Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thiết bị nhà thông minh tại Đà Nẵng

Với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin và truyền thông, Internet vạn vật

(Internet of Things) đã và đang trở thành xu hướng nổi trội trên toàn thế giới. Internet vạn vật có thể

thay đổi hoàn toàn cách sống của con người trong tương lai nhờ vào những ứng dụng của nó. Nhà thông

minh là ứng dụng gần đây của Internet vạn vật với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi

người. Bên cạnh những tiềm năng hấp dẫn, việc áp dụng nhà thông minh nói chung cũng như các thiệt

bị nhà thông minh nói riêng vẫn chưa được tiếp cận rộng rãi đến thị trường đại chúng. Bài báo này đề

xuất mô hình nghiên cứu nhằm điều tra ý định sử dụng thiết bị nhà thông minh của người tiêu dùng

đang sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng dựa trên mô hình chấp nhận công nghệ

(TAM). Nghiên cứu dựa trên 287 mẫu thu thập từ người dân Đà Nẵng từ tháng 11/2019, dựa trên phân

tích định lượng bằng mềm SPSS và AMOS.

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 11/05/2022 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thiết bị nhà thông minh tại Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2020 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” Nghiên Cứu Về Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Thiết Bị Nhà Thông Minh Tại Đà Nẵng Văn Hùng Trọng1, Võ Thị Thanh Thảo2, Nguyễn Thị Kiều Trang3, Vũ Thị Quỳnh Anh4 1, 2, 3, 4 Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn, Đà Nẵng, Việt Nam {vhtrong, vttthao, ntktrang, vtqanh}@vku.udn.vn Tóm tắt. Với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin và truyền thông, Internet vạn vật (Internet of Things) đã và đang trở thành xu hướng nổi trội trên toàn thế giới. Internet vạn vật có thể thay đổi hoàn toàn cách sống của con người trong tương lai nhờ vào những ứng dụng của nó. Nhà thông minh là ứng dụng gần đây của Internet vạn vật với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người. Bên cạnh những tiềm năng hấp dẫn, việc áp dụng nhà thông minh nói chung cũng như các thiệt bị nhà thông minh nói riêng vẫn chưa được tiếp cận rộng rãi đến thị trường đại chúng. Bài báo này đề xuất mô hình nghiên cứu nhằm điều tra ý định sử dụng thiết bị nhà thông minh của người tiêu dùng đang sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng dựa trên mô hình chấp nhận công nghệ (TAM). Nghiên cứu dựa trên 287 mẫu thu thập từ người dân Đà Nẵng từ tháng 11/2019, dựa trên phân tích định lượng bằng mềm SPSS và AMOS. Từ khóa: Nhà thông minh, Ý định sử dụng, TAM. Abstract. The outstanding development of information and communication technology, the Internet of Things has become an outstanding trend all over the world. Internet of Things can change the way people live in the future. Smart home is one of the aspect of the Internet of Things with the aim of improving the people life. Besides the potentials, Applying Smart home and smart home devices has not yet been accessed to the mass market. This research proposes a model to investigate the intention to use Smart home devices of consumers in Da Nang city based on TAM model. The study is based on 287 Participants data which were collected from Danang residents since November 2019, this study used SPSS and AMOS to analyse data. Research results show that