Nghiên cứu vấn đề khởi nghiệp của sinh viên trong thời đại 4.0

Trong bối cảnh quốc gia hội nhập mạnh mẽ với kinh tế thế giới, khởi nghiệp đang là chủ đề

được quan tâm nhiều ở Việt Nam, nhất là đối với các bạn sinh viên. Cụm từ “Startup” luôn

được nhắc đến trong hầu hết các buổi hội thảo, workshop tại các trường đại học hiện nay;

và nó đã thu hút rất nhiều sự hưởng ứng của sinh viên. Với sự phát triển của xã hội ngày

nay và sự quan tâm từ Chính phủ cũng như Trung ương Đoàn đã tạo ra không ít những cơ

hội cho sinh viên, tuy nhiên, nó cũng gây ra không ít những thách thức mà sinh viên cần phải

đối mặt và vượt qua. Để bắt tay vào một dự án khởi nghiệp, mỗi HSSV cần trang bị rất nhiều

kiến thức và kỹ năng. Để đưa được một dự án khởi nghiệp từ trên trang giấy ra đến thực tế

cần trải qua rất nhiều quy trình, mà nó lại đòi hỏi những kỹ năng khác nhau. Chúng ta gọi đó

là một hành trình khởi nghiệp. Bài nghiên cứu sẽ giúp sinh viên phân tích, đánh giá và đưa

ra những giải pháp đúng đắn trong hành trình này.

