Việc làm trước hết là vấn đề của mỗi cá nhân, xuất phát từ nhu cầu của bản thân nên tiến
hành các hoạt động nhất định. Họ có thể tham gia công việc nào đó để được trả công hoặc
tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm như dùng các tư liệu sản xuất
kinh doanh nhằm thu lợi nhuận hoặc tự làm những công việc cho hộ gia đ nh mình. Ngoài
vấn đề cá nhân, việc làm còn là vấn đề của cộng đồng của xã hội. Sự phát triển quá nhanh
của dân số, mức độ tập trung tư liệu sản xuất ngày càng cao vào tay một số cá nhân dẫn
đến tình trạng xã hội ngày càng có nhiều người không có khả năng tự tạo việc làm. Trong
điều kiện đó, mỗi cá nhân phải huy động mọi khả năng của bản thân để tự tìm việc làm cho
mình, phải cạnh tranh để tìm việc làm. Xuất phát từ quan điểm đó, nghiên cứu này nhằm
giúp ta thấy được những cơ hội và thách thức trong việc tìm kiếm việc làm của sinh viên khối
ngành kế toán tại trường Đại học Công nghệ TP. HCM giúp cho các bạn sinh viên dễ tìm
kiếm được công việc phù hợp với bản thân và đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nghiên cứu về những cơ hội và thách thức trong việc tìm kiếm việc làm của sinh viên khối ngành kế toán trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1496
NGHIÊN CỨU VỀ NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
TRONG VIỆC TÌM KIẾM VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN
KHỐI NGÀNH KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị C m Thơ, Nguyễn Thị Thu Sâm, Nguyễn Chiệu Vỉ,
Lê Thị Bích Diệu, Phạm Thị Thắm
Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Trần Phương Hải
TÓM TẮT
Việc làm trước hết là vấn đề của mỗi cá nhân, xuất phát từ nhu cầu của bản thân nên tiến
hành các hoạt động nhất định. Họ có thể tham gia công việc nào đó để được trả công hoặc
tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm như dùng các tư liệu sản xuất
kinh doanh nhằm thu lợi nhuận hoặc tự làm những công việc cho hộ gia đ nh mình. Ngoài
vấn đề cá nhân, việc làm còn là vấn đề của cộng đồng của xã hội. Sự phát triển quá nhanh
của dân số, mức độ tập trung tư liệu sản xuất ngày càng cao vào tay một số cá nhân dẫn
đến tình trạng xã hội ngày càng có nhiều người không có khả năng tự tạo việc làm. Trong
điều kiện đó, mỗi cá nhân phải huy động mọi khả năng của bản thân để tự tìm việc làm cho
mình, phải cạnh tranh để tìm việc làm. Xuất phát từ quan điểm đó, nghiên cứu này nhằm
giúp ta thấy được những cơ hội và thách thức trong việc tìm kiếm việc làm của sinh viên khối
ngành kế toán tại trường Đại học Công nghệ TP. HCM giúp cho các bạn sinh viên dễ tìm
kiếm được công việc phù hợp với bản thân và đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Từ khóa: cơ hội, kế toán, thách thức, sinh viên, việc làm.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hàng năm tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngày càng tăng từ trung cấp đến cao đẳng, đại học và
các cấp cao hơn nữa; ngoài ra còn số lượng sinh viên các năm trước chưa tìm được việc
làm nhưng nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động có tiêu chuẩn và giới hạn của nó.
Do đó sinh viên mới ra trường sẽ đối mặt với những thách thức khi đi tìm việc làm. Bạn
cũng có thể dễ thấy nếu các bạn cùng khóa với bạn ra trường cùng lúc và thêm các
anh/chị khóa trước chưa có việc làm thì khi phỏng vấn bạn phải "chọi" nhiều người như đi
thi Đại học vậy. Nhà tuyển dụng sẽ suy nghĩ và sàn lọc kỹ khi có nhiều sự lựa chọn cho
họ. Vì thế, đề tài này sẽ giúp sinh viên chuyên ngành kế toán biết nên trang bị những kỹ
năng gì cần thiết đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng nhằm cạnh tranh việc làm với sinh
viên trường khác, đem lại những giá trị tham khảo rất lớn cho những sinh viên thuộc
1497
chuyên ngành kế toán và đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao cơ hội tìm kiếm việc
làm cho sinh viên chuyên ngành kế toán.