perceive usefulness and perceive ease of use have a positive impact on the intention to use smart home devices. this result is completely consistent with the recommendations in the TAM model. In addition, personal creativity is also an important factor which was effected to intention to use while Percieve of Risk has no impact on the intention to use smart home devices in Da Nang. Key words: Smart Home, Intention to Use, TAM. 1 Giới thiệu Ngày nay, các cụm từ "nhà thông minh" và "Internet vạn vật" thường xuyên được nhắc đến như là một xu hướng tiên tiến, hướng con người đến với cuộc sống tiện nghi và thoải mái do công nghệ mang lại. Đó không còn là những thứ trong tương lai xa mà đã hiện diện ở khắp nơi trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam cũng đang có một thị trường cực kỳ sôi động. Lịch sử của các thiết bị được kết nối và điều khiển qua Internet được bắt đầu kể từ khi nhà nghiên cứu John Romkey tạo ra một máy nướng bánh mì có thể được bật và tắt trên Internet cho hội nghị INTEROP tháng 10/1989 cho đến năm 2000, LG công bố chiếc tủ lạnh Internet đầu tiên của hãng. Từ những thiết bị kết nối rời rạc, hiện giờ các giải pháp cho ngôi nhà thông minh đã ngày càng trở nên ưu việt và được triển khai rộng rãi cho hầu như mọi toà nhà hiện đại [1]. Nhà thông minh (Smart home) là ngôi nhà được tích hợp những công nghệ tân tiến về kỹ thuật điện – điện tử – tin học để quản lý và điều khiển các thiết bị điện theo mong muốn của chủ nhà mọi lúc, mọi nơi theo những chương trình được cài đặt theo ngữ cảnh, lịch trình, cảm biến tự động. Hệ thống điện tử này giao tiếp với người dùng thông qua bảng điện tử đặt trong nhà, ứng dụng trên điện thoại di động, máy tính bảng hoặc một giao diện web. Trong căn nhà thông minh, đồ dùng trong nhà từ phòng ngủ, phòng khách đến nhà vệ sinh đều 300 Văn Hùng Trọng, Võ Thị Thanh Thảo, Nguyễn Thị Kiều Trang, Vũ Thị Quỳnh Anh gắn các bộ điều khiển điện tử có thể kết nối với Internet và điện thoại di động, cho phép chủ nhân điều khiển vật dụng từ xa hoặc lập trình cho thiết bị ở nhà hoạt động theo lịch. Thêm vào đó, các đồ gia dụng có thể hiểu được ngôn ngữ của nhau và có khả năng tương tác với nhau. Thị trường nhà thông minh Việt Nam theo thống kê của Statista cho đến tháng 4/2018 đã đạt doanh thu khoảng 45 triệu USD. Các chuyên gia dự đoán con số này có thể đạt mức 319 triệu USD từ nay đến 2022 với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 67% [1]. Đặc biệt, Statista đánh giá thị trường nhà thông minh Việt Nam có tiềm năng rất lớn và quy mô lớn hơn cả Thái Lan [1]. Do đó, việc nghiên cứu thang đo lường ý định người tiêu dùng, xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thiết bị nhà thông minh của người tiêu dùng trong thời điểm hiện tại là hết sức cần thiết cả về mặt học thuật và thực tiễn. Tìm hiểu vấn đề này là quan trọng bởi kết quả nghiên cứu là một tài liệu tham chiếu giúp các doanh nghiệp, các chuyên gia am hiểu hành vi người tiêu dùng trong việc sử dụng thiết bị nhà thông minh, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. Đó là lý do nghiên cứu “Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thiết bị nhà thông minh tại Đà Nẵng” được thực hiện. 2 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 2.1 Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM (Technology Acceptance Model) Sự chấp nhận hoặc sử