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu vấn đề khởi nghiệp của sinh viên trong thời đại 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2142 NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRONG THỜI ĐẠI 4.0 Diệp Song Thư Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Ngô Ngọc Cương TÓM TẮT Trong bối cảnh quốc gia hội nhập mạnh mẽ với kinh tế thế giới, khởi nghiệp đang là chủ đề được quan tâm nhiều ở Việt Nam, nhất là đối với các bạn sinh viên. Cụm từ “Startup” luôn được nhắc đến trong hầu hết các buổi hội thảo, workshop tại các trường đại học hiện nay; và nó đã thu hút rất nhiều sự hưởng ứng của sinh viên. Với sự phát triển của xã hội ngày nay và sự quan tâm từ Chính phủ cũng như Trung ương Đoàn đã tạo ra không ít những cơ hội cho sinh viên, tuy nhiên, nó cũng gây ra không ít những thách thức mà sinh viên cần phải đối mặt và vượt qua. Để bắt tay vào một dự án khởi nghiệp, mỗi HSSV cần trang bị rất nhiều kiến thức và kỹ năng. Để đưa được một dự án khởi nghiệp từ trên trang giấy ra đến thực tế cần trải qua rất nhiều quy trình, mà nó lại đòi hỏi những kỹ năng khác nhau. Chúng ta gọi đó là một hành trình khởi nghiệp. Bài nghiên cứu sẽ giúp sinh viên phân tích, đánh giá và đưa ra những giải pháp đúng đắn trong hành trình này. Từ khóa: cơ hội, kỹ năng, sinh viên, Startup, thách thức. 1 TỔNG QUAN VỀ KHỞI NGHIỆP 1.1 khởi nghiệp là gì? Khởi nghiệp là thuật ngữ chỉ về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung (Startup company), nó thường được dùng với nghĩa hẹp để chỉ các công ty công nghệ trong giai đoạn lập nghiệp. Khởi nghiệp là quá trình cá nhân khởi nghiệp vận dụng những ý tưởng mới, nhận diện những cơ hội mới và huy động các nguồn lực, từ đó nỗ lực tạo ra các công ty, công việc mới, sự tổ chức và sự đổi mới dần hình thành. Đó còn là quá trình mà liên quan đến sự chấp nhận rủi ro mà rủi ro xuất hiện khi đưa ra sản phẩm và dịch vụ mới cho nền kinh tế. Trong tiếng Anh, có một điểm chung được định nghĩa đó là “Startup là một danh từ chỉ một nhóm người, một tổ chức con người cùng nhau làm một điều không chắc chắn thành công”. 1.2 Khái niệm Công nghiệp 4.0 Khái niệm Cuộc cách mạng Công nghiệp (CMCN) lần thứ 4 được GS. Klaus Schwab, người Đức, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos đưa ra và đó cũng là chủ đề chính của diễn đàn kinh tế lớn nhất thế giới năm 2016. Thuật ngữ "Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư" đã được áp dụng cho sự phát triển công nghệ quan trọng một vài lần trong 75 năm qua, và là để thảo luận về học thuật. 2143 Công nghiệp 4.0 nhằm thông minh hóa quá trình sản xuất và quản lý trong ngành công nghiệp chế tạo. Sự ra đời của Công nghiệp 4.0 tại Đức đã thúc đẩy các nước tiên tiến khác như: Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ thúc đẩy phát triển các chương trình tương tự nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh của mình. Năm 2013, một từ khóa mới là "Công nghiệp 4.0" (Industrie 4.0) bắt đầu nổi lên xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. Theo Klaus Schwab, Cách mạng Công nghiệp 4.0 diễn ra trên 3 lĩnh vực gồm: Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. Yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI); Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data). Trong nghiên cứu này, Công nghệ 4.0 được đề cập ở lĩnh vực kỹ thuật được ứng dụng trong kinh doanh của sinh viên với nhiều loại hình khác nhau. 2 NHẬN ĐỊNH CỦA SINH VIÊN VỀ KHỞI NGHIỆP Lứa tuổi thanh niên từ 18 đến 36 thường mạo hiểm, ít sợ rủi ro, mong muốn làm giàu, nhạy bén với các cơ hội kinh doanh, có ý định khởi nghiệp và thực hiện khởi nghiệp ở mức cao. Tuy nhiên, nhận thức khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam có một số khác biệt nhất định. Tại nhiều quốc gia phát triển, khởi nghiệp dựa trên nền tảng của sự sáng tạo. Trong khi đó, nhận thức tại Việt Nam lại có phần nghiêng về tạo việc làm, tăng thu nhập và xem như là một lựa