2 THỰC TRẠNG
2.1 Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Kế toán
Ngành đặc thù có thể làm việc trong mọi tổ chức: trước tiên, đây là ngành có đặc thù
độc đáo khi có thể làm việc trong mọi tổ chức. Bởi bất kỳ tổ chức, hoạt động trong lĩnh vực
hay thành phần kinh tế nào cũng đều cần đến kế toán. Chúng ta có thể điểm qua một số
doanh nghiệp, đơn vị như: doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, xuất
nhập khẩu; doanh nghiệp nội địa hoặc đơn vị có nguồn vốn đầu tư nước ngoài; các ngân
hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán; các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp;
các đơn vị sự nghiệp như trường học, bệnh viện... Tùy thuộc vào quy mô, tính chất hoạt
động cũng như yêu cầu của người lãnh đạo mà trong mỗi đơn vị hay doanh nghiệp sẽ cần
số lượng nhân viên kế toán khác nhau. Cơ hội thứ hai là nhu cầu nguồn nhân lực ngành Kế
toán ngày càng tăng cao. Trong xu thế phát triển của xã hội nói chung, các doanh nghiệp
được thành lập ngày càng nhiều, các hoạt động liên doanh liên kết với nước ngoài ngày một
gia tăng, các khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển, đẩy mạnh thu hút đầu
tư nước ngoài. Do vậy, nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành Kế toán vì thế mà ngày một gia
tăng. Việc hội nhập kinh tế khu vực và thế giới sẽ mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên Kế toán
trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh nói riêng và ngành Kế toán nói chung. Khi đất
nước hội nhập, nhu cầu nhân lực kế toán tiếp tục tăng mạnh. Hiện nay, các tổ chức nghề
nghiệp nhiều nước đã và đang tham gia tích cực vào phát triển ngành Kế toán. Đồng thời,
họ cũng cung cấp các dịch vụ đào tạo, cấp chứng chỉ trình độ quốc tế cho các kế toán viên
Việt Nam.
2.2 Thách thức của sinh viên ngành Kế toán
Bên cạnh các cơ hội thì sinh viên ngành Kế toán của trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí
Minh cũng phải đối mặt với không ít thử thách, áp lực.
Đầu tiên, đó chính là áp lực cạnh tranh trong tuyển dụng. Hiện nay, rất nhiều trường đều
đào tạo Kế toán từ cao đẳng đến đại học. Vì thế nên tỷ lệ chọi cho vị trí kế toán khi đi xin
việc là rất cao. Điều này làm cho vấn đề cạnh tranh trong tuyển dụng trở nên khốc liệt
hơn bao giờ hết.
Thứ 2, mức lương không cao so với nhiều ngành khác: đặc biệt là đối với người chưa có
nhiều kinh nghiệm. Không ít sinh viên với mộng ước về việc làm lương cao khi ra trường đã
thất vọng toàn tập lúc bắt đầu “thực chiến” xin việc.
Thứ ba, áp lực công việc. Kế toán là công việc luôn suy nghĩ, làm việc trong môi trường gắn
bó với các con số nên đòi hỏi bạn phải có sự chính xác tuyệt đối. Tuy nhiên, đối với những ai
đam mê nghề này thì những con số lại trở thành "người bạn tri kỷ".
Điều cuối cùng là việc hội nhập kinh tế sẽ mang đến nhiều thách thức cho nền kinh tế nói
chung và ngành Kế toán nói riêng. Tuy nhiên, việc này cũng mở ra không ít cơ hội việc
1498
làm cho sinh viên. Trong xu thế hội nhập, các doanh nghiệp sẽ hưởng nhiều dịch vụ hơn với
lợi ích cao hơn. Do đó, thông tin kinh tế – tài chính do kế toán cung cấp sẽ phải có độ chính
xác, tin cậy cao và minh bạch hơn. Việc này đòi hỏi những người kế toán cần có đầy đủ trình
đủ thì mới tồn tại và phát triển vững mạnh được. Để tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố
khách quan và chủ quan đến cơ hội tìm kiếm việc làm của sinh viên, chúng tôi tiến hành
cuộc khảo sát với 352 bạn sinh viên ngành kế toán năm 3, năm 4 tại trường Đại học Công
nghệ TP.HCM – HUTECH.