dụng công nghệ của cá nhân là một trong những chủ đề nhận được sự quan tâm lớn trong nghiên cứu hệ thống thông tin và mô hình chấp nhận công nghệ - TAM là mô hình thường được sử dụng để điều tra sự chấp nhận công nghệ. TAM khảo sát mối liên hệ và ảnh hưởng của các yếu tố nhận thức tính dễ sử dụng và nhận thức sự hữu ích đến ý định và hành vi trong việc chấp nhận công nghệ thông tin của người sử dụng. Nhận thức về tính dễ sử dụng liên quan đến mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ dễ dàng trong khi nhận thức về tính hữu ích được định nghĩa là cấp độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ nâng cao kết quả thực hiện công việc của họ [2]. Theo Davis, nhận thức về tính dễ sử dụng ảnh hưởng đến ý định sử dụng cả trực tiếp và gián tiếp thông qua nhận thức về tính hữu ích trong khi nhận thức về tính hữu ích có tác động trực tiếp đến ý định của người sử dụng [2]. Do đó, nghiên cứu này đề xuất giả thuyết sau: H1: Nhận thức về tính dễ sử dụng sẽ có tác động tích cực đến nhận thức về tính hữu ích của thiết bị nhà thông minh. H2: Nhận thức về tính dễ sử dụng sẽ có tác động tích cực đến ý định sử dụng thiết bị nhà thông minh. H3: Nhận thức về tính hữu ích sẽ có tác động tích cực đến ý định sử dụng thiết bị nhà thông minh. 2.2 Nhận thức về khả năng chi trả Theo nghiên cứu của Yusif và ctg, sự thành công của bất kỳ công nghệ mới nào đều được gắn liền với chi phí của công nghệ hoặc dịch vụ cụ thể đó và chi phí cao có thể là một trở ngại đối với việc chấp nhận một dịch vụ [3]. Trong nghiên cứu này, khả năng chi trả được định nghĩa là “mức giá mà người dùng coi là sự hy sinh bằng tiền thích hợp để đổi lại các dịch vụ mà họ nhận được từ việc sử dụng nhà thông minh”. Nếu người dùng cảm thấy mức giá đó không phù hợp với mình thì người dùng sẽ từ chối việc sử dụng các sản phẩm/ dịch vụ đó [4]. Do đó, chúng tôi đặt ra giả thuyết sau: H4. Nhận thức về khả năng chi trả sẽ có tác động tích cực đến nhận thức về tính hữu ích của thiết bị nhà thông minh. 2.3 Nhận thức về tính tương thích Nhà thông minh thường bao gồm các thiết bị được cung cấp từ các nhà sản xuất khác nhau. Vì vậy việc kích hoạt các thiết bị khác nhau và kết hợp chúng sao cho hoạt động song song với hệ sinh thái của ngôi nhà là một thách thức lớn [5]. Chính vì vậy, nhận thức về tính tương thích của công nghệ có thể ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống của người dùng [5; 6]. Nhận thức về tính tương thích đề cập đến mức độ đồng nhất của một sự đổi mới với các hệ thống, giá trị, kinh nghiệm hiện có và nhu cầu của những người chấp nhận tiềm năng [7]. Nói cách khác, nhận thức về tính tương thích là nhận thức về khả năng phù hợp của công nghệ với lối sống của những người sử dụng tiềm năng. Do đó, nghiên cứu này đề xuất giả thuyết sau: 301 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2020 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” H5. Nhận thức về tính tương thích sẽ có tác động tích cực đến nhận thức về tính hữu ích của thiết bị nhà thông minh. H6. Nhận thức về tính tương thích sẽ có tác động tích cực đến nhận thức về tính dễ sử dụng của thiết bị nhà thông minh. 2.4 Nhận thức về tính kết nối Nhận thức về tính kết nối rất phù hợp với chủ đề ngôi nhà thông minh vì nó làm tăng sự tiện lợi của người dùng bằng cách sử dụng các loại cảm biến, thiết bị hiển thị, điện thoại di động và điều