanh nghiệp.
Có thể khái quát nội dung KTTN qua các giai đoạn phát triển của KTTN, nội dung mỗi
giai đoạn chứa đựng giai đoạn trước và có sự khác biệt như thế nào qua hình 1 như sau:
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Hình 1: Nội dung kế toán trách nhiệm qua các giai đoạn
4. Kết quả nghiên cứu
Qua tổng quan nghiên cứu về nội dung KTTN có thể thấy rằng, cho đến nay, nội dung
KTTN bao gồm một số vấn đề cơ bản như sau:
- Phân chia đơn vị thành các TTTN: TTTN là một bộ phận hoặc một chức năng mà những
1041
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
thành quả của nó được chịu trách nhiệm trực tiếp bởi một nhà quản trị cụ thể (ACCA, 2010).
Neal (2004) cho rằng, mỗi TTTN nên đặt dưới quyền kiểm soát của ít nhất một nhà quản lý. Tiêu
chí quan trọng để thiết lập một TTTN là bộ phận của tổ chức phải có thể tách rời và nhận dạng
được cho các mục đích hoạt động và có thể đo lường được thành quả của nó (Bhandari và Kaur,
2018). Việc xác định các loại TTTN phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp. Trong đó, quy mô
của doanh nghiệp không chỉ căn cứ vào mức độ doanh thu, giá trị tài sản, mà quy mô của doanh
nghiệp nên được nhìn nhận từ quan điểm của hệ thống quản lý theo chức năng (Zimnicki, 2015).
Ngoài quy mô của doanh nghiệp, các loại TTTN bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khác như phạm vi
và tính đặc thù trong hoạt động của doanh nghiệp, sự phức tạp của quá trình kinh tế và khả năng
xác định phạm vi về quyền hạn và trách nhiệm (Nowak, 2000). Theo quan điểm của kế toán quản
trị, dưới góc độ của KTTN trong phạm vi trách nhiệm, phạm vi về phân cấp quản lý (hoặc chịu
trách nhiệm về chi phí, hoặc chịu trách nhiệm về doanh thu, hoặc chịu trách nhiệm đồng thời cả
về chi phí về doanh thu hoặc chịu trách nhiệm trong dài hạn liên quan đến đầu tư) thì TTTN bao
gồm 4 loại: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư (Ha-
nini, 2013; Zimnicki, 2015).
- Phân quyền và giao trách nhiệm cho các nhà quản lý ở các TTTN: Phân công trách
nhiệm và giao quyền là một trong những nội dung trọng tâm của KTTN (Higgins, 1952). Trong
đó, việc phân công trách nhiệm thường có mối liên hệ và được xác định dựa vào cấu trúc tổ chức
còn việc giao quyền thì căn cứ vào từng hoạt động khi xem xét trên các khía cạnh như chi phí,
thu nhập, chi phí sử dụng vốn, đầu tư tài sản và các tiêu chí khác. Do vậy, sau khi đã thiết lập
được các TTTN, các nhà quản trị cấp trên trong doanh nghiệp cần thực hiện uỷ quyền cho nhà
quản trị cấp dưới ở các TTTN với quyền lực rõ ràng để quản lý và nhà quản trị ở mỗi TTTN phải
chịu trách nhiệm về kết quả cũng như hiệu quả thực hiện ở trung tâm của mình. Các nhà quản trị
nên được uỷ quyền với quyền lực phù hợp với bản chất của các hoạt động tại các TTTN và phù
hợp với trách nhiệm cần thiết để đưa ra các quyết định liên quan đến trách nhiệm của các trung
tâm và trách nhiệm trong quản trị đối với kết quả và thành quả cuối cùng của TTTN do nhà quản
trị chịu trách nhiệm quản lý
- Lập dự toán: Bước tiếp theo sau khi đã phân chia trách nhiệm tức đã giao quyền và nghĩa
vụ cho các TTTN, để các trung tâm này thực thi các nhiệm vụ được giao thì mỗi mỗi trung đó
phải tự cân đối các nguồn lực của mình. Việc cân đối các nguồn lực đó chính là việc lập dự toán.