chọn nghề nghiệp. Mặc dù nhận thức về khởi nghiệp ở độ tuổi 18-36 là khá cao, nhưng ý định khởi nghiệp lại không tương xứng. Nhận thức khởi nghiệp của sinh viên có ảnh hưởng như thế nào đến ý định và cuối cùng đến hành vi khởi nghiệp thực sự của họ? 2144 Kết quả nghiên cứu kiểm chứng được vai trò quan trọng của nhận thức khả thi đến ý định khởi nghiệp (ý định mục tiêu và ý định hành động) của sinh viên Việt Nam. Khẳng định lại vai trò quan trọng của ý định mục tiêu và ý định hành động trong mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi khởi nghiệp, trong đó yếu tố trung gian ý định hành động được đưa vào mô hình có ý nghĩa thống kê (mối quan hệ mới chưa được kiểm định tại Việt Nam), góp phần phát triển lý thuyết sự kiện khởi nghiệp (EEM) của Krueger và cộng sự (2000). Yếu tố ý định hành động được xem là yếu tố có hiệu quả đối với việc thúc đẩy hành vi khởi nghiệp. Nó nhấn mạnh từ dạng tâm trí (ý định mục tiêu) chuyển sang ý định hành động nhằm cụ thể hóa các mục tiêu đã định hướng trước đó. Từ đó giúp nhà khởi nghiệp tiềm năng kiên trì với ý định khởi nghiệp. 3 THÁCH THỨC CỦA CÁCH MẠNG 4.0 ĐỐI VỚI KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang có những hiểu lầm về khởi nghiệp (startup) dẫn đến thực hiện các giải pháp chưa thật sự chính xác và thích hợp. Như vậy, một mô hình, một công việc kinh doanh, một dịch vụ được gọi là startup khi sản phẩm và dịch vụ đang trong quá trình chạy đua cho việc tăng trưởng không giới hạn một cách nhanh nhất có thể và không chắc chắn. Độ rủi ro của startup là hoàn toàn hiện hữu và cũng chỉ một số ít trong các cái gọi là startup có thể thành công. 50% tất cả các doanh nghiệp mới thất bại trong vòng 5 năm: Đây là một trong các số liệu thống kê được trích dẫn thường xuyên nhất, vì vậy, không có gì quá ngạc nhiên. Tuy nhiên, có một điều khá thú vị ở đây. Không giống như con người, xác suất qua đời tăng khi có tuổi, các doanh nghiệp sống sót qua 2 năm đầu tiên ít có khả năng thất bại trong mỗi năm tiếp theo. Vì vậy, trong khi 25% doanh nghiệp mới không tồn tại quá 1 năm, xác suất này chỉ còn 10% doanh nghiệp sau khi qua 5 năm và chỉ có 6% trong năm thứ 10. Một phần của điều này là do việc xây dựng một cơ sở khách hàng, cải tiến mô hình kinh doanh và tạo ra dự trữ tiền mặt. Nhưng đây là nơi điểm bạn cần phải thận trọng. Thay vì cố gắng vượt qua mốc phá sản trong những năm đầu, hãy xem xét việc xây dựng nền tảng của bạn để đối mặt với rủi ro lớn hơn ở những năm bùng phát. Bạn có nhiều khả năng thành công nếu từng thất bại hơn là chưa bao giờ thử: Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn nhất trong các dữ liệu thống kê. Mặc dù những người sáng lập của một doanh nghiệp từng thành công trước đó có 30% cơ hội thành công với lần tiếp theo của họ, những người sáng lập từng thất bại có xác suất thành công là 20% so với 18% của người thực hiện lần đầu. Bạn có thể đoán lý do tại sao. Mặc dù bạn có học được rất nhiều từ những thành công, thất bại cũng dạy những bài học quý giá về những gì không nên làm. Nếu bạn là một doanh nhân khởi nghiệp lần đầu bạn chưa có bài học nào và không nhận được lời khuyên của những nhà tư vấn. Lời khuyên là gì? Hãy có bên cạnh mình một đội ngũ, ít nhất là một nhà cố vấn, những người từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực của bạn. Hoặc làm việc, thử nghiệm với một vài dự án khởi nghiệp trước khi xây dựng dự án của chính bạn. 95% các doanh nhân ít nhất một bằng cử nhân: Chúng ta đã lý tưởng hóa vai trò của việc bỏ học đại học bằng cách lấy ra những doanh nhân thành công như Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg, Oprah. Nhưng những con số 2145 thống kê lại đưa ra kết luận khác. Mặc dù không chắc chắn giúp bạn thành công nhưng việc học đại học giúp bạn không chỉ phát triển kiến thức, kỷ luật mà còn là những kết nối giúp bạn về sau này. Tăng quy mô quá nhanh, quá sớm là một trong những lý do hầu hết công ty mới thất bại: Không ai bắt đầu tư duy kinh