khiển từ xa khác nhau cho phép truy cập vào các dịch vụ khác nhau ở khắp mọi nơi [5]. Do đó, người dùng có thể cảm thấy tiện lợi khi có thể kiểm soát được các thiết bị trong gia đình mình. Điều này có nghĩa là nhận thức về tính kết nối giữa người dùng và các thiết bị trong gia đình của họ là một trong những lợi thế chính trong việc sử dụng các công nghệ nhà thông minh. Sự ảnh hưởng giữa nhận thức về tính kết nối và nhận thức về tính hữu ích, tính dễ sử dụng của nhà thông minh đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu [5; 8]. Do đó, giả thuyết sau đây được đặt ra: H7. Nhận thức về tính kết nối sẽ có tác động tích cực đến nhận thức về tính hữu ích của thiết bị nhà thông minh. H8. Nhận thức về tính kết nối sẽ có tác động tích cực đến nhận thức về tính dễ sử dụng của thiết bị nhà thông minh. 2.5 Tính đổi mới cá nhân Tính đổi mới cá nhân liên quan đến mức độ chấp nhận các khái niệm hoặc sản phẩm sáng tạo bằng cách đo lường xu hướng áp dụng một công nghệ mới. Nghiên cứu của Lu và ctg lập luận rằng những cá nhân có tính đổi mới cá nhân cao sẽ có niềm tin tích cực về một công nghệ mục tiêu nào đó [9]. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự đổi mới cá nhân ảnh hưởng đến ý định hành vi của người dung [10; 11]. Do đó, trong bối cảnh của công nghệ nhà thông minh, chúng tôi kỳ vọng những người có mức độ đổi mới cá nhân cao sẽ có ý định áp dụng công nghệ này. Do đó, giả thuyết sau đây có thể được đặt ra: H9. Tính đổi mới cá nhân sẽ có tác động tích cực đến ý định sử dụng thiết bị nhà thông minh. 2.6 Nhận thức về rủi ro Trong bối cảnh các thiết bị nhà thông minh, nhận thức về rủi ro được định nghĩa là niềm tin của cá nhân về những hậu quả tiêu cực tiềm ẩn do sử dụng thiết bị nhà thông minh. Và nhận thức về rủi ro đã được chứng minh là có ảnh hưởng tiêu cực đến việc chấp nhận những công nghệ đổi mới như ngân hàng trực tuyến, dịch vụ thanh toán di động. Khi nhận thức về rủi ro của các thiết bị nhà thông minh càng lớn, người dùng sẽ có xu hướng không sử dụng các thiết bị này. Chính vì vậy, giả thuyết được đặt ra: H10: Nhận thức về rủi ro sẽ có tác động tiêu cực đến ý định sử dụng thiết bị nhà thông minh. Căn cứ vào các nghiên cứu trước đây về ý định hành vi của khách hàng và tình hình thực tế tại địa bàn nghiên cứu, nghiên cứu này đề xuất 7 yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thiết bị nhà thông minh tại Đà Nẵng. Trong đó, nghiên cứu kế thừa 2 yếu tố cơ bản của mô hình TAM là nhận thức về tính hữu ích và nhận thức về tính dễ sử dụng; đồng thời, nghiên cứu bổ sung 4 nhân tố mới như nhân thức về khả năng chi trả, nhận thức về khả năng tương thích, nhận thức về tính kết nối, nhận thức về rủi ro và tính đổi mới cá nhân để xem xét ảnh hưởng của các biến này đến biến phụ thuộc là ý định sử dụng thiết bị nhà thông minh. Mô hình nghiên cứu được minh họa trong Hình 1. 302 Văn Hùng Trọng, Võ Thị Thanh Thảo, Nguyễn Thị Kiều Trang, Vũ Thị Quỳnh Anh Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 3 Kết quả nghiên cứu Tất cả các cấu trúc trong nghiên cứu này đã được kiểm tra về độ tin cậy, tính hợp lệ về giá trị hội tụ, giá trị biệt thức và tương tác giữa các biến độc lập, biến trung gian và biến phụ thuộc thông qua SPSS 26 và AMOS 24. Cấu trúc thang đo được chia làm năm mức độ khác nhau từ (1) là hoàn toàn không đồng ý tới (7) là hoàn toàn đồng ý. Cuộc khảo sát được