Do vậy các nhà quản trị ở từng TTTN phải có trách nhiệm lập dự toán. Sau khi dự toán đã được
phê duyệt thì bản dự toán chính là cơ sở để cấp trên phân bổ nguồn lực, đồng thời cũng là căn cứ
để cấp dưới thực thi các nhiệm vụ của mình để đạt được các mục tiêu đề ra. Chẳng hạn với trung
tâm chi phí thực hiện lập các dự toán như dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi
phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chungVới trung tâm doanh thu lập dự toán về
sản lượng tiêu thụ, dự toán doanh thu bán hàng
- Tổ chức thực hiện: Thông tin thực hiện do KTTN cung cấp nhấn mạnh đến trách nhiệm
của các nhà quản lý thuộc các cấp quản lý, trong đó tập trung vào cấp quản trị cấp thấp như các
tổ, đội, phân xưởng sản xuất hay bộ phận quản lý- nơi trực tiếp phát sinh các chi phí nhằm gắn
trách nhiệm của các nhà quản trị với các chỉ tiêu phát sinh thông qua hình thức thông tin thực
hiện được cung cấp theo các TTTN (Nguyễn Thị Hồng Vân, 2018). Để thu thập các thông tin
thực hiện ở các TTTN, KTTN vận dụng các phương pháp kế toán nói chung như phương pháp
1042
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
chứng từ, phương pháp tài khoản, phương pháp tính giá và tổng hợp cân đối (Chanko, 1967);
Vos và O’Connell, 1968; Nguyễn Thị Minh Phương, 2013; Lương Thị Thanh Việt, 2018; Trần
Thị Hồng Mai và cộng sự, 2020) và các phương pháp kỹ thuật của kế toán quản trị phù hợp với
từng trung tâm (Trần Thị Hồng Mai và cộng sự, 2020). Chẳng hạn để thu thập thông tin thực
hiện của trung tâm chi phí, KTTN căn cứ vào các chứng từ liên quan như phiếu xuất kho nguyên
vật liệu, công cụ dụng cụ, Bảng tính lương và các khoản trích theo lương, Bảng tính và phân bổ
khấu hao tài sản cố định
- Đánh giá thành quả ở các TTTN: Sau mỗi kỳ hoạt động, KTTN sẽ xác định các chỉ tiêu
đánh giá trách nhiệm của các trung tâm này nhằm xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp
nhằm hỗ trợ cho các nhà quản trị ra quyết định (Lương Thị Thanh Việt, 2018). Để đánh giá TTTN
quản lý, hệ thống chỉ tiêu của doanh nghiệp phải bao gồm các chỉ tiêu giao nhiệm vụ (chỉ tiêu dự
toán đầu kỳ), chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện nhiệm vụ (chỉ tiêu kỳ thực hiện) và chỉ tiêu
đánh giá các TTTN quản lý đó đồng thời trong các nhóm chỉ tiêu này phải được xác định rõ là
chỉ tiêu tài chính hay phi tài chính (Lương Thị Thanh Việt, 2018). Khi đó, KTTN sẽ đánh giá
thành quả đạt được cũng như giá trách nhiệm của các nhà quản trị tại các TTTN bằng cách lấy
kết quả thực hiện của các TTTN, so sánh đối chiếu với số liệu dự toán ban đầu trên cả hai mặt
hiệu quả và hiệu năng. Trong đó, các chỉ tiêu dự toán, thực hiện cũng như đánh giá TTTN quản
lý phải gắn với nhiệm vụ mà doanh nghiệp đã giao cho các TTTN quản lý tương ứng (Đoàn Ngọc
Quế và cộng sự, 2011). Chẳng hạn việc đánh giá thành quả đối với trung tâm chi phí được thực
hiện bằng cách so sánh chi phí thực hiện với chi phí dự toán, sau đó tiến hành xác định nguyên
nhân chênh lệch giữa chi phí thực hiện với chi phí dự toán. Trên cơ sở đó xác định nguyên nhân
và đề xuất giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
5. Kết luận
KTTN đã được phát triển từ mới đầu chỉ tập trung vào cung cấp thông tin chi chí, trong đó
ban đầu chỉ là chi phí kiểm soát được (Higgins, 1952; Kellog 1962; Ferrara, 1964) sau đó mở
rộng sang cả chi phí không kiểm soát được (Fowzia, 2011; Anstine và Scott, 1980; Callen và
Livnat, 1989). Tiếp theo đó là KTTN liên quan đến cả doanh thu, rồi tiếp đến cả kết quả (lợi
nhuận), và đầu tư. Tức là nội dung KTTN gia tăng theo mức độ phân cấp trách nhiệm cũng như
trình độ phân cấp quản lý ngày càng cao của đơn vị kế toán. Từ ban đầu thông tin KTTN chỉ
thuần tuý là thông tin tài chính sau đó phát triển bao gồm cả thông tin phi tài chính. Nội dung
KTTN ở mỗi giai đoạn đều có những đặc trưng riêng, KTTN ở giai đoạn sau vừa có tính kế thừa,
vừa có tính phát triển nhằm phù hợp với yêu cầu quản lý ở từng bối cảnh. Cho đến nay nội dung
KTTN bao gồm 5 vấn đề cơ bản như sau: (1) Phân chia đơn vị thành các TTTN; (2) Phân quyền
và giao trách nhiệm cho các nhà quản lý ở các TTTN; (3) Lập dự toán; (4) Tổ chức thực hiện và
(5) Đánh giá thành quả ở các TTTN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Lương Thị Thanh Việt “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm
quản lý trong các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam”, Luận án tiến sỹ đại học
Kinh tế Quốc dân, 2018
1043
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
2. PGS.TS.Trần Thị Hồng Mai, TS.Đặng Thị Hoà, “Giáo trình kế toán quản trị doanh
nghiệp”, Nhà xuất bản Thống kê, 2020
3. Ngô Thế Chi (2018), “Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp”, Hội thảo quốc tế
về Phát triển kinh tế bền vững và quản lý kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hóa, Học viện Tài
chính, tr. 793-802.