doanh mà muốn “việc tăng quy mô là điều này mất thời gian hơn tôi nghĩ rằng nó sẽ cần thiết”. Nhưng nó luôn luôn như vậy bởi vì, tầm nhìn trong tâm trí của bạn luôn luôn vượt xa thị trường vốn có. Hãy tạo cho mình đường băng và đặt kỳ vọng phải kiên nhẫn với giấc mơ của bạn. Hai nhà sáng lập, chứ không phải là một, làm tăng đáng kể tỷ lệ thành công của bạn. Bạn sẽ tăng nhanh hơn 30% vốn đầu tư, khách hàng nhanh gấp 3 lần đầu tư và sẽ ít có khả năng mở rộng quy mô quá nhanh. Thường trong một dự án khởi nghiệp có 2 nhà sáng lập sẽ giữ cân bằng tốt hơn là một người. Khả năng dựa vào nhau để chia sẻ gánh nặng, phân tích rủi ro, cộng tác một cách sáng tạo, thiết lập những vùng trách nhiệm cụ thể và động viên nhau là những điều rất quan trọng trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Có toàn bộ chiếc bánh của chính mình là điều hấp dẫn nhưng một chiếc bánh nhỏ không thể có giá trị bằng một nửa của chiếc bánh lớn hơn nhiều lần. Đây là một trường hợp 1 + 1 chắc chắn cho ra tổng lớn hơn 2. 4 CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP Cách mạng Công nghiệp 4.0 đặt ra bài toán về nguồn nhân lực, thị trường, khách hàng và các thách thức cho startup của Việt Nam. Tuy nhiên, 4.0 cũng mở ra cơ hội công bằng cho tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp startup nếu có sự chuẩn bị kỹ càng và sẵn sàng đón nhận các cơ hội. Trước những băn khoăn của nhiều SV về sự chuyển động nhanh, mạnh của Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ tác động đến động lực học tập, cơ hội việc làm và định hướng khởi nghiệp tương lai, bà Nguyễn Phi Vân - Chủ tịch Hội đồng cố vấn Saigon Innovation Hub và nhà sáng lập của Vietnam Angel Network chia sẻ: “Đừng hốt hoảng trước làn sóng Công nghệ 4.0 làm thay đổi mọi trật tự. Các bạn cần phải định vị được bản thân trong thế giới này cũng như đặt mọi ý tưởng khởi nghiệp vào sự chuyển động toàn cầu hóa bằng phương pháp “Learn to Learn” (học cách tự học) và “Life for Learning” (học cả đời) để kết nối với những người có chuyên môn cao. Đây là những hành trang thiết thực, hữu ích để SV chuẩn bị hiệu quả cho nghề nghiệp và sự nghiệp trong nền kinh tế hội nhập đầy sôi động”. Trước trào lưu khởi nghiệp đang bùng phát trong giới trẻ, giới trẻ bình tĩnh và cần hiểu đúng bản chất, định hướng khởi nghiệp. Phần lớn người khởi nghiệp thành công đều sau 35 tuổi. Thống kê cho thấy, cứ 10 người khởi nghiệp thì có 08 người thất bại. Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh - Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch Công ty Văn hóa Sài Gòn (Saigon Books) đã từng khởi nghiệp với 07 dự án thì có 04 cái “chết”, 03 cái “thoi thóp” và 01 cái “sống” được.  Vậy nên trừ những bạn gia đình có sẵn nền tảng để kế thừa, còn lại hãy bắt đầu từ công việc làm thuê, tích lũy vốn và kinh nghiệm rồi mới khởi nghiệp. Theo ông, đi làm thuê chính là để học hỏi kinh nghiệm, am hiểu thị trường, xây dựng mối quan hệ, quản trị nhân sự, tích lũy vốn. Những yếu tố căn bản đó chính là hành trang để khởi nghiệp. 2146 Để khởi nghiệp, tiền cũng như mức độ quan tâm và sự chung tay của các nhà đầu tư cho các ý tưởng mới là điều luôn được SV đề cập. Trả lời cho câu hỏi tìm vốn ở đâu" Với hơn 20 năm kinh nghiệm ở vai trò cố vấn và quản lý cấp cao tại các thị trường bán lẻ, tiền cũng cần nhưng không phải là quá quan trọng, bởi nếu ý tưởng tốt rất dễ huy động vốn. Phía nhà đầu tư sẽ quan sát người khởi nghiệp có toàn tâm, sống còn với dự án không để quyết định cấp vốn. “Khi bạn đã có ý tưởng thì suy nghĩ tiếp sản phẩm đó ra đời có người mua không? Đội ngũ có đủ năng lực để phát triển không? Nhà đầu tư chỉ là người lên xe và đi cùng chứ họ không theo bạn suốt chặng đường. Khi họ đã xuống thì xe có chết máy và họ chẳng quan tâm. Nhà đầu tư có thể đưa các startup đến gõ cửa nhiều khách hàng trong mối quan hệ của họ. Vấn đề quan trọng là, các mối quan hệ sẽ giúp startup đi xa chứ không hẳn là lượng tiền đầu tư. Bạn không nên đi trên mây