thức hiện trong 25 ngày bắt đầu từ tháng 11 năm 2019. Dữ liệu thu thập căn cứ trên 342 người tình nguyện tham gia trên địa bàn Đà Nẵng, với tổng số phiếu thu về được 316 phiếu. Sau khi tổng hợp dữ liệu, tác giả đã loại 29 phiếu trả lời không hợp lệ. Vì vậy, tổng số mẫu quan sát dựa trên số phiếu hợp lệ là 287 mẫu. Các nhân tố và hạng mục được ký hiệu trong quá trình phân tích dữ liệu: Nhận thức về Khả năng chi trả (KNCT), Nhận thức về tính tương thích (TTT), Nhận thức về tính kết nối (TKN), Nhận thức về tính Hữu ích (HI), Nhận thức về tính dễ sử dụng (DSD), Tính sáng tạo cá nhân (STC), Nhận thức về rủi ro (RR), Ý định sử dụng thiết bị nhà thông minh (YDSD). 3.1. Hệ số tin cậy Bảng 1. Hệ số tin cậy KNCT TTT HI DSD STC RR YDSD TKN Cronbach’s Alpha 0.833 0.798 0.790 0.789 0.776 0.933 0.916 0.932 Tất cả các chỉ số Cronbach’s Alpha đều thỏa mãn với điều kiện lớn hơn 0.6. 3.2. Nhân tố khám phá Bảng 2. Nhân tố khám phá 1 2 3 4 5 6 7 8 TKN2 .916 DSD5 .849 TKN3 .870 DSD4 .823 TKN5 .859 DSD3 .819 TKN4 .749 DSD2 .647 TKN1 .742 STC4 .879 RR2 .921 STC2 .865 RR1 .892 STC1 .806 303 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2020 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” RR4 .891 STC5 .533 RR3 .877 TTT5 .757 RR5 .858 TTT2 .756 YDSD3 .806 TTT1 .711 YDSD2 .781 TTT3 .517 YDSD1 .760 HI4 .693 YDSD5 .700 HI3 .674 YDSD4 .666 HI1 .623 KNCT3 .810 HI2 .608 KNCT5 .804 KNCT2 .762 KNCT4 .761 Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 7 iterations. Các biến quan sát TTT4, KNCT1, STC3, HI5 VÀ DSD1 bị xóa vì có giá trị < 0.5 và để thỏa mãn yêu cầu hội tụ EFA theo nhóm biến. 3.3. Chỉ số mô hình Bảng 3. Chỉ số mô hình Chỉ số mô hình phù hợp Cmin/df CFI GFI AGFI RMSEA TLI Giá trị khuyến nghị .8 >.7 >.7 .8 Giá trị đạt được 2.229 0.94 0.845 0.804 0.066 0.931 Tất cả các trị số mô hình đều thỏa mãn các giá trị khuyến nghị. Chỉ số mô hình phù hợp để tiếp tục thực hiện các phương pháp phân tích số liệu khác. 3.4. CR và AVE Bảng 4. Chỉ số CR và AVE TTT TKN KNCT HI STC YDSD RR DSD CR 0.887 0.887 0.908 0.924 0.913 0.919 0.933 0.865 AVE 0.666 0.727 0.768 0.802 0.727 0.744 0.738 0.686 Chỉ số CR của các hạng mục đều cao hơn 0.7, chỉ số AVE của các hạng mục đều cao hơn 0.5 và chỉ số CR luôn luôn cao hơn chỉ số AVE trên từng hạng mục. Vì vậy chỉ số CR và AVE thỏa mãn để tiếp tục chạy SEM kiểm định giả thuyết 3.5. Kiểm tra giả thuyết Bảng 5. Kiểm định giả thuyết Estimate S.E. C.R. P Hypothesis DSD <--- TTT .602 .084 7.778 *** Thỏa mãn DSD <--- TKN .042 .062 .574 .566 Bác bỏ HI <--- KNCT .149 .043 2.842 .004 Thỏa mãn HI <--- TTT .214 .068 2.813 .005 Thỏa mãn HI <--- TKN .191 .042 3.140 .002 Thỏa mãn HI <--- DSD .423 .051 6.825 *** Thỏa mãn YDSD <--- HI .350 .079 4.747 *** Thỏa mãn YDSD <--- DSD .266 .065 3.603 *** Thỏa mãn YDSD <--- STC .345 .041 6.895 *** Thỏa mãn 304 Văn Hùng Trọng, Võ Thị Thanh Thảo, Nguyễn Thị Kiều Trang, Vũ Thị Quỳnh Anh Estimate S.E. C.R. P Hypothesis YDSD <--- RR -.010 .032 -.212 .832 Bác bỏ 4 Kết luận và kiến nghị 4.1 Kết luận Căn cứ vào dữ liệu phân tích, đối với các biến độc lập, nghiên cứu chỉ ra rằng, nhận thức về tính tương thích có tác động mạnh nhất đến nhận thức dễ sử dụng (0.602), điều này chỉ ra rằng việc các thiết bị có dễ sử dụng không sẽ có tác động mạnh đến việc tương thích các loại thiết bị Nhà thống minh của người dân Đà Nẵng. Điều này đặc biệt đúng khi thị