4. Nguyễn Hữu Phú (2014), Tổ chức kế toán trách nhiệm trong các Tổng công ty xây dựng
thuộc Bộ Giao thông vận tải, Luận án tiến sĩ, đại học Kinh tế Quốc dân
5. Nguyễn Thị Bích Liên, Th.S Nguyễn Thị Mai Hiên (2017), “Ứng dụng kế toán trách
nhiệm trong hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, số tháng 3/2017, truy
cập ngày 20 tháng 7 năm 2017, <
nghiep/ung-dung-ke-toan-trach-nhiem-trong-hoat-dong-cua-doanh-nghiep-viet-nam-
106903.html>.
6. Nguyễn Thị Hồng Vân (2018), Kế toán trách nhiệm tại công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên điện tử Sao Mai, Luận văn thạc sĩ kinh tế, đại học Thương Mại.
7. Nguyễn Thị Minh Phương, Nguyễn Hoàn, “Phương hướng ứng dụng kế toán trách nhiệm
cho các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chi kinh tế và phát triển số 194 (II) tháng 8 năm 2013, tr.
75-81.
8. Nguyễn Thị Minh Phương (2013), Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm trong các
doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh tế Quốc dân.
9. Nguyễn Thị Quý (2016), “Kế toán trách nhiệm tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm quân
đội”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Lao động – xã hội
10. Nguyễn Linh Giang (2012), Tổ chức kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp ở
Việt Nam, luận văn thạc sĩ kinh tế, trường cao đẳng công nghệ thông tin- Đại học Đà Nẵng
11. Trần Trung Tuấn “ Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt
Nam”, Luận án tiến sỹ, đại học Kinh tế Quốc dân, 2015
Tiếng Anh
12. Ahmed Belkaoui (1981), “The Relationship between self – disclosure Style and Attitude
to Responsibility Accounting” ,Organization and Society
13. Amanjeet Singh Bhandari , Satinder Jeet Kaur (2018), “Responsibility Accounting –
An innovative technique of accounting system”, International Journal of Management, Technology
And Engineering
14. Chima, C. Christian Ph.D & Obiah, Mmadubuike Emmanuel (2018), “Internal Control
and Responsibility Accounting in Corporate Governance of Nigerian Organizations”, Journal of
Accounting and Financial Management Vol. 4 No. 8
15. Don R. Hansen & Maryanne M.Mowen (2007), Managerial accounting, 8th Editon,
Thomson South-Western Corporation
16. Eman Al Hanini (2013), “The Extent of Implementing Responsibility Accounting Fea-
tures in the Jordanian Banks”, European Journal of Business and Management, Vol.5, No.1, 2013
1044
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
17. Ismara Arum Sari, Mekar Meilisa Amalia (2018), “The Effect of Responsibility Ac-
counting and Strategy Implementation on Organizational Performance”, Sustainable Business
Accounting and Management Review, Volume 1 No 1 June 2019
18. Iffat Mahmud (2018), “Revisiting responsibility accounting: What are the relationships
among responsibility centers”, Global Journal of Accounting and Finance, Volume 2, Number 1.
19. Owino P, Munene J.C, Ntayi J.M (2016) “Does responsibility accounting in public uni-
versities matter?”, Cogent Business & Management.
20. Zimnicki, T. (2016). Responsibility accounting inspiration for segment reporting.
Copernican Journal of Finance & Accounting, 5(2), 219–232.
21. Rani R, Rani M (2015), “The role of responsibility accounting in organizational struc-
ture” , international journal of science, technology and management.
22. Tanmay Biswas (2017), “Responsibility accounting: A review of related literature”,
International Journal of Multidisciplinary Research and Development, Volume 4; Issue 8; August
2017; Page No. 202-20.
23. Yan Zhang, Yulin Xia (2017), “The Preliminary Study Of The New Responsibility Ac-
counting”, Advances in Social Science, Education and Humanities Research, volume 123.
1045
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_ve_su_thay_doi_noi_dung_ke_toan_trach_nhiem_trong.pdf