Bảng 1. Các yếu tố tác động đến cơ hội tìm kiếm việc làm của sinh viên ngành Kế toán
STT Các yếu tố
Tỷ lệ (%)
Đồng ý Không đồng ý
Nhân ố
cơ sở
đ ạ
Đội ngũ giảng viên có tr nh độ chuyên m n cao 71,4% 28,6%
Có cơ hội học tập cao hơn 65,5% 34,5%
Nhà trường có đảm bảo việc làm sau khi tốt
nghiệp
87,7% 12,3%
Nhân tố
các nhà
tuyển
dụng
Có kế hoạch tuyển dụng dài hạn và thông báo
rộng rãi
79,7% 20,3%
Công khai minh bạch chính sách tuyển dụng
nhân sự
78,3% 11,7%
Chủ động ký kết hợp đồng đào tạo và tuyển
dụng với các cơ sở đào tạo
75% 25%
Hỗ trợ HS, SV thực tập, học hỏi kỹ năng và
kinh nghiệm công việc
74% 26%
Cấp học bổng gắn với tuyển dụng nhằm tạo
động lực cho HS, SV trong học tập
63,2% 36,8%
Nhân tố
môi
ường
kinh tế-
xã hội
Kinh tế tại địa phương tăng trưởng cao, ổn
định tạo nhu cầu về việc làm
52% 48%
Các nhà đầu tư đến địa phương gia tăng tạo ra
nhu cầu về việc làm
66% 34%
Nhiều hoạt động về việc làm được tổ chức
thường xuyên
42% 58%
1499
STT Các yếu tố
Tỷ lệ (%)
Đồng ý Không đồng ý
Hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức về
khời nghiệp được thức hiện thường xuyên
thông qua các tổ chức và các phương tiện
truyền thông
51% 49%
Nhân ố
gi đình
ỳ vọng và uan niệm của cha m (Cha m
thường định hướng nghề nghiệp cho con cái
theo mong muốn của bản thân)
84% 16%
uốn con cái nối nghiệp gia đ nh 63% 37%
Tâm lý phải nghe lời cha m của HS, SV 61% 39%
Cha m muốn duy tr sự phụ thuộc của con cái
vào cha m
28,3% 71,7%
Nguồn: số liệu nhóm khảo sát và t ng h p ăm 2021
Nhân tố cơ sở đào tạo: trong số 3 yếu tố trên, xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp cho thấy,
yếu tố “Nhà trường có đảm bảo việc làm sau khi tốt nghiệp” chiếm 87,7% đồng ý và 12,3%
không đồng ý. Yếu tố thứ hai là “Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao” chiếm
71,4% đồng ý và 28,6% không đồng ý. Điều đó cho thấy khi chọn trường HS, SV còn cân
nhắc đến chất lượng đội ngũ giáo viên. Yếu tố cuối cùng là “Có cơ hội học tập cao hơn”
chiếm 65,5% đồng ý và 34,5% không đồng ý.
Nhân tố các nhà tuyển dụng: người học rất mong muốn được các nhà tuyển dụng quan tâm
hỗ trợ công việc sau khi họ ra trường. Yếu tố “Có kế hoạch tuyển dụng dài hạn và thông báo
rộng rãi” là cao nhất chiếm 79,7% đồng ý và 20,3% không đồng ý. Yếu tố “C ng khai minh
bạch chính sách tuyển dụng nhân sự” cao thứ hai chiếm 78,3% đồng ý và 11,7% không
đồng ý. Tiếp theo đó là yếu tố “Chủ động ký kết hợp đồng đào tạo và tuyển dụng với các cơ
sở đào tạo” chiếm 75% đồng ý và 25% không đồng ý. Yếu tố thứ tư là “Hỗ trợ HS,SV thực
tập, học hỏi kỹ năng và kinh nghiệm công việc” chiếm 74% đồng ý và 26% không đồng ý. Và
cuối cùng là yếu tố “Cấp học bổng gắn với tuyển dụng nhằm tạo động lực cho HS, SV trong
học tập” chiếm 63,2% đồng ý và 36,8% không đồng ý.
Nhân tố môi trường kinh tế - xã hội: yếu tố “Các nhà đầu tư đến địa phương gia tăng tạo ra
nhu cầu về việc làm” là cao nhất chiếm 66% đồng ý và 34% không đồng ý. Và 52% đồng ý
và 48% không đồng ý là của yếu tố “ inh tế tại địa phương tăng trưởng cao, ổn định tạo nhu
cầu về việc làm”. Yếu tố thứ ba là “Hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức về khởi
nghiệp được thức hiện thường xuyên thông qua các tổ chức và các phương tiện truyền
th ng” chiếm 51% đồng ý và 49% không đồng ý. Yếu tố thấp nhất là “Nhiều hoạt động về
việc làm được tổ chức thường xuyên” chiếm 42% đồng ý và 58% không đồng ý.