trường hiện nay đang có rất nhiều các thiết bị nhà thông minh khác nhau từ các công ty nội địa như BKAV, Lumi, Acis cho đến các hệ thống, thiết bị nhà thông minh từ nước ngoài của Xiaomi, Tuya, Google Home, mỗi hệ thống, thiết bị lại có sự cài đặt khác nhau. Vì vậy việc dễ sử dụng sẽ ảnh hưởng cực kỳ lớn đến sự tương thích của người sử dụng. Bên cạnh đó, đối với việc phổ cập về kết nối Internet tốc độ cao từ cáp quang cho đến mạng 4G, thì việc duy trì kết nối, điều khiển các thiết bị trong gia đình của người dân Đà Nẵng là việc khá dễ dàng, vì vậy khả năng duy trì kết nối không có tác động đến tính dễ sử dụng đối với người dân Đà Nẵng (P-value > 0.05), tuy nhiên việc duy trì kết nối lại có tác động mạnh đến với nhận thức về sự hữu ích đối với các thiết bị nhà thông minh của người dân Đà Nẵng (0.191). Nếu 1 hệ thống, thiết bị nhà thông minh cần thiết để điều khiển từ xa, nhưng lại không thể kết nối để ra lệnh, điều khiển thì sự nhận thức về sự hữu ích của hệ thống, thiết bị nhà thông minh đó sẽ không còn tồn tại, vì vậy, nhận thức về tính kết nối có tác động mạnh đối với sự hữu ích đối với người dân. Mặt khác, đối với nhận thức về sự hữu ích, yếu tố dễ sử dụng có tác động mạnh nhất (0.423), rõ ràng nếu một hệ thống không dễ dàng sử dụng thì người dân sẽ khó có thể cảm nhận được sự hữu ích của hệ thống, thiết bị nhà thông minh, đây cũng là đặc điểm mà nhà cung cấp dịch vụ có thể dựa vào để nâng cao ý định sử dụng các hệ thống, thiết bị nhà thông minh của người dân Đà Nẵng. Bên cạnh đó, một lần nữa, nhận thức về tính tương thích có tác động mạnh đến nhận thức về sự hữu ích của người dân Đà Nẵng (0.214), đây cũng là đặc điểm quan trọng để các nhà cung cấp hệ thống, thiết bị nhà thông minh cần quan tâm. Như đã đề cập ở trên, hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều hệ thống, thiết bị nhà thông minh khác nhau, song song với điều đó là giá cả của các hệ thống, thiết bị đó cũng chênh lệch khá lớn, chỉnh vì sự chênh lệch về giá cả đó nên người dân có nhiều quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn các hãng hệ thống, thiết bị nhà thông minh khác nhau, vì vậy nhận thức về khả năng chi trả cũng góp phần làm ảnh hưởng lớn đến lựa chọn từ đó làm ảnh hưởng đến nhận thức về sự hữu ích của các hệ thống, thiết bị nhà thông minh (0.149). Mặt khác, đối với biến độc lập, nhận thức về sự hữu ích có tác động mạnh mẽ nhất đến với Ý định sử dụng thiết bị nhà thông minh (0.350). Thực vậy, nếu người dân, không có nhận thức về sự hữu ích thì họ rất khó có thể đưa ra quyết định lựa chọn sử dụng các hệ thống, thiết bị nhà thông minh này. Bên cạnh đó, tính sáng tạo cá nhân cũng là một động lực để người dân lựa chọn sử dụng các hệ thống, thiết bị nhà thông minh. Đa phần những người lựa chọn sử dụng hệ thống, thiết bị nhà thông minh là những người trẻ, thích công nghệ, thích đổi mới và cso khả năng thay đổi để thích ứng với xã hội hiện đại, vì vậy, đối với người dân Đà Nẵng, thì tính sáng tạo cá nhân cũng có tác động mạnh đến ý định sử dụng hệ thống, thiết bị nhà thông minh (0.345). Hơn thế nữa, nhận thức về tính dễ sử dụng của hệ thống, thiết bị nhà thông minh cũng gây ảnh hưởng lớn đến ý định sử dụng hệ thống, thiết bị nhà thông minh (0.266). Thực vậy, nếu một hệ thống hiện đại, tiện nghi, nhưng khó sử dụng thì cũng khó để người dân chọn lựa các hệ thống và thiết bị nhà thông minh