khi nghĩ ra ý tưởng, mà hãy đi từng bước nhỏ rồi hãy tính đến làm chủ. Nên nhớ, nhà đầu tư thường quan tâm những bước đi nhỏ. Họ đầu tư vào con người và tiềm năng chứ không phải là ý tưởng và giải pháp mà các startup nghĩ ra tức thời. 5 KỸ NĂNG TRANG BỊ Về cơ hội việc làm sau khi ra trường, với kinh nghiệm từng phỏng vấn tuyển dụng hơn 2.000 ứng viên, ông Quỳnh chỉ ra 07 yếu tố để chinh phục nhà tuyển dụng, đó là: kiến thức (kiến thức chuyên ngành), ngoại ngữ, kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm và trải nghiệm, mối quan hệ gia đình - xã hội, sức khỏe. Theo đó, kiến thức sẽ bao gồm kiến thức chuyên ngành và ngoại ngữ. Theo vị doanh nhân này, những người giỏi ngoại ngữ thường có mức thu nhập cao hơn người khác từ 30% và ở nhiều vị trí. Việc không biết ngoại ngữ được xem như “mù chữ”, nhất là trong thời buổi phát triển mạnh của khoa học - công nghệ. Những yếu tố cần thiết để “startup” và tạo thành công cho một startup idea: Theo Forbes, có 07 yếu tố quyết định nếu bạn muốn startup và tạo một startup thành công: Một cảm nhận tốt vời thời điểm: Nó được hiểu theo 02 cách: 1. Chọn thời điểm tốt nhất để khởi chạy/mở dự án. Đây luôn là một hành động tương đối được xác định bởi rất nhiều yếu tố bao gồm: sự suy giảm và dòng chảy tăng trưởng của ngành, lĩnh vực bạn muốn tham gia, sự thành công hay chao đảo của đối thủ cạnh tranh, sự sẵn có của các quỹ khởi động và hoàn cảnh cá nhân của bạn (bạn muốn có con trong 01 tháng hay bạn muốn đứa trẻ bước đi sau 03 tháng chào đời? – hãy tự trả lời). 2. Hoàn thành kế hoạch kinh doanh vào thời điểm bắt buộc và đưa ra những quyết định mang tính quyết định để đưa doanh nghiệp của bạn lên khỏi mặt đất một cách nhanh chóng. Chúng ta không cần phải vội vã – hãy bằng mọi giá, hãy dành thời gian cần thiết để phát triển kế hoạch của bạn một cách cẩn thận – nhưng rất nhiều lần khởi nghiệp thất bại chỉ đơn giản bởi vì họ vướng vào sự phát triển ban đầu và thậm chí không bao giờ rơi xuống đất. Ngân sách minh bạch và hiệu quả: Một sai lầm phổ biến mà các chủ doanh nghiệp mới đưa ra là, nghĩ rằng miễn là họ có thể có được một khoản tiền lớn, họ có thể đổ tiền vào tài khoản doanh nghiệp và chắc chắn nó 2147 sẽ đủ để trang trải các chi phí của họ. Điều này là sai và ngu ngốc và thậm chí Forbes sẽ không nhận những từ ngữ đẹp hơn để nói điều đó. Thật là điên khi phải có ngân sách siêu chi tiết trước khi bạn chi tiêu một xu. Nếu bạn không phải là một chuyên gia về lập ngân sách, xin giúp đỡ của một ai đó. Mọi lĩnh vực kinh doanh cần được lưu ý cẩn thận và ngân sách phải được tôn trọng càng sát càng tốt. Sự Kỷ luật và tự giác: Theo mọi cách, điều hành doanh nghiệp của bạn – đặc biệt là trong giai đoạn khởi động startup – đòi hỏi kỷ luật trong tất cả các lĩnh vực. Lời khuyên của chúng tôi: quyết định trước thời điểm cho các mục tiêu cho mỗi ngày/tuần/tháng, thay vì chỉ quyết định giờ nào bạn sẽ làm việc. Tất cả chúng ta đều quan tâm đến cân bằng giữa công việc và cuộc sống, và không phải là những gợi ý cho phép bạn bắt đầu thực hiện cuộc sống của mình hoàn toàn, nhưng thực tế đơn giản là khởi nghiệp đòi hỏi phải chăm sóc nhiều hơn các công ty thành lập. Quyết định những gì cần phải được thực hiện bằng cách nào, và buộc mình phải tuân thủ các tiêu chuẩn của bạn. Kỹ năng xã hội siêu sắc nét: Nếu bạn và nhóm của bạn biết đến những người quan trọng ở đẳng cấp cao (“cao” về vị trí của họ trong ngành của bạn hoặc “cao” về số lượng trong đầu tư họ muốn cung cấp cho bạn), thì thật tuyệt. Bạn đi trước nhiều người. Nếu bạn không làm như vậy, bạn sẽ không ngừng nỗ lực để tận dụng cơ sở mạng lưới hiện tại của mình và tìm kiếm cơ hội kết nối với những người có quyền lực trong công việc của bạn. Dù bằng cách nào, có khả năng hình thành mối quan hệ mới và nuôi dưỡng và duy trì những cái hiện tại là điều quan trọng đối với sức sống kinh doanh của bạn. Linh hoạt: Nếu có bất cứ điều gì khuôn mẫu liên quan đến việc bắt đầu startup, điều đó sẽ rất