1500
Nhân tố gia đình trong số 4 yếu tố trên, xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp cho thấy, yếu tố
cao nhất là “Kỳ vọng và quan niệm của cha m (cha m thường định hướng nghề nghiệp
cho con cái theo mong muốn của bản thân)” chiếm 84% đống ý và 16% không đồng ý. Cao
thứ hai là “ uốn con cái nối nghiệp gia đ nh” chiếm 63% đồng ý và 37% không đồng ý. Yếu
tố thứ ba là “Tâm lý phải nghe lời cha m của HS, SV” chiếm 61% đồng ý và 39% không
đồng ý. Và cuối cùng yếu tố thấp nhất là “Cha m muốn duy trì sự phụ thuộc của con cái vào
cha m ” chiếm 28,3% đồng ý và 71,7% không đồng ý.
3 GIẢI PHÁP
Tăng cơ hội việc làm cho sinh viên Kế toán: để tăng cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Kế
toán sau khi tốt nghiệp, có hai cách quan trọng và thiết yếu, gồm:
Thứ nhất, mở rộng, tăng cường mạng lưới liên kết với các doanh nghiệp: tổ chức các hoạt
động dịch vụ việc làm, ngày hội việc làm, đưa sinh viên đi tìm hiểu thực tế, hướng nghiệp,
tiếp nhận đơn đăng ký tìm việc của sinh viên và đăng ký tuyển dụng từ các doanh nghiệp.
Thứ hai tổ chức các cuộc hội thảo về ngành: trường và khoa Kế toán cần phối hợp các cơ
uan như Liên đoàn Lao động thành phố; Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Hội Kế
toán và Kiểm toán cùng một số đơn vị khác th ng ua các buổi hội thảo, tập huấn về luật
với các doanh nghiệp. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để sinh viên củng cố kiến thức, lắng
nghe kinh nghiệm từ những người đi trước.
Thứ ba, đổi mới và hoàn thiện chương trình đào tạo ngành Kế toán: để khắc phục, chương
trình cần tăng cường những môn học thực hành như thực hành ghi sổ, thực hành kê khai
thuế, thực hành lập và phân tích báo cáo tài chính nhằm giúp sinh viên tiếp cận thực tế
nhất về công việc.
Bên cạnh đó, nhà trường nên xây dựng, bổ sung thêm một số khóa học nghiệp vụ về ngành
Kế toán, trò chuyện về văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc, tác phong của cán bộ...
Nếu có thể thực hiện được mô hình “phòng kế toán ảo” trong trường là cách tốt nhất. Đồng
thời, việc cập nhật các kiến thức, văn bản mới cũng là yếu tố quan trọng trong chương trình
đào tạo của ngành Kế toán. Nâng cao ngoại ngữ, khả năng giao tiếp cũng là một trong
những điều sinh viên cần bắt tay vào làm.
4 KẾT LUẬN
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, và xu thế hội nhập, dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách
mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang phát triển
mạnh mẽ, thì vấn đề việc làm của sinh viên đang trở thành một vấn đề quan trọng, với nhiều
vấn đề đặt ra.
Ở Việt Nam, những khó khăn trong tìm kiếm cơ hội việc làm, đáp ứng nhu cầu nhà tuyển
dụng của đối tượng sinh viên mới ra trường đang là một trở lực, gây lãng phí nguồn nhân
lực. Do đó, việc làm rõ những cơ hội và thách thức trong việc tìm kiếm việc làm của sinh
viên khối ngành kế toán trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở nhằm
1501
tạo ra động lực, môi trường thuận lợi để sử dụng và phát huy được vai trò của nguồn nhân
lực trẻ sau quá trình đào tạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
truong.html/
[2] https://luatduonggia.vn/phan-tich-khai-niem-vai-tro-va-y-nghia-cua-viec-lam/
[3]
sinh-sinh-vien-tinh-ca-mau-sau-khi-tot-nghiep?fbclid=IwAR0O4G-Vp8QpR5Jz46-
EgHl54MT04D_GVpXnKAp2cX-32jIsJf3CAvkGLm0
[4] https://nivet.org.vn/nghien-cuu-khoa-hoc/hoat-dong-khoa-hoc/item/935-nhung-nhan-to-
anh-huong-toituyen-dung-viec-lam-cua-sinh-vien-sau-tot-nghiep?fbclid=IwAR1Hg6-
3VNoLnJUvM0f4yo9oJISJK81WsG_zgJKz-XdMG0ezWTcXLcQGZQ0
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_ve_nhung_co_hoi_va_thach_thuc_trong_viec_tim_kiem.pdf