này. Tuy nhiên, đối với nhận thức về sự rủi ro, thì nghiên cứu này chỉ ra là không có tác động đến ý định sử dụng hệ thống, thiết bị nhà thông minh. Điều này có thể xuất phát từ nhận thức về tính an toàn và rủi ro của người dân Đà Nẵng đến với các hệ thống, thiết bị này, họ tin tưởng vào các hệ thống, thiết bị nhà thông minh. Vì vậy, yếu tố nhận thức về rủi ro không tác động đến ý định sử dụng hệ thống, thiết bị này. 4.2 Kiến nghị Căn cứ vào dữ liệu được phân tích, nghiên cứu có một số kiến nghị để nâng cao ý định sử dụng các hệ thống, thiết bị nhà thông minh của người dân Đà Nẵng như: (1) Tập trung vào tính tương thích của hệ 305 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2020 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” thống, thiết bị nhà thông minh, làm cho nó phù hợp với thói quen, văn hóa của người dân Việt Nam, vì đây là yếu tố có tác động tổng thể mạnh nhất đối với người dân Đà Nẵng. (2) Cải thiện tính dễ sử dụng, làm đơn giản hóa các thao tác điều khiển, ra lệnh cho các thiết bị nhà thông minh để cho các hệ thống, thiết bị nhà thông minh dễ dàng phù hợp với người dân. (3) Cung cấp thêm các tính năng, các thiết bị mới trong hệ sinh thái nhà thông minh, để đa dạng hóa các công việc mà một ngôi nhà thông minh có thể thực hiện để phục vụ người dân, từ đó làm thỏa mãn tính sáng tạo của hệ thống, thiết bị đối với người dùng và nâng cao sự hữu ích của hệ thống. Tài liệu tham khảo 1. VnReview, https://smarthome.com.vn/news/-/view_content/content/259734/nha-thong-minh--xu-huong-va-tieu- chuan-moi-trong-xay-dung-nha-hien-dai, 2018 2. Davis, F. D.: Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technology. MIS quarterly, 319-340 (1989). 3. Yusif, S., Soar, J., and Hafeez-Baig, A.: Older people, assistive technologies, and the barriers to adoption: A sys- tematic review. International journal of medical informatics 94, 112-116 (2016). 4. Ram, S., Sheth, J. N.: Consumer resistance to innovations: the marketing problem and its solutions. Journal of consumer marketing 6(2), 5–14 (1989). 5. Pal, D., Funilkul, S., Vanijja, V., Papasratorn, B.: Analyzing the elderly users’ adoption of smart-home services. IEEE Access 6, 51238-51252 (2018). 6. Ramos-de-Luna, I., Montoro-Ríos, F., & Liébana-Cabanillas, F.: Determinants of the intention to use NFC tech- nology as a payment system: an acceptance model approach. Information Systems and e-Business Management 14(2), 293-314 (2016). 7. Rogers, E. M.: Diffusion of innovations. Simon and Schuste (2010). 8. Park, E., Cho, Y., Han, J., & Kwon, S. J.: Comprehensive approaches to user acceptance of Internet of Things in a smart home environment. IEEE Internet of Things Journal 4(6), 2342-2350 (2017). 9. Lu, J., Yao, J. E., Yu, C. S.: Personal innovativeness, social influences and adoption of wireless Internet services via mobile technology. The Journal of Strategic Information Systems 14(3), 245-268 (2005). 10. Kim, K. J., Shin, D. H.: An acceptance model for smart watches. Internet Research 25(4), 527–541 (2015). 11. Thakur, R., Srivastava, M.: Adoption readiness, personal innovativeness, perceived risk and usage intention across customer groups for mobile payment services in India. Internet Research 24(3), 369–392 (2014). 306

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_ve_cac_yeu_to_anh_huong_den_y_dinh_su_dung_thiet.pdf