ít khi được thực hiện đúng. Khi bạn đặt quá nhiều thời gian, nỗ lực và niềm tin vào một kế hoạch kinh doanh, được xây dựng dựa trên một mô hình kinh doanh, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc chấp nhận rằng có thể cần sửa đổi, hoặc tệ hơn, bị loại bỏ và xây dựng lại hoàn toàn. Thật không may, tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình khởi động – từ khái niệm đến thực sự trong kinh doanh – các yếu tố mới có thể phát sinh làm sáng tỏ các phần hoạt động, xây dựng thương hiệu bất kỳ phần nào trong công việc kinh doanh của bạn thực sự cần được tinh chỉnh và thay đổi để hoạt động tốt hơn. Đầu tư năng lượng và cảm xúc của bạn thành một kế hoạch kinh doanh là điều mà một nhà doanh nghiệp giỏi thực hiện – việc chọn gắn kết với một phương pháp cụ thể hoặc một quá trình hành động là không tuyệt đối. Bạn nên liên tục theo dõi các cách để điều chỉnh những gì bạn đang làm để thành công lớn hơn và hoàn toàn không sợ tạo ra những thay đổi đó. Tiền: Tất nhiên phải có tiền! Vài người không có trí tuệ sử dụng tiền, nhưng đã ném nó ở đây, cho bạn, bởi vì nó chắc chắn là một khởi đầu của việc chạy đua thành công. Số tiền tối thiểu bạn cần có thể khác nhau – có thể nó chỉ là 50 triệu đồng hoặc nhiều triệu đô la – và có rất nhiều cách khác nhau để có được nó. Cho dù đó là tiền từ tiền túi của bạn, đầu tư của thiên thần trên trời bay xuống, hay khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ, hãy tìm ra con đường để tài trợ nào phù 2148 hợp nhất cho công ty của bạn và theo đuổi nó. Rất nghiêm túc, bạn cần tiền, chắc chắn cần tiền khi startup. Làm theo – thông qua: Ngay cả những kế hoạch kinh doanh chu đáo nhất, dựa trên những ý tưởng mới mẻ nhất, có tầm nhìn xa trông rộng, không có gì sẽ làm cơ sở chắc chắn nếu người/người lãnh đạo không có sự kiên trì, kỹ năng và kiến thức để thực hiện toàn bộ nỗ lực để thành công. Vào cuối ngày, biết làm thế nào để một cái gì đó, được coi là quan trọng hơn là biết những gì cần phải được thực hiện. Có kinh nghiệm trong ngành lĩnh vực startup của bạn tồn tại, và có năng lượng để kiên trì bằng đôi tay và đôi vai không ngại khó, đó chính là điều không thể thay thế để tạo một startup thành công. 6 KẾT LUẬN Trong cuộc Cách mạng 4.0, Việt Nam có lợi thế cơ sở hạ tầng viễn thông, phát triển về công nghệ thông tin. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp nắm bắt công nghệ như thế nào, tận dụng được bao nhiêu để phát triển thị trường mới là điều quan trọng. Mỗi sinh viên cũng cần trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng, am hiểu thị trường, nâng cao tính kỷ luật và tinh thần làm việc. Việc học tập ở giảng đường đại học là một sự trang bị kiến thức nền tảng tốt đối với các bạn trẻ trên hành trình khởi nghiệp của mình. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, doanh nghiệp startup Việt Nam đang từng ngày tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. Việc phát triển và cạnh tranh giữa các start up trong thời gian tới tại Việt Nam sẽ tạo thêm lực đẩy, mang về những công nghệ mới và mở ra sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo Nhân dân điện tử. Website: https://nhandan.com.vn/baothoinay-xahoi- songtre/khoi-nghiep-thoi-dai-4-0-360347 17:03, ngày 12/4/2021 [2] VOV5 - Vĩnh Phong. Website: https://vovworld.vn/vi-VN/viet-nam-quoc-gia-khoi- nghiep/doanh-nghiep-start-up-va-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40-804478.vov [3] EMC – Enterprise Management Consulting Company Limited. Website: https://emc.vn/khai-niem-startup-khoi-nghiep-lap-nghiep-tu-doanh [4] 123doc – Nguyễn Tiến Đạt. Website: https://123doc.net/document/6581568-nghien- cuu-khoa-hoc-tinh-than-khoi-nghiep-cua-sinh-vien.htm [5] Ngô Thị Mỵ Châu. Website: https://www.slideshare.net/trongthuy3/luan-van-yeu-to- anh-huong-den-y-dinh-khoi-nghiep-cua-sinh-vien

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_van_de_khoi_nghiep_cua_sinh_vien_trong_thoi_dai_4.pdf